quyết định của UBND tỉnh Nghệ AnQUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Về chính sách huy động vốn
và cơ chế tổ chức thực hiện kiên cố hóa kênh thủy lợi
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ vào luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiên cố hóa hệ thống kênh thủy lợi số 12/NN-CS.CT ngày 08/7/1996. Đề án kiên cố kênh thủy lớn đến năm 2010 và kế hoạch kiên cố của kênh từ năm 1997 đến năm 2000 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được UBND tỉnh thông qua trong phiên họp tháng 3 năm 1997;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
: Nay ban hành kèm theo Quyết định này chính sách huy động vốn và cơ chế tổ chức thực hiện kiên cố hóa hệ thống kênh thủy lợi.
Điều 2: Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, hàng năm tổng hợp kế hoạch kiên cố hóa kênh, cân đối nguồn vốn trong: 45% thuế sử dụng đất nông nghiệp để lại, thủy lợi phí... để hỗ trợ cho các địa phương trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính vật giá, Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CƠ CHẾ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIÊN CỐ HÓA HỆ THỐNG KÊNH THỦY LỢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1654/QĐUB ngày 05/5/1997)
Kiên cố hóa các hệ thống kênh thủy lợi, nhằm từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp và thực hiện mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước mà Đại hội Đảng đã đặt ra.
Mục tiêu của tỉnh Nghệ An là từ nay đến năm 2001 hoàn thành kiên cố hóa các hệ thống kêng tưới đã đưa vào quản lý khai thác. Trong kế hoạch 5 năm từ năm 1996-2000 phấn đấu kiên cố các hệ thống kênh như sau:
- Ở các hệ thống thủy lợi lớn, do Công ty, Xí nghiệp thủy lợi quản lý, hoàn thành kiên cố kênh tưới có diện tích từ 50ha đến 500ha.
- Ở các hệ thống thủy lợi nhỏ, do xã, HTX quản lý hoàn thành kiên cố các kênh chính có diện tích tưới 15ha đến 250ha.
Điều 1: Những yêu cầu cần tuân thủ trong thực hiện kiên cố kênh:
1. Làm đúng quy hoạch, theo hệ thống, phải có khảo sát, thiết kế được duyệt, để tránh phải phá đi làm lại.
2. Phối hợp chặt chẽ giữa kiên cố kênh với giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
3. Làm theo thứ tự: kênh cấp trên trớc, kênh cấp dưới sau, làm gọn từng kênh để đảm bảo làm đâu mang lại hiệu quả đến đó.
4. Gắn việc thực hiện kiên cố kênh với tổ chức quản lý thủy nông ở cơ sở.
I. CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG.
Chính sách chủ yếu là tạo vốn với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", cần làm cho nhân dân vùng hưởng lợi thấy được đây là việc làm thiết thực, mang lại hiệu quả cho mình để tự nguyện đóng góp công, của.
Điều 2: Nguồn vốn kiên cố kênh gồm có:
- Nhân dân vùng hưởng lợi đóng góp (phần chủ yếu).
- Nhà nước hỗ trợ.
- Làm lợi từ việc kiên cố hóa kênh.
1. Kinh phí do nhân dân vùng hưởng lợi đóng góp:
Kinh phí do nhân dân vùng hưởng lợi đóng góp được tính theo đầu sào hưởng lợi, phải thông qua đại hội xã viên, hội đồng nhân dân các cấp. Mức đóng góp tùy thuộc vào khả năng của nhân dân từng nơi, nằm trong khoảng:
- Vùng đồng bằng từ 4-6kg thóc/sào/vụ.
- Vụ miền núi từ 2-4kg thóc/sào/vụ.
Hình thức đóng góp: Bằng tiền, bằng công lao động hoặc bằng vật tư tại chỗ (đá, gạch, cát).
Ở
những nơi theo dự án được vay vốn làm kênh nội đồng thì các xã, hợp tác xã vay vốn để làm, sau đó trả dần bằng cách thu theo đầu sào, theo mức 4-6kg thóc/sào/vụ.Ở
những nơi có điều kiện, vận động nhân dân vùng hưởng lợi đóng góp mức cao hơn nhưng tối đa không quá 8kg thóc/sào/vụ để rút ngắn thời gian thực hiện kiên cố hóa kênh mương.2. Vốn hỗ trợ của Nhà nước.
- Hàng năm trích tối đa 30% trong số tiền 45% thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp để lại cho địa phương để hỗ trợ. Riêng các huyện miền núi do 45% thuế sử dụng đất nông nghiệp ít, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ.
- Hàng năm trích từ thủy lợi phí thu được với tỷ lệ trích là: 5% đối với vùng tưới bằng bơm điện 10% đối với vùng tưới bằng hồ đập.
- Cân đối 30% - 50% kinh phí sửa chữa lớn kênh hàng năm theo kế hoạch, sử dụng vào kiên cố các kênh liên xã, liên hợp tác xã (kết hợp với sửa chữa lớn).
- Tận thu nợ thủy lợi phí khê đọng cho đưa vào kiên cố kênh.
- Phần hỗ trợ vốn của Nhà nước được tính từ ngày 01/7/1997.
3. Vốn trích từ làm lợi nhờ kiên cố hóa kênh năm trước đưa vào kiên cố kênh năm sau.
- Trích 30% phần thủy lợi phí của dịch vụ tưới tiêu của hợp tác xã.
- Trích từ làm lợi về kiên cố kênh như:
+ Tiết kiệm tiền điện so với kế hoạch.
- Tiết kiệm chi phí SCTX theo kế hoạch.
- Khi thực hiện kiên cố kênh nào, thì trích phần kinh phí sửa chữa thường xuyên theo kế hoạch kênh đó để hỗ trợ.
Điều 3: Mức hỗ trợ vốn của Nhà nước:
1. Phần hỗ trợ trực tiếp của tỉnh bằng hiện vật:
Chủ yếu là xi măng và một ít sắt thép. Mức hỗ trợ theo tỷ lệ phấn trăm so với tổng dự toán được duyệt.
2. Kênh thuộc hệ thống thủy lợi do xã, Hợp tác xã quản lý:
- Thuộc miền núi Nhà nước hỗ trợ 40%.
- Thuộc đồng bằng:
+ Kênh thuộc hệ thống bơm điện Nhà nước hỗ trợ 20%.
+ Kênh thuộc hệ thống hồ đập Nhà nước hỗ trợ 10%.
3. Kênh của hệ thống thủy lợi do Công ty, Xí nghiệp thủy lợi quản lý.
- Thuộc vùng miền núi.
+ Kênh nằm gọn trong 1 xã, hợp tác xã Nhà nước hỗ trợ 40%.
+ Kênh liên xã, liên hợp tác xã Nhà nước hỗ trợ 60%.
- Thuộc vùng đồng bằng.
+ Kênh nằm gọn trong 1 xã, hợp tác xã Nhà nước hỗ trợ 20%.
+ Kênh liên xã, liên hợp tác xã Nhà nước hỗ trợ 40%.
II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ ,TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Điều 4
: Cơ chế quản lý:
Hệ thống kênh thuộc địa phận xã nào thì xã ấy làm, kênh liên xã thì UBND huyện chỉ đạo các xã làm. Công trình thuộc địa phương nào thì sử dụng nhân công địa phương đó làm, hạn chế đến mức thấp nhất việc thuê thợ và nhân công của địa phương khác.
Điều 5: Tổ chức thực hiện:
1. Xây dựng đề án kiên cố kênh theo địa bàn huyện: UBND các huyện, thành, thị xây dựng đề án kiên cố kênh trên địa bàn từ năm 1997 đến năm 2000 trình UBND tỉnh phê duyệt.
Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định đề án trước khi trình UBND tỉnh ký.
2. Xây dựng kế hoạch kiên cố kênh hàng năm:
- Hàng năm UBND các huyện, thành, thị các Công ty, Xí nghiệp thủy lợi lập kế hoạch kiên cố kênh trên địa bàn huyện, trên từng hệ thống báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục QLN-CTTL), Sở Kế hoạch và Đầu tư để 2 Sở trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch và mức hỗ trợ cho từng kênh.
- Công trình do Công ty, Xí nghiệp thủy lợi quản lý, Công ty, Xí nghiệp lập kế hoạch báo cáo huyện.
- Công trình do xã, hợp tác xã quản lý, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện lập kế hoạch báo cáo huyện và tổng hợp kế hoạch trên địa bàn.
Riêng hai hệ thống lớn Bắc, Nam các Xí nghiệp báo cáo Công ty, Công ty tổnghợp kế hoạch trên hệ thống để đưa vào kế hoạch của từng huyện.
3. Lập và duyệt hồ sơ kỹ thuật.
- Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các Công ty, Xí nghiệp thủy lợi, các Phòng Nông nghiệp và PTNT lập và trình duyệt hồ sơ kỹ thuật kiên cố kênh (khảo sát, thiết kế, dự toán). Lập kế hoạch mẫu của những hệ thống kênh cho phép; In sao bán cho các chủ đầu tư với giá hợp lý để giảm giá thành xây dựng.
- Công ty, Xí nghiệp thủy lợi lập và trình duyệt hồ sơ kỹ thuật các kênh trong hệ thống do mình quản lý, Phòng Nông nghiệp và PTNT lập và duyệt hồ sơ kỹ thuật các kênh thuộc hệ thống do xã, hợp tác xã quản lý.
4. Hướng dẫn và giám sát kỹ thuật.
- Kênh trong hệ thống do Công ty, Xí nghiệp quản lý, Công ty Xí nghiệp cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn và giám sát kỹ thuật.
- Kênh do xã, hợp tác xã quản lý phòng nông nghiệp và PTNT cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn và giám sát kỹ thuật.
Việc giám sát phải đảm bảo chặt chẽ, đúng quy hoạch, đúng thiết kế và đảm bảo chất lượng.
5. Nghiệm thu, bàn giao.
- UBND huyện, thành, thị thành lập Hộ đồng nghiệm thu, bàn giao đúng quy trình XDCB. Trong Hội đồng phải có thành viên Công ty Xí nghiệp thủy lợi và tổ chức quản lý thủy nông cơ sở.
- Khi công trình hoàn thành, đảm bảo kỹ thuật chất lượng Nhà nước mới cấp hỗ trợ vốn.
Điều 6: Việc kiên cố thủy lợi chủ yếu là do địa phương tự làm.
Để giảm giá thành xây dựng trong dự toán được giảm các khoản sau:
- Không tính thuế ( các bên thi công không phải nộp thuế).
- Không tính lãi định mức.
- Chi phí chung công nhân lấy bằng 50% mức quy định hiện hành.
- Thiết kế áp dụng thiết kế định hình (thiết kế mẫu).
Điều 7: Về chỉ đạo.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT giúp UBND tỉnh chỉ đạo từ khâu kỹ thuật, xây dựng đề án, tạo vốn thi công và tổ chức quản lý. Định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp kết quả kiên cố hóa kênh trên địa bàn toàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh.
2. UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện việc kiên cố hóa kênh trên địa bàn, phát động các xã, hợp tác xã nhân dân vùng hưởng lợi đóng góp công của để kiên có kênh.
Trong quá trình thực hiện, có gì vướng mắc các huyện, thành, thị, các ngành phản ánh về UBND tỉnh để xem xét sửa đổi bổ sung./.