QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Về việc ban hành Quy định lập dự toán và thanh quyếttoán chi tiêu đối với các đơn vị trong cơ quan Bộ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ vềnhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ vềnhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủquy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sáchNhà nước;
Theo đề nghị củaông Chánh Văn phòng;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định lập dự toán và thanh quyết toánchi tiêu đối với các đơn vị trong cơ quan Bộ.
Điều 2:Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3:Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính, Thủ trưởngcác đơn vị thuộc cơ quan Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY ĐỊNH LẬP DỰ TOÁN VÀ THANH QUYẾT TOÁN CHI TIÊU
ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRONG CƠ QUAN BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 15/2001/QĐ-BGD&ĐT
ngày 14 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo)
Điều 1. Phạm vi ápdụng và đối tượng áp dụng
Quyếtđịnh này quy định về việc lập dự toán và thanh quyết toán chi tiêu bằng nguồnkinh phí do ngân sách nhà nước cấp đối với các đơn vị trong cơ quan Bộ (gồm cácVụ, Thanh tra giáo dục và Văn phòng). Việc lập dự toán và thanh toán chi tiêuđối với các đề tài, đề án tuân theo các quy định khác.
Điều 2. Dự toán
Dựtoán bao gồm dự toán năm và dự toán quý.
1.Yêu cầu đối với việc lập dự toán
Việclập dự toán phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a. Đúng quy định, biểumẫu của mục lục ngân sách (theo mẫu số 1).
b. Đúng thời gian quyđịnh:
Đối với dự toán năm:trước ngày 15/8 năm trước.
Đối với dự toán quý:trước ngày 15 của tháng cuối quý trước.
c. Phải thuyết minh rõcơ sở tính toán.
d. Bảo đảm sát vớithực tế chi tiêu và nằm trong giới hạn các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngânsách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Trình tự lập dựtoán:
a. Các đơn vị lập dựtoán năm theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch được giao gửi Phòng Kế toán theothời hạn quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này.
b.Phòng Kế toán lập dự toán các khoản chi thường xuyên (lương, phụ cấp, xăng xe,thuốc chữa bệnh, điện, điện thoại...) và tổng hợp dự toán của tấtcả các đơn vị trong cơ quan Bộ, trình Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng xem xétdự toán và trình Bộ (Vụ Kế hoạch và Tài chính) phê duyệt.
c.Khi kế hoạch năm của đơn vị được phê duyệt, Văn phòng có trách nhiệm phân bổkinh phí theo 2 phần:
Phầnchi chung cho cơ quan (có tính cố định) như nội dung các khoản chi thường xuyênnêu tại điểm b khoản 2 của Điều này.
Phầncòn lại phân bổ để các đơn vị chủ động sử dụng trên cơ sở nhiệm vụ phải thựchiện trong năm của các đơn vị.
d.Sau khi có số liệu phân bổ chính thức, Văn phòng có trách nhiệm thông báo lạicho các đơn vị lập dự toán biết và chỉ đạo Phòng Kế toán chi theo nhu cầu củatừng đơn vị trong khuôn khổ kinh phí được phân bổ và dự toán được duyệt. Nhucầu nào không thực hiện được do kinh phí không đủ chi, các đơn vị trình lãnhđạo Bộ để có hướng giải quyết.
Điều 3. Tạm ứng.
1.Điều kiện để tạm ứng:
Cácnội dung chi phải có trong dự toán được duyệt. Đối với các khoản chi đột xuấtkhông có trong dự toán phải được Lãnh đạo Bộ phê duyệt hoặc uỷ quyền cho ChánhVăn phòng duyệt.
2. Đối tượng cấp tạmứng: Cán bộ, công chức thuộc các đơn vị trong cơ quan Bộ.
3. Mức tạm ứng: Vănphòng căn cứ vào khả năng kinh phí hiện có để giải quyết cấp tạm ứng 1 hoặc 2lần nhưng tổng số không vượt quá số dự toán.
4. Trình tự và thủ tụctạm ứng: Khi đã có đủ điều kiện tạm ứng, các cá nhân, đơn vị làm giấy đề nghịtạm ứng. Đối với tạm ứng tiền mặt theo mẫu số 2, tạm ứng séc theo mẫu số 3.Giấy đề nghị tạm ứng phải ghi đủ các mục theo mẫu.
5.Thời hạn thanh toán tạm ứng:
a.Sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc đối với các nội dung công việc sau: hội nghị,hội thảo, lớp tập huấn; mua sắm tài sản, thiết bị, văn phòng phẩm, dụng cụ vănphòng; vé máy bay, tàu xe, công tác phí.
b.Đối với các chương trình, đề tài: theo đúng tiến độ trong hợp đồng nghiên cứukhoa học và thời hạn đặt ra trong giấy đề nghị tạm ứng.
c.Đối với sửa chữa thiết bị, nhà cửa: sau khi có biên bản nghiệm thu.
Cáctrường hợp tạm ứng đều phải được thanh toán đúng thời hạn quy định trên đây.Phòng Kế toán sẽ từ chối giải quyết tạm ứng tiếp để chi các nội dung khác đốivới các đơn vị, cá nhân không thanh toán tạm ứng đúng hạn.
Mọikhoản tạm ứng trong năm đều phải thanh toán trước ngày 25/12. Trước thời hạn 01tháng, Văn phòng sẽ có thông báo và nhắc nhở các đơn vị về các khoản tạm ứngphải thanh toán.
Điều 4. Chứng từ thanh toán.
Chứngtừ thanh toán được quy định cụ thể đối với một số loại hình chi tiêu như sau:
1.Việc mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc (sau đây gọichung là hàng hoá): được quy định tại Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29-12-2000của Bộ Tài chính:
a.Hàng hoá có đơn giá hoặc tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên phải tổ chứcmua sắm theo các hình thức và quy định tại Thông tư 121/2000/TT-BTC;
b.Hàng hoá có giá trị dưới 100 triệu đồng: Bộ quyết định lựa chọn hình thức muasắm phù hợp, có hiệu quả, có thể áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp hoặc chỉđịnh.
2.Sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ:
a.Đối với sửa chữa lớn các công trình có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên:
Quyếtđịnh phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán nếu công trìnhđầu tư bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Bảndự toán, quyết toán hoặc tổng quyết toán công trình được duyệt nếu công trình đượcđầu tư bằng các nguồn vốn khác.
Hợpđồng kinh tế.
Biênbản của Hội đồng nghiệm thu công trình.
b.Đối với sửa chữa các công trình có giá trị dưới 10 triệu đồng:
Dựtoán và quyết toán công trình sửa chữa được duyệt.
Cácchứng từ, hoá đơn hợp pháp khác.
3.Hội nghị:
Quyếtđịnh của cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị hoặc giấy mời họp do ChánhVăn phòng ký.
Dựtoán được lãnh đạo Bộ duyệt hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo uỷ quyền củalãnh đạo Bộ.
Hợpđồng thuê khách sạn, báo giá ăn, ở...(nếu có)
Danhsách có chữ ký nhận tiền của đại biểu tham dự.
Hoáđơn, phiếu thu séc (nếu có) và các chứng từ chi khác.
Bảngtổng hợp thanh toán chi (theo mẫu số 4)
4.Đoàn vào:
Quyếtđịnh đón đoàn vào của lãnh đạo Bộ.
Dựtoán được lãnh đạo Bộ duyệt hoặc tổ chức phê duyệt theo uỷ quyền của lãnh đạoBộ.
Báogiá ăn ở của khách sạn, phương tiện đi lại (nếu có).
Hợpđồng kinh tế nếu phải thuê xe hoặc ăn ở của khách có giá trị trên 10 triệu đồngvà thanh lý Hợp đồng.
Hoáđơn, vé, biên lai lệ phí.
Bảngtổng hợp thanh toán chi (theo mẫu số 4).
Phiếuthu séc của đơn vị thụ hưởng séc (nếu có).
5.Hợp đồng nghiên cứu khoa học, đề tài, đề án cấp Bộ
Việclập dự toán và thanh quyết toán chi tiêu đối với các hợp đồng nghiên cứu khoahọc, đề tài, đề án cấp Bộ được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 5. Hợp đồng và Thanh lý Hợp đồng
Khilàm Hợp đồng và Thanh lý Hợp đồng được lập theo mẫu số 5 và số 6 ban hành kèmtheo bản Quy định này và làm thành 4 bản: 1 bản lưu tại Kho bạc Nhà nước, 1 bảnlưu tại Phòng Kế toán, 1 bản kèm theo chứng từ chi hoặc chuyển tiền qua Ngânhàng, 1 bản lưu tại đơn vị hoặc đối tác (nếu có).
Tấtcả các nội dung phát sinh ngoài dự toán, nếu có giá trị từ 10 triệu đồng trởlên thì phải ký tiếp một bản hợp đồng khác hoặc phụ lục và thanh lý hợp đồngsau khi hoàn thành./.