Văn bản pháp luật: Quyết định 167/2001/QĐ-TTg

Nguyễn Công Tạn
Toàn quốc
Công báo số 45/2001;
Quyết định 167/2001/QĐ-TTg
Quyết định
11/11/2001
26/10/2001

Tóm tắt nội dung

Về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001- 2010.

Phó Thủ tướng
2.001
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

QUYếT ĐịNH của Thủ tướng Chính phủ 167/2001/QĐ-TTg 26/10/2001 về một sốbiện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôibò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001- 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992,

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phát triển nôngthôn,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều l: Phát triển chăn nuôi bò sữanhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước, từng bước thay thế sữa nhậpkhẩu, tạo việc làm, tăng thu thập cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấunông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Đến năm 2005 đạt 100nghìn bò sữa, đáp ứng trên 20% lượng sữa tiêu dùng trong nước; đến năm 2010 đápứng trên 40% lượng sữa tiêu dùng trong nước; sau những năm 2010 đạt 1,0 triệutấn sữa.

Điều 2. Phát triển chăn nuôi bò sữaphải gắn với các cơ sở chế biến sữa, với vùng chuyên canh tập trung nguyên liệucho công nghiệp chế biến, được tổ chức chặt chẽ, như: mía đường, dứa, cao su,cà phê, chè,... và phát triển đồng cỏ và ở nơi có điều kiện về đất đai, laođộng, khí hậu phù hợp, bảo đảm môi trường sinh thái và vệ sinh môi trường, cụthể là:

1. Các tỉnh phía Bắc: Hà Tây, BắcNinh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hóa, NghệAn, Sơn La và các huyện ngoại thành Hà Nội.

2. Các huyện Trung du thuộc cáctỉnh duyên hải miền Trung: Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, PhúYên,....

3. Các tỉnh phía Nam: bình Dương,Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ An Giang và các huyện ngoạithành thành phố Hồ Chí Minh.

4. Các tỉnh Tây Nguyên: LâmĐồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum.

Điều 3. Khuyến khích mọi tổ chức, cánhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước đầu tư chăn nuôi vàlai tạo giống bò sữa để cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi của nhân dân theo hướng:

1. Hình thành đàn bòcái nền lai trên cơ sở:

Tiếp tục chương trìnhcải tạo đàn bò vàng Việt Nam. Bộ Tài chính bố trí kế hoạch vốn ngân sách hàngnăm để thực hiện.

Mua gom, tuyển chọn bòcái tất đã được cải tạo trên phạm vi cả nước.

Hình thành một số vùngchăn nuôi tập trung bò cái nền với hình thức chăn nuôi hộ gia đình, hộ trangtrại, nhất là đối với hộ công nhân viên trong các nông trường trồng cao su, càphê, chè, mía đường, dứa,... và các lâm trường ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Phủ Quỳ (Nghệ An), ThanhHóa...

Người chăn nuôi đàn bòcái nền được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng, vacxin tiêm phòng.

Phấn đấu sau 2 - 3 nămvề cơ bản phải tạo được đàn cái nền tốt đủ cung cấp cho việc lai tạo đàn bò sữatheo kế hoạch hàng năm.

2. Trên cơ sở đàn bòcái nền tất tổ chức lai với bò đực ngoại hướng sữa như bò đực Holtein năng suấtvà chất lượng sữa cao để tạo ra bò sữa lai 50% và 75% máu bò ngoại HF cung cấp cho nhu cầu chăn nuôibò sữa của cả nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổng công ty,công ty xây dựng, thực hiện các dự án cải tạo đàn bò vàng, lai tạo và pháttriển bò sữa.

Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổng công ty, công ty xây dựng và tổchức thực hiện các dự án cải tạo đàn bò, lai tạo bò sữa, sản xuất của địa phươnghoặc đơn vị mình.

Điều 4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh nêutại Điều 2 Quyết định này cần rà soát lại quỹ đất đai hiện có, dành một phầnđất đai phù hợp để hướng dẫn nông dân phát triển trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bòsữa.

Đối với một số diệntích trồng cây hàng năm hoặc lâu năm (cà phê, cao su, chè,...) hiệu quả kinh tếthấp chuyển sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa

Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu, đào tạo trong ngành và phối hợpvới các đơn vị ngoài ngành tuyển chọn và nhân danh các giống cỏ có năng suấtcao như: Voi, Păng gô la, Ghi nê, Ru Zi, cỏ họ đậu để cung cấp giống cho dântrồng.

Hướng dẫn kỹ thuậtthâm canh, trồng xen cỏ hòa thảo với họ đậu đảm bảo năng suất và chất lượng cỏcao. Ban hành và hướng dẫn các quy trình chế biến, bảo quản, dự trữ thức ăn thôđể nuôi bò sữa ủ thức ăn, bảo quản cỏ khô.... sử dụng các nguồn phụ phẩmnông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản như (ngọn mía, rỉ đường mật, bã mía,bã bia và bã rượu) làm thức ăn cho bò sữa.

Điều 5. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựngcác cơ sở chế biến sữa gắn với vùng nguyên liệu. Các nhà máy chế biến phải cócông nghệ tiên tiến để làm ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu tiêudùng.

Các cơ sở chế biến sữaphải tổ chức mạng lưới mua gom sữa phù hợp với địa bàn tiêu thụ và thuận tiệncho việc bán sữa của người chăn nuôi; đồng thời phải ký hợp đồng tiêu thụ sữavới giá có lợi với người chăn nuôi bò sữa.

Các cơ sở chế biến sữaphải đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ sữa và tăng cường công tác tiếp thị đểtiêu thụ hết sản phẩm làm ra đạt hiệu quả cao.Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với Bộ nông nghiệpvà Phát triển nông thôn; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực. thuộc Trung ươngrà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở chế biến sữaphù hợp vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Bộ Thương mại hàng năm dự báo mứctiêu thụ sữa trong nước để điều phối chặt chẽ giữa sản xuất sữa trong nước và lượngsữa nhập ngoại đảm bảo đàn bò sữa phát triển và nhà máy chế biến mua 'hếtsữa cho nông dân.

Điều 6. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cáccơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo để nâng cao chất lượng nghiên cứu từgiống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thức ăn,... và chuyển giao tiến bộ kỹthuật cho người chăn nuôi.

Nhập khẩu một sề bòđực giống chất lượng cao (bao gồm cả tinh, phôi) để tạo những giống bò sữalai có năng suất cao cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi trong cả nước.

Thực hiện tất việckiểm tra năng suất cá thể, tiến đến kiểm tra năng suất đời sau chọn lọc nhữnglò đực giống F2 có 75% máu bò HF để cố định đàn bò lai.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường xây dựng tiêu chuẩn giống bò sữa, sữa nhập khẩuvào Việt Nam.

Điều 7. Chính sách đầu tư và tín dụng.

1. Về đầu tư Ngân sách(bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) đầu tư:

Thực hiện chương trìnhcải tạo đàn bò vàng Việt Nam;

Cấp miễn phí tinh bòsữa, ni tơ lỏng và chi phí vận chuyển tinh, ni tơ để phục vụ phôi giống chonhững bò cái nền tạo bò lai hướng sữa;

Cấp miễn phí các loạivacxin tiêm phòng bệnh nguy hiểm bảo đảm an toàn dịch;

Hỗ trợ 200.000đ/1con bê đực lai F1hướng sữa trong 3 năm đầu kể từ ngày từ ngày khai dự án;

Hỗ trợ lãi suất tiền vay vốn chocác tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hợp đồng sản xuất bò lai hướng sữa để muabò cái nền lai Zêbu; mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 2,0 triệu đồng/con,thời gian hỗ trợ lãi suất 3 năm kể từ ngày mua bò;

Huấn luyện, đào tạo vàchuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa.

2. Về tín dụng đầu tưtheo kế hoạch nhà nước:

Việc đầu tư xây dựngđiểm thu mua sữa, chế biến sữa được vay vốn tín dụng từ Quỹ Hỗ trợ phát triển theo Nghị địnhsố 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ và Quyết định số02/2001/QĐ-TTg ngày 02 tháng 1 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chínhsách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sán xuất, chếbiến hàng xuất khẩu và dự án sán xuất nông nghiệp.

Tăng vốn của Ngân hàngphục vụ người nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm đểcho hộ nghèo, hộ chăn nuôi bò sữa vay vốn phát triển chăn nuôi bò sữa.

3. Về tín dụng thươngmại:

Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại bảo đảm cho đủ vốn và tạo điều kiệnthuận lợi về thủ tục vay vốn để cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vay; phối hợpvới Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam mở rộng hình thức tín dụng quatổ tín chấp, tổ tương hỗ của nông dân để những hộ khó khăn có thể vay được vốnphát triển chăn nuôi.

Điều 8. Thực hiện ưu đãi đầu tư vềthuế đối với cơ sở mua gom, chế biến sữa và trồng cỏ theo Nghị định số51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về hướng đẫn Luật Khuyếnkhích đầu tư trong nước sửa đổi.

Miễn các loại phí kiểmdịch, vận chuyển sữa.

Lập Quỹ Bảo hiểm sảnxuất con nuôi bò sữa do người chăn nuôi, người chế biến và xuất nhập khẩu sữatham gia vào ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần vốn bàn đầu hiệp hội chăn nuôibò sữa quản lý, sử dụng quỹ theo quy chế và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 9. Việc phát triển chăn nuôi bòsữa theo hình thức hộ gia đình, hộ kinh tế trang trại là chính. Khuyếnkhích các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn trong và ngoài nướcđầu tư chăn nuôi bò sữa, dịch vụ vật tư, kỹ thuật, mua và chế biến sữa.Các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu thực hiện nhiệm vụ dịch vụ kỹ thuật, giống,vật tư, thú y, tiêu thụ và chế biến sữa.

Khuyến khích hìnhthành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã do hộ chăn nuôi tự nguyện tham gia để giúpnhau về dịch vụ giống, vật tư thú y, tiêu thụ sữa và bảo vệ quyền lợi cho họ.

Thành lập hiệp hộinuôi bò sữa gồm các người chăn nuôi bò sữa, chủ cơ sở chế biến và một số nhàkhoa học để giúp nhau áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi và tiêu thụ sữavà bảo vệ quyền lợi cho nhau.

Điều 10. Quyết định này có hiệu lực sau15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 11. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Tài chính, Thương mại,Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển, Chủ tịch Uỷ bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan cóliên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22787&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận