QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia
về văn hoá đến năm 2005
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2001 củaThủ tướng Chính phủ về các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 -2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (công văn số2831/VHTT-KH ngày 25 tháng 7 năm 2001) và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (côngvăn số 7114/BKH-VPTĐ ngày 22 tháng 10 năm 2001),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá đến năm 2005",với những nội dung chủ yếu sau
1. Mục tiêu của chương trình:
a.Mục tiêu tổng quát:
Bảotồn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc.
Xâydựng và phát triển đời sống văn hoá ở cơ sở (phường, xã, thị trấn, thị tứ,thôn, làng, bản ấp...).
Hiệnđại hoá công nghệ sản xuất, lưu trữ và phổ biến phim.
b.Mục tiêu cụ thể:
Ngănchặn một cách có hiệu quả nguy cơ bị xuống cấp và mất mát các di sản văn hoá.Đầu tư trùng tu, tôn tạo, phục hồi và xây dựng các di tích, danh thắng và pháthuy các di sản văn hoá phi vật thể thành những sản phẩm văn hóa có giá trịtrong công tác giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống văn hiến, phục vụnhu cầu sinh hoạt văn hóa của toàn xã hội nói chung và nhu cầu phát triển dulịch nói riêng.
Tiếptục phát huy kết quả đã đạt được trong việc xây dựng và phát triển văn hoáthông tin cơ sở, nhất là khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi,biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Không để tồn tại các điểmthiếu tổ chức các hoạt động văn hoá; xây dựng các điểm sáng hoạt động văn hoátrên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tạosự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển văn hoá trong xây dựng nền văn hoá ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hiệnđại hoá kỹ thuật sản xuất và phổ biến phim. Nâng cao trình độ sử dụng thiết bịkỹ thuật hiện đại về sản xuất và phổ biến phim cho cán bộ chuyên môn kỹ thuậtngành điện ảnh nhằm nâng cao chất lượng các tác phẩm điện ảnh, đáp ứng nhu cầuhưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân và xuất khẩu phim Việt Nam ra nướcngoài.
2. Nội dung của chương trình:
Baogồm 3 nhiệm vụ chủ yếu:
1.Nhiệm vụ Bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hoá tiêu biểu củadân tộc. Bao gồm 3 dự án:
a.Dự án chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến,gồm các nội dung:
Tiếptục bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến, nhất làđối với các di tích có giá trị đặc biệt quan trọng.
Nghiêncứu, bảo quản di tích theo công nghệ hiện đại.
Đàotạo cán bộ quản lý, bảo vệ, tổ chức hoạt động tại các di tích.
b.Dự án sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu và xây dựngngân hàng dữ liệu về văn hoá phi vật thể; gồm các nội dung:
Hệthống hóa các di sản văn hoá phi vật thể ở các địa phương.
Sưutầm toàn diện di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của một số địa phương và củacác dân tộc ít người.
Nghiêncứu phục dựng và phổ biến một số loại hình sinh hoạt văn hoá - nghệ thuậttruyền thống tiêu biểu.
Thànhlập ngân hàng dữ liệu về văn hoá phi vật thể.
Đàotạo cán bộ sưu tầm, quản lý văn hoá phi vật thể.
c.Dự án điều tra, bảo tồn một số làng, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung làlàng) tiêu biểu và lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người. Gồm cácnội dung:
Điềutra và lập hồ sơ một số làng tiêu biểu của các dân tộc ít người hiện còn giữ đượcnhiều đặc trưng văn hóa cổ truyền. Tuyển chọn lập dự án và thực hiện bảo tồnthí điểm 2 - 3 làng đặc biệt tiêu biểu.
Hỗtrợ tổ chức sinh hoạt lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người.
2.Nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, bao gồm 4 dự án:
a.Dự án xây dựng các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, xây dựng mô hình hoạtđộng văn hoá thông tin ở làng, xã (ưu tiên trước hết cho vùng cao, vùng sâu,vùng xa, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc nhằm thu hẹp khoảng cách về hưởngthụ văn hoá giữa các vùng), gồm các nội dung:
Trangthiết bị phục vụ cho hoạt động của nhà văn hoá, làng văn hoá, đội thông tin lưuđộng.
Trangbị phương tiện vận tải chuyên dùng cho hoạt động văn hoá thông tin lưu động (xeô tô chuyên dùng và thuyền văn hoá).
Xâydựng một số cụm thông tin ở các cửa khẩu biên giới.
Đàotạo cán bộ làm công tác văn hoá thông tin cơ sở.
b.Dự án đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, xã, phường văn hoá, gồm các nội dung:
Hoànthiện các tiêu chuẩn văn hóa đối với từng loại đơn vị cơ sở.
Xâydựng chế độ khen thưởng gia đình, làng, xã, phường đạt tiêu chuẩn văn hoá.
Xâydựng cơ chế, chính sách đối với cán bộ làm công tác văn hoá thông tin ở xã vùngcao, vùng sâu, vùng xa.
c.Tiếp tục thực hiện Dự án cấp các sản phẩm văn hoá thông tin cho cơ sở, gồm cácnội dung:
Cấpcác sản phẩm văn hoá thông tin cho các xã đặc biệt khó khăn, các trường dân tộcnội trú.
Cấpsách cho thư viện các huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa, xây dựng thí điểm tủsách lưu động cho thư viện tỉnh, thành phố để luân chuyển về thư viện cơ sở.
d.Dự án phối hợp với Bộ Tư lệnh biên phòng tăng cường hoạt động văn hoá thông tintuyến biên giới và hải đảo, gồm các nội dung:
Trangthiết bị hoạt động văn hoá thông tin cho các đồn biên phòng.
Cấpsản phẩm văn hoá thông tin và tổ chức liên hoan văn hoá thông tin cho các đồnbiên phòng.
3.Nhiệm vụ hiện đại hoá công nghệ sản xuất lưu trữ và phổ biến phim, bao gồm cácdự án:
a.Dự án hiện đại hoá khâu sản xuất phim, gồm:
Trangbị phương tiện, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ cho một số Hãng phim lớn của Trung ương,đảm bảo sản xuất được phim âm thanh lập thể.
b.Dự án trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại cho khâu phổ biến phim.
Trangthiết bị máy chiếu phim nhựa âm thanh lập thể cho một số rạp chiếu bóng lớn;tiếp tục bổ sung máy chiếu phim thích hợp cho các đội chiếu bóng lưu động hoạtđộng ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
c.Dự án đào tạo, nâng cao trình độ sử dụng trang thiết bị hiện đại trong sản xuấtvà phổ biến phim, gồm các nội dung:
Gửicán bộ chuyên môn kỹ thuật sử dụng trang thiết bị hiện đại trong sản xuất và lưutrữ phim đi đào tạo ở nước ngoài.
Thuêchuyên gia nước ngoài giảng dạy, nâng cao trình độ cho công nhân kỹ thuật sửdụng trang thiết bị hiện đại của ngành điện ảnh.
d.Dự án trang thiết bị một số phương tiện chuyên dụng hiện đại để bảo quản lưutrữ phim tại Viện Nghệ thuật và Lưu trữ điện ảnh Việt Nam.
4.Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2005
30%di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến và di tích kiến trúc nghệ thuật đặcbiệt quan trọng được tiếp tục đầu tư tu bổ và tôn tạo bằng các nguồn vốn khácnhau.
Sưutầm, lưu trữ toàn diện các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dântộc, các giá trị văn hóa cổ truyền có giá trị đang có nguy cơ mai một cao.
80%gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa.
50%làng, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Xâydựng thí điểm tại mỗi tỉnh miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa 2 đến 3 trungtâm văn hóa - thể thao.
100%các đồn biên phòng được trang bị phương tiện nghe - nhìn, một số đầu sách chohoạt động văn hoá - thông tin và 50% đồn biên phòng trở thành điểm sáng về vănhóa.
CácHãng phim ở Trung ương được đầu tư đồng bộ kỹ thuật sản xuất phim với công nghệhiện đại.
Cácrạp chiếu bóng ở các thành phố lớn, trung tâm du lịch và các tỉnh đã có rạpchiếu bóng, có khả năng doanh thu, được trang bị máy chiếu phim nhựa, video 300inch âm thanh lập thể. Trang bị một số máy video 100 inch cho các đội chiếubóng lưu động ở khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Cánbộ chuyên môn, kỹ thuật ngành điện ảnh sử dụng thành thạo trang thiết bị điệnảnh hiện đại đã được trang bị trong sản xuất và phổ biến phim.
3. Thời gian thực hiện chương trình:
Từnay đến năm 2005.
4. Về nguồn vốn cho chương trình:
Vốnngân sách Nhà nước bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp.
Vốnhuy động từ nguồn ngân sách địa phương.
Vốncủa các doanh nghiệp, các đơn vị.
Vốnnhân dân đóng góp; vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
BộKế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan chức năng bố trí vốnhàng năm trong khả năng ngân sách nhà nước; Bộ Văn hoá - Thông tin có các giảipháp cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình theotiến độ đề ra.
Điều 2.Trên cơ sở chương trình này, Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo lập các dự án cụthể để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.
Đốivới mục tiêu hiện đại hoá công nghệ sản xuất, lưu giữ và phổ biến phim, căn cứvào quy hoạch phát triển điện ảnh đã được Chính phủ phê duyệt, Chương trình cầntập trung trước hết cho khâu phổ biến và lưu trữ phim; việc đầu tư các dự ánlớn cần tách riêng để đầu tư độc lập, không đưa vào chương trình.
Việcbảo tồn các di sản văn hoá tiêu biểu của dân tộc là đặc biệt quan trọng và cấpthiết. Bộ Văn hoá - Thông tin căn cứ vào mức độ quan trọng và nguy cơ xuống cấpcủa từng di tích để đưa vào danh mục công trình cần ưu tiên đầu tư, bảo tồntrong chương trình.
Điều 3.
1.Giao Bộ Văn hoá - Thông tin quản lý điều hành chương trình; chủ trì, phối hợpvới các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các dự án củachương trình; trong quá trình triển khai cần phải lồng ghép có hiệu quả với cácchương trình phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội khác trên địa bàn.
2.Cơ chế về quản lý và điều hành các Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoáthực hiện theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướngChính phủ về quản lý và điều hành các chương trình quốc gia.
Điều 4.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.