ngân hàng nhà nước QUYẾT ĐỊNH CỦATHỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Về việc phê duyệt Đềán triển khai nghiệp vụ thị trường mở
THỐNG ĐỐCNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật Các tổchức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tíndụng;
QUYẾTĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án triểnkhai nghiệp vụ thị trường mở (kèm theo Quyết định này)với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của Đề án:
Nghiệp vụ thị trường mở là mộttrong những công cụ của chính sách tiền tệ, thực hiệnviệc mua hoặc bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạngiữa Ngân hàng Nhà nước Trung ương với các tổ chứctín dụng.
Thông qua hoạt động của nghiệp vụ thịtrường mở, Ngân hàng Trung ương có thể chủ độngđiều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng vàkiểm soát lãi suất thông qua việc mua hoặc bán cácchứng từ có giá ngắn hạn, nhằm thực hiện các mục tiêucủa chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
2. Nội dung hoạt động của nghiệp vụthị trường mở:
Căn cứ vào yêu cầu của điều hànhchính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và căn cứ vàotình hình thừa hoặc thiếu vốn khả dụng của các tổchức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyếtđịnh việc mua hoặc bán các giấy tờ có giá ngắn hạnvới các tổ chức tín dụng. Việc mua hoặc bán các giấytờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chứctín dụng được thực hiện tại Sở Giao dịch ngân hàngNhà nước, theo phương thức đấu thầu.
Điều 2. Tổ Công tác chuẩn bịnghiệp vụ thị trường mở cùng với các đơn vị liênquan có trách nhiệm tham mưu cho Thống đốc ngân hàngNhà nước trong việc xây dựng các văn bản triển khai vàthực hiện các công việc để triển khai hoạt động củathị trường mở như sau.
1. Vụ Tín dụng:
Trình Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước:
a. Quy chế nghiệp vụ thị trường mở;
b. Quy chế về nghiệp vụ chiết khấu, táichiết khấu;
c. Quy chế tái cấp vốn của NHNN đối vớicác tổ chức tín dụng;
d. Nghiên cứu để tiến tới nâng cấphoạt động thị trường liên ngân hàng;
e. Phối hợp với các vụ, cục, sở củaNgân hàng Nhà nước tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cánbộ, chuyên viên của Ngân hàng Nhà nước và các tổchức tín dụng.
2. Vụ Chính sách tiền tệ:
Trình Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nướcban hành:
a. Quy chế phát hành và đấu thầu tínphiếu NHNN;
b. Quy chế quản lý vốn khả dụng của cáctổ chức tín dụng;
3. Vụ Kế toán-Tài chính:
a. Dự thảo văn bản hướng dẫn hạch toánkế toán có liên quan đến nghiệp vụ thị trường mở;
b. Lập kế hoạch tài chính về chi phíhoạt động nghiệp vụ thị trường mở;
c. Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế thanhtoán bù trừ.
4. Vụ Tổ chức, cán bộ và đào tạo:
Dự thảo và trình Ban Lãnh đạo NHNN banhành Quyết định thành lập Ban Điều hành nghiệp vụ thịtrường mở.
5. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước:
a. Hướng dẫn Quy trình thực hiện nghiệpvụ thị truờng mở tại sàn giao dịch, tổ chức thực hiệnsàn giao dịch;
b. Hướng dẫn Quy trình thực hiện đấuthầu tín phiếu NHNN;
c. Quy định về việc đăng ký tín phiếu.
d. Phối hợp với Cục quản trị và CụcCông nghệ tin học cung cấp trang, thiết bị cho bộ phậnthị trường mở; đồng thời phối hợp với Vụ Tín dụngvà các Vụ, Cục liên quan tổ chức tập huấn cho cán bộNgân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
6 . Vụ Pháp chế:
a. Thẩm định về mặt pháp lý các dựthảo văn bản quy phạm pháp luật về nghiệp vụ thịtrường mở;
b. Giúp Ban lãnh đạo NHNN phối hợp vớicác cơ quan Nhà nước hữu quan để trình Uỷ Ban Thườngvụ Quốc hội thông qua dự thảo Pháp lệnh Thương phiếu;
c. Phối hợp với các Vụ, Cục có liênquan nghiên cứu nội dung báo cáo Ban lãnh đạo Ngân hàngNhà nước về việc trình các cấp sửa đổi Luật Ngânhàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng liên quanđến nghiệp vụ TTM.
7. Vụ Quan hệ quốc tế:
a. Lập kế hoạch và trình Thống đốc NHNNvề mời chuyên gia tư vấn nước ngoài, tổ chức khảo sáthọc tập kinh nghiệm tại nước ngoài hoặc sưu tầm tàiliệu có liên quan về điều hành nghiệp vụ thị trườngmở và thực tiễn về điều hành thị trường liên ngânhàng.
b. Làm đầu mối liên hệ với các tổchức tài chính quốc tế (như WB hoặc ADB) để được trợgiúp kỹ thuật (TA) cho Thị trường mở.
8. Cục Công nghệ tin học ngân hàng:
a. Tham gia ý kiến vào các văn bản dựthảo để đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật;
b. Hoàn thiện lại chương trình máy tínhthực hiện nghiệp vụ, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chocác bộ phận có liên quan thực hiện;
c. Cùng Cục Quản trị, Sở Giao dịch vàVụ Tín dụng dự trù nhu cầu về máy tính và trang bịmáy tính, truyền thông nối mạng cho Ngân hàng Nhà nướcđể thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.
9. Cục quản trị:
a. Phối hợp với Sở Giao dịch, Vụ Tíndụng lập dự trù kinh phí nhu cầu mua sắm và các chi phíđể đảm bảo hoạt động của thị trường, gửi Vụ Kếtoán - Tài chính để báo cáo Thống đốc;
b. Bố trí địa điểm làm việc cho Bộphận nghiệp vụ thị trường mở theo đúng yêu cầu củaquy trình nghiệp vụ thị trường mở;
c. Trang bị máy móc cần thiết cho các bộphận thực hiện nghiệp vụ thị trường mở theo yêu cầu.
10. Các tổ chức tín dụng thành viênthị trường mở:
a. Bổ sung, sửa đổi cơ chế điều hoàvốn trong nội bộ hệ thống của mình cho phù hợp vớihoạt động thanh toán bù trừ .
b. Trang bị máy tính, nối mạng giữa chinhánh và hội sở chính với Ngân hàng Nhà nước Trungương (Bộ phận nghiệp vụ thị trường mở).
c. Bố trí cán bộ thực hiện nghiệp vụthị trường mở.
Điều 3. Quyết định này có hiệulực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ngân hàngNhà nước, Vụ trưởng Vụ Tín dụng và thủ trưởng cácđơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam; Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc cáctổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.
ĐỀ ÁNTRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
(Phê chuẩn theo Quyếtđịnh số: 340/1999/QĐ-NHNN14
ngày 30/9/1999 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước)
I. SỰ CẦN THIẾT CỦANGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ:
Trong tình hình hiện nay việc điềuhành chính sách tiền tệ đang được chuyển dần từphương pháp điều hành trực tiếp sang gián tiếp, đòihỏi phải đưa vào sử dụng các công cụ thích hợp. Mộttrong những công cụ được Ngân hàng Trung ương cácnước phát triển kinh tế thị trường sử dụng là nghiệpvụ thị trường mở (TTM). Nền kinh tế Việt Nam bước đầuđang hình thành những điều kiện khách quan và chủ quanđể có thể từng bước áp dụng điều hành chính sáchtiền tệ bằng những công cụ gián tiếp, trong đó cónghiệp vụ thị trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở là mộttrong những công cụ của chính sách tiền tệ, thực hiệnviệc mua hoặc bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạngiữa Ngân hàng Nhà nước Trung ương với các tổ chứctín dụng là thành viên của thị trường tiền tệ (gọitắt là thành viên).
Thông qua hoạt động của nghiệp vụ thịtrường mở, Ngân hàng Trung ương có thể là chủ độngđiều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng vàkiểm soát lãi suất thông qua việc mua hoặc bán cácchứng từ có giá ngắn hạn, nhằm thực hiện các mục tiêucủa chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Hiện nay, thị trường tiền tệ của ViệtNam đang ở giai đoạn đầu, vì vậy, cần sử dụng cáccông cụ của chính sách tiền tệ như chính sách lãisuất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá, tái cấp vốn để bổtrợ lẫn nhau. Trước mắt, công cụ nghiệp vụ thị trườngmở sẽ hỗ trợ các công cụ này, sau này có thể sẽ thaythế dần công cụ tái cấp vốn vào thời kỳ thích hợp.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHOHOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ:
1. Tại Điều 9 Luật Ngân hàng Nhànước quy định:
1.1. Điểm 4: Nghiệp vụ thịtrường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giángắn hạn do ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thịtrường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốcgia.
1.2. Điểm 2: Thị trườngtiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán cácgiấy tờ có giá ngắn hạn bao gồm: tín phiếu Kho bạc,tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; chứng chỉ tiền gửi vàcác giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
1.3. Điểm 15: Giấy tờ cógiá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 1năm .
2. Điều 21 Luật Ngân hàng Nhà nướcquy định về nghiệp vụ TTM như sau:
NHNN thực hiện nghiệp vụ TTM thông quaviệc mua bán tín phiếu Kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tínphiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn kháctrên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiềntệ quốc gia.
3. điều 70 luật các tổ chức tín dụngquy định:
Tổ chức tín dụng được tham gia thịtrường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, bao gồmthị trường đấu gia tín phiếu kho bạc, thị trường nộitệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ cógiá ngắn hạn khác theo quy định của Ngân hàng Nhànước.
4. Quy chế phát hành tín phiếu NHNNdo Thống đốc NHNN ban hành kèm theo Quyết định số211/QĐ-NH1 ngày 22/09/1994.
5. Nghị định số 72/CP ngày26/7/1994 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế pháthành trái phiếu Chính phủ.
6. Thông tư Liên Bộ Ngân hàng Nhànước - Bộ Tài chính số 01/NHNN-TC ngày 10/2/1995 hướngdẫn việc phát hành tín phiếu Kho bạc qua NHNN.
7. Quyết định của Thống đốc NHNNban hành Quy chế tổ chức đấu thầu tín phiếu Kho bạc quaNHNN số 61/ QĐ - NH19 ngày 8/3/1995.
III. NHỮNG THUẬN LỢI,KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ:
1. Thuận lợi:
- Đã có hành lang pháp lý là Luật NHNN,Luật Các tổ chức tín dụng quy định nghiệp vụ thịtrường mở là một trong những công cụ để thực hiệnchính sách tiền tệ
- Song song với việc điều hành chínhsách tiền tệ bằng những công cụ có kết quả trong thờigian qua như : chính sách lãi suất, dự trữ bắt buộc,quản lý tỷ giá, chính sách tín dụng.... Ngân hàng Nhànước từng bước tạo tiền đề cho nghiệp vụ thị trườngmở.
- Hệ thống thanh toán từng bước đượchiện đại hoá, đội ngũ cán bộ không ngừng được nângcao cả về lý luận, thực tiễn đáp ứng yêu cầu hiệnđại hoá công nghệ ngân hàng.
- Trong thời gian vừa qua Ngân hàngNhà nước đã thực hiện thử có rút kinh nghiệm việc mualại có thời hạn trái phiếu Kho bạc của Ngân hàng Côngthương.
2. Khó khăn:
2.1. Công cụ cho nghiệp vụ TTM:
Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhànước, công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở (thịtrường vốn ngắn hạn) là:
2.1.1 Tín phiếu Kho bạc Nhà nước:
Từ năm 1996 đến hết năm 1998 NHNN đãphối hợp với KBNN tổ chức đấu thầu tín phiếu và tráiphiếu Kho bạc. Trong năm 1996 Kho bạc Nhà nước phát hànhgần 1000 tỷ đ. tín phiếu qua NHNN, sau đó chủ yếu làphát hành trái phiếu Kho bạc. Riêng năm 1998 đã tổchức đấu thầu được 46 đợt, 8 tháng đầu năm 1999 tổchức được 30 đợt với khối lượng trái phiếu pháthành qua NHNN còn thời hạn thanh toán đến nay là trên4000 tỷ đồng. Trong đó chỉ tập trung ở một số đơn vị:
- Ngân hàng Công thương Việt Nam trên2000 tỷ đồng.
- Ngân hàng Đầu tư và phát triểnVNtrên 600 tỷ đồng.
Còn lại chủ yếu tập trung ở các công tybảo hiểm. Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam thì các trái phiếu này không thể sử dụng làmcông cụ cho TTM được.
Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng, SởGiao dịch đã nhiều lần trao đổi với Bộ Tài chính vàđề nghị KBNN phát hành loại tín phiếu KBNN có thời hạndưới 1 năm (3, 6, 9 tháng) để thuận lợi cho việc triểnkhai các công cụ cho TTM và tạo điều kiện cho các thànhviên mua bán lại với nhau. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chínhthì loại tín phiếu KBNN kỳ hạn dưới 01 năm không thuậntiện cho Bộ Tài chính trong việc chuẩn bị nguồn vốn đểthanh toán, đồng thời chi phí phát hành sẽ cao. Ngày15/6/1999 Vụ Chính sách tiền tệ đã làm việc với chuyênviên Bộ Tài chính, thì chỉ được hứa vào đầu năm2000 mới có thể phát hành tín phiếu.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thếgiới, Tiến sỹ Andreas Hauskrecht chuyên gia Dự án Đức -Việt (GTZ), chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Phát triểnChâu á và nhiều chuyên gia khác cho rằng Bộ Tài chínhvẫn duy trì việc phát hành trái phiếu như hiện nay,trong điều kiện Luật Ngân hàng Nhà nước quy định hoạtđộng Thị trường mở trên Thị trường tiền tệ thì trongtương lai khó có thể tạo điều kiện cho TTM đi vàohoạt động.
2.1.2. Tín phiếu Ngân hàng Nhànước:
Sau khi Quy chế tín phiếu Ngân hàng Nhànước được ban hành, trong 4 năm qua NHNN đã tổ chứcđược 3 đợt đấu thầu tín phiếu NHNN vào cuối năm 1995và đầu năm 1996 với tổng số phát hành là 1.565,5 tỷđồng, thời hạn từ 01 đến 03 tháng, lãi suất bằng0,7%/tháng trả trước.
Tháng 1/1999, NHNN phát hành lượng tínphiếu NHNN với tổng giá trị là 600 tỷ đồng, thời hạn 3tháng, lãi suất 0,9%/tháng , nay đã hết hạn.
Ngày 28/04/1999, NHNN phát hành 700 tỷđồng Tín phiếu NHNN với phương thức bắt buộc nay đãhết hạn.
2.1.3 Các loại chứng chỉtiền gửi các tổ chức tín dụng chưa phát hành. Hiện nayNHTM đã phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, các trái phiếunày chưa thể sử dụng làm công cụ cho nghiệp vụ thịtrường mở được vì không phù hợp với Luật Ngân hàngNhà nước.
2.2. Thực hiện các nghiệp vụ khác:
- Việc thực hiện cho vay tái cấp vốn củaNHNN đối với các tổ chức tín dụng trong thời gian vừaqua vẫn còn ở mức ban đầu, không thường xuyên, phạm vihẹp, tập trung chủ yếu ở các ngân hàng thương mạiquốc doanh (khoảng 90%).
- Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện chocác ngân hàng thương mại và chi nhánh của các NHTM vaythanh toán bù trừ tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thànhphố, chưa tập trung về hội sở chính.
- Cơ chế điều hành lãi suất mới chỉ ởbước đầu thực hiện điều hành theo tín hiệu thịtrường có sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhànước thông qua điều chỉnh thích hợp từng thời kỳ bằngquyết định và quản lý trần lãi suất.
- Thị trường liên ngân hàng mới ở dạngsơ khai. Sau 23 phiên giao dịch trực tiếp tại NHNN năm1993 không có kết quả, nay đã chuyển sang giao dịch giántiếp (các thành viên giao dịch không qua NHNN) quy môhoạt động nhỏ, khối lượng giao dịch không đều (có khihàng tuần hoặc hàng tháng mới phát sinh), thông tin chưacập nhật và chưa tập trung đầy đủ về NHNN. Vì vậy,NHNN chưa thể sử dụng để dự đoán vốn khả dụng (thừahay thiếu vốn) hoặc xác định lãi suất trên thịtrường.
Thị trường mua bán lại tín phiếu làmột trong những cở sở để tồn tại và phát triển nghiệpvụ thị trường mở tuy có hình thành, nhưng mới chỉ ởdạng sơ khai, không thường xuyên và doanh số hoạt độngkhông lớn, do khối lượng tín phiếu các tố chức tíndụng sở hữu không nhiều;
IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNGNGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ:
Căn cứ yêu cầu điều hành chính sáchtiền tệ trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình thừahoặc thiếu vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định mua hoặc báncác giấy tờ có giá ngắn hạn với các thành viên. Việcmua hoặc bán các giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhànước với các tổ chức tín dụng được thực hiện tạiSở Giao dịch ngân hàng Nhà nước, theo phương thức đấuthầu.
1. Thành viên tham gianghiệp vụ thị trường mở:
Ngoài Ngân hàng Nhà nước với tư cáchvừa là thành viên, vừa là người điều hành thịtrường, còn có thành viên là các tổ chức tín dụngđược thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chứctín dụng, bao gồm: Tổ chức tín dụng Nhà nước, tổ chứctín dụng cổ phần Nhà nước và nhân dân, tổ chức tíndụng Hợp tác, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chứctín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việtnam (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng).
2. Điều kiện để tham gia nghiệp vụthị trường mở:
- Là hội sở chính có tài khoản tại NHNN( Sở Giao dịch NHNN hoặc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố);
- Có nối mạng máy vi tính với NHNN TW;
- Có tình hình tài chính lành mạnh,đảm bảo khả năng thanh toán;
- Chấp hành quy định nghiệp vụ thịtrường mở;
3. Các loại công cụ giao dịch tại thịtrường mở:
Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhànước và Luật các tổ chức tín dụng công cụ giao dịchtại thị trường mở bao gồm: tín phiếu Kho bạc,tín phiếu NHNN, và các loại giấy tờ có giá ngắn hạnkhác có thời hạn dưới 01 năm được Thống đốc NHNHNcho phép mua bán trên thị trường (Sau đây gọi tắt làtín phiếu).
Trước mắt, để chủ động đưa nghiệpvụ thị trường mở vào hoạt động, Ngân hàng Nhà nướcsử dụng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước làm công cụ chohoạt động của Thị trường mở. Sau khi Bộ Tài chínhphát hành tín phiếu Kho bạc qua NHNN, sẽ sử dụng thêmtín phiếu Kho bạc Nhà nước;
Trong quá trình hoạt động nghiệp vụ thịtrường mở, căn cứ vào điều kiện và nhu cầu pháttriển của thị trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcsẽ bổ sung các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khácđược mua, bán trên thị trường phù hợp với từng thờikỳ, đồng thời từng bước thu hẹp việc sử dụng tínphiếu NHNN.
4. Xác định giá mua hoặc giá bán củanghiệp vụ TTM:
Được xác định trên cơ sở cung cầutrên thị trường và lãi suất chỉ đạo của Ngân hàngNhà nước, phù hợp với yêu cầu điều hành chính sáchlãi suất hiện hành.
5. Phương thức mua bán:
- Mua hoặc bán hẳn;
- Mua hoặc bán có thời hạn (kèm theo hợpđồng mua lại hoặc hợp đồng bán lại).
6. Nguồn vốn và sử dụng vốn tronghoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhànước
Nguồn vốn và sử dụng vốn trong hoạtđộng nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàngNhà nước quyết định trên cơ sở căn cứ vào lượngtiền cung ứng hàng năm đã được phê duyệt, quỹ thựchiện chính sách tiền tệ, cơ chế nghiệp vụ Ngân hàngTrung ương và chế độ tài chính của NHNN.
7. Cơ cấu tổ chức nghiệp vụ thịtrường mở, nhiệm vụ của từng bộ phận:
7.1 Cơ cấu của hoạt động nghiệp vụTTM theo sơ đồ sau:
Ban điều hành nghiệp vụ Bộ phận quảnlý
thị trường mở vốn khảdụng
< ----- (Vụ CSTT)
Trưởng ban: Phó Thống đốc NHNN (1)
Phó ban:
- Vụ trưởng Vụ CSTT (Phó ban thườngtrực)
- Giám đốc Sở Giao dịch NHNN
Thành viên gồm: - Vụ trưởngVụ TD
- Phó Giám đốc Sở Giao dịch
- Một chuyên viên Sở Giao dịch làm thưký
Bộ phận thanh toán
. (2) (Sở Giao dịch)
1 cán bộ phụ trách
1 chuyên viên nghiệp vụ
Bộ phận nghiệp vụ (4)
thị trường mở
(Sở Giao dịch)
Bộ phận đăng ký
- 1 Phó Giám đốc điều hành; tínphiếu
- Phòng nghiệp vụ. (Sở Giao dịch)1 phụ trách, 1 chuyên viên (3) (5)
7.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận:
7.2.1 Bộ phận quản lý vốn khả dụng:
- Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi và cungcấp kết quả dự đoán vốn khả dụng theo định kỳ củacác ngân hàng;
- Kiến nghị với Ban Điều hành nghiệp vụthị trường mở về khối lượng giấy tờ có giá ngắn hạnmà Ngân hàng Trung ương cần mua, hoặc bán trong kỳ.
7.2.2 Ban Điều hành nghiệp vụthị trường mở:
- Điều hành hoạt động của thị trường,tiếp nhận thông tin từ Bộ phận quản lý vốn khả dụng(kết quả dự đoán vốn khả dụng của các ngân hàng),thông tin về lượng và thời hạn tín phiếu đã mua hoặcbán trong từng thời kỳ từ Bộ phận nghiệp vụ thịtrường mở và từ các vụ, cục, ban, các chi nhánh NHNNtỉnh, thành phố về những vấn đề có liên quan đến vốnkhả dụng của các ngân hàng, về nhu cầu vốn tín dụngcho nền kinh tế, về lãi suất cho vay nền kinh tế,.v.v.
- Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcvề mức vốn, nguồn vốn và khối lượng tín phiếu cần muahoặc bán, lãi suất tín phiếu và thời hạn mua, bán tínphiếu tối đa trong từng thời kỳ;
- Xử lý những vấn đề phát sinh trongquá trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở và nhữngnội dung mà bộ phận nghiệp vụ thị trường mở hay bộphận thanh toán không giải quyết được.
- Xác định và thông báo khối lượngtín phiếu cần bán, cần mua trong kỳ và thời hạn cònlại của tín phiếu được mua hoặc bán tối đa, lãi suấtchỉ đạo (nếu có) cho Bộ phận Nghiệp vụ thị trườngmở.
- Tổng hợp và phân tích diễn biến củaThị trường.
7.2.3 Bộ phận nghiệp vụ thịtrường mở ( tại Sở Giao dịch NHNN):
- Căn cứ vào Thông báo của Ban Điềuhành nghiệp vụ thị trường mở về khối lượng tín phiếucần bán hoặc cần mua hàng ngày và thời hạn mua bán tínphiếu tối đa để thực hiện nghiệp vụ thị trường mởnhư:
+ Thông báo mua hoặc bán tín phiếu;
+ Tiếp nhận việc đăng ký mua hoặc bántín phiếu của các thành viên.
+ Tổ chức đấu thầu theo nguyên tắc đấuthầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất.
- Phối hợp với Trung tâm tuyên truyền -báo chí thông báo về những hoạt động của thị trườngtrong hệ thống Ngân hàng Nhà nước và trên phương tiệnthông tin đại chúng về khối lượng tín phiếu mua, bán,lãi suất, thể thức mua bán.
- Tham mưu cho Ban Điều hành nghiệp vụthị trường mở những vấn đề khác, có liên quan đếnhoạt động của thị trường.
7.2.4 Bộ phận đăng ký tín phiếu:
- Thực hiện việc đăng ký tín phiếu;
- Bảo quản tín phiếu đã đăng ký đểhoạt động trên thị trường mở của các thành viên;
- Xác nhận, phong toả, chuyển quyền sởhữu tín phiếu khi thực hiện nghiệp vụ thị trường mở;
- Theo dõi , thống kê chi tiết về thờihạn tín phiếu đã mua, đã bán để cung cấp thông tincho Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở.
7.2.5 Bộ phận thanh toán:
- Thực hiện việc ký quỹ đấu thầu củacác thành viên;
- Thực hiện việc hạch toán kế toán vàthanh toán theo kết quả của hoạt động thị trường mở.
8. Quy trình hoạt động nghiệpvụ thị trường mở.
8.1. Dự đoán vốn khả dụng của hệthống ngân hàng:
Vào cuối ngày trước ngày thực hiệnnghiệp vụ, Bộ phận Quản lý vốn khả dụng phải hoànthành việc dự đoán vốn khả dụng, trong đó cần thôngtin được tình hình như: Số dư tiền gửi Ngân hàng Nhànước và tình hình thừa, thiếu vốn khả dụng của cácngân hàng của ngày hôm sau và chuyển kết quả dự đoánđó cho Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở (kèmtheo đề nghị khối lượng tín phiếu cần mua hoặc cầnbán).
Việc dự đoán vốn khả dụng của cácngân hàng được thực hiện theo quy định trong "Quychế quản lý vốn khả dụng" của Ngân hàng Nhànước.
8.2 Xác định khối lượng tín phiếucần mua hoặc cần bán trong ngày:
Trước mắt, trong thời gian đầu, dolượng tín phiếu còn ít, kinh nghiệm còn mới nên cóthể quy định thông báo mười ngày một lần vào cácngày 4, 14 và 24 hàng tháng.
Hàng ngày, vào 8 giờ ngày thực hiệnnghiệp vụ (ngày 4, 14 và 24), Trưởng Ban Điều hànhnghiệp vụ thị trường mở hội ý với các thành viên đểxác định khối lượng tín phiếu cần mua hoặc cần bánqua nghiệp vụ thị trường mở trong ngày.
Việc xác định khối lượng tín phiếucần mua hoặc cần bán dựa vào các căn cứ chủ yếu sauđây:
- Mục tiêu của Chính sách tiền tệ;
- Kết quả dự đoán vốn khả dụng ;
- Khối lượng tín phiếu đã mua hoặc đãbán thực tế tại sàn giao dịch TTM.
Khối lượng tín phiếu cần mua hoặc cầnbán được thông báo (bằng văn bản) cho Bộ phận Nghiệpvụ thị trường mở (Trước 9 giờ) theo những nội dung sau:
- Khối lượng cần mua hoặc cần bán;
- Thời hạn còn lại của tín phiếu;
- Lãi suất chỉ đạo (nếu có).
8.3. Quy trình mua-bán:
1. Thông báo mua hoặc bán tín phiếu:Hàng ngày vào lúc 9 giờ, Bộ phận Nghiệp vụ thị trườngmở thông báo việc mua hoặc bán tín phiếu của mình (nếucó) cho các thành viên tham gia thị trường qua mạng vitính với nội dung chính sau:
- Loại tín phiếu;
- Hình thức tín phiếu mua hoặc bán trênthị trường (Ghi sổ hay chứng chỉ);
- Khối lượng tín phiếu cần mua hoặc cầnbán;
- Thời hạn còn lại tối đa của tínphiếu;
- Phương thức mua hoặc bán.
2. Đăng ký mua hoặc bán tín phiếu củacác tổ chức tín dụng: Từ 9 giờ đến 10 giờ cùng ngày,các thành viên đăng ký mua hoặc bán tín phiếu vớiNgân hàng Nhà nước qua mạng vi tính với nội dung sau:
- Giá trị tín phiếu cần mua hoặc cầnbán theo từng loại;
- Thời hạn (ngày) mua hoặc bán của từngloại tín phiếu;
- Phương thức mua hoặc bán;
- Giá mua hoặc giá bán của từng loạitín phiếu.
3. Xác định khối lượng tín phiếu sẽmua hoặc sẽ bán của Ngân hàng Nhà nước với từng ngânhàng căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Khối lượng tín phiếu cần mua hoặc cầnbán và thời hạn mua bán tín phiếu tối đa do Ban Điềuhành nghiệp vụ thị trường mở thông báo;
- Giá mua, giá bán tín phiếu các tổchức tín dụng đăng ký;
- Thời hạn mua hoặc thời hạn bán tínphiếu của các tổ chức tín dụng;
- Lãi suất chỉ đạo của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước (nếu có).
4. Xác nhận việc mua hoặc bán của Ngânhàng Nhà nước với các thành viên.
5. Giao tín phiếu.
6. Thanh toán tiền mua tín phiếu.
7. Thực hiện các thủ tục mua hoặc bán.
8. Thông báo kết quả mua hoặc bán tínphiếu cho bộ phận thanh toán và bộ phận đăng ký tínphiếu.
V. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦNCHUẨN BỊ ĐỂ ĐƯA THỊ TRƯỜNG MỞ VÀO HOẠT ĐỘNG:
Để đưa hoạt động nghiệp vụ thịtrường mở vào hoạt động cần phải thực hiện các côngviệc sau đây:
1. Chuẩn bị công cụ cho nghiệp vụ thịtrường mở:
1.1. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước:
Để chủ động đưa nghiệp vụ thịtrường mở vào hoạt động, trong thời gian này do hạnchế các công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở, Ngânhàng Nhà nước hoàn chỉnh các quy chế về phát hành tínphiếu NHNN, trước mắt đây là công cụ chủ yếu củanghiệp vụ thị trường mở.
1.2. Tín phiếu Kho bạc:
Ngân hàng Nhà nước cần thống nhất vớiBộ Tài chính trong thời gian tới, tổ chức phát hànhbằng phương thức đấu thầu qua NHNN các loại tín phiếuKho bạc kỳ hạn dưới 01 năm.
2- Chuẩn bị và ban hành các văn bản :
2.1 Các văn bản liên quan trực tiếptới hoạt động nghiệp vụ thị trường mở:
2.1.1. Quy chế nghiệp vụ thị trường mở;
2.1.2. Quy chế quản lý vốn khả dụng;
2.1.3. Quy định về việc đăng ký, lưugiữ, bảo quản tín phiếu;
2.1.4. Quyết định thành lập Ban Điềuhành nghiệp vụ thị trường mở;
2.1.5. Quy định về hạch toán kế toánnghiệp vụ thị trường mở.
2.2. Các văn bản có liên quan khác:
2.2.1. Quy chế về nghiệp vụ chiết khấucủa Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng. Đâylà một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, nóbổ trợ và tồn tại song song với nghiệp vụ thị trườngmở;
2.2.2. Quy chế tái cấp vốn của Ngân hàngNhà nước đối với các tổ chức tín dụng ( hướng dẫnĐiều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước ). Trong thời gian đầuNgân hàng Nhà nước chỉ nên chấp nhận chiết khấu cácloại giấy tờ có giá là: Tín phiếu NHNN, tín phiếu Khobạc;
2.2.3. Nghiên cứu hoàn chỉnh Quy chế chovay thanh toán bù trừ;
2.3.4. Nghiên cứu nâng cấp hoạt độngthị trường liên ngân hàng, trong đó, hoàn thiện quyđịnh về quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng;
2.2.5. Pháp Lệnh Thương phiếu.
2.2. 6. Quy chế phát hành và đấu thầutín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
2.3. Các văn bản hướng dẫn quy trìnhnghiệp vụ thị trường mở:
2.3.1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ thịtrường mở;
2.3.2. Quy trình đấu thầu tín phiếu NHNN.
3. Về cơ sở vật chất:
3.1. Đối với các tổ chức tín dụng:
- Có tín phiếu được mua, bán trên thịtrường;
- Trang bị máy tính cần thiết, nối mạngtrong hệ thống và nối mạng với NHNNTW;
- Cử cán bộ thực hiện nghiệp vụ thịtrường mở (dự đoán vốn khả dụng, thực hiện nghiệpvụ).
3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nướcTrung ương:
- Ban hành kịp thời các văn bản cầnthiết, trong đó, quy định việc hình thành và sử dụngnguồn vốn cho nghiệp vụ thị trường mở.
- Có tín phiếu và nguồn vốn để thựchiện nghiệp vụ thị trường mở;
- Trang bị đủ máy tính, điện thoại vàcác phương tiện làm việc theo yêu cầu của nghiệp vụthị trường mở;
- Có phòng làm việc riêng theo đúng yêucầu của nghiệp vụ thị trường mở cho Bộ phận Nghiệp vụthị trường mở tại Sở Giao dịch.
4. Những kiến nghị có liên quan đếnLuật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tíndụng:
Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhànước và Luật Các tổ chức tín dụng thì hiện nay côngcụ của thị trường mở chưa có. Để hoạt động thịtrường mở có thể phát triển tốt và là công cụ thựcthi chính sách tiền tệ thì cần bổ sung các loại giấytờ khác có thể làm công cụ như trái phiếu Kho bạc,trái phiếu Chính phủ...Thông thường ở các nước khác(Mỹ, Đức...) thì công cụ tài chính trên thị trườngquy định là các tín phiếu, trái phiếu nhưng còn thờihạn thanh toán dưới 1 năm.
Vì vậy, để hoạt động thị trường mởđược sôi động trong thời gian tới cần đề nghị sửanội dung trong Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổchức tín dụng theo hướng : các giấy tờ có giá bao gồmtín phiếu, trái phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ cònthời hạn thanh toán dưới 1 năm được phép giao dịchtrên thị trường tiền tệ và thị trường mở.
VI. DỰ KIẾN KẾ HOẠCHTRIỂN KHAI.
1.Tháng 9/1999:
Trình Ban lãnh đạo NHNN Đề án triểnkhai hoạt động nghiệp vụ thị trường mở và Quy chế vềnghiệp vụ chiết khấu đặc biệt của NHNN đối với cácngân hàng
2. tháng 10,11/1999:
Hoàn thành các văn bản và các điềukiện cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ thị trường mở.
3. Tháng 12/1999:
Tổ chức tập huấn và thực tập nghiệp vụthị trường mở cho cán bộ, chuyên viên của NHNN và cáctổ chức tín dụng.
4. quý I năm 2000:
Tổ chức thực hiện thí điểm và đưanghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động. Trước mắt,nghiệp vụ thị trường mở sẽ hoạt động với phươngthức và các thành viên như trên. Trong quá trình hoạtđộng và phát triển, tuỳ thuộc vào tình hình thực tếcủa Thị trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thểxem xét bổ sung thêm các thành viên, các công cụ chothị trường mở và các điều kiện thích hợp khác.
VII. PHÂN CÔNG CHUẨN BỊ:
Tổ Công tác chuẩn bị nghiệp vụ thịtrường mở được thành lập theo Quyết định số299/1999/QĐ-NHNN9 ngày 26/08/1999 cùng với các đơn vị cóliên quan có trách nhiệm tham mưu cho Thống đốc Ngânhàng Nhà nước trong việc xây dựng các văn bản triểnkhai và thực hiện các công việc để triển khai nghiệpvụ thị trường mở như sau:
1. Vụ Tín dụng:
Soạn thảo và trình Ban lãnh đạo NHNN:
1.1 Quy chế nghiệp vụ thị trường mở(tháng 11/1999).
1.2 Quy chế về nghiệp vụ chiết khấu, táichiết khấu (tháng 9/1999) .
1.3. Quy chế tái cấp vốn của NHNN đốivới các TCTD ( tháng 10/1999).
- Bố trí cán bộ thực hiện công việctheo phần việc được phân công.
- Phối hợp với các Vụ , Cục NHNN tổchức tập huấn nghiệp vụ.
1.4. Nghiên cứu để tiến tới nâng cấphoạt động thị trường liên ngân hàng, trong đó, hoànthiện quy định về quan hệ tín dụng giữa các tổ chứctín dụng.
2. Vụ Chính sách tiền tệ:
Trình Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nướcban hành:
2.1. Quy chế phát hành và đấu thầu tínphiếu NHNN (tháng 9/1999).
2.2. Quy chế quản lý vốn khả dụng củacác tổ chức tín dụng (tháng 11/1999).
3. Vụ Kế toán-Tài chính:
3.1. Dự thảo văn bản hướng dẫn hạchtoán kế toán có liên quan đến nghiệp vụ thị trườngmở (tháng 12/1999).
3.2. Lập kế hoạch tài chính về chi phíhoạt động nghiệp vụ thị trường mở (như chi phí pháthành, chi phí mua sắm máy móc thiết bị...)
3.3. Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế thanhtoán bù trừ;
4. Vụ Tổ chức, cán bộ và đào tạo:
Dự thảo và trình Ban Lãnh đạo NHNN banhành (tháng 11/1999): Quyết định thành lập Ban Điềuhành nghiệp vụ thị trường mở.
5. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước:
5.1 Có văn bản Hướng dẫn Quy trình thựchiện nghiệp vụ thị truờng mở tại sàn giao dịch (tháng11/1999) , tổ chức thực hiện sàn giao dịch (Quý I/2000).
5.2 Hướng dẫn Quy trình thực hiện đấuthầu tín phiếu NHNN ( tháng 9/1999);
5.3 Quy định về việc đăng ký tínphiếu;
5.4. Phối hợp với Cục quản trị và CụcCông nghệ tin học cung cấp trang, thiết bị cho bộ phậnthị trường mở; đồng thời phối hợp với Vụ Tín dụngvà các Vụ, Cục liên quan tổ chức tập huấn cho cán bộNgân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
6 . Vụ Pháp chế:
- Thẩm định về mặt pháp lý các dựthảo văn bản QPPL về nghiệp vụ thị trường mở;
- Giúp Ban lãnh đạo NHNN phối hợp vớicác cơ quan Nhà nước hữu quan để trình Uỷ Ban Thườngvụ Quốc hội thông qua dự thảo Pháp lệnh Thương phiếu.
- Phối hợp với các Vụ, Cục có liên quannghiên cứu nội dung báo cáo Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhànước về việc trình các cấp sửa đổi Luật Ngân hàngNhà nước và Luật các tổ chức tín dụng liên quan đếnnghiệp vụ TTM.
7. Vụ Quan hệ quốc tế:
- Lập kế hoạch và trình Thống đốc NHNNvề mời chuyên gia tư vấn nước ngoài, tổ chức khảo sáthọc tập kinh nghiệm tại nước ngoài hoặc sưu tầm tàiliệu có liên quan về điều hành nghiệp vụ thị trườngmở và thực tiễn về điều hành thị trường liên ngânhàng.
- Làm đầu mối liên hệ với các tổ chứctài chính quốc tế (như WB hoặc ADB) để được trợ giúpkỹ thuật (TA) cho Thị trường mở.
8. Cục công nghệ tin học ngân hàng:
- Tham gia ý kiến vào các văn bản dựthảo để đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật.
- Hoàn thiện lại chương trình máy tínhthực hiện nghiệp vụ, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chocác bộ phận có liên quan thực hiện (tháng 11/1999).
- Cùng Cục Quản trị, Sở Giao dịch và VụTín dụng dự trù nhu cầu về máy tính, truyền thông nốimạng của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện nghiệp vụthị trường mở (tháng 11/1999).
- Trang bị máy tính cho các bộ phận cóliên quan trong hệ thống NHNN theo yêu cầu của quy trìnhnghiệp vụ (tháng 12/1999).
9. Cục quản trị:
- Phối hợp với Sở Giao dịch, Vụ Tíndụng lập dự trù kinh phí nhu cầu mua sắm và các chi phíđể đảm bảo hoạt động của thị trường (bao gồm quátrình triển khai, tập huấn...) gửi Vụ Kế toán - Tàichính để báo cáo Thống đốc;
- Bố trí địa điểm làm việc cho Bộphận nghiệp vụ thị trường mở theo đúng yêu cầu củaquy trình nghiệp vụ thị trường mở.
- Trang bị máy móc cần thiết (điệnthoại, fax ...) cho các bộ phận thực hiện nghiệp vụ thịtrường mở theo yêu cầu và quy định nghiệp vụ (tháng12/1999).
10. Các tổ chức tín dụng thành viênthị trường mở:
- Bổ sung, sửa đổi cơ chế điều hoàvốn trong nội bộ hệ thống của mình cho phù hợp vớihoạt động thanh toán bù trừ .
- Trang bị máy tính, nối mạng giữa chinhánh và hội sở chính với Ngân hàng Nhà nước Trungương (Bộ phận nghiệp vụ thị trường mở).
- Bố trí cán bộ thực hiện nghiệp vụthị trường mở.