QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy định phương pháp tính và hạch toánthu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước
và các tổ chức tín dụng
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứLuật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật cácTổ chức tín dụng số 02/3/1997/QHI0 ngày 12/ 12/1997;
Căn cứnghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyềnhạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phương pháp tính và hạch toán thu,trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2001.
Điều 3.Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộcNgân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.
QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HẠCH TOÁN THU, TRẢ LÃICỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày17/5/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Phạm vi điều chỉnh.
Quyđịnh này quy định về phương pháp tính và hạch toán các khoản thu, trả lãi phátsinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng hoạt độngtại Việt Nam.
Điều 2.Giải thích từ ngữ.
TrongQuy định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lãi: Làkhoản tiền mà bên vay, huy động vốn hoặc bên thuê trả cho bên cho vay, đầu tưchứng khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy độnghoặc tài sản cho thuê. Lãi được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụngvốn và lãi suất.
2. Hạch toán dự thu: Là việc thực hiện tính và hạch toán vào tài khoản thunhập theo định ký những khoản lãi sẽ thu được tại một thời điểm nhất định trongtương lai (lãi phải thu), không phụ thuộc việc tại thời điểm tính và hạch toán,lãi vẫn chưa được thu.
3.Hạch toán dự chi: Là việc thực hiện tính và hạch toán dần vào tài khoảnchi phí theo định kỳ những khoản lãi sẽ phải trả tại một thời điểm nhất địnhtrong tương lai, không phụ thuộc việc tại thời điểm tính và hạch toán, lãi vẫnchưa được chi trả.
4. Hạch toán thực thu - thực chi: Là việc hạch toán vào tài khoản thunhập hoặc chi phí theo số tiền thực tế đã thu vào hoặc đã chi ra.
5. Hạch toán phân bổ: Là việc thực hiện tính và chuyển dần (phân bổ) vàotài khoản thu nhập hoặc chi phí theo từng định kỳ đối với những khoản lãi đãthu trước hoặc đã chi trả trước.
Điều 3.Nguyên tắc chung về việc tính thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nước và tổ chứctín dụng đối với khách hàng.
1. Việc tính thu, trả lãi phụ thuộc vào hình thức huy động vốn, hình thức cho vayhay đầu tư do Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng quy định hoặc thỏa thuậnvới khách hàng (nếu có). Có 3cách tính thu, trả lãi:
a)Tính thu, trả lãi theo định kỳ;
b)Tính thu, trả lãi trước;
c)Tính thu, trả lãi sau.
2. Trong một số trường hợp đặc biệt, việc tính thu, trả lãiđược thực hiện như sau:
a)Nếu khoản tiền vay đã có quyết định khoanh nợ của cấp có thẩm quyền thì khôngtính và thu lãi cho vay trong thời gian được khoanh (kể từ ngày được khoanh đếnhết thời hạn khoanh hoặc đến khi khoản tiền vay được xử lý).
b)Nếu khách hàng vay là doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, chia, tách, sáp nhập,hợp nhất hay được giao, bán, khoán kinh doanh theo quyết định của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền thì việc tính thu, trả lãi được thực hiện theo các quy định phápluật hiện hành có liên quan.
c)Nếu khách hàng vay là cá nhân chết hay bị tòa án tuyên bố là mất tích, đã chếtmà không có người thừa kế trả nợ thay thì ngừng tính lãi cho vay kể từ ngàychính quyền địa phương nơi khách hàng cư trú xác nhận khách hàng vay chết hoặckể từ ngày quyết định của tòa án tuyên bố khách hàng vay mất tích, đã chết cóhiệu lực pháp luật.
d)Trong trường hợp khách hàng vay còn số dư nợ quá hạn thì Ngân hàng Nhà nước vàcác tổ chức tín dụng sẽ thu gốc trước và tận thu lãi khi khách hàng có tiền.
Điều 4.Ngân hàng Nhà nước thực hiện phương pháp hạch toán thực thu - thực chi đối vớicác khoản thu, trả lãi phát sinh trong hoạt động của mình.
Điều 5.Tổ chức tín dụng phải xác định vàchịu trách nhiệm về việc áp dụng phương pháp tính và hạch toán các khoản thu,trả lãi, phương pháp dự thu; dự chi; thực thu - thực chi; và phân bổ phát sinhtrong hoạt động của tổ chức mình phù hợp với quy định hiện hành của chế độ tàichính và của các cơ chế về huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt động nghiệpvụ khác có liên quan.
Điều 6.Định kỳ tính và hạch toán thu, trả lãi áp dụng đối với tổ chức tín dụng. Tổchức tín dụng quy định định kỳ tính và hạch toán thu, trả lãi phù hợp với đặcthù hoạt động và yêu cầu quản lý của tổ chức mình nhưng phải đảm bảo toàn bộcác khoản lãi dự thu, dự chi, thực thu - thực chi và phân bổ được tính, hạchtoán đầy đủ, chính xác vào tài khoản thu nhập hoặc chi phí trong tháng cuốiquý, cuối năm tài chính.
Điều 7.Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng phải lập đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợppháp; tính và hạch toán kịp thời, chính xác các khoản thu, trả lãi và có tráchnhiệm báo nợ, báo có cho khách hàng theo đúng quy định hiện hành.
Điều 8. Đối với các khoản thu, trả lãibằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng thực hiện thu, trảlãi theo loại ngoại tệ đã huy động, cho vay hoặc đầu tư. Trường hợp thu, trảlãi bằng ngoại tệ khác hay bằng Đồng Việt Nam thì thực hiện theo thỏa thuậngiữa Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng với khách hàng, phù hợp với quyđịnh của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối.
Điều 9.Các yếu tố để tính lãi tiền gửi, tiền vay.
Lãitiền gửi, tiền vay được tính theo các yếu tố sau:
1. Lãi suất: Căn cứ vào mức lãi suất cụ thể của từng đợt huy động vốn hay loạicho vay được ghi trong sổ tiền gửi hoặc hợp đồng tín dụng;
2. Sốtiền: Số tiền làm căn cứ để tính lãi làsố tiền thực tế đã huy động của khách hàng hoặc số tiền thực tế đã cho kháchhàng vay:
a)Trường hợp tính lãi theo phương pháp tích số: Số tiền để tính lãi là số ngày thực tế dư Có của tài khoản tiền gửi hoặc sốngày thực tế dư Nợcủa tài khoản chovay của từng ngày trong tháng.
Nhữngngày nghỉ (ngày lễ, ngày nghỉ hàng tuần) thì lấy số dư cuối của ngày làm việctrước ngày đó.
b)Trường hợp tính lãi theo món: Căn cứ vào số tiền (gốc) gửi vào hoặc trả nợ.
3. Thời gian: Thời gian để tính lãi tiền gửi, tiền vay có thể là ngày, tháng,quý hoặc năm và có loại tính theo giờ.
Thờigian chuẩn tính lãi theo năm, tháng, ngày, giờ quy ước như sau:
Mộtnăm có 360 ngày;
Mộtnăm có 12 tháng;
Mộttháng có 30 ngày (không phân biệt tháng có 28, 29, 30 hay 31 ngày);
Mộtngày là 24 giờ.
a)Nếu ngày thu lãi, trả lãi trùng vào ngày lễ hay ngày nghỉ hàng tuần thì chuyểnsang ngày làm việc tiếp theo.
b)Đối với những khoản tiền gửi hoặc tiền vay có thời hạn từ một ngày trở lên thìthời gian tính lãi được tính từ ngày gửi tiền hoặc ngày vay mà không tính ngàyrút tiền hoặc ngày trả nợ.
Chương II
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 10.Phương pháp tính lãi.
Có hai phương pháp tính lãi:
Tínhtheo tích số.
Tínhtheo món.
1. Tính theo tích số: Phương pháp này áp dụng đối với các khoản vay ngắnhạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn. Việc tính lãi được thực hiệnvào những ngày cuối tháng (ngày cụ thể do từng ngân hàng quy định riêng) và lấytổng tích số cả tháng nhân (x) lãi suất tháng, chia (:) cho 30 ngày, theo côngthức:
Số tiền lãi = | Tổng số tính lãi trong tháng x Lãi suất (tháng) 30 ngày |
Trong đó:
Tổng tích số tính lãi trong tháng | = S | Số dư Nợ hay dư Có | x | Số ngày dư nợ Có thực tế trong tháng |
2. Tính theo món: Phương pháp này áp dụng đối với hình thức tiền gửi cókỳ hạn hoặc các khoản vay ngắn, trung, dài hạn theo món đã thỏa thuận khi chovay. Khi tính lãi theo món phải căn cứ vào số tiền gửi vào hay số tiền trả nợ,thời gian gửi tiền hoặc sử dụng tiền vay và mức lãi suất cụ thể áp dụng chothời gian gửi tiền hoặc vay tiền. Công thức tính như sau:
Sốtiền lãi =Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi hay vay tiền do Ngân hàng Nhà nướcvà các tổ chức tín dụng xác định hoặc thỏa thuận với khách hàng theo quy địnhhiện hành, gồm có:
Lãi suất năm;
Lãi suất tháng;
Lãi suất ngày;
Lãi suất giờ.
Điều 11.Các yếu tố để tính lãi nợ quá hạn:
1.Thời điểm chuyển sang nợ quá hạn: Tính từ ngày tiếp theo ngày sau ngày đến kỳhạn trả nợ (nếu không được gia hạn nợ hoặc không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ)ghi trên Hợp đồng tín dụng.
2.Lãi suất nợ quá hạn: Tính theo quy định hiện hành.
3.Số tiền nợ quá hạn: Là số dư trêntài khoản Nợ quá hạn.
Điều 12.Kiểm soát tính thu, trả lãi:
1.Người kiểm soát (Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng kế toán hoặc người được ủyquyền) phải đối chiếu và kiểm tra các yếu tố tính lãi:
Mứclãi suất;
Số tiền để tính lãi;
Thờigian tính lãi;
Phươngpháp tính toán được áp dụng;
Tínhchuẩn xác, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ thu, trả lãi được lập ra.
2.Trên chứng từ thu lãi, trả lãi gửi cho khách hàng phải có đầy đủ chữ ký của Kếtoán trưởng hoặc Trưởng phòng kế toán và Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người đượcủy quyền.
Điều 13.Hạch toán thu lãi:
1.Hạch toán thu lãi theo phương pháp thực thu - thực chi: Khi thu lãi, Ngân hàngNhà nước và các tổ chức tín dụng hạch toán:
NợTK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng,...).
CóKT thu lãi thích hợp (thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay,...).
2. Hạch toán thu lãi theo phương pháp phân bổ:
Khithu lãi trước, tổ chức tín dụng hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng,...) Có TK các khoản phải trả khác (TK chi tiết: Lãi tiền gửi thu trước chờ phân bổ; lãi tiền vay thu trước chờ phân bổ,...) | Toàn bộ số lãi đã thu trước |
Theotừng định kỳ, tổ chức tín dụng tính và phân bổ dần vào thu nhập, hạch toán:
NợTK các khoản phải trả khác (TK chi tiết nêu trên).
CóTK thu lãi thích hợp (thu lãi tiềngửi, thu lãi cho vay,...).
Nếucó quy định hoặc thỏa thuận về việc tổ chức tín dụng trả lại cho khách hàngphần chênh lệch giữa số lãi đã thu trước và số lãi thực tế được hưởng (do kháchhàng trả tiền vay trước thời hạn v.v...), khi phát sinh trường hợp này, tổ chứctín dụng hạch toán:
Nợ TK các khoản phải trả khác (TK chi tiết nêu trên) Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng,...) | Số tiền lãi tổ chức tín dụng trả lại cho khách hàng |
3. Hạch toán thu lãi theo phương pháp dự thu:
Địnhkỳ, tổ chức tín dụng tính số lãi phải thu trong kỳ và hạch toán:
Nợ TK tiền lãi cộng dồn dự thu thích hợp (tiền lãi cộng dồn dự thu trên tiền gửi; tiền lãi cộng dồn dự thu trên tiền vay,...) Có TK thu lãi thích hợp | Số lãi phải thu trong kỳ |
Đếnhạn thu lãi, khi đã thu được tiền thì hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng,...) Có TK tiền lãi cộng dồn dự thu thích hợp | Số lãi đã thu được |
4.Đối với số lãi phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng được ghi giảm thu theo chếđộ quy định, xử lý hạch toán:
Nợ TK thu lãi thích hợp Có TK tiền lãi cộng dồn dự thu thích hợp | Số lãi chưa thu được |
Đồngthời hạch toán theo dõi ngoại bảng:
NhậpTK - Lãi chưa thu được - Số lãi chưa thu được.
Điều 14.Hạch toán trả lãi:
1.Hạch toán trả lãi theo phương pháp thực thu - thực chi: Khi trả lãi, Ngân hàngNhà nước và các tổ chức tín dụng hạch toán:
Nợ TK trả lãi thích hợp (trả lãitiền gửi, trả lãi tiền vay,...).
CóTK thích hợp (tiền mặt, tiền gửicủa khách hàng,...).
2.Hạch toán trả lãi theo phương pháp phân bổ:
Khichi trả lãi trước, tổ chức tín dụng hạch toán:
Nợ TK chi phí chờ phân bổ (TK chi tiết theo từng loại: Lãi tiền gửi trả trước, lãi tiền vay trả trước,...) Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng,...) | Toàn bộ số lãi đã trả trước |
Theo từng định kỳ, tổchức tín dụng tính và phân bổ dần số lãi đã chi trả trước vào chi phí và hạchtoán:
Nợ TK trả lãi thích hợp.
Có TK chi phí chờ phân bổ (TK chi tiếtnêu trên).
Nếu có quy định hoặcthỏa thuận về việc tổ chức tín dụng được thu lại phần chênh lệch giữa số lãi đãchi trả trước và số lãi thực tế phải chi trả (do khách hàng rút tiền gửi trướckỳ hạn v. v. ) khi phát sinh trường hợp này, tổ chức tín dụng hạch toán:
Nợ TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng,...) Có TK chi phí chờ phân bổ (TK chi tiết nói trên) | Số lãi khách hàng trả lại cho tổ chức tín dụng |
3.Hạch toán trả lãi theo phương pháp dự chi
Địnhkỳ, tổ chức tín dụng tính số lãi phải trả trong kỳ và hạch toán:
Nợ TK trả lãi thích hợp (trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay,...) Có TK tiền lãi cộng dồn dự trả thích hợp (tiền lãi cộng dồn dự trả trên tiền gửi, tiền lãi cộng dồn dự trả trên tiền vay,...) | Số lãi phải trả trong kỳ |
Đến hạn trả lãi, khiđã chi trả cho người hưởng lãi, hạch toán:
Nợ TK tiền lãi cộng dồn dự trả thích hợp Có TK thích hợp (tiền mặt, tiền gửi của khách hàng,...) | Số lãi đã chi trả cho khách hàng |
4.Trường hợp số lãi phải trả đã hạch toán chi phí nhưng không còn phải chi trảnữa hoặc được miễn lãi, giảm lãi theo quy định, tổ chức tín dụng xử lý hạchtoán:
Nợ TK tiền lãi cộng dồn dự trả thích hợp (tiền lãi cộng dồn dự trả trên tiền gửi, tiền lãi cộng dồn dự trả trên tiền vay,...) Có TK trả lãi thích hợp | Số lãi không phải trả |
CHƯƠNG III.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15.Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyếtđịnh./.