Văn bản pháp luật: Quyết định 269/2001/QĐ-NHNN

Lê Đức Thuý
Toàn quốc
Công báo số 26/2002;
Quyết định 269/2001/QĐ-NHNN
Quyết định
16/04/2001
01/04/2001

Tóm tắt nội dung

Ban hành Chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

Phó Thống đốc
2.001
Ngân hàng Nhà nước

Toàn văn

No tile

QUYẾT ĐỊNH

Banhành Chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ cógiá.

 

 

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Luật Các tổ chức tín dụng số02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nướccủa Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số81/1998/NĐ-CP ngày 01/10/1998 của Chính phủ về in, đúc, bảo quản, vận chuyển vàtiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại; bảo quản vận chuyển tài sản quý, giấy tờ cógiá trong hệ thống ngân hàng;

Căn cứ Nghị định số87/1998/NĐ-CP ngày 31/10/1998 của Chính phủ về phát hành, thu hồi và thay thếtiền giấy, tiền kim loại;

Theo đề nghị của Vụ trưởng VụNghiệp vụ phát hành và kho quỹ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyểntiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thaythế Quyết định số 247/1999/QĐ-NHNN6 ngày 14 tháng 7 năm 1999 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ phát hành và kho quỹ, Giám đốcSở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước,Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàngnhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị,Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng và các đơn vị có liên quan chịu tráchnhiệm thi hành Quyết định này./.

 

CHẾ ĐỘ GIAO NHẬN, BẢOQUẢN, VẬN CHUYỂN TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

(ban hành theo Quyết định số 269/2002/QĐ-NHNNngày 01/4/2002 của Thông đốc Ngân hàng Nhà nước).

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Chế độ này được áp dụng đối với:

1. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước,Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (dướiđây gọi tắt là chi nhánh Ngân hàng Nhà nước), Kho tiền Trung ương

2. Tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng được Ngân hàngNhà nước cấp giấy phép.

3. Khách hàng trong quan hệgiao dịch tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước, tổ chứctín dụng.

Điều 2. Trong Chế độ này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tiền mặt: tiền giấy,tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.

2. Tài sản quý: ngoại tệ, kim khí quý, đá quý và các loại tài sản quý khác.

3. Giấy tờ có giá: ngânphiếu thanh toán, tín phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác theoquy định của pháp luật.

 

Chương II

KIỂM ĐẾM, ĐÓNG GÓI VÀ

GIAO NHẬN TIỀN MẶT, TÀISẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Mục I.

QUY ĐỊNH VỀ ĐÓNG GÓI,NIÊM PHONG TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Điều 3.

1. Một bó tiền giấy gồm 10 (mười)thếp tiền cùng mệnh giá. Một thếp tiền giấy gồm 100 (một trăm) tờ tiền cùngmệnh giá.

2. Một túi tiền kim loại gồm 10(mười) thỏi cùng mệnh giá. Một thỏi tiền kim loại gồm 100 (một trăm) miếng cùngmệnh giá.

3. Một bao tiền giấy gồm 20 bótiền cùng mệnh giá.

4. Một thùng tiền kim loại gồm10 túi tiền cùng mệnh giá.

Điều 4.

1. Giấy niêm phong bó tiền: insẵn các yếu tố, giấy mỏng, kích thước phù hợp với từng loại tiền. Niêm phong bótiền của tổ chức tín dụng có mầu giấy hoặc mầu mực riêng.

2. Trên niêm phong bó, bao,túi, thùng tiền phải có đầy đủ, rõ ràng các yếu tố sau: tên ngân hàng; loạitiền; số lượng (tờ, miếng, bó, túi) tiền; số tiền; họ tên và chữ ký của ngườikiểm đếm, đóng gói; ngày, tháng, năm đóng gói niêm phong.

3. Người có họ và tên, chữ kýtrên tờ giấy niêm phong phải chịu trách nhiệm tài sản trong bó, túi hay bao,thùng tiền đã niêm phong.

4. Quy định niêm phong bao,túi, thùng tiền của Ngân hàng Nhà nước

a) Kẹp chì đối với tiền mới in;

b) Kẹp chì kim giấy niêm phongđối với tiền đã qua lưu thông.

Điều 5.

1. Đóng bó, niêm phong ngoạitệ, giấy tờ có giá thực hiện như đóng bó, niêm phong tiền mặt.

2. Việc đóng gói, kiểm đếm,giao nhận các loại kim khí quý, đá quý và các tài sản quý khác được Thống đốcNgân hàng Nhà nước quy định tại một văn bản riêng.

Mục II.

 KIỂMĐIỂM VÀ GIAO NHẬN TIÊN MẶT, NGOẠI TỆ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Điều 6.

1. Mọi khoản thu, chi tiền mặt,ngoại tệ, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước hay tổ chức tín dụng phải thựchiện thông qua quỹ của đơn vị.

2. Thu, chi tiền mặt, ngoại tệ,giấy tờ có giá phải căn cứ vào chứng từ kế toán. Trước khi thu, chi phải kiểmsoát tính chất hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán.

Tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ cógiá thu vào hay chi ra phải đủ với tổng số tiền (bảng số và bằng chữ), khớpđúng về thời gian (ngày, tháng, năm) trên chứng từ kế toán, sổ nhật ký quỹ, sổquỹ; chứng từ kế toán phải có chữ ký của người nộp (hay lĩnh tiền) và thủ quyhoặc thủ kho tiền.

Điều 7. Mỗi chứng từ kế toán thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá củaNgân hàng Nhà nước phải kèm theo một bảng kê hoặc một biên bản giao nhận tiền,ngoại tệ, giấy tờ có giá. Bảng kê được bảo quản trong thời hạn 2 năm.

Điều 8. Khi thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá phải kiểm đếm chínhxác: Người nộp tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá phải chứng kiến khi ngân hàngkiểm đếm.

Người lĩnh tiền mặt, ngoại tệ,giấy tờ có giá phải kiểm đếm lại trước khi rời khỏi quầy chi của ngân hàng.

Điều 9.

1. Các khoản thu, chi tiền mặtcủa chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng với cá nhân, doanh nghiệp,tổ chức... (dưới đây gọi chung là khách hàng) phải thực hiện kiểm đếm tờ (đốivới tiền giấy) hoặc kiểm đếm miếng (đối với tiền kim loại) và theo đúng quytrình nghiệp vụ.

Tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thỏa thuận áp dụng phương thức thunhận tiền mặt theo túi niêm phong.

2. Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổchức tín dụng quy định quy trình thu, chi tiền mặt đối với khách hàng (cả khiứng dụng công nghệ mới), quy trình thu tiền mặt theo túi niêm phong.

3. Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ pháthành và kho quỹ quy định quy trình thu, chi tiền mặt áp dụng đối với Ngân hàngNhà nước.

Điều 10.

1. Giao nhận tiền mặt theo lệnhđiều chuyển giữa Kho tiền Trung ương với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và ngượclại; giữa các Kho tiền Trung ương với nhau; giữa các chi nhánh Ngân hàng Nhà nướcvới nhau thực hiện kiểm đếm theo bó tiền đủ 10 thếp, nguyên niêm phong.

Trong phạm vi 30 ngày làm việc,chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nhận tiền phải thành lập Hội đồng kiểm đếm và kiểmđếm tờ xong, đơn vị giao cử người chứng kiến; trường hợp tín nhiệm bên nhận,đơn vị giao ủy quyền bằng văn bản cho đơn vị nhận tổ chức Hội đồng kiểm đếm.

Trường hợp có người chứng kiếnthì chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có thể giao theo bó tiền đủ 10 thếp, nguyênniêm phong đã nhận cho tổ chức tín dụng trong cùng tỉnh, thành phố, việc tổchức kiểm đếm số tiền này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao nhận tiền mặt giữa chinhánh Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng và ngược lại; giữa các tổ chứctín dụng trong cùng tỉnh, thành phố với nhau thực hiện kiểm đếm theo bótiền đủ 10 thếp, nguyên niêm phong.

Trường hợp tổ chức tín dụngkiểm đếm tờ số tiền đã nhận, thì phải thành lập Hội đồng kiểm đếm và kiểm đếmxong trong phạm vi 15 ngày làm việc, đơn vị giao cử người chứng kiến; trườnghợp tín nhiệm bên nhận, đơn vị giao ủy quyền bằng văn bản cho đơn vị nhận tổchức Hội đồng kiểm đếm.

3. Tiền kim loại giao nhận theotúi đủ 10 thỏi, nguyên niêm phong trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2Điều này.

4. Các loại tiền mới in giaonhận theo bao, thùng nguyên niêm phong kẹp chì của Nhà máy in tiền Ngân hàngtrong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều này.

5. Việc giao nhận tiền mặttrong nội bộ tổ chức tín dụng do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng quyđịnh.

Điều 11.

1. Các khoản thu, chi ngoại tệgiữa tổ chức tín dụng với khách hàng; giữa các tổ chức tín dụng; giữa chi nhánhNgân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng thực hiện kiểm đếm và theo đúng quytrình thu chi tiền mặt.

Việc giao nhận ngoại tệ trongnội bộ tổ chức tín dụng do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng quy định.

2. Giao nhận giấy tờ có giáthực hiện như sau:

a) Giao nhận giữa tổ chức tíndụng, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và khách hàng; giữa Ngân hàng Nhà nước và tổchức tín dụng; giữa các tổ chức tín dụng phải kiểm đếm tờ và thực hiện theo quytrình thu chi tiền mặt.

b) Giao nhận giữa Nhà in ngânhàng với Kho tiền Trung ương, giữa Kho tiền Trung ương và chi nhánh Ngân hàngNhà nước, giữa các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, giữa các Kho tiền Trung ươngthực hiện như sau:

Giấy tờ có giá mới in giao nhậntheo bao nguyên niêm phong như đối với tiền mặt hoặc bó nguyên niêm phong (nếukhông chẵn bao); giấy tờ có giá đã qua lưu thông thì giao nhận theo bó đủ 10thếp, nguyên niêm phong của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, trường hợp không đủbó 1.000 tờ thì giao nhận theo tờ.

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nướcnhận phải thành lập Hội đồng kiểm đếm từ trước khi chi cho tổ chức tín dụng haykhách hàng.

Giấy tờ có giá hết thời hạn lưuhành giao nhận theo bó nguyên niêm phong của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước hoặcgiao nhận theo tờ (trường hợp không đủ 1.000 tờ)

Chương III

QUẢN LÝ TIỀN MẶT, TÀISẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ VÀ KHO TIỀN

Điều 12. Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Kho tiền Trung ương,Giám đốc tổ chức tín dụng (dưới đây gọi chung là Giám đốc) chịu trách nhiệm vềcông tác tổ chức quản lý, đảm bảo an toàn, bí mật toàn bộ tiền mặt tài sản quý,giấy tờ có giá và hoạt động của kho tiền tại đơn vị mình. Giám đốc quản lý vàgiữ chìa khóa một ổ khóa lớp cánh ngoài cửakho tiền, trực tiếp mở, khóa cửa để giám sát việc xuất, nhập, bảo quản tài sảntrong kho tiền.

Điều 13. Trưởng Phòng Kế toán (hoặc Kế toán trưởng) chịu trách nhiệm quản lý,giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền, có nhiệm vụ:

Tổ chức hạch toán tiền mặt, tàisản quý, giấy tờ có giá theo chế độ kế toán thống kê; hướng dẫn, kiểm tra việcmở và ghi chép sổ sách của thủ quỹ, thủ kho tiền;

Quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa lớp cánh ngoài cửa kho tiền, trực tiếp mở, khóacửa kho tiền để giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền;

Kiểm tra, đối chiếu số liệugiữa sổ sách kế toán và sổ sách của thủ quỹ, thủ kho tiền đảm bảo sự khớp đúng;

Trực tiếp tham gia kiểm kê tàisản định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo sự khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với sổ sáchkế toán và sổ sách của thủ quỹ, thủ kho tiền; ký xác nhận tồn quỹ thực tế trênsổ quỹ, sổ theo dõi từng loại tài sản, sổ kiểm kê, thẻ kho;

Khotiền Trung ương, Trưởng Phòng Kế toán Vụ Nghiệp vụ phát hành và kho quỹ hoặc TrưởngPhòng Kế toán Kho tiền Trung ương thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điềunày.

Điều 14. Thủ kho tiền chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tàisản bảo quản trong kho tiền.

1. Thủ kho tiền có nhiệm vụ:

Thực hiện việc xuất - nhập tiềnmặt, tài sản quý, giấy tờ có giá chính xác, kịp thời, đầy đủ theo đúng lệnh củacấp có thẩm quyền, đúng chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp;

Mở sổ quỹ; sổ theo dõi từngloại tiền, từng loại tài sản; thẻ kho; các sổ sách cần thiết khác; ghi chép vàbảo quản các sổ sách, giấy tờ đầy đủ, rõ ràng, chính xác; Tổ chức sắp xếp tiềnmặt, tài sản trong kho tiền gọn gàng khoa học, đảm bảo vệ sinh kho tiền;

Quản lý, giữ chìa khóa một ổ khóa của lớp cánh trong cửa kho tiền bảo quản tài sảnđược giao, các ổ khóa cửa gian kho và cácphương tiện bảo quản trong kho tiền (két, tủ sắt).

2. Thủ kho tiền chi nhánh Ngânhàng Nhà nước bảo quản tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành và vàng bạc, kimloại quý, đá quý.

Kho tiền Trung ương có một sốthủ kho: Thủ kho Quỹ dự trữ phát hành, thủ kho tài sản quý, thủ kho giấy tờ cógiá. Từng thủ kho chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi được giao và thực hiệnnhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Giúp thủ kho tiền trong việckiểm đếm, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giácó một số nhân viên phụ kho.

Điều 15.

1. Thủ quỹ chi nhánh Ngân hàngNhà nước, thủ quỹ tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đốicác loại tiền mặt thuộc Quỹ nghiệp vụ, ngoại tệ, giấy tờ có giá thực hiện thuchi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá theo đúng chứng từ kế toán hợp lệ, hợppháp quản lý, ghi chép sổ quy và các sổ sách cần thiết khác đầy đủ, rõ ràng,chính xác.

2. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nướccó kho tiền bảo quản riêng Quỹ nghiệp vụ phát hành, ngoại tệ, giấy tờ có giáthì thủ quỹ kiêm thủ kho tiền bảo quản các tài sản được giao. Trong trường hợpnày thủ quỹ được hưởng các quyền lợi như thủ kho tiền.

3. Bộ phận ngân quỹ của tổ chức tín dụng có một hoặc một số thủ quỹ. Từng thủquỹ chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi được giao; trong đó, bố trí một thủquỹ kiêm thủ kho tiền hoặc một thủ kho tiền chuyên trách.

Điều 16. Trưởng Phòng Tiền tệ - kho quỹ chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, TrưởngPhòng Nghiệp vụ Kho tiền Trung ương hoặc Trưởng Phòng Ngân quỹ tổ chức tín dụngcó nhiệm vụ: Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ;

Tổ chức việc xuất nhập, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờcó giá theo quy định;

Tham gia kiểm tra, kiểm kê, bàngiao tài sản kho quỹ.

Điều 17. Kiểm ngân có nhiệm vụ: kiểm đếm, chọn lọc, đóng gói, bốc xếp, vậnchuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

Điều 18. Nhân viên an toàn kho tiền có nhiệm vụ:

Kiểm tra tại chỗ các điều kiệnđảm bảo an toàn cho việc xuất, nhập tài sản trong kho tiền và khi tổ chức bốcxếp, vận chuyển đi, đến theo lệnh của cấp có thẩm quyền; kiểm tra công tác antoàn kho tiền trong giờ làm việc;

Kiểm soát và giám sát những ngườiđược vào làm việc trong kho tiền; được quyền kiểm tra, soát xét những người ra,vào kho tiền khi có nghi vấn;

Kiểm tra việc chấp hành quyđịnh ra vào kho tiền;

Đề xuất và kiến nghị với Giámđốc về các biện pháp tổ chức bảo vệ an toàn trong kho tiền.

Trường hợp không bố trí nhânviên an toàn kho chuyên trách thì thủ kho tiền kiêm nhiệm.

Điều 19.

1. Thủ kho tiền, thủ quỹ, kiểmngân của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Kho tiền Trung ương phải đủ tiêu chuẩnchức danh theo quy định của Nhà nước và được quản lý theo Quy chế cán bộ côngchức, viên chức Ngân hàng Nhà nước.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị,Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng căn cứ tiêu chuẩn chức danh kiểmngân, thủ quỹ, thủ kho tiền Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của phápluật để quy định tiêu chuẩn chức danh kiểm ngân, thủ quỹ, thủ kho tiền trong hệthống.

Điều 20. Không bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột (kể cả anh,chị, em ruột, vợ hoặc chồng) của Giám đốc, Phó Giám đốc làm thủ quỹ, thủ khotiền. Không bố trí những người có quan hệ vợ chồng, bố mẹ, con, anh chị em ruộtcùng tham gia giữ chìa khóa cửa kho tiền; cùng tham gia kiểm kê, kiểm đếm tiềnmặt, tài sản quý, giấy tờ có giá hoặc cùng công tác trên một xe hay một đoàn xevận chuyển hàng đặc biệt.

Điều 21. Quy định ủy quyền của các thành viên tham gia quản lý tiền mặt, tài sảnquý, giấy tờ có giá và kho tiền:

1. Giám đốc được ủy quyền bằngvăn bản cho các Phó Giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tài sản quý,giấy tờ có giá và kho tiền trong một thời gian nhất định. Người được ủy quyềnchịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờcó giá, kho tiền theo Chế độ này và theo quy định của pháp luật

2. Trưởng phòng kế toán được ủyquyền bằng văn bản cho Phó Trưởng phòng thay mình quản lý tiền mặt, tài sảnquý, giấy tờ có giá và kho tiền trong một thời gian nhất định (văn bản đượcGiám đốc chấp thuận). Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Trưởng phòngvà Giám đốc về quản lý tài sản và kho tiền theo Chế độ này và theo quy định củapháp luật.

3. Mỗi lần thủ kho tiền cầnnghỉ làm việc theo chế độ, đi công tác, đi họp, đi học phải có văn bản đề nghịvà được Giám đốc chấp thuận. Giám đốc có văn bản cử người thay thế và tổ chứckiểm kê, bàn giao tài sản. Người thay thế chịu trách nhiệm đảm bảo bí mật, antoàn tuyệt đối tài sản và hoạt động nghiệp vụ bình thường trong thời gian đượcgiao nhiệm vụ:

4. Khi hết thời hạn ủy quyền vàbàn giao lại tài sản, người được ủy quyền phải báo cáo còng việc đã làm về quảnlý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, kho tiền cho người ủy quyền.

Người được ủy quyền không đượcủy quyền tiếp cho người khác:

Người thay thế thủ kho tiềncũng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.

5. Tổng Giám đốc tổ chức tíndụng quy định việc ủy quyền của Giám đốc (chi nhánh, sở giao dịch, văn phòngđại diện...) tổ chức tín dụng về quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giávà kho tiền trong các trường hợp đặc biệt như: do lãnh đạo vắng mặt hoặc thiếucán bộ lãnh đạo.

 

Chương IV

BẢO QUẢN TIỀN MẶT, TÀISẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Mục I.

SẮP XẾP BẢO QUẢN TIỀNMẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI

QUẦY GIAO DỊCH VÀ TRONGKHO TIỀN

Điều 22.

1. Những người có nhiệm vụ vàoquầy giao dịch tiền mặt hoặc kho tiền phải mặc bảo hộ lao động không có túihoặc trang phục giao dịch không có túi.

2. Người không có nhiệm vụkhông được vào trong quầy giao dịch hoặc kho tiền.

3. Quầy giao dịch, kho tiềnphải có nội quy do Giám đốc quy định.

Điều 23.

1. Hết giờ làm việc hàng ngày, toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ cógiá phải được bảo quản trong kho tiền. Việc bảo quản an toàn tiền mặt, tài sảnquý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa (nếu có) do Tổng Giám đốc(Giám đốc) quy định.

2. Các loại tài sản bảo quảntrong kho tiền phải được phân loại, kiểm đếm, đóng gói niêm phong đúng quycách, được sắp xếp gọn gàng, khoa học.

3. Trong kho tiền Ngân hàng Nhànước: Tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải sắp xếp riêng ở từng khu vực trong gian kho hoặc riêng từng gian kho.

4. Trong thời gian chưa xâydựng được kho tiền, tổ chức tín dụng có thể bảo quản tiền mặt, tài sản quý,giấy tờ có giá trong két sắt đủ điều kiện an toàn. Giám đốc (hoặc Trưởng PhòngKế toán), thủ quỹ mỗi người quản lý và giữ chìa khóa một ổ khói cửa két sắt. Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tíndụng quy định cụ thể thống nhất trong hệ thống việc tăng cường bảo đảm an toàntài sản trong trường hợp này.

Điều 24. Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng quy định những điều kiện cụthể, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng; trách nhiệm cụ thể củacác bộ phận có liên quan (kế toán, ngân quỹ) để đảm bảo an toàn tài sản tại cácđơn vị làm dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá hoặc dịch vụ cho thuêkét, tủ sắt đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài.

Mục II

SỬ  DụNG Và BảO QUảN CHìA KHoá KHO TIềN

Điều 25. Mỗi ổ khóa của kho tiền, cửa giankho, két, tủ sắt phải luôn luôn có đủ và đúng hai chìa: một chìa sử dụng hàngngày và một chìa dự phòng. Chìa khóa của ổ khoá số là một tổ hợp gồm mã số và chìa định vị (nếu có).

Điều 26. Từng thành viên giữ chìa khóa cửa kho tiền phải bảo quản an toàn chìakhóa sử dụng hàng ngày trong két sắt riêng đặi tại nơi làm việc ở trụ sở cơ quan.

Điều 27.

1. Chìa khóa sử dụng hàng ngàycủa các tủ, két sắt (nếu có) của gian khoá nào thì được để trong một hộp sắtnhỏ bảo quản ở một trong những két sắt đặt tạigian kho đó.

2. Chìa khóa gian kho, chìakhóa két sắt bảo quản hộp chìa khóa nêu ở khoản 1 Điều này; chìa khóa đang dùng của két sắt, tủ sắt bảo quản tàisản tại quầy giao dịch được bảo quản như chìa khóa đang dùng của cửa kho tiền.

Điều 28.

1. Mỗi lần bàn giao chìa khóakho tiền, người giao và người nhận trực tiếp giao nhận chìa khóa và ký nhận vàosổ bàn giao chìa khóa kho tiền.

Đối với khóa số, khi bàn giaochìa khóa cửa kho tiền người nhận phải đổi mã số.

2. Những trường hợp đặc biệt(do sử dụng các loại khóa mã số khác nhau) của tổ chức tín dụng do Tổng Giámđốc (Giám đốc) quy định.

Điều 29. Việc niêm phong chìa khóa dự phòng của kho tiền được các thành viên giữchìa khóa và cán bộ kiểm soát chứng kiến, lập biên bản, cùng ký tên trên niêmphong. Hộp chìa khóa dự phòng được gửi vào kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nướchay tổ chức tín dụng khác ngay trong ngày. Đơn vị nhận gửi có nhiệm vụ bảo quảnan toàn, nguyên vẹn niêm phong hộp chìa khóa dự phòng trong kho tiền của mình.

Kho tiền Trung ương gửi chìakhóa dự phòng của cửa kho tiền vào kho tiền chi nhánh Ngân hàng Nhà nước gầnnhất. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước gửi chìa khóa dự phòng tại kho tiền tổ chứctín dụng nhà nước.

Hộp bảo quản chìa khóa dự phòngcủa cửa kho tiền có 2 ổ khóa,Giám đốc và thủ kho tiền mỗi người quản lý một ổ; chìa khóa được bảo quản nhưchìa khóa đang dùng của cửa kho tiền.

Điều 30. Chìa khóa dự phòng của gian kho, két, tủ sắt được làm thủ tục niêmphong như đối với chìa khóa dự phòng của kho tiền và bảo quản tại két của Giámđốc.

Điều 31. Hộp chìa khóa dự phòng chỉ được mở trong các trường hợp sau đây:

1. Mất chìa khóa đangdùng hàng ngày hoặc cần phải mở cửa kho trong trường hợp khẩn cấp mà người giữchìa khóa vắng mặt.

2. Cất thêm các chìa khóa dựphòng của các ổ khóa mới hoặc thay mã số khác.

3. Rút các chìa khóa dự phòngcủa các ổ khóa đã được thay mới.

4. Kiểm tra, kiểm kê chìa khóadự phòng theo lệnh bằng văn bản của Thủ trưởng cấp trên.

Khi mở hộp chìa khóa dự phòngphải có sự chứng kiến trực tiếp của Giám đốc, Trưởng Phòng Kế toán, thủ khotiền, cán bộ kiểm soát.

Mỗi lần mở hộp chìa khóa dựphòng quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này phải có văn bản được Giám đốc chấpthuận.

Điều 32. Nghiêm cấm làm thêm hoặc sao chụp chìa khóa. Trường hợp ổ khóa hoặc chìa khóa cửa kho tiền bị hỏng, cần sửachữa, thay thế phải có văn bản được Giám đốc chấp nhận.

Việc sửa chữa hoặc thay mới dothợ khóa của ngân hàng hoặc thợ khóa của Công ty Cơ khí ngân hàng đảm nhiệm dưới sự chứng kiến của người giữ chìa khóa hoặcngười được ủy quyền.

Tuyệt đối khống thuê thợ khóangoài xã hội sửa chữa ổ khóahoặc làm chìa khóa kho tiền.

Điều 33. Các cán bộ được giao nhiệm vụ bảo quản và sử dụng chìa khóa có tráchnhiệm bảo đảm an toàn bí mật chìa khóa được giao.

1. Không làm thất lạc, mất mát,hư hỏng.

Tuyệt đối không cho người khácxem, cầm, cất giữ hộ.

2. Không mang chìa khóa rangoài trụ sở cơ quan

3. Trường hợp chìa khóa đúngdùng hàng ngày bị mất, người làm mất chìa khóa phải báo cáo ngay với Giám đốcbằng văn bản, nêu rõ nguyên nhân, thời gian và địa điểm mất chìa khóa.

Chìa khóa của kho tiền bị mấtthì Giám đốc phải báo ngay với cơ quan công an cùng cấp và ngân hàng cấp trên.Sau đó lập biên bản về việc mất chìa khóa và làm thủ tục xin lấy hộp chìa khóadự phòng để sử đụng. Việc thay khóa mới phải thực hiện nhanh chóng trong thờigian không quá 36 giờ.

Điều 34. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vì điều động cán bộ hay bất cứnguyên nhân nào khác mà lần lượt các chìa của các ổ khóa cửa kho tiền giao vàotay một người. Nếu xảy ra tình trạng này (coi như tất cả các ổ khóa cửa kho tiền đã bị lộ bí mật, bị mất chìa) thìGiám đốc phải chịu trách nhiệm như chính mình đã làm lộ, làm mất chìa khóa cửakho tiền:

Điều 35. Các chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két, tủ sắt... không bảo quảntheo đúng quy định tại Chế độ này được coi là đã bị lộ bí mật.

Khi bị lộ bí mật chìa khóa phảithay thế ổ khóa mới hoặc mã số mới. Ngườilàm lộ, làm mất chìa khóa phải kiểm điểm nghiêm túc và phải bồi thường chi phíthay ổ khóa mới; phải chịu kỷ luậthành chính hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Trường hợp khẩn cấp, nếu thiếu một hay hai người giữ chìa khóa, thì Giámđốc cho phép sử dụng chìa khóa dự phòng; nếu quá khẩn cấp thì Giám đốc cho phácửa để cứu tài sản và báo cáo ngân hàng cấp trên kịp thời.

Mục III.

VÀO, RA KHO TIỀN

Điều 37. Đối tượng được phép vào kho tiền khi thực hiện nhiệm vụ:

1. Giám đốc và các thành viêncó trách nhiệm giữ chìa khóa cửa kho tiền.

2. Giám đốc, Phó Thống đốc Ngânhàng Nhà nước kiểm tra các kho tiền trong ngành ngân hàng.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị,Tổng Giám đốc tổ chức tín dụng kiểm tra kho tiền thuộc hệ thống.

4. Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ pháthành và kho quỹ vào kho tiền hệ thống Ngân hàng Nhà nước để thực hiện các nhiệmvụ được giao

Cán bộ được Thống đốc Ngân hàngNhà nước cho phép bằng văn bản vào kiểm tra kho tiền trong ngành ngân hàng. Cánbộ được Tổng Giám đốc tổ chức tín dụng có văn bản cho phép kiểm tra kho tiền tổchức tín dụng.

5. Giám đốc chi nhánh Ngân hàngNhà nước, cán bộ được Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có văn bản cho phépkiểm tra kho tiền của tổ chức tín dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố.

6. Cán bộ kiểm soát vào khotiền để giám sát việc xuất nhập tài sản; kiểm tra kho tiền theo kế hoạch côngtác đã được Giám đốc duyệt.

7. Cán bộ, nhân viên được giaonhiệm vụ tổ chức và bốc xếp, vận chuyển tài sản bảo quản trong kho tiền.

8. Các thành viên của Hội đồngkiểm kê tài sản kho quỹ định kỳ, đột xuất.

9. Cán bộ giám sát và cán bộ kỹthuật, công nhân làm nhiệm vụ sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị, các khóa trong kho tiền, có giấy đềnghị, được Giám đốc chấp thuận cho phép vào kho tiền.

Điều 38. Các trường hợp được vào kho tiền:

1. Thực hiện lệnh, phiếu xuất,nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

2. Nhập tiền mặt thuộc Quỹnghiệp vụ, ngoại tệ, giấy tờ có giá vào bảo quản trong kho tiền hoặc xuất ra đểsử dụng hàng ngày.

3. Kiểm tra kho tiền trong cáctrường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 37 của Chế độ này, kiểm kê tàisản và các trường hợp kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khác theo quy định tạiĐiều 56 của Chế độ này.

4. Quét dọn, bốc xếp, đảo kho.

5. Sửa chữa, lắp đặt, kiểm tratrang thiết bị trong kho tiền.

6. Cứu tài sản trong kho tiềntrong các trường hợp khẩn cấp.

7. Xuất - nhập tài sản làm dịchvụ bảo quản hiện vật quý; xuất nhập hàng đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, tổchức tín dụng khác gửi qua đêm.

Điều 39. Mỗi lần vào kho tiền phải đăng ký vào sổ đăng ký vào kho tiền. khi vào, thủ kho tiền vào đầu tiên; khi ra, thủkho tiền ra cuối cùng. Việc mở và đóng các ổ khóa cửa kho tiền theo nguyên tắc từng người một và theo đúng thứ tự,khi mở cửa kho tiền: Giám đốc, Trưởng Phòng Kế toán, thủ kho tiền; ngược lại,khi đóng cửa kho tiền: thủ kho tiền, Trưởng Phòng Kế toán, Giám đốc. Ra khỏikho tiền mọi người phải ký tên xác nhận trên sổ đăng ký vào kho tiền.

Điều 40.

1. Trước khi mở khóa, nhân viênan toàn kho, các thành viên giữ chìa khóa kho tiền phải quan sát kỹ tình trạngbên ngoài ổ khóa và cửa kho tiền.

a) Nếu thấy có vết tích nghivấn, phải ghi đầy đủ nghi vấn trước khi mở khóa;

b) Nếu thấy vết tích đã có kẻgian xâm nhập kho tiền, phải giữ nguyên hiện trường để công an đến xem xét, lậpbiên bản; sau đó mới mở khóa vào kho tiền.

2. Trước khi ra khỏi kho tiền:

a) Kiểm tra các hiện vật cầnmang ra ngoài kho;

b) Kiểm tra lại các hệ thốngthiết bị an toàn;

c) Thủ kho tiền và nhân viên antoàn kho phải kiểm tra lại lần cuối cùng trước khi đóng cửa kho tiền.

Mục IV

CANH GÁC, BẢO VỆ KHOTIỀN, QUẦY GIAO DỊCH

Điều 41. Hết giờ làm việc, phải khóa cửa quầy giao dịch và các cửa thuộc khu vựckho tiền.

Ngoài lực lượng bảo vệ, nhânviên trực điều khiển thiết bị an toàn kho tiền đã được phân công (nếu có),không ai được tự ý ở lại một mình tại nơi làmviệc trong trụ sở ngân hàng (trụ sở kiêm kho tiền). Nếu có yêu cầu làm việcngoài giờ, ít nhất phải có 2 người, được Giám đốc ngân hàng cho phép bằng vănbản và thông báo cho bộ phận bảo vệ biết.

Điều 42. Kho tiền phải được canh gác, bảo vệ thường xuyên đảm bảo an toàn 24giờ/ngày. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng phối hợp chặt chẽ với lực lượngcảnh sát tại địa phương xây dựng phương án bảo vệ kho tiền.

Kho tiền chi nhánh Ngân hàngNhà nước, Kho tiền Trung ương có lực lượng cảnh sát bảo vệ.

Điều 43. Nhũng người có nhiệm vụ bảo vệ kho tiền phải chịu trách nhiệm về antoàn kho tiền trong phạm vi được phân công,

Chương V

VẬN CHUYỂN HÀNG ĐẶCBIỆT

Điều 44. Hàng đặc biệt quy định trong chương này bao gồm: tiền mặt, tài sản quý,giấy tờ có giá

Việc tổ chức vận chuyển hàngđặc biệt phải tuân theo quy trình: bắt đầu từ khi nhận, đóng gói niêm phong tàisản và phương tiện bảo quản; bốc xếp lên xe; vận chuyển trên đường, đến địađiểm nhận, giao hàng và hoàn thành đầy đủ các thủ tục giao nhận mới kết thúc.

Điều 45.

1. Vụ Nghiệp vụ phát hành vàkho quỹ có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển hàng đặc biệt từ nhà máy in tiền, sânbay, bến cảng, nhà ga về kho tiền Trung ương; từ Kho tiền Trung ương đến cácchi nhánh Ngân hàng Nhà nước và ngược lại, giữa các Kho tiền Trung ương, giữacác chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.

2. Vận chuyển ngoại tệ ra nướcngoài phải có Lệnh của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đối với ngoại tệ của Ngânhàng Nhà nước) hoặc Lệnh của Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng (đối vớingoại tệ của tổ chức tín dụng).

3. Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổchức tín dụng quy định thẩm quyền cấp Lệnh điều chuyển tiền mặt giữa các chinhánh và quy định việc vận chuyển hàng đặc biệt trong hệ thống.

Điều 46. Khi giao nhận và vận Chuyển hàng đặc biệt, người áp tải hàng phải cógiấy ủy quyền của cấp có thẩm quyền. Vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài nộp vàotài khoản, người áp tải phải có giấy ủy quyền của giám đốc Ngân hàng Nhà nước(đối với ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước) hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chứctín dụng.

Điều 47. Vận chuyển hàng đặc biệt phải sử dụng xe chuyên dùng hoặc phương tiệnvận chuyển chuyên dùng. Trường hợp sử dụng phương tiện khác do Tổng Giám đốc(Giám đốc) tổ chức tín dụng quyết định và quy định quy trình vận chuyển, bảovệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản.

Trường hợp đột xuất hoặc khối lượngvận chuyển và giá trị tài sản lớn, vận chuyển đường dài, phải thuê phương tiện.khácnhư: máy bay, tầu hỏa, tầu biển do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đối với tàisản của Ngân hàng Nhà nước) hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụngquyết định.

Điều 48.

1. Hàng đặc biệt khi vận chuyểnphải được đóng gói, niêm phong.

2. Những người tổ chức và thamgia vận chuyển phải tuyệt đối giữ bí mật về thời gian, hành trình, loại hàng,khối lượng, giá trị, phương tiện vận chuyển.

3. Người không có nhiệm vụkhông được đi trên phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt.

Điều 49. Phải tổ chức vận chuyển hàng đặc biệt vào ban ngày(trừ trường hợp đặc biệt như vận chuyển bằng tầu hỏa, máy bay...), tránh giaonhận hàng vào ban đêm.

Vận chuyển đường dài, cần nghỉdọc đường không được đỗ xe ở nơiđông người. Trường hợp nghỉ trên đường qua đêm, phải đưa xe hàng vào trụ sởNgân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng hoặc đơn vị công an để có điều kiện đảmbảo an toàn, phối hợp bố trí trực canh gác xe hàng hoặc gửi hàng vào bảo quảntrong kho tiền.

Điều 50. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng nhận được thông báo xevận chuyển hàng đặc biệt của ngành ngân hàng có sự cố trên tuyến đường của địaphương mình, phải chủ động liên lạc, phối hợp với cơ quan cảnh sát, cùnglực lượng của xe vận chuyển có biện pháp đảm bảo an toàn tài sản: Trường hợpcần thiết, phải đề nghị Uỷ ban nhân dân địa phương phối hợp và có trách nhiệmxử lý kịp thời những sự cố xảy ra.

Điều 51. Khi hàng đặc biệt vận chuyển đến nơi nhận, đơn vị nhận hàng phải huyđộng lực lượng lao động trong đơn vị tiếp nhận hàng nhanh nhất (kể cả ngoài giờlàm việc hoặc ngày nghỉ) đưa hàng vào kho tiền bảo quản an toàn.

Điều 52.

1. Khi vận chuyển hàng đặc biệtphải có đủ lực lượng điều khiển phương tiện, áp tải, bảo vệ.

Xe vận chuyển hàng đặc biệt củaNgân hàng Nhà nước do cảnh sát có vũ trang bảo vệ; tùy theo khối lượng, giá trịvà tính chất của mỗi chuyến hàng mà ngân hàng bàn bạc, thống nhất với đơnvị cảnh sát để quyết định số lượng người đi bảo vệ, đảm bảo có ít nhất hai cảnhsát bảo vệ cho một xe hàng đặc biệt.

2. Người áp tải hàng đặc biệt làngười chỉ huy chung trên đường vận chuyển, chịu trách nhiệm đảm bảo an toànhàng đặc biệt; tổ chức thực hiện việc giao nhận, vận chuyển, bảo vệ theo đúngnhững quy định tại Chế độ này.Trường hợp khối lượng, giá trị hàng đặc biệt vậnchuyển lớn phải tổ chức thành đoàn xe, có một số người áp tải, thì Giám đốc chỉđịnh một cán bộ áp tải làm trưởng đoàn.

Điều 53. Lực lượng bảo vệ hoặc cảnh sát bảo vệ hàng đặc biệt có trách nhiệm có phươngán bảo vệ hàng, người và phương tiện từ khi bắt đầu nhận hàng đến khi giao hàngxong và trở về trụ sở cơ quan an toàn; chấp hành đúng quy định trong vận chuyểntheo Chế độ này; xử lý các trường hợp cụ thể xảy ra, không để xe bị kiểm tra,khám xét dọc đường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn, phải trực tiếp chiến đấu vàphân công các thành viên trong đoàn cùng phối hợp bảo vệ người, hàng đặc biệtvà phương tiện.

Điều 54. Người điều khiển phương tiện chịu trách nhiệm về kỹ thuật của phươngtiện vận chuyển; chấp hành đúng quy định vận chuyển hàng đặc biệt theo Chế độnày; chấp hành luật lệ giao thông; chủ động xin giấy ưu tiên hoặc mua vé quacầu, phà nhanh chóng:

Điều 55. Đơn vị tổ chức vận chuyển hàng đặc biệt phải mở sổ theo dõi từng chuyếnhàng, từ bố trí nhân lực, phương tiện, lịch trình vận chuyển.

Chương VI

KIỂM TRA, KIỂM KÊ, BÀNGIAO,

XỬ LÝ THỪA THIẾU TIỀNMẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Mục I.

KIỂM TRA, KIỂM KÊ, BÀNGIAO TIỀN MẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Điều 56. Định kỳ kiểm tra, kiểm kê như sau:

1. Kiểm tra toàn diện công tácđảm bảo an toàn kho quỹ và tổng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giámỗi năm 2 lần, thời điểm 0 giờngày 01 tháng 1 và ngày 01 tháng 7.

2. Kiểm kê Quỹ dự trữ phát hànhvà các tài sản khác bảo quản trong kho tiền mỗi tháng 1 lần, thời điểm 0 giờ ngày 01hàng tháng.

3. Kiểm kê tiền mặt thuộc Quỹtổ chức tín dụng Quỹ nghiệp vụ phát hành của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, giấytờ có giá, tài sản quý vào cuối giờ làm việc hàng ngày.

4. Kiểm tra, kiểm kê đột xuấttrong các trường hợp:

a) Khi thay đổi các thành viêngiữ chìa khóa cửa kho tiền;

b) Khi thay đổi ổ khóa hoặc bị mất chìa khóa cửa kho tiền;

c) Khi nghi có kẻ gian xâm nhậpkho tiền, quầy thu chi tiền mặt hoặc hàng đặc biệt vận chuyển trên đường; pháthiện có nhầm lẫn về tài sản trong khi xuất nhập kho tiền và thu chi tiền mặt;

d) Khi có lệnh hoặc văn bảnkiểm tra kho tiền của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 37Chế độ này;

e) Kiểm tra việc kiểm đếm,tuyển chọn tiền mặt.

5. Giám đốc có quyền kiểm kê,tổng kiểm kê đột xuất tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bất kỳ lúc nào.

Điều 57. Khi thay đổi một trong ba thành viên giữ chìa khóa cửa kho tiền Giámđốc, Trưởng Phòng Kế toán, thủ kho tiền) phải tiến hành bàn giao tiền mặt, tàisản quý, giấy tờ có giá: Tùy theo yêu cầu công việc thời gian nghỉ, Giám đốc cóthể quyết định bằng văn bản việc bàn giao từng phần hay toàn bộ tài sản.

Người nhận phải trực tiếp xemxét, kiểm tra, kiểm đếm, không được ủy quyền cho người khác làm thay.

Điều 58. Khi thực hiện kiểm kê định kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Chếđộ này và các trường hợp bàn giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải cóquyết định của Giám đốc thành lập Hội đồng kiểm kê.

Mỗi lần tổ chức kiểm đếm tờ cácloại tiền, giấy tờ có giá đã nhận theo bao, thùng tiền hay bó, túi tiền nguyênniêm phong, giám đốc có quyết định thành lập Hội đồng kiểm đếm tiền.

1. Thành phần của hội đồng kiểmkê hay Hội đồng kiểm đếm tiền:

Giám đốc: Chủ tịch Hội đồng.

Các ủy viên: Trưởng Phòng Kếtoán (hoặc Kế toán trưởng), Trưởng Phòng Tiền tệ - kho quỹ (Trưởng PhòngNgân quỹ). Kiểm soát trưởng (hoặc cán bộ kiểm soát).

Hội đồng trưng tập một số cánbộ giúp việc do Chủ tịch Hội đồng quyết định. Hội đồng lập biên bản kiểm đếmhay biên bản kiểm kê và xử lý thừa, thiếu tài sản theo quy định hiện hành.

2. Trường hợp cần kiểm kê, kiểmtra đột xuất phải thành lập Hội đồng kiểm kê, thành phần Hội đồng do Thủ trưởngcấp quyết định kiểm tra, kiểm kê quy định, nhưng không được ít hơn thành phầnquy định tại khoản 1 Điều này.

3. Việc kiểm kê cuối ngày doGiám đốc, Trưởng Phòng Kế toán (hoặc Kế toán trưởng) thực hiện. Trườnghợp vắng mặt không tham gia trực tiếp được thì từng thành viên nói trên có thểủy quyền cho cán bộ cấp phó hoặc người có trách nhiệm thay mình thực hiện việckiểm kê. Giám đốc có thể huy động thêm một số cán bộ nhân viên giúp việc kiểmkê cuối ngày. Kiểm soát trưởng hay cán bộ làm công tác kiểm soát giám sát việckiểm kê cuối ngày.

Điều 59.

1. Hội đồng kiểm kê quỹ dự trữphát hành, tài sản quý, giấy tờ có giá tại Kho tiền Trung ương định kỳ ngày 01tháng 1 và ngày 01 tháng 7 gồm có các thành viên sau:

Chủ tịch Hội đồng: Vụ trưởng VụTổng kiểm soát;

Các ủy viên: Vụ trưởng Vụ Kếtoán - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ phát hành và kho quỹ

Hội đồng được trưng tập một sốcán bộ giúp việc do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

2. Hội đồng kiểm kê củạ VụNghiệp vụ phát hành và kho quỹ thực hiện kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành, tài sảnquý, giấy tờ có giá tại Kho tiền Trung ương thời điểm 0 giờ ngày 01 hàng tháng, gồm có các thành viên:

Chủ tịch Hội đồng: Vụ trưởng VụNghiệp vụ phát hành và kho quỹ hoặc Giám đốc Kho tiền Trung ương;

Các ủy viên: Trưởng Phòng Kếtoán, Trưởng Phòng Nghiệp vụ kho tiền, kiểm soát Viên.

Hội đồng được trưng tập một sốcán bộ giúp việc do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

Mục II.

XỬ LÝ THỪA THIẾU TIỀNMẶT, TÀI SẢN QUÝ, GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Điều 60.

1. Trường hợp thiếu tiền mặt,tài sản quý, giấy tờ có giá theo biên bản của Hội đồng kiểm đếm, Hội đồng kiểmkê theo quy định của Chế độ này, người có tên trên niêm phong bao, bó tiền mặt,tài sản quý, giấy tờ có giá phải bồi thường 100% giá trị tài sản thiếu. Nếu táiphạm thì tùy mức độ, phải chịu kỷ luật theo quy định hiện hành. Trường hợpnghiêm trọng sẽ bị xử lý theo pháp luật. Các trường hợp thừa tiền trong bó tiềnđược ghi thu nghiệp vụ cho ngân hàng có tên trên bó tiền.

2. Đối với từng tổ chức tíndụng: Tổng Giám dốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng căn cứ vào khoản 1 Điều này đểquy định trong hệ thống việc xử lý thừa, thiếu tờ trong các bó tiền đã giaonhận theo bó đủ 10 thếp nguyên niêm phong.

Điều 61. Các trường hợp phát hiện thiếu hoặc thừa tiền mặt, tài sản quý, giấy tờcó giá trong kho tiền, quầy giao dịch, trong quá trình vận chuyển, Giám đốcphải quyết định kiểm kê toàn bộ tài sản. Giám đốc, Trưởng Phòng Kế toán, Kiểmsoát trưởng, Trưởng Phòng Tiền tệ phải trực tiếp xem xét, (kiểm tra, lập biênbản, ghi sổ sách kịp thời và truy cứu trách nhiệm cá nhân của người được giaonhiệm vụ bảo quản tài sản, trách nhiệm của những người có liên quan để kịp thờithu hồi toàn bộ giá trị tài sản thiếu mất.

Những vụ thiếu, mất tiền mặt,tài sản quý, giấy tờ có giá trị từ một triệu đồng trở lên hoặc các trường hợpthiếu, mất tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành, phải điện báo cáo cấp trên theohệ thống dọc (nếu có); tổ chức tín dụng báo cáo chi nhánh Ngân hàng. Nhà nước,chi nhánh Ngân hàng Nhà nước điện báo cáo Ngán hàng Nhà nước (Vụ Nghiệp vụ pháthành và kho quỹ) trong 24 giờ.

Những vụ mất tiền có dấu hiệudo kẻ gian đột nhập lấy cắp, cướp tài sản; do tham ô, lợi dụng (có yếu tố cấuthành tội phạm), phải giữ nguyên hiện trường báo cáo cơ quan công an.

Điều 62. Trường hợp do sơ xuất trong giao nhận, đếm kiểm, bảo quản dẫn đếnthiếu, mất tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá; qua xác minh không có biểuhiện tham ô, lợi dụng tài sản thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và xử lýtheo pháp luật hiện hành. Ngân hàng Nhà nước thành lập Hội đồng giải quyết việcbồi thường thiệt hại để xử lý trách nhiệm vật chất.

Điều 63. Giám đốc và những người có trách nhiệm quản lý, giám sát, bảo quản antoàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, nếu không hoàn thành nhiệm vụ đểxảy ra thiếu mất tiền trong kho quỹ hoặc để cán bộ thuộc quyền quản lý tham ô,lợi dụng, lấy cắp tài sản thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật; cóliên đới trách nhiệm vật chất đến vụ mất tiền, mất tài sản thì phải bồi hoàn;trường hợp nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 64.

1. Những cán bộ, nhân viên làmnhiệm vụ quản lý, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vàchiến sĩ cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ có thành tích xuất sắc, dũng cảm bảo vệtài sản thì được khen thưởng.

2. Đối với cán bộ, nhân viênlàm công tác kho quỹ nếu tham ô, lợi dụng tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giáthì phải bồi thường 100% giá trị tài sản thiếu và buộc thôi việc; trường hợpnghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Những cán bộ, nhân viên làmcông tác kho quỹ quy định ở Chế độnày được hưởng phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp độc hại, nặng nhọc; bồi dưỡng độc hạibằng hiện vật; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của Nhà nướcvà của ngành.

Điều 65. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng tổ chức tổng kết hàngnăm về công tác an toàn kho quỹ. Báo cáo của tổ chức tín dụng gửi về chi nhánhNgân hàng Nhà nước trên địa bàn và tổ chức tín dụng cấp trên (nếu có). Chinhánh Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng tổng hợp báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 66.

1. Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ pháthành và kho quỹ có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Chế độ này.

2. Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soátchịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm soát việc tổ chức thực hiện trong hệ thống Ngânhàng Nhà nước. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng tổ chức công tác kiểm soát việc tổchức thực hiện trong hệ thống.

3. Chánh Thanh tra Ngân hàngNhà nước có trách nhiệm triển khai công tác thanh tra việc tổ chức thực hiệncủa tổ chức tín dụng.

Điều 67. Việc giao nhận tiền mặt giữa chi nhánh Ngân hàng Nhà nước hay tổ chứctín dụng với Kho bạc Nhà nước và ngược lại thực hiện giống như việc giao nhậntiền mặt giữa chi nhánh Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng quy định tạiChế độ này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22030&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận