Văn bản pháp luật: Quyết định 54/2001/QĐ-BNN/TY

Ngô Thế Dân
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 54/2001/QĐ-BNN/TY
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
26/05/2001
11/05/2001

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành quy định về phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc

Thứ trưởng
2.001
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Toàn văn

C sở dữ liệu văn bn quy phạm pháp luật

QUYẾTĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Vềviệc ban hành quy định về phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc

 

BỘTRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứNghị định số 73/CP ngày 1/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

Căn cứ Pháplệnh Thú y ban hành ngày 15/02/1993, Nghị định số 93/CP ngày 27/11/1993 hướngdẫn thi hành Pháp lệnh Thú y;

Theo đềnghị của Cục trưởng Cục Thú y,

 

QUYẾTĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành "Quy định về phòng chốngbệnh Lở mồm long móng gia súc".

Điều 2. Cục trưởng Cục Thú y có nhiệm vụ hướng dẫn chitiết việc thi hành bản quy định này.

Điều 3. Quy định này có hiệu lực kể từ 15 ngày sau khiký.

Điều 4. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Thủtrưởng các đơn vị có liên quan và Giám đốc các Sở Nông nghiệp và PTNT chịutrách nhiệm thi hành Quy định này.

 

 QUY ĐỊNH

VỀPHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC

(Banhành theo Quyết định số 54/2001/QĐ-BNN-TY

ngày11/05/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

 

CHƯƠNGI

NHỮNGQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đặc điểm chung của bệnh Lở mồm long mónggia súc

1. Bệnh Lởmồm long móng gia súc (viết tắt là LMLM) là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnhnhất, gây ra bởi 7 typ vi rút: A, O, C, Asia1, SAT1, SAT2,SAT3, với hơn 60 biến chủng (sub-typ).

khu vực Đông Nam Á thường thấy 3 typ làO, A và Asia1, riêng ở Philippines có cả typ C. Việt Nam đã phát hiện typ O typ A và Asia1, nhưng typ thường hay gặplà typ O.

Bệnh lây từnước này sang nước khác qua biên giới theo đường vận chuyển động vật, sản phẩmđộng vật ở dạng tươi sống (kể cả thịt ướp đông, xông khói, da xương, sừng,móng, sữa . . .).

2. Động vậtmắc bệnh LMLM là các loài móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai. . .

Thời kỳ ủbệnh thường từ 2 - 5 ngày, nhiều nhất là 21 ngày. Khi bệnh có triệu chứng thìtrong hai, ba ngày đầu sốt cao trên 40oC, kém ăn hoặc bỏ ăn, miệnggia súc chảy nhiều nước bọt. Viêm dạng mụn nước ở lợi, lưỡi, vành mũi, vànhmóng và kẽ móng. Mụn nước vỡ ra làm lở loét mồm và dễ long móng, nhất là ở lợn.

Sau khi phátbệnh 10 - 15 ngày, con vật khỏi bệnh nhưng gia súc vẫn mang trùng hàng tháng,thậm chí hàng năm.

Bệnh chưa cóthuốc chữa đặc hiệu, chỉ có vắc xin phòng bệnh. Bệnh LMLM được Tổ chức dịch tễthế giới (OIE) xếp đầu tiên ở bảng A (gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhấtcho chăn nuôi và hạn chế thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật cũng nhưnông sản nói chung).

3. Vi rútLMLM dễ bị diệt bởi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao (như đun sôi 100oC),các chất có độ toan cao (pH Ê 3) và các chất kiềm mạnh như xút (pH ³ 9). Vi rútsống, nhiều ngày trong các chất mùn hữu cơ ở chuồng nuôi, các chất có độ kiềmnhẹ (pH từ 7,2-7,8). Trong thịt ướp đông, vi rút tồn tại sau nhiều tháng.

Điều 2. Trách nhiệm thực hiện.

1. Tổ chức,cá nhân chăn nuôi, mua bán, giết mổ, vận chuyển động vật và sản phẩm động vậtdễ nhiễm bệnh LMLM trong vùng có dịch LMLM, vùng bị dịch uy hiếp hoặc đi quavùng dịch đều phải tuân theo quy định này.

2. Cơ quanThú y có trách nhiệm hướng dẫn địa phương áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòngbệnh lây lan và chống dịch bệnh LMLM.

3. UBND cáccấp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, cấp kinhphí phục vụ chống dịch.

Điều 3.Nghiêm cấm.

Nghiêm cấmviệc mua bán, giết mổ tuỳ tiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nghi nhiễmbệnh LMLM hoặc vứt bỏ bừa bãi xác chết, phủ tạng, sản phẩm và chất thải gia súcchết vì bệnh LMLM.

 

CHƯƠNGII

PHÒNGBỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC

Điều 4. Quy định về tiêm phòng

Chủ vật nuôiphải thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc cho gia súc để phòng bệnh LMLM theo quyđịnh tại Điều 10 của Pháp lệnh Thú y, Quyết định 1242 NN-TY/QĐ và Quyết định1243 NN-TY/QĐ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hànhngày 24/7/1996.

Điều 5. Trong vùng có dịch

1. Không muabán động vật hoặc sản phẩm động vật trong vùng có dịch.

2. Khôngchăn thả gia súc ở bãi chăn, đồng cỏ trong vùng có dịch. Không thuê, mượn trâu,bò, lợn giống từ vùng có dịch về địa phương mình.

3. Không vậnchuyển động vật và sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi(cuốc, xẻng, máng ăn, máng uống...) ra khỏi vùng có dịch.

4. Không tổchức triển lãm, tham quan, hội họp trong vùng có dịch, tiếp xúc với động vậtmắc bệnh, bị chết tại ổ dịch hoặc tham gia mổ thịt nếu không được phép của cơquan thú y có thẩm quyền.

5. Đối vớitrâu bò đã khỏi về lâm sàng trong thời gian 2 năm không được vận chuyển ra khỏivùng dịch, trừ trường hợp đưa đi giết mổ theo hướng dẫn của cơ quan Thú y.

Điều 6. Đối với các cơ quan Thú y

1. Có tráchnhiệm đề xuất kế hoạch tổ chức việc phòng, chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ đàn giasúc, kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập và giết mổ gia súc của địa phương.

2. Trong trườnghợp phát hiện gia súc có biểu hiện nghi mắc bệnh LMLM thì phải báo cáo ngay lêncơ quan Thú y cấp trên và chính quyền địa phương, đồng thời hướng dẫn thực hiệncác biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn dịch bệnh lây lan

3. Quản lýchặt chẽ việc mua bán, giết mổ, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật. Vậnđộng các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến kinh doanh động vật, sảnphẩm động vật viết cam kết với Uỷ ban nhân dân xã, phường sở tại về việc thựchiện nghiêm chỉnh những quy định về phòng chống bệnh LMLM.

4. Thườngxuyên phổ biến, tuyên truyền cho nhân dân kiến thức về bệnh LMLM và các biệnpháp phòng chống bệnh.

5. Tổ chứctiêm phòng cho gia súc vùng xung quanh ổ dịch, ven đường giao thông chính, nơitập trung mua bán, giết mổ gia súc.

Điều 7. Đối với tỉnh có đường biên giới với nướckhác:

Khi có dịchLMLM xẩy ra ở vùng biên giới giáp Việt Nam thì Chi cục Thú y phải báo cáo vớiSở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh và Cục Thú y đồng thời tiến hành các biệnpháp khẩn cấp ngăn chặn dịch:

1. Đình chỉvận chuyển, động vật và sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam dưới bấtkỳ hình thức nào.

2. Khử trùngphương tiện vận chuyển qua cửa khẩu trước khi vào lãnh thổ Việt Nam.

3. Phối hợpchặt chẽ với Bộ đội biên phòng, Công an, Hải quan, Quản lý thị trường để kiểmsoát và xử lý việc nhập lậu gia súc, sản phẩm gia súc dọc theo đường biên giới.

4. Trình cáccấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời ở các đầumối giao thông quan trọng.

 

CHƯƠNGIII

CHỐNGDỊCH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC

Điều 8. Điều kiện công bố dịch

Khi có dịch LMLM xảy ra, Chi cục Thú yphải nhanh chóng xác định và báo cáo ngay bằng văn bản với Cục Thú y, Sở Nôngnghiệp và PTNT, đồng thời trình UBND tỉnh ra quyết định công bố dịch với cácđiền kiện sau:

1. Bệnh dịchđang xảy ra trên gia súc và có chiều hướng lây lan rộng.

2. Có báocáo bằng văn bản của UBND huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh về diễn biếntình hình dịch bệnh;

3. Có kếtluận chẩn đoán xác định bệnh của Trung tâm chẩn đoánThú y Trung ương,Trung tâmThú y vùng hoặc Chi cục Thú y tỉnh, thành phố.

Điều 9. Khoanh vùng dịch và kiểm soát vận chuyểngia súc

Tại vùng códịch, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở NN - PTNT, Chi cục thú y thực hiệncác nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Xác địnhthôn, xã, huyện có dịch để khoanh vùng ổ dịch và lập các trạm gác (có ngườicanh gác 24/24 giờ), có biển báo, hướng dẫn giao thông; ngăn cấm việc đưa giasúc và sản phẩm của chúng ra ngoài ổ dịch. Tại các trạm gác này phải có phươngtiện và chất sát trùng để xử lý mọi đối tượng ra khỏi vùng dịch.

2. Nghiêmcấm các hoạt động buôn bán gia súc, sản phẩm gia súc và việc chữa bệnh của thúy tư nhân trong vùng có dịch.

Điều 10. Quy định về việc giết mổ gia súc mắc bệnh,nghi mắc bệnh LMLM.

1. Việc giếtmổ những gia súc mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh LMLM được thực hiện như sau:

a). Lò mổ,điểm giết mổ phải do Chi cục Thú y tỉnh, thành phố chỉ định, và tại đó phảithực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y như đối với vùng có dịch.

b). Phươngtiện vận chuyển gia súc đưa đi giết mổ phải đảm bảo không để rơi vãi chất thảitrên đường.

c). Nướcthải trong quá trình giết mổ gia súc phải được khử trùng theo quy định tại điều11.

d). Nơi giếtmổ và các chất phế thải phải được khử trùng.

e). Thịt giasúc phải cắt nhỏ 2 kg luộc chín. Phủ tạng, sản phẩm khác và chất thải phải xửlý theo điều 11.

2. Chi cụcThú y chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc vận chuyển, giết mổ gia súc vàquá trình xử lý, khử trùng nêu tại điều này.

Điều 11. Giết huỷ gia súc mắc bệnh LMLM

1. Việc giết huỷ những gia súc mắc bệnh phải đượcthực hiện theo quy định sau:

a). Đối vớitrâu, bò: Nếu số lượng trâu, bò mắc bệnh ít từ 1-10 con ở cách biệt thì giếthuỷ. Trong trường hợp có số lượng trâu bò mắc bệnh nhiều phải nuôi nhốt cách lytrong phạm vi gia đình, không chăn thả ra bãi chăn chung hoặc thả rông.

b). Đối vớilợn, hươu, nai: Giết huỷ những con mắc bệnh.

2. Xử lýchất độn chuồng, chất thải phải đốt, xử lý bằng hoá chất sát trùng. Sau đó chônsâu xuống dưới mặt đất ít nhất 1m . Quá trình xử lý xác gia súc chết do bệnhLMLM phải có sự giám sát, chứng nhận của cơ quan thú y như quy định tại Khoản 2- Điều 25 của Điều lệ Phòng chống bệnh dịch động vật.

3. Tráchnhiệm của cơ quan Thú y và chủ gia súc:

a) Chi cụcThú y đề nghị UBND tỉnh ra quyết định xử lý gia súc mắc bệnh:

b) Chi cụcThú y có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật xử lý gia súc mắc bệnh cho Thú y cơ sởthực hiện.

c) Chủ giasúc có nhiệm vụ thực hiện việc xử lý gia súc bị mắc bệnh LMLM theo hướng dẫncủa Thú y.

Điều 12. Vệ sinh Khử trùng tiêu độc

1. Chuồngtrại, dụng cụ chăn nuôi, nơi chăn thả, phương tiện vận chuyển, nơi giết mổ, nơiđộng vật chết phải được vệ sinh khử trùng tiêu độc theo quy định tại Điều 26của Điều lệ Phòng chống bệnh dịch động vật.

2. Các hoáchất sử dụng cho việc vệ sinh khử trùng tiêu độc như sau:

Xút % hoặcFormol 1-2%, Prophyl 0,5%, IODA VIC, Biodine 0,333%, Lindores 0,42%, Halamid0,5%, Antec 1%.... Lối ra vào ngõ xóm, chuồng nuôi cần rải thêm vôi bột.

Điều 13. Tiêmphòng bắt buộc

1. Đối tượngtiêm phòng: trâu, bò, dê, cừu, lợn ở các vùng uy hiếp hoặc có nguy cơ tái phátdịch, vùng chăn nuôi xuất khẩu đều phải tiêm phòng.

2. Vùngtiêm: Tiêm vùng vành đai, không được tiêm thẳng vào ổ dịch.

3. Thời giantiêm phòng:

a). Tiêmphòng chống dịch khi có dịch xảy ra

b). Tiêmphòng định kỳ hàng năm và phương thức tiêm phòng theo hướng dẫn của Cục Thú y.

Điều 14. Điều kiện và thể thức bãi bỏ công bố dịch

1. Điều kiệnbãi bỏ quyết định công bố dịch:

a) Nhữngđộng vật dễ nhiễm bệnh LMLM trong vùng vành đai bảo vệ đã được tiêm phòng sau21 ngày;

b) Sau 21ngày kể từ ngày con vật chết hoặc lành bệnh hoặc con vật bị giết mổ bắt buộccuối cùng mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh LMLM nữa;

c) Đã thựchiện tổng vệ sinh tiêu độc toàn bộ ổ dịch đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theoyêu cầu của cơ quan Thú y sở tại.

2. Thể thứcbãi bỏ quyết định công bố dịch:

a) Chi cụctrưởng Chi cục Thú y cùng Giám đốc Trung tâm Thú y vùng sau khi kiểm tra thấyđủ các điều kiện nêu tại Khoản 1 Điều này gửi báo cáo cho Cục trưởng và đượcCục trưởng Cục Thú y đồng ý thì đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, ra quyếtđịnh bãi bỏ công bố dịch.

b) Cục trưởngCục Thú y đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ra quyết định bãi bỏ công bốdịch đối với những trường hợp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố.

Điều 15. Quy định báo cáo dịch

1. Cán bộthú y cơ sở, thú y hành nghề tư nhân và chủ vật nuôi phải báo cáo ngay lên Trạmthú y huyện, khi có gia súc ốm nghi là bệnh LMLM, đồng thời đề nghị chính quyềnsở tại cho quản lý chặt con vật ốm, không để bán chạy hoặc mổ thịt tuỳ tiện.

2. Nhận đượcbáo cáo của Trạm Thú y huyện Chi cục Thú y phải:

a) Báo cáongay về Cục và Trung tâm Thú y vùng thuộc địa bàn quản lý;

b) Báo cáongay với Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh đề xuất các biện pháp phòng chốngdịch kịp thời.

c) Trongthời gian có dịch phải báo cáo 7 ngày một lần cho đến khi hết dịch theo mẫu quyđịnh của Cục Thú y.

d) Sau khicó quyết định bãi bỏ công bố dịch phải báo cáo tổng kết dịch.

 

CHƯƠNGIV

XỬLÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG

Điều 16. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy địnhnày thì ngoài việc xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong côngtác thú y còn phải bồi thường theo quy định của Pháp luật.

 

CHƯƠNGV

TỔCHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Bản quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký.Các văn bản phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng trước đây trái với bản quyđịnh này đều bãi bỏ.

Cục trưởngCục Thú y trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmchỉ đạo, tổ chức thực hiện, hướng dẫn kiểm tra thi hành bản quy định này và thườngxuyên báo cáo Bộ./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=23342&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận