QUY?T Đ?NH C?A ?Y BAN NHÂN DÂN T?NH NINH THU?NQUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Về việc ban hành Quy chế hoạt động của
Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Ninh Thuận
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21-6-1994;
Căn cứ Quyết định số 279/QĐ ngày 14-01-2003 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức lại Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Ninh Thuận;
Theo đề nghị của Thường trực Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Các ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc miền núi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện trong tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG CHÁY,
CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-UB ngày 12-02-2003
của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận)
Chương I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng do Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận thành lập gồm các thành viên qui định tại Điều 1 Quyết định số 279/QĐ ngày 14 tháng 01 năm 2003, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ban chỉ huy có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong ngành, các chủ rừng và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong tỉnh thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo qui định hiện hành của Nhà nước.
Điều 2. Thường trực Ban chỉ huy gồm: Phó trưởng ban và một số chuyên viên giúp việc. Thường trực Ban chỉ huy đặt tại Chi cục Kiểm lâm.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG BAN CHỈ HUY
Điều 3. Ban chỉ huy có các nhiệm vụ sau:
1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị trong ngành, các chủ rừng và các tổ chức, cá nhân có liên quan lập và thực thi các phương án, dự án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Tổ chức chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phổ biến các kinh nghiệm và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cho các địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong toàn tỉnh.
3. Ra lệnh điều động lực lượïng, phương tiện để cứu chữa kịp thời các tình huống cấp bách khi xảy ra cháy rừng.
4. Chỉ đạo các đơn vị, các chủ rừng tổ chức khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra.
5. Kêu gọi, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, góp phần làm giảm thiệt hại do cháy rừng gây ra trên các lĩnh vực môi trường và xã hội.
6. Phát hiện, xét duyệt và đề nghị với Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ NN & PTNT khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều 4. Phân công trách nhiệm trong Ban chỉ huy:
1. Trưởng Ban chỉ huy phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong toàn tỉnh; chủ trì các cuộc họp, chỉ đạo, điều hành hoạt động của các thành viên Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng; chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các quyết định của Ban chỉ huy; kiểm tra, chỉ đạo các huyện trong tỉnh về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Phó trưởng ban Ban chỉ huy giúp việc cho Trưởng ban Ban chỉ huy và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ huy theo sự phân công của Trưởng ban. Khi Trưởng ban đi vắng, Phó trưởng ban thay mặt Trưởng ban điều hành các hoạt động của Ban chỉ huy. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng các huyện trong tỉnh.
Các thành viên Ban chỉ huy, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của ngành mình, tham gia xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong toàn tỉnh và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đối với từng lĩnh vực được phân công. Trong những trường hợp cần thiết, Trưởng ban Ban chỉ huy, Phó trưởng Ban chỉ huy và thường trực Ban chỉ huy có thể kiểm tra, đôn đốc, làm việc với các địa phương trong toàn tỉnh về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều 5. Thường trực Ban chỉ huy gồm:
1. Phó trưởng ban Ban chỉ huy.
2. Trưởng phòng Phòng quản lý bảo vệ rừng Chi cục Kiểm lâm.
3. Trưởng phòng Phòng lâm nghiệp Sở NN & PTNT.
4. Chuyên viên phụ trách công tác phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm và Sở NN & PTNT.
5. Cán bộ Phòng cảnh sát PCCC.
6. Cán bộ Ban tác chiến Bộ Chỉ huy Quân sự.
Điều 6. Thường trực Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiệm vụ:
1. Theo dõi tình hình công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong toàn tỉnh.
2. Tham mưu cho Trưởng ban Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng huy động các lực lượng thuộc các Sở, ban, ngành, Chi cục Kiểm lâm để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương lập và thực hiện các dự án, phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Sở Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các địa phương điều động nhân lực, phương tiện
để tổ chức ứng cứu kịp thời đối với những tình huống vượt quá khả năng xử lý của địa phương đang xảy ra cháy rừng.
4. Chỉ đạo các địa phương tổ chức khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra.
5. Phối hợp với các ngành hữu quan trong tỉnh để tổ chức triển khai công tác dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng.
6. Tổ chức tổng kết công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ trong phòng cháy, chữa cháy rừng cho các địa phương, các đơn vị Lâm trường, các chủ rừng trong các cộng đồng dân cư.
7. Tổ chức các lớp nghiệp vụ và tuyên truyền giáo dục về phòng cháy, chữa cháy rừng.
8. Lập kế hoạch kinh phí hoạt động hằng năm của Ban chỉ đạo để trình UBND tỉnh phê duyệt.
9. Thống kê, tập hợp số liệu về tình hình cháy rừng, chữa cháy rừng ở các huyện để báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ và đột xuất.
10. Tham gia các đoàn kiểm tra của Ban chỉ huy ở các địa phương.
Chương III
NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC, CHẾ
ĐỘ HỘI HỌP VÀ MỐI QUAN HỆ LÀM VIỆC
Điều 7. Ban chỉ huy làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thành viên kiêm nhiệm, cá nhân phụ trách. Các chủ trương về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng phải được tập thể Ban chỉ huy bàn bạc và nhất trí theo đa số, trừ trường hợp khẩn cấp, Trưởng ban Ban chỉ huy ra lệnh thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng để đối phó với tình huống cấp bách xảy ra cháy rừng nghiêm trọng.
Điều 8. Ban chỉ huy định kỳ họp 3 tháng một lần để kiểm điểm công tác và bàn biện pháp thực hiện chương trình công tác của Ban.
Trong thời gian cao điểm cháy rừng, Thường trực Ban chỉ huy có thể họp giao ban hàng tháng để kiểm điểm công việc của tháng và bàn kế hoạch thực hiện tháng sau; đồng thời chỉ đạo các biện pháp cảnh báo và ứng phó về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng để thông báo đến các thành viên Ban chỉ huy và các địa phương biết để thực hiện.
Trường hợp đột xuất, Trưởng ban có thể triệu tập họp toàn Ban chỉ huy hoặc bộ phận thường trực Ban chỉ huy để đối phó kịp thời các vụ cháy rừng trên diện rộng hoặc có nguy cơ gây tác hại đối với một vùng rộng lớn trong tỉnh.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Qui chế này được áp dụng cho Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng được thành lập theo Quyết định số 279/QĐ ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận.
Điều 10. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, thường trực Ban chỉ huy tổng hợp, đề xuất nội dung bổ sung, sửa đổi trình Ban chỉ huy và Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.