quyết định của UBND tỉnh Nghệ AnQUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Về việc ban hành bản quy định
quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 05/21996 của Chính phủ và Thông tư số 02/NNKL-TT ngày 01/3/1997 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quản lý giống cây trồng;
Xét đề nghị ông Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và ông Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Nghệ An,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về quản lý giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng các cấp, các ngành có liên quan và các tổ chức, cá nhân sản xuất, lưu thông và sử dụng giống cây trồng trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIỐNG CÂY TRỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 93/QĐ.UB ngày 10/4/1997)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Giống cây trồng là các nguyên liệu sinh sản của thực vật dùng trong sản xuất nông - lâm nghiệp bao gồm: hạt, củ, rễ, thân, lá, cây con, mắt ghép, chồi hoa, bao tử hoặc sợi nấm dùng để làm giống.
Điều 2: Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống cây trồng đều phải đăng ký chất lượng giống tại trung tâm khảo, kiểm nghiệm giống cây trồng tỉnh; phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 07 ngày 05/12/1996 của Chính phủ, Thông tư 02/NN-KNKL-TT ngày 01/3/1997 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và nội dung bản quy định này.
Điều 3: Tất cả các giống sản xuất trong tỉnh hoặc nhập nội để bán trao đổi trên thị trường đều phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu của Nhà nước (TCNN) hoặc tiêu chuẩn địa phương (NA).
Điều 4: Các loại giống cây trồng mới được chọn tạo trên địa phương toàn tỉnh hoặc nhập từ ngoại tỉnh vào trước khi đưa vào sản xuất phải qua thí nghiệm, khảo nghiệm, khu vực hóa, tổng kết trình giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định công nhận giống phù hợp với địa phương mới được đưa vào sản xuất.
Điều 5: Tất cả các tổ chức, cá nhân có giống mới được đăng ký khảo nghiệm; bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong quá trình khảo nghiệm và công nhận giống đưa vào sản xuất.
Điều 6: Tổ chức, cá nhân có giống cây trồng đăng ký khảo, kiểm nghiệm đều phải nạp lệ phí theo quy định Nhà nước.
Chương II
SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG
Điều 7: Các đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải có đủ các loại giấy tờ sau:
1. Giấy phép hành nghề do Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cấp.
2. Giấy đăng ký chất lượng giống do Giám đốc trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng tỉnh cấp.
3. Giấy đăng ký kinh doanh do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu ta cấp (đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước, DNTN, luật Công ty). UBND thành phố, thị xã, huyện cấp (đối với HTX và hộ nông dân). Các đối tượng kinh doanh giống từ ngoại tỉnh về, ngoài đủ 3 loại giấy tờ trên, phải có thêm thủ tục kiểm dịch thực vật của chi cục bảo vệ thực vật tỉnh lý lịch giống, giấy chứng nhận chất lượng của Trung ương.
Điều 8: Các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh đưa các loại giống cây trồng ngoài tỉnh vào khảo nghiệm hoặc sản xuất thử trên địa bàn tỉnh phải được sự đồng ý của UBND tỉnh trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.
Điều 9: Giống có đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định mới được bán cho người sử dụng. Khi bán giống phải có lý lịch, tóm tắt hướng dẫn kỹ thuật, có bao bì mẫu mã đăng ký nhãn hiệu, có thẻ đeo bao, giấy bảo hành chất lượng.
Người buôn bán giống phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống đối với người sử dụng giống, phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng giống nếu thiệt hại đó do giống không đảm bảo chất lượng gây ra.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CƠ QUAN KHẢO KIỂM NGHIỆM
XÉT DUYỆT VÀ CÔNG NHẬN GIỐNG
Điều 10: Xác định những lô giống đúng tiêu chuẩn chất lượng của từng cấp để cho phép buôn bán, trao đổi trên thị trường nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của người sử dụng cũng như bán xuất, lưu thông.
Điều 11: Tổ chức kiểm tra định kỳ để nắm số lượng, chủng loại giống trên địa bàn tỉnh. Kiểm định đồng ruộng, vườn ươm, kiểm nghiệm trong phòng để xác định chất lượng giống cây trồng.
Điều 12: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng tỉnh có trách nhiệm:
1. Chủ trì phối hợp với các cơ quan và địa phương xây dựng mạng lưới khảo, kiểm nghiệm giống cây trồng thống nhất trên địa bàn tỉnh với hình thức khảo nghiệm tập trung hoặc khảo nghiệm ủy quyền.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ sở điều tra các giống cây trồng trên địa bàn tỉnh, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng một số cây trồng quý hiếm trình Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh có kế hoạch phục kháng, bảo tồn và phát triển cây quý hiếm của tỉnh.
3. Lập kế hoạch tài chính về khảo kiểm, kiểm nghiệm giống, quản lý chất lượng giống, bảo tồn quỹ ren quý hiếm, đào tạo cán bộ, kiểm nghiệm giống, điều tra khảo sát các loại giống cây trồng kính trình Sở Nông nghiệp và PTNT để Sở trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 13: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm kiểm định, kiểm nghiệm giống xác định sai chất lượng giống, gây thiệt hại cho người sử dụng hoặc kinh doanh giống thì phải bồi thường thiệt hại.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14: Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chi tiết thực hiện quy định này. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi.
Điều 15: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, lưu thông và sử dụng giống trồng thực hiện tốt quy định trên được khen thưởng, nếu vi phạm bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành./.