: Ban hành kèm theo Quyết định này: Quy định về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức tu bổ khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị. Trưởng ban quản lý khu di tích Đền Hùng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức tu bổ khu di tích lịch sử đền hùng
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2453/1999/QĐ-UB ngày 27-9-1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ)
I. Quy định chung
Điều 1: Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ tự các Vua Hùng đã có công dựng nước. Mọi tổ chức, cá nhân được khuyến khích và ghi công đóng góp tu bổ Đền Hùng. Việc công đức tu bỏ khu di tích lịch sử Đền Hùng được thực hiện theo quy hoạch tổng thể và các dự án cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 2: Công đức tu bổ khu di tích lịch sử Đền Hùng của các tổ chức và cá nhân có thể bằng các phương thức sau:
- Bằng tiền (tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ).
- Trực tiếp tham gia sửa chữa, tôn tạo, xây dựng các hạng mục công trình mới trên cơ sở thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bằng các hiện vật mang ý nghĩa lịch sử văn hoá gắn với khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Điều 3: Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao là đầu mối tiếp nhận nguồn công đức, trình các cấp có thẩm quyền quyết định để sử dụng đúng mục đích và theo quy định hiện hành.
II. Quy định cụ thể
Điều 4: Tỉnh Phú Thọ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi tổ chức, cá nhân liên hệ, nắm được nội dung yêu cầu để lựa chọn phương thức cung tiến và tổ chức tiếp nhận chu đáo nguồn công đức xây dựng, sửa chữa, tôn tạo khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Điều 5: Việc quản lý, sử dụng nguồn công đức xây dựng, sửa chữa, tôn tạo khu di tích lịch sử Đền Hùng được thực hiện đúng mục đích, công khai và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của tập thể, cá nhân tham gia đóng góp sửa chữa, tôn tạo hoặc xây dựng mới các hạng mục công trình tại khu di tích Đền Hùng.
Điều 6: Hình thức ghi nhận công đức (bằng tiền hoặc hiện vật).
1. Công đức giá trị dưới 1 triệu đồng được Ban quản lý khu di tích ghi phiếu công đức tu bổ Đền Hùng.
2. Công đức từ 1 triệu đồng đến 20 triệu đồng được Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao ghi phiếu công đức và ghi vào sổ vàng truyền thống tại khu di tích lịch sử Đền Hùng.
3. Công đức từ 20 triệu đồng trở lên được khắc tên vào bia đá và tuỳ theo giá trị công đức được UBND tỉnh Phú Thọ tằng bằng khen hoặc kỷ niệm chương Hùng Vương, trong đó:
a. Công đức từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, được khắc tên vào bia chung đặt tại di tích lịch sử Đền Hùng và được UBND tỉnh Phú Thọ tặng bằng khen.
b. Công đức từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng được khắc tên vào bia đá gắn trực tiếp vào hạng mục công trình (nếu công đức bằng hiện vật) hoặc khắc tên vào bia đá chung (nếu công đức bằng tiền) và được UBND tỉnh Phú Thọ tặng bặng khen.
c. Công đức từ 300 triệu đồng trở lên được ghi công đức như điểm b, khoản 3 điều này và được UBND tỉnh Phú Thọ tặng kỷ niệm chương Hùng Vương.
4. Công đức những hiện vật mang ý nghĩa lịch sử văn hoá được tiếp nhận chu đáo, được sắp xếp vào vị trí phù hợp tại Bảo tàng Hùng Vương. Tuỳ theo giá trị công đức của hiện vật sẽ được áp dụng các hình thức ghi công đức như trên.
5. Sau khi nhận đực công đức bằng tiền, hoặc hoàn thành một hạng mục công trình công đức có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao sẽ công bố các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, hàng năm vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ được công bố lại kết quả công đức giữa 2 kỳ lễ hội.
Điều 7: Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao tập hợp nguồn công đức của các tổ chức,tập thể, cá nhân trao đổi bàn bạc nắm nguyện vọng công đức cụ thể của họ trình UBND tỉnh quyết định. Tuỳ theo giá trị công đức mà chỉ đạo việc tổ chức chu đáo lễ tiếp nhận hoặc báo cáo UBND tỉnh để tổ chức tiếp nhận trọng thể.
Điều 8: Quản lý tiền công đức.
1. Tiền công đức xây dựng, sửa chữa, tôn tạo khu di tích lịch sử Đền Hùng đươc mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước. Khi bạc Nhà nước tình theo dõi và cấp phát theo kế hoạch sử dụng do UBND tỉnh quyết định.
2. Sở Tài chính Vật giá có trách nhiệm theo dõi, ghi tặng giá trị tài sản từ nguồn công đức cho Ban quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Điều 9: Hình thức quản lý thi công xây dựng, sửa chữa, tôn tạo công trình công đức bằng hiện vật được thực hiện một trong các hình thức sau:
1. Do Ban quản lý dự án đầy tư xây dựng ngành Văn hoá quản lý. Trong quá trình thi công, tổ chức, cá nhân công đức thống nhất với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành Văn hoá tạm ứng cho đơn vị thi công. Sau khi hoàn thành và quyết toán, tổ chức, cá nhân công đức thanh toán giá trị công trình theo qui định hiện hành của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân công đức có thể cử người tham gia vào Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành Văn hoá để cùng tham gia quản lý.
3. Tổ chức, cá nhân công đức có thể tổ chức Ban quản lý dự án, nhận thiết kế dự toán được phê duyệt do chủ đầu tư chuyển sang và triển khai thi công cho đến khi hoàn thành, tổng nghiệm thu, quyết toán thanh toán theo qui định hiện hành của Nhà nước, rồi bàn giao cho Ban quản lý khu di tích lịch sứ Đền Hùng quản lý.
III. Tổ chức thực hiện
Điều 10: Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao phối hợp với Báo Phú Thọ, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh tuyên truyền phổ biến sâu rộng quy định này để khuyến khích các tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia công đức tu bổ, tôn tạo, xây dựng khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Điều 11: Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có điều khoản nào cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thì kịp thời báo cáo UBND Tỉnh xem xét./.