Văn bản pháp luật: Quyết định 56/2001/QĐ-BCN

Hoàng Trung Hải
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 56/2001/QĐ-BCN
Quyết định
Hết hiệu lực một phần
11/12/2001
26/11/2001

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Quy trình Điều độ Hệ thống điện Quốc gia

Thứ trưởng
2.001
Bộ Công nghiệp

Toàn văn

bộ công nghiệp

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Về việc ban hành Quy trình Điều độ Hệ thống điện Quốcgia

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực vàsử dụng điện;

Xét đề nghị của Vụtrưởng Vụ Quản lý công nghệ và chất lượng sản phẩm,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết địnhnày bản "Quy trình Điều độ Hệ thống điện Quốc gia", ký hiệuQTĐĐ-11-2001.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau15 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ "Quy trình Nhiệm vụ và Phân cấp điều độ Hệthống điện" ban hành kèm theo Quyết định số 19EVN/HĐQT-ĐQG ngày 11 tháng01 năm 2000 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanhtra Bộ, Các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lựcViệt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thihành Quyết định này./.

                       

QUY TRÌNH ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

(KÝ HIỆU QTĐĐ-11-2001)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2001/QĐ-BCN ngày 26tháng 11 năm 2001

của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

PHẦN THỨ NHẤT

QUY ĐỊNH CHUNG

CHƯƠNG I

PHẠM VI ÁP DỤNG - GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Điều 1. Quy trình này quy định phâncấp điều độ, trách nhim, quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp điều độ thuộcHệ thống điện Quốc gia; đồng thời quy định trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ củacác tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động điện lực và sửdụng điện trên lãnh thổ Việt Nam có hoạt động liên quan đến công tác điều độ Hệthống điện Quốc gia.

Điều 2. Mọi tổ chức, cá nhân trong nướcvà nước ngoài tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện trên lãnh thổ ViệtNam, có đấu nối với Hệ thống điện Quốc gia phải thực hiện nghiêm chỉnh các quyđịnh của Quy trình này.

Điều 3. Hệ thống điện Quốc gia đượcchỉ huy điều độ thống nhất trong phạm vi cả nước.

1. Trung tâm Điều độHệ thống điện Quốc gia là cơ quan chịu trách nhiệm chỉ huy điều độ toàn bộ Hệthống điện Quốc gia.

2. Tổng giám đốc Tổngcông ty Điện lực Việt Nam (hoặc Phó Tổng giám đốc được Tổng giám đốc uỷ quyền)phê duyệt phương thức kết dây, kế hoạch huy động các thiết bị, kế hoạch tiếtgiảm nhu cầu sử dụng điện khi xảy ra thiếu điện.

Điều 4. Trong Quy trình này, các từ ngữvà ký hiệu viết tắt được hiểu như sau:

1. Trung tâm Điều độHệ thống điện Quốc gia ĐĐQG

2. Trung tâm Điều độHệ thống điện miền ĐĐM

3. Công ty Điện lựcCTĐL

4. Công ty Truyền tảiđiện CTTTĐ

5. Kỹ sư điều hànhKSĐH

6. Điều độ viên ĐĐV

7. Hệ thống điện HTĐ

8. Nhà máy điện NMĐ

9. Máy biến áp MBA

10. Trạm biến áp 500kVT500

11. Trạm biến áp khác,trạm cắt Trạm điện

12. Hệ thống giám sátđiều khiển và thu thập số liệu SCADA

(SupervisoryControl And Data Acquisition)

13. Hệ thống quản lýnăng lượng EMS (Energy Management System)

14. Hệ thống quản lý lướiđiện phân phối DMS

(DistributionManagement System)

 

CHƯƠNG II

PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

Điều 5. Điều độ HTĐ Quốc gia được phânthành 3 cấp:

1. Cấp điều độ HTĐQuốc gia là cấp chỉ huy điều độ cao nhất của toàn bộ HTĐ Quốc gia. Cấp điều độHTĐ Quốc gia do cơ quan Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia (gọi tắt là A0)đảm nhiệm.

2. Cấp điều độ HTĐmiền là cấp chỉ huy điều độ HTĐ miền, chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp điều độHTĐ Quốc gia. Cấp điều độ HTĐ miền do các Trung tâm Điều độ HTĐ miền (ĐĐM Bắc,ĐĐM Nam, ĐĐM Trung gọi tắt là A1, A2, A3) đảmnhiệm.

3. Cấp điều độ lướiđiện phân phối: là cấp chỉ huy điều độ lưới điện phân phối, chịu sự chỉ huytrực tiếp về điều độ của cấp điều độ HTĐ miền tương ứng. Cấp điều độ lưới điệnphân phối do các Trung tâm hoặc Phòng điều độ của các Công ty Điện lực độc lập,các Điện lực tỉnh, thành phố thuộc CTĐL 1, 2, 3 đảm nhiệm.

Điều 6. Người trực tiếp chỉ huy điều độHTĐ Quốc gia là Kỹ sư điều hành HTĐ Quốc gia trực ban (sau đây gọi là KSĐH HTĐQuốc gia). Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của KSĐH HTĐ Quốc gia được quyđịnh trong Chương VI Phần II của Quy trình này.

Điều 7. Nhân viên vận hành trực ban(sau đây gọi là nhân viên vận hành) cấp dưới trực tiếp của KSĐH HTĐ Quốc gia(đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển) bao gồm:

1. Kỹ sư điều hành HTĐmiền;

2. Trưởng ca NMĐ;

3. Trưởng kíp trạmbiến áp 500 kV.

Điều 8. Người trực tiếp chỉ huy điềuđộ HTĐ miền là KSĐH HTĐ miền trực ban (sau đây gọi là KSĐH HTĐ miền). Nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm của KSĐH HTĐ miền được quy định trong Chương VIII PhầnIII của Quy trình này.

Điều 9. Nhân viên vận hành cấp dướitrực tiếp của KSĐH HTĐ miền (đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển) baogồm:

1. Điều độ viên lướiđiện phân phối trong miền;

2. Trưởng ca NMĐ trongmiền;

3. Trưởng kíp trạmbiến áp 500kV, 220kV, 110kV, 66 kV trong miền;

4. Trưởng kíp trạmdiesel, trạm bù, trạm thuỷ điện nhỏ trong miền.

Điều 10. Người trực tiếp chỉ huy điềuđộ lưới điện phân phối là ĐĐV lưới điện phân phối trực ban (sau đây gọi là ĐĐVlưới điện phân phối). Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của ĐĐV lưới điện phânphối được quy định trong Chương X Phần IV của Quy trình này.

Điều 11. Nhân viên vận hành cấp dướitrực tiếp của ĐĐV lưới điện phân phối (đối với các thiết bị thuộc quyền điềukhiển) bao gồm:

1. Trưởng kíp trạmbiến áp phân phối, trạm trung gian, trạm bù, trạm diesel và thủy điện nhỏ tronglưới điện phân phối;

2. Trực ban các đơn vịcơ sở trực thuộc;

3. Trưởng kíp trạmbiến áp 220kV, 110kV, 66kV (đối với các trạm biến áp có cấp điện cho khu vựcđịa phương ở cấp điện áp Ê 35 kV);

4. Trưởng ca các NMĐ(đối với các NMĐ có cấp điện cho khu vực địa phương ở cấp điện áp Ê 35KV).

Điều 12. Quyền điều khiển và quyền kiểmtra thiết bị được quy định ở Mục 1 Chương IV Phần I của Quy trình này.

Mô hình tổ chức, phâncấp quyền điều khiển và kiểm tra của các cấp điều độ được thể hiện trong Phụlục 1 của Quy trình này.

 

CHƯƠNG III

NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ

HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

Mục 1. Nhiệm vụ của công tác điều độ Hệ thống điện Quốcgia

Điều 13. Nhiệm vụ trọng tâm của côngtác điều độ HTĐ Quốc gia:

1.Cung cấp điện an toàn, liên tục;

2. Đảmbảo sự hoạt động ổn định của toàn bộ HTĐ Quốc gia;

3. Đảmbảo chất lượng điện năng;

4. Đảm bảo HTĐ Quốcgia vận hành kinh tế nhất.

Điều 14. Trong công tác điều độ HTĐQuốc gia, các cấp điều độ và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quanđến công tác điều độ phải tuân thủ các quy định của Quy trình này, các tiêuchuẩn, quy phạm, quy trình, quy định chuyên ngành và các quy định khác của phápluật.

Mục 2. Nhiệm vụ của cấp điều độ Hệ thống điện Quốc gia

Điều 15. Nhiệm vụ của cấp điều độ HTĐQuốc gia:

1. Chỉ huy điều độ HTĐQuốc gia nhằm bảo đảm cho HTĐ Quốc gia vận hành an toàn, liên tục, ổn định,chất lượng đảm bảo và kinh tế.

2. Lập phương thức vậnhành cơ bản cho toàn bộ HTĐ Quốc gia.

3. Phối hợp với cácBan liên quan của Tổng công ty Điện lực Việt Nam lập dự báo nhu cầu phát điện(sản lượng và công suất), lịch sửa chữa tuần, tháng, quý, năm của các NMĐ.

4. Lập phương thức vậnhành ngày bao gồm:

a) Dự báo đồ thị phụtải HTĐ Quốc gia;

b) Lập phương thức kếtdây HTĐ Quốc gia trong ngày;

c) Phân bổ biểu đồphát công suất và sản lượng cho các NMĐ đáp ứng đồ thị phụ tải HTĐ Quốc gia;

d) Giải quyết các đăngký, lập phiếu thao tác đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳvà đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây, thiết bị thuộc quyền điều khiển;

đ) Xem xét và thôngqua việc giải quyết các đăng ký của cấp điều độ HTĐ miền đối với việc đưa rasửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành tổ máy, đườngdây, thiết bị thuộc quyền kiểm tra.

5. Tính toán chế độvận hành HTĐ Quốc gia ứng với những phương thức cơ bản của từng thời kỳ và khiđưa các công trình mới vào vận hành.

6. Chỉ huy điều chỉnhtần số HTĐ Quốc gia; chỉ huy việc vận hành các NMĐ và điều chỉnh điện áp một sốđiểm nút chính trong HTĐ Quốc gia.

7. Chỉ huy thao tác vàxử lý sự cố hệ thống điện 500 kV.

8. Chỉ huy khai thác,điều tiết hồ chứa của các Nhà máy thủy điện.

9. Tính toán chỉnhđịnh rơ le bảo vệ và tự động trên HTĐ Quốc gia thuộc quyền điều khiển. Cung cấpthông số tính toán ngắn mạch (công suất ngắn mạch, dòng điện ngắn mạch..) tạicác nút có điện áp ³ 220kV ứng với chế độ vận hànhcực đại và cực tiểu. Cung cấp các giới hạn chỉnh định rơ le bảo vệ và tự độngcho lưới điện truyền tải thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ miền đồngthời có trách nhiệm kiểm tra sự phối hợp các trị số chỉnh định rơ le bảo vệ vàtự động của các thiết bị thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ HTĐ Quốc gia.

10. Tính toánổn định và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao ổn định của HTĐ Quốc gia.

11. Tính toán sa thảiphụ tải theo tần số của toàn bộ HTĐ Quốc gia.

12. Tính toán và quyđịnh điện áp các điểm nút chính trong HTĐ Quốc gia.

13. Tính toán tổn thấtđiện năng trên lưới truyền tải phục vụ công tác điều độ HTĐ Quốc gia.

14. Lập phương thức,chỉ huy thao tác để đưa vào vận hành các thiết bị, công trình mới thuộc quyềnđiều khiển.

15. Chủ trì triệu tậpcác đơn vị liên quan phân tích, tìm nguyên nhân các sự cố trên hệ thống điện500kV, các sự cố lớn trong HTĐ Quốc gia và đề ra các biện pháp phòng ngừa.

16. Tổ chức diễn tậpxử lý sự cố trong toàn HTĐ Quốc gia. Tham gia kiểm tra diễn tập xử lý sự cốtrong HTĐ miền, các NMĐ, các trạm điện.

17. Tổ chức đào tạo vàbồi dưỡng, huấn luyện các chức danh của cấp điều độ HTĐ Quốc gia, nghiệp vụđiều độ cho các cấp điều độ. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, kiểm trachức danh KSĐH HTĐ miền, Trưởng ca các NMĐ thuộc quyền điều khiển và Trưởng kípcác T500.

18. Quản lý vận hànhhệ thống SCADA/EMS và hệ thống máy tính chuyên dụng.

19. Tổng kết, báo cáoBộ Công nghiệp, Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam tình hình sản xuất vàtruyền tải hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quí, hàng năm. Tham gia đánhgiá việc thực hiện phương thức đã giao cho các đơn vị.

20. Tham gia phân tíchvà tìm nguyên nhân các sự cố lớn trong HTĐ miền, tại các NMĐ và đề ra các biệnpháp phòng ngừa.

21. Tham gia Hội đồngnghiệm thu các thiết bị và các công trình mới theo yêu cầu của Tổng công tyĐiện lực Việt Nam.

22. Tham gia công tácxây dựng quy hoạch phát triển nguồn, lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc vàSCADA/EMS/DMS phục vụ điều độ HTĐ Quốc gia. Theo dõi tình hình vận hành của HTĐQuốc gia để đề xuất chương trình chống quá tải các trạm biến áp và đường dâycấp điện áp 66kV, 110kV, 220kV, 500kV.

23. Chủ trì (hoặc thamgia) biên soạn và chỉnh lý các tài liệu, quy trình liên quan đến công tác điềuđộ HTĐ Quốc gia.

24. Tham gia các côngtrình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác điều độ và chiến lược pháttriển của HTĐ Quốc gia.

 

Mục 3. Nhiệm vụ của cấp điều độ Hệ thống điện miền

Điều 16. Nhiệm vụ của cấp điều độ HTĐmiền:

1. Chấp hành sự chỉhuy của cấp điều độ HTĐ Quốc gia trong việc chỉ huy điều độ HTĐ miền.

2. Chỉ huy điều độ HTĐmiền nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng đảm bảovà kinh tế.

3. Lập sơ đồ kết dâycơ bản HTĐ miền.

4. Căn cứ vào phươngthức huy động nguồn của cấp điều độ HTĐ Quốc gia lập phương thức vận hành HTĐmiền hàng ngày bao gồm:

a) Dự kiến nhu cầu phụtải của toàn HTĐ miền, phân bổ công suất và sản lượng cho các CTĐL trong miềndựa theo phân bổ của cấp điều độ HTĐ Quốc gia;

b) Lập phương thức kếtdây HTĐ miền trong ngày;

c) Giải quyết các đăngký, lập phiếu thao tác đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳvà đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây, thiết bị thuộc quyền điều khiển;

d) Trình duyệt việcgiải quyết các đăng ký đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳvà đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây, thiết bị thuộc quyền kiểm tra củacấp điều độ HTĐ Quốc gia;

đ) Xem xét và thôngqua việc giải quyết các đăng ký của cấp điều độ lưới điện phân phối đối vớiviệc đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vậnhành đường dây, thiết bị thuộc quyền kiểm tra.

5. Huy động các nguồnđiện thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ miền theo yêu cầu của cấp điềuđộ HTĐ Quốc gia hoặc kế hoạch đã được duyệt.

6. Điều chỉnh cácnguồn công suất phản kháng (bao gồm cả các NMĐ và nguồn công suất phản khángcủa khách hàng nằm trong HTĐ miền), nấc phân áp của các máy biến áp 220kV,110kV và 66 kV trong HTĐ miền thuộc quyền điều khiển để giữ điện áp các điểmnút quy định của HTĐ miền trong giới hạn cho phép.

7. Phối hợp với CTTTĐ,CTĐL và Điện lực tỉnh, thành phố thuộc HTĐ miền xác định nơi đặt, ban hànhphiếu chỉnh định, kiểm tra việc chỉnh định và sự hoạt động của các bộ tự độngsa thải phụ tải theo tần số phù hợp yêu cầu của cấp điều độ HTĐ Quốc gia.

8. Trực tiếp chỉ huythao tác và xử lý sự cố trong HTĐ miền.

9. Tính toán trị sốchỉnh định rơ le bảo vệ và tự động trong HTĐ miền (kể cả MBA của NMĐ trongmiền) thuộc quyền điều khiển. Cung cấp thông số tính toán ngắn mạch (công suấtngắn mạch, dòng điện ngắn mạch...) tại các nút có điện áp 66kV, 110kV ứng vớichế độ vận hành cực đại và cực tiểu. Cung cấp giới hạn và kiểm tra trị số chỉnhđịnh rơ le bảo vệ và tự động cho lưới điện phân phối thuộc quyền kiểm tra củacấp điều độ HTĐ miền.

10. Phối hợp với cấpđiều độ HTĐ Quốc gia tính toán tổn thất điện năng phục vụ công tác điều độ HTĐmiền.

11. Lập phương thức,chỉ huy thao tác để đưa vào vận hành các thiết bị, công trình mới thuộc quyềnđiều khiển.

12. Quản lý vận hànhhệ thống: SCADA/EMS, thông tin liên lạc, máy tính chuyên dụng.

13. Chỉ huy điều chỉnhtần số, điện áp HTĐ miền (hoặc một phần HTĐ miền) trong trường hợp HTĐ miền(hoặc một phần HTĐ miền) tách khỏi HTĐ Quốc gia hoặc được sự uỷ quyền của cấpđiều độ HTĐ Quốc gia.

14. Chủ trì triệu tậpcác đơn vị liên quan phân tích, tìm nguyên nhân các sự cố trong HTĐ miền và đềra các biện pháp phòng ngừa.

15. Tổ chức diễn tậpxử lý sự cố trong toàn HTĐ miền, tham gia diễn tập sự cố toàn HTĐ Quốc gia.Tham gia kiểm tra diễn tập xử lý sự cố trong lưới điện phân phối, các NMĐ, cáctrạm điện thuộc quyền điều khiển và kiểm tra.

16. Tổ chức đào tạo vàbồi dưỡng, huấn luyện các chức danh của cấp điều độ HTĐ miền. Tham gia đào tạo,bồi dưỡng, huấn luyện và kiểm tra Trưởng ca các NMĐ, Trưởng kíp các trạm điện,ĐĐV lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ miền.

17. Tổng kết, báo cáoTổng công ty Điện lực Việt Nam và cấp điều độ HTĐ Quốc gia tình hình sản xuấthàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quí, hàng năm của HTĐ miền. Tham giađánh giá việc thực hiện phương thức đã giao cho các đơn vị.

18. Tham gia Hội đồngnghiệm thu các thiết bị và các công trình mới thuộc quyền điều khiển hoặc theoyêu cầu của Tổng công ty Điện lực Việt Nam hoặc ĐĐQG.

19. Chủ trì (hoặc thamgia) biên soạn và chỉnh lý các tài liệu, quy trình liên quan đến công tác điềuđộ HTĐ miền.

20. Tham gia phân tíchvà tìm nguyên nhân các sự cố lớn trong lưới điện phân phối, tại các NMĐ trongmiền và đề ra các biện pháp phòng ngừa.

21. Tham gia công tácxây dựng quy hoạch phát triển nguồn, lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc vàSCADA/EMS/DMS phục vụ điều độ HTĐ miền. Theo dõi tình vận hành của HTĐ miền đểđề xuất chương trình chống quá tải các trạm biến áp và đường dây cấp điện áp66kV, 110kV, 220kV.

22. Tham gia các côngtrình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác điều độ và chiến lược pháttriển của HTĐ miền.

 

Mục 4. Nhiệm vụ của cấp điều độ lưới điện phân phối

Điều 17. Nhiệm vụ của cấp điều độ lướiđiện phân phối:

1. Chấp hành sự chỉhuy điều độ của cấp điều độ HTĐ miền trong việc chỉ huy điều độ lưới điện phânphối thuộc quyền điều khiển.

2. Chỉ huy điều độ lướiđiện phân phối nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định, chất lượngđảm bảo và kinh tế.

3. Lập sơ đồ kết dâycơ bản của lưới phân phối thuộc quyền điều khiển.

4. Lập phương thức vậnhành hàng ngày bao gồm:

a) Dự kiến nhu cầu phụtải của lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển, phân bổ công suất và sản lượngcho các đơn vị cấp dưới dựa theo kế hoạch phân bổ của CTĐL;

b) Lập phương thức kếtdây trong ngày;

c) Đăng ký đưa ra sửachữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các đườngdây, thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của cấp điều độ HTĐ miền;

d) Giải quyết các đăngký, lập phiếu thao tác đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳvà đưa vào vận hành các đường dây, thiết bị thuộc quyền điều khiển theo yêu cầucủa các đơn vị cấp dưới và khách hàng trong lưới điện phân phối thuộc quyềnđiều khiển.

đ) Trình duyệt việcgiải quyết các đăng ký đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳvà đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây, thiết bị thuộc quyền kiểm tra củacấp điều độ HTĐ miền.

5. Điều chỉnh nguồncông suất vô công (gồm trạm bù tĩnh, bù quay kể cả nguồn công suất phản khángcủa khách hàng), nấc phân áp của máy biến áp trong lưới điện phân phối thuộcquyền điều khiển để giữ điện áp các điểm nút theo quy định của cấp điều độ HTĐmiền.

6. Huy động nguồn điệnnhỏ (bao gồm các trạm diesel, trạm thủy điện nhỏ) trong lưới điện phân phốithuộc quyền điều khiển theo yêu cầu của cấp điều độ HTĐ miền.

7. Theo dõi, kiểm tra,nắm tình hình các nguồn diesel của khách hàng có nối với lưới điện phân phốithuộc quyền điều khiển để có biện pháp xử lý hoặc huy động khi có yêu cầucủa cấp điều độ HTĐ miền.

8. Theo dõi, kiểm traviệc chỉnh định và sự hoạt động của các bộ tự động sa thải phụ tải theo tần sốtrong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo mức yêu cầu của cấp điềuđộ HTĐ miền.

9. Tính toán và chỉnhđịnh rơ le bảo vệ và tự động trên lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

10. Tính toán tổn thấtđiện năng và đề ra các biện pháp giảm tổn thất điện năng trong lưới điện phânphối thuộc quyền điều khiển.

11. Chỉ huy thao tácvà xử lý sự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

12. Lập phương thức,chỉ huy các thao tác để đưa vào vận hành các thiết bị, công trình mới thuộcquyền điều khiển.

13. Chủ trì triệu tậpcác đơn vị liên quan phân tích, tìm nguyên nhân các sự cố trong lưới điện phânphối thuộc quyền điều khiển và đề ra các biện pháp phòng ngừa.

14. Tổ chức diễn tậpxử lý sự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển, tham gia diễn tậpsự cố toàn HTĐ miền. Tham gia kiểm tra diễn tập xử lý sự cố các trạm điện, cácnguồn điện nhỏ trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

15. Tổ chức đào tạo vàbồi dưỡng, huấn luyện các chức danh của cấp điều độ lưới điện phân phối. Thamgia đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và kiểm tra Trưởng kíp các nguồn điện nhỏ,các trạm điện thuộc quyền điều khiển.

16. Tổng kết, báo cáovà cung cấp số liệu theo yêu cầu của CTĐL và cấp điều độ HTĐ miền.

17. Theo dõi tình hìnhvận hành của lưới điện phân phối, báo cáo với CTĐL các trường hợp đường dây,trạm biến áp bị quá tải để đưa vào chương trình chống quá tải.

18. Quản lý vận hànhhệ thống SCADA/DMS và hệ thống máy tính chuyên dụng.

19. Tham gia Hội đồngnghiệm thu thiết bị và công trình mới theo yêu cầu của CTĐL.

20. Chủ trì (hoặc thamgia) biên soạn và chỉnh lý tài liệu, quy trình liên quan đến công tác điều độ lướiđiện phân phối.

21. Tham gia các côngtrình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác điều độ và chiến lược pháttriển lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

 

Mục 5. Nhiệm vụ của các đơn vị liên quan đến công tácđiều độ

Hệ thống điện Quốc gia

Điều 18. Nhiệm vụ của các Nhà máy điện:

1. Tổ chức công tácquản lý kỹ thuật, quản lý vận hành đảm bảo cho thiết bị của nhà máy vận hành ổnđịnh và dự phòng ở mức độ sẵn sàng vận hành cao nhất.

2. Thực hiện phươngthức vận hành hàng ngày, tuần, tháng, năm do các cấp điều độ giao.

3. Lập phương thức kếtdây cơ bản của hệ thống tự dùng toàn nhà máy đảm bảo các phương thức vận hànhcơ bản của các sơ đồ công nghệ trong dây chuyền vận hành thiết bị sao cho NMĐvận hành an toàn và kinh tế.

4. Quản lý công tácsửa chữa định kỳ các thiết bị thuộc quyền quản lý. Lập lịch theo dõi, đăng kýsửa chữa thiết bị theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện công tác sửa chữathiết bị theo lịch đã được duyệt đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.

5. Tổ chức thực hiệncông tác khắc phục sự cố trong NMĐ, nhanh chóng bàn giao thiết bị vào vận hànhtrong thời gian ngắn nhất sau sự cố. Chủ động phân tích, tìm nguyên nhân và đềra các biện pháp phòng ngừa sự cố.

6. Báo cáo tình hìnhsự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị cho các cấp điều độ liên quan để phốihợp phân tích, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa sự cố.

7. Cung cấp tài liệukỹ thuật, thông số kỹ thuật, thông số vận hành, quy trình vận hành thiết bị củanhà máy cho các cấp điều độ để thực hiện tính toán chế độ vận hành, chỉnh địnhrơ le bảo vệ và tự động trên toàn HTĐ Quốc gia khi có yêu cầu.

8. Đảm bảo phươngthức, thiết bị sẵn sàng khởi động đen của nhà máy (nếu có).

9. Tổ chức diễn tập xửlý sự cố và diễn tập phòng cháy, chữa cháy theo kế hoạch đề ra của nhà máy,tham gia diễn tập xử lý sự cố toàn HTĐ Quốc gia.

10. Tổ chức bồi dưỡng,huấn luyện, đào tạo đủ cán bộ, nhân viên vận hành đảm bảo trình độ theo chứcdanh vận hành.

Điều 19. Nhiệm vụ của Trưởng ca vận hànhNMĐ:

1. Chấp hành lệnh chỉhuy điều độ của các cấp điều độ (theo quyền điều khiển).

2. Thực hiện đầy đủnhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong mối quan hệ công tác với các cấp điều độquy định trong Quy trình nàyvà quy định trong quy trình nhiệm vụ riêng của từngnhà máy.

3. Khi được sự ủyquyền của cấp điều độ hoặc khi sự cố dẫn đến nhà máy tách lưới phát độc lập, Trưởngca NMĐ được quyền áp dụng các biện pháp điều chỉnh tần số để đảm bảo sự vậnhành ổn định của các tổ máy và phải báo ngay với điều độ cấp trên.

Điều 20. Nhiệm vụ của các Công ty Truyềntải điện:

1. Tổ chức công tácquản lý (gồm quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành) đảm bảo vận hành an toàn vàliên tục các thiết bị, đường dây, trạm điện thuộc quyền quản lý.

2. Quản lý công tácsửa chữa định kỳ đường dây, thiết bị trong trạm thuộc quyền quản lý. Lập lịchtheo dõi, đăng ký sửa chữa các đường dây, thiết bị trong trạm theo đúng quyđịnh hiện hành. Thực hiện công tác sửa chữa các đường dây, thiết bị trong trạmtheo lịch đã được duyệt đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.

3. Cung cấp tài liệukỹ thuật, thông số kỹ thuật, thông số vận hành, quy trình vận hành đường dây,thiết bị trong trạm thuộc quyền quản lý cho cấp điều độ HTĐ Quốc gia và cấpđiều độ HTĐ miền để thực hiện tính toán chế độ vận hành, chỉnh định rơ le bảovệ và tự động trên toàn HTĐ khi có yêu cầu.

4. Đảm bảo sự hoạtđộng tin cậy của hệ thống rơ le bảo vệ và tự động thuộc quyền quản lý.

5. Tổ chức thực hiệncông tác khắc phục sự cố đường dây và trạm điện, nhanh chóng bàn giao thiết bịvào vận hành trong thời gian ngắn nhất sau sự cố. Chủ động phân tích, tìmnguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa sự cố.

6. Báo cáo tình hìnhsự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị cho các cấp điều độ liên quan để phốihợp phân tích, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa sự cố.

7. Đặt trị số chỉnhđịnh cho hệ thống rơ le bảo vệ và tự động thuộc quyền quản lý theo phiếu chỉnhđịnh của các cấp điều độ có quyền điều khiển.

8. Tổ chức bồi dưỡng,huấn luyện, đào tạo đủ cán bộ, nhân viên vận hành đảm bảo trình độ theo chứcdanh vận hành.

9. Tổ chức Hội đồngkiểm tra nhân viên trực ban CTTTĐ và nhân viên vận hành các trạm điện thuộcquyền quản lý có sự tham gia của cấp

10. Điều độ tương ứng.

Điều 21. Nhiệm vụ của Trực ban CTTTĐ:

1. Nắm chắc sơ đồ kếtdây vận hành hiện tại và nắm vững yêu cầu kiểm tra, thí nghiệm và sửa chữa củaCTTTĐ để đăng ký với cấp điều độ tương ứng.

2. Giao và nhận thiếtbị đưa ra sửa chữa và đưa vào vận hành của CTTTĐ với cấp điều độ có quyền điềukhiển thiết bị đó.

3. Theo dõi việc kiểmtra, thí nghiệm và sửa chữa thiết bị thuộc CTTTĐ quản lý.

4. Sau khi nhận nhiệmvụ đại diện cho CTTTĐ trong việc nhận và giao các thiết bị đưa ra sửa chữa và đưavào vận hành, trực ban CTTTĐ phải thông báo họ tên của mình với các cấp điều độcó quyền điều khiển các thiết bị thuộc quyền quản lý của CTTTĐ.

5. Trực ban CTTTĐ chịutrách nhiệm báo cáo với Lãnh đạo Công ty và các cấp điều độ về các vấn đề vậnhành lưới điện có liên quan.

Điều 22. Nhiệm vụ của Công ty Điện lực:

1. Tổ chức công tácquản lý phụ tải, quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành đảm bảo các đường dây, trạmđiện vận hành an toàn và liên tục.

2. Lập lịch theo dõi,đăng ký sửa chữa đường dây, thiết bị trong trạm thuộc quyền quản lý theo đúngquy định hiện hành. Thực hiện công tác sửa chữa đường dây, thiết bị trong trạmtheo lịch đã được duyệt đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.

3. Cung cấp tình hìnhphụ tải, tài liệu kỹ thuật, thông số kỹ thuật, quy trình vận hành đường dây,thiết bị thuộc quyền quản lý cho cấp điều độ HTĐ Quốc gia và cấp điều độ HTĐmiền để thực hiện tính toán chế độ vận hành, chỉnh định rơ le bảo vệ và tự độngtrên toàn HTĐ khi có yêu cầu.

4. Đảm bảo sự hoạtđộng tin cậy của hệ thống rơ le bảo vệ và tự động thuộc quyền quản lý.

5. Đặt trị số chỉnhđịnh cho hệ thống rơ le bảo vệ và tự động thuộc quyền quản lý theo phiếu chỉnhđịnh của các cấp điều độ theo phân cấp.

6. Cung cấp cho cáccấp điều độ tương ứng dự kiến thời gian đưa thêm các phụ tải lớn do Công tyquản lý và thời gian chính thức khi phụ tải đã vào làm việc.

7. Liên hệ lấy danhsách thứ tự ưu tiên của các tổ chức, cá nhân sử dụng điện trên địa bàn do Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định. Phối hợp với cáccấp điều độ tương ứng phân bổ công suất và sản lượng cho các đơn vị điện lựctrong Công ty khi có yêu cầu và gửi cho các cấp điều độ để thực hiện.

8. Chủ động tuyêntruyền, giải thích, phối hợp với các tổ chức, cá nhân sử dụng điện trong côngtác điều hòa nhu cầu sử dụng điện.

9. Tổ chức bồi dưỡng, huấnluyện, đào tạo đủ cán bộ, nhân viên vận hành đảm bảo trình độ theo chức danhvận hành.

10. Tổ chức Hội đồngkiểm tra ĐĐV lưới điện phân phối, nhân viên vận hành các trạm điện, trạm bù,trạm diesel, trạm thuỷ điện nhỏ thuộc quyền quản lý có sự tham gia của cấp điềuđộ HTĐ miền tương ứng.

Điều 23. Nhiệm vụ của Trưởng kíp trạmđiện, trạm bù, trạm diesel, trạm thuỷ điện nhỏ:

1. Chấp hành lệnh chỉhuy điều độ của các cấp điều độ (theo quyền điều khiển).

2. Thường xuyên theodõi và kiểm tra thiết bị thuộc quyền quản lý của trạm, đảm bảo việc vận hành antoàn, liên tục, không để xảy ra các sự cố chủ quan, xử lý các sự cố kịp thời vàđúng quy trình.

3. Trưởng kíp vận hànhtrạm điện chịu trách nhiệm báo cáo với Lãnh đạo Trạm, Lãnh đạo CTTTĐ, Lãnh đạoCTĐL và các cấp điều độ tương ứng về các vấn đề vận hành thiết bị trong trạm.

4. Nắm vững sơ đồ,thông số kỹ thuật, chế độ vận hành của thiết bị trong trạm.

5. Cung cấp số liệutheo yêu cầu của các cấp điều độ theo phân cấp.

Điều 24. Nhiệm vụ của Công ty Thông tin- Viễn thông Điện lực:

1. Tổ chức công tácquản lý (quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành) đảm bảo thông tin thông suốt phụcvụ công tác điều độ HTĐ Quốc gia giữa cấp điều độ HTĐ Quốc gia và các đơn vịthuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ Quốc gia.

2. Đảm bảo sự hoạtđộng ổn định và tin cậy của các kênh thông tin phục vụ hệ thống bảo vệ, tự độngvà truyền số liệu của cấp điều độ HTĐ Quốc gia.

3. Phối hợp với các bộphận thông tin của các ĐĐM, các NMĐ và các CTTTĐ để đảm bảo thông tin phục vụđiều độ HTĐ Quốc gia.

4. Lập lịch theo dõi,đăng ký sửa chữa các kênh viễn thông điện lực thuộc quyền quản lý theo đúng quyđịnh hiện hành. Thực hiện công tác sửa chữa theo lịch đã được duyệt đảm bảochất lượng, đúng tiến độ.

 

CHƯƠNG IV

CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

Mục 1. Quyền điều khiển và quyền kiểm tra thiết bị

Điều 25. Quyền điều khiển thiết bị củamột cấp điều độ:

1. Quyền điều khiểnthiết bị của một cấp điều độ là quyền ra lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độlàm việc của thiết bị (thay đổi công suất phát P/Q, khởi động, ngừng tổ máy,đóng, cắt máy cắt và dao cách ly...).

2. Mọi sự thay đổi chếđộ làm việc của thiết bị chỉ được tiến hành theo lệnh chỉ huy điều độ trực tiếpcủa cấp điều độ này, trừ trường hợp quy định tại Điều 27.

Điều 26. Quyền kiểm tra thiết bị củamột cấp điều độ:

1. Quyền kiểm trathiết bị của một cấp điều độ là quyền cho phép ra lệnh chỉ huy điều độ thay đổihoặc nắm các thông tin về chế độ làm việc của thiết bị không thuộc quyền điềukhiển của cấp điều độ này.

2. Mọi lệnh chỉ huyđiều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị phải được sự cho phép của cấpđiều độ này, trừ trường hợp quy định tại Điều 27, và sau khi thực hiện xonglệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiết bị phải báo lại kết quảcho cấp điều độ đó.

Điều 27. Quy định điều khiển trong cáctrường hợp vận hành không bình thường:

1. Trường hợp xử lý sựcố, các cấp điều độ được quyền thay đổi chế độ làm việc các thiết bị thuộcquyền điều khiển trước, báo cáo sau cho cấp điều độ có quyền kiểm tra thiết bịnày.

2. Trường hợp khẩn cấpkhông thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người vàan toàn thiết bị) ở NMĐ hoặc trạm điện cho phép Trưởng ca (hoặc Trưởng kíp)tiến hành thao tác theo quy trình mà không phải xin phép nhân viên vận hành cấptrên và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lýxong phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có quyền điều khiển cácthiết bị này.

Điều 28. Tuỳ theo tình hình thực tế,Tổng công ty Điện lực Việt Nam chỉ đạo các cấp điều độ phối hợp với nhau để lậpdanh sách các thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra, gửi tới các đơn vịtham gia công tác điều độ HTĐ Quốc gia.

 

Mục 2. Chế độ chỉ huy điều độ Hệ thống điện Quốc gia

Điều 29. Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia:

1. Là cấp chỉ huy điềuđộ cao nhất của HTĐ Quốc gia, là nơi phát đi các lệnh chỉ huy điều độ tới cấpđiều độ HTĐ miền, NMĐ thuộc quyền điều khiển, CTTTĐ, trạm 500 kV và những đơnvị khác có chức năng quản lý vận hành trong HTĐ Quốc gia.

2. Có nhiệm vụ truyềnđạt chỉ thị, lệnh của Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam tới các đơn vịliên quan đến công tác điều độ HTĐ Quốc gia.

Điều 30. Trung tâm Điều độ HTĐ miền:

1. Điều độ miền là nơiphát đi các lệnh chỉ huy điều độ tới cấp điều độ lưới điện phân phối, NMĐ thuộcquyền điều khiển, CTTTĐ, trạm điện và các đơn vị khác có chức năng quản lý vậnhành trong HTĐ miền.

2. Có nhiệm vụ truyềnđạt chỉ thị, lệnh của Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam hoặc của Giám đốcĐĐQG tới các đơn vị và báo cáo của các đơn vị lên Tổng công ty Điện lực ViệtNam hoặc ĐĐQG về các vấn đề liên quan đến công tác điều độ HTĐ miền.

Điều 31. Điều độ lưới điện phân phối:

1. Phát lệnh chỉ huyđiều độ tới trạm điện, trạm bù, trạm diesel, trạm thuỷ điện nhỏ thuộc quyềnđiều khiển và các đơn vị có chức năng quản lý vận hành trực thuộc CTĐL, Điệnlực tỉnh, thành phố.

2. Truyền đạt chỉ thị,lệnh của Lãnh đạo CTĐL, Điện lực trực tiếp hoặc của Giám đốc ĐĐM tới các đơn vịvà báo cáo của các đơn vị lên CTĐL hoặc ĐĐM về các vấn đề liên quan đến côngtác điều độ lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

Điều 32. Nhân viên vận hành gồm có KSĐHHTĐ Quốc gia, KSĐH HTĐ miền, ĐĐV lưới điện phân phối, Trưởng ca NMĐ và nhânviên vận hành trạm điện, trạm bù, trạm diesel, trạm thuỷ điện nhỏ.

Nhân viên vận hành làmviệc theo chế độ ca, kíp theo lịch phân ca đã được đơn vị duyệt. Những trườnghợp đặc biệt, nếu được sự đồng ý của người xếp lịch hoặc Trưởng, Phó phòng trựctiếp thì nhân viên vận hành có thể thay đổi ca cho nhau.

Điều 33. Lệnh chỉ huy điều độ bằng lờinói phải do nhân viên vận hành cấp trên truyền đạt trực tiếp tới nhân viên vậnhành cấp dưới thông qua hệ thống thông tin liên lạc. Lệnh chỉ huy điều độ phảingắn gọn, rõ ràng và chính xác bao gồm:

1. Thông báo phươngthức vận hành ngày;

2. Cho phép ngừng dựphòng, ngừng sửa chữa, tiến hành kiểm tra, thử nghiệm và cho phép đưa vào vậnhành (bao gồm cả thiết bị sau kỳ sửa chữa, thiết bị mới) các thiết bị thuộcquyền điều khiển;

3. Điều chỉnh biểu đồphụ tải, phân bổ cân bằng công suất để đáp ứng tình hình thực tế;

4. Thay đổi trị sốchỉnh định rơ le bảo vệ và tự động, nấc phân áp của các MBA thuộc quyền điềukhiển;

5. Chỉ huy thao tácthay đổi sơ đồ nối dây, chỉ huy xử lý sự cố và các hiện tượng bất thường trongHTĐ thuộc quyền điều khiển;

6. Hạn chế công suất,sa thải hoặc khôi phục phụ tải;

7. Chuẩn y các kiếnnghị về vận hành thiết bị của nhân viên vận hành cấp dưới.

Điều 34. Nhân viên vận hành cấp dưới:

1. Có nhiệm vụ thihành chính xác, không chậm trễ và không bàn cãi lệnh chỉ huy điều độ của nhânviên vận hành cấp trên, trừ những lệnh nguy hại đến người hoặc thiết bị thì đượcphép chưa thực hiện.

2. Nếu không có lý dochính đáng về an toàn mà trì hoãn thực hiện lệnh chỉ huy điều độ của nhân viênvận hành cấp trên thì nhân viên vận hành cấp dưới và Lãnh đạo đơn vị gây ra sựtrì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả xảy ra.

Điều 35. Trong thời gian trực ban, nhânviên vận hành phải:

1. Thực hiện so vàchỉnh giờ thống nhất.

2. Nêu rõ tên và chứcdanh trong mọi liên hệ. Nội dung liên hệ phải được ghi chép đầy đủ vào sổ nhậtký vận hành theo trình tự thời gian.

3. Ghi âm mọi liên hệkhi thao tác và xử lý sự cố tại điều độ và tại các đơn vị thao tác, xử lý sựcố.

4. Khi xảy ra sự cố,hiện tượng bất thường trong ca trực của mình, nhân viên vận hành phải thực hiệnđúng các điều quy định trong quy trình xử lý sự cố HTĐ Quốc gia hiện hành vàbáo cáo những thông tin cần thiết cho Lãnh đạo đơn vị và điều độ cấp trên biết(theo phân cấp).

5. Đối với sự cốnghiêm trọng xảy ra với HTĐ miền, NMĐ, trạm điện thì ngay sau khi xử lý xong sựcố nhân viên vận hành, trực ban CTTTĐ phải có bản báo cáo nhanh gửi về điều độcấp trên trực tiếp.

 

Mục 3. Chế độ báo cáo đối với các đơn vị liên quan đến

công tác điều độ Hệ thống điện Quốc gia.

Điều 36. Hàng ngày các NMĐ, Trạm điệnphải báo cáo với các cấp điều độ theo phân cấp các thông tin vận hành thực tếcủa ngày gồm:

1. Biểu đồ phát củanhà máy từ 0 giờ đến 24 giờ. Tổng điện năng phát trong ngày của nhà máy.

2. Tình hình nhiênliệu (đối với các nhà máy nhiệt điện), mức nước hồ chứa (đối với các nhà máythủy điện ).

3. Thông số vận hành đườngdây, MBA.

4. Tình trạng vận hànhcác thiết bị.

5. Các sự cố trongngày.

6. Thời gian và cácbiểu mẫu báo cáo do các cấp điều độ quy định.

Điều 37. Hàng ngày các cấp điều độ cấp dướiphải báo cáo với các cấp điều độ cấp trên các thông tin vận hành thực tế củangày gồm:

1. Biểu đồ phụ tải từ0 giờ đến 24 giờ.

2. Tổng điện năng tiêuthụ trong ngày.

3. Biểu đồ phát củanhà máy từ 0 giờ đến 24 giờ, sản lượng phát ra của các NMĐ thuộc quyền điềukhiển.

4. Tình hình nhiênliệu (đối với các nhà máy nhiệt điện), mức nước các hồ chứa (đối với các nhàmáy thủy điện) thuộc quyền điều khiển.

5. Tình hình vận hànhcủa HTĐ thuộc quyền điều khiển.

6. Những sự cố xảy ratrong HTĐ thuộc quyền điều khiển (bao gồm cả việc xử lý và khắc phục hậu quả).

Thời gian và các biểumẫu báo cáo do các cấp điều độ quy định.

Điều 38. Khi cần thiết, các cấp điều độcó quyền nắm tình hình vận hành, kiểm tra thông số vận hành của các thiết bịthuộc quyền điều khiển của điều độ cấp dưới, của NMĐ và trạm điện có liên quanđến việc chỉ huy điều độ HTĐ thuộc quyền điều khiển.

Các đơn vị có tráchnhiệm báo cáo đầy đủ và chính xác tình hình, thông số vận hành của các thiết bịthuộc quyền điều khiển theo yêu cầu của các cấp điều độ.

Điều 39. Sau các sự cố, ngoài các báocáo của nhân viên vận hành, các cấp điều độ, các đơn vị quản lý vận hành thiếtbị phải làm báo cáo bằng văn bản gửi về các cấp điều độ tương ứng và các đơn vịcấp trên. Báo cáo phải tường trình diễn biến sự cố, phân tích nguyên nhân và đềra các biện pháp phòng ngừa.

 

Mục 4. Chế độ giao ca, nhận ca

Điều 40. Nhân viên vận hành cần có mặttrước lúc nhận ca ít nhất 15 phút để tìm hiểu những sự việc xẩy ra từ ca gầnnhất của mình đến ca hiện tại để nắm được rõ ràng tình trạng vận hành của cácthiết bị, HTĐ thuộc quyền điều khiển và kiểm tra.

Điều 41. Trước khi nhận ca nhân viênvận hành phải tìm hiểu:

1. Phương thức vậnhành trong ngày;

2. Sơ đồ nối dây củaHTĐ thuộc quyền điều khiển và kiểm tra, lưu ý những thay đổi so với kết dây cơbản và tình trạng thiết bị;

3. Những ghi chéptrong sổ nhật ký vận hành và sổ giao ca;

4. Những thao tác đưathiết bị ra khỏi vận hành và đưa vào vận hành, đưa vào dự phòng theo kế hoạchsẽ được thực hiện trong ca;

5. Những điều lệnh mớitrong sổ điều lệnh và sổ ghi các bức điện gửi từ cấp trên và các đơn vị;

6. Nghe người giao catruyền đạt trực tiếp những điều cụ thể về chế độ vận hành, những lệnh của Lãnhđạo cấp trên mà ca vận hành phải thực hiện và những điều đặc biệt chú ý hoặcgiải đáp những vấn đề chưa rõ;

7. Kiểm tra hoạt độngcủa hệ thống SCADA/EMS/DMS và thông tin liên lạc;

8. Kiểm tra trật tự vệsinh nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ dùng trong ca;

9. Các nội dung cụ thểkhác theo quy định riêng của từng đơn vị;

10. Ký tên vào sổgiao, nhận ca.

Điều 42. Trước khi giao ca nhân viênvận hành phải:

1. Hoàn thành các côngviệc sự vụ trong ca gồm: Ghi sổ giao ca, tính toán thông số, các tài liệu vậnhành khác theo quy định của từng đơn vị, vệ sinh công nghiệp;

2. Thông báo một cáchngắn gọn, chính xác và đầy đủ cho người nhận ca những thay đổi của HTĐ (lướiđiện) thuộc quyền điều khiển và kiểm tra, của các thiết bị cùng những lệnh, chỉthị mới có liên quan đến công tác điều độ, vận hành trong ca mình;

3. Thông báo cho ngườinhận ca những hiện tượng bất thường đã xảy ra trong ca mình và những hiện tượngkhách quan đang đe dọa đến chế độ làm việc bình thường của HTĐ thuộc quyền điềukhiển và kiểm tra, của thiết bị khác;

4. Giải thích thắc mắccủa người nhận ca về những vấn đề họ chưa rõ;

5. Ký tên vào sổ giao,nhận ca sau khi người nhận ca đã ký.

Điều 43. Thủ tục giao, nhận ca được thựchiện xong khi nhân viên vận hành nhận ca và nhân viên vận hành giao ca đều đãký tên vào sổ giao ca. Kể từ khi ký nhận ca nhân viên vận hành nhận ca có đầyđủ quyền hạn và trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ của mình trong ca trực.

Điều 44. Sau khi nhận ca KSĐH HTĐ miềnphải báo cáo với KSĐH HTĐ Quốc gia:

1. Tên của KSĐH HTĐmiền;

2. Sơ đồ kết dây HTĐmiền và những lưu ý;

3. Tình trạng và khảnăng huy động công suất tác dụng, phản kháng của nguồn điện thuộc quyền điềukhiển;

4. Tình hình vận hànhcủa HTĐ miền, những thao tác chính sẽ thực hiện trong ca;

5. Những kiến nghị vớiKSĐH HTĐ Quốc gia về phương thức huy động nguồn trong miền;

6. Tình hình thông tinliên lạc giữa cấp điều độ HTĐ miền với cấp điều độ HTĐ Quốc gia.

Điều 45. Sau khi nhận ca, ĐĐV lưới điệnphân phối phải báo cáo cho KSĐH HTĐ miền những vấn đề sau:

1. Tên của các ĐĐV;

2. Sơ đồ kết dây vàtình hình vận hành lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

3. Tình trạng và khảnăng huy động công suất tác dụng, phản kháng của nguồn điện nhỏ, nguồn bù côngsuất phản kháng thuộc quyền điều khiển;

4. Tình hình phụ tải,các biện pháp điều hòa, hạn chế phụ tải trong ca. Thứ tự ưu tiên các đường dâycung cấp điện cho phụ tải (kể cả các nhu cầu đặc biệt cần ưu tiên cung cấp);

5. Kế hoạch sửa chữacó liên quan đến HTĐ miền;

6. Tình hình thông tinliên lạc giữa cấp điều độ lưới điện phân phối với cấp điều độ HTĐ miền;

7. Những kiến nghị vềphương thức vận hành HTĐ miền đối với cấp điều độ HTĐ miền.

Điều 46. Sau khi nhận ca, Trưởng ca cácNMĐ báo cáo cho KSĐH HTĐ Quốc gia, KSĐH HTĐ miền và ĐĐV lưới điện phân phốitheo phân cấp quyền điều khiển:

1. Tên của Trưởng cavà Trưởng kíp trạm điện;

2. Tình trạng lò, máyvà thiết bị. Số lò, máy đang vận hành, dự phòng nóng, dự phòng nguội;

3. Dự kiến khả năngphát cao nhất, những khó khăn thuận lợi trong việc chấp hành biểu đồ công suất;

4. Sơ đồ nối dây chínhcủa NMĐ;

5. Phương thức tách lướigiữ tự dùng, trạng thái đặt của các bộ tự động chống sự cố, phương thức sẵnsàng của thiết bị cho khởi động đen của nhà máy (nếu có);

Tình hình nhiên liệuđối với nhà máy nhiệt điện, các số liệu thủy văn (mức nước thượng lưu, hạ lưu,lưu lượng nước về hồ, lưu lượng nước dùng để phát điện..) đối với nhà máy thủyđiện;

6. Tình hình thông tinliên lạc giữa NMĐ với cấp điều độ có quyền điều khiển;

7. Những kiến nghị vềvận hành thiết bị của nhà máy.

Điều 47. Sau khi nhận ca, nhân viên vậnhành trạm điện phải báo cáo với các cấp điều độ (theo phân cấp) những vấn đềsau:

1. Tên của nhân viênvận hành;

2. Sơ đồ kết dây củatrạm;

3. Tình trạng vận hànhcủa MBA lực và thiết bị chính trong trạm;

4. Điện áp thanh cáivà dòng điện, công suất tác dụng, công suất phản kháng truyền tải trên các đườngdây;

5. Công suất, dòngđiện qua MBA và các thông số khác;

6. Tình trạng vận hànhbất thường và tình hình thông tin liên lạc;

7. Những kiến nghị vềvận hành thiết bị đối với các cấp điều độ (theo phân cấp).

Điều 48. Sau khi nhận ca, Trưởng kíptrạm bù, trạm diesel, trạm thủy điện nhỏ báo cáo cho KSĐH HTĐ miền và ĐĐV lướiđiện phân phối theo phân cấp quyền điều khiển:

1. Tên của Trưởng kíp;

2. Tình trạng máy vàthiết bị. Số máy, thiết bị đang vận hành và dự phòng;

3. Dự kiến khả năngphát cao nhất, những khó khăn thuận lợi trong việc chấp hành biểu đồ công suất;

4. Sơ đồ nối dây chínhcủa trạm;

5. Tình hình nhiênliệu đối với trạm diesel, các số liệu thủy văn đối với trạm thủy điện nhỏ;

6. Tình hình thông tinliên lạc;

7. Những kiến nghị vềvận hành thiết bị đối với các cấp điều độ (theo phân cấp).

Điều 49. Sau khi nhận báo cáo nhận cacủa nhân viên vận hành cấp dưới, KSĐH HTĐ Quốc gia, KSĐH HTĐ miền, ĐĐV lướiđiện phân phối phải thông báo lại các nội dung:

1. Tên của KSĐH HTĐQuốc gia, KSĐH HTĐ miền, ĐĐV lưới điện phân phối;

2. Phương thức vậnhành của HTĐ Quốc gia, HTĐ miền, lưới điện phân phối và những khó khăn thuậnlợi trong ca;

3. Các yêu cầu về vậnhành đối với nhân viên vận hành cấp dưới;

4. Trả lời các kiếnnghị của nhân viên vận hành cấp dưới.

Điều 50. Nhân viên vận hành không đượcvi phạm các quy định sau:

1. Giao, nhận ca khichưa hoàn thành các công việc sự vụ hoặc chưa thông báo đầy đủ tình hình vậnhành trong ca cho người nhận ca.

2. Giao, nhận ca khicó đầy đủ lý do xác định người nhận ca không đủ tỉnh táo do đã uống rượu, bia,sử dụng các chất kích khác bị nghiêm cấm. Trường hợp này, nhân viên vận hànhphải báo cáo Lãnh đạo đơn vị để cử người khác thay thế.

3. Giao, nhận ca khiđang có sự cố hoặc đang tiến hành những thao tác phức tạp.

4. Làm việc hai caliên tục. Trong khi trực ca không được uống rượu, bia, sử dụng các chất kíchkhác bị nghiêm cấm.

5. Bỏ vị trí trong lúctrực ca hoặc hết giờ trực ca nhưng chưa có người đến nhận ca. Khi không có ngườiđến thay ca, nhân viên vận hành phải báo cáo với người xếp lịch, Trưởng phòngtrực tiếp biết để bố trí người khác thay thế đảm bảo thời gian kéo dài ca trựckhông quá 04 giờ.

6. Cho người không cónhiệm vụ vào vị trí vận hành khi chưa được phép của Lãnh đạo đơn vị, Trưởngphòng hoặc Quản đốc phân xưởng trực tiếp.

7. Làm việc riêngtrong giờ trực ca.

Điều 51. Một số trường hợp đặc biệtnhân viên vận hành được phép:

1. Giao, nhận ca khiđang có sự cố hoặc đang tiến hành những thao tác phức tạp nếu đã được sự đồng ýcủa nhân viên vận hành trực ban cấp trên và/hoặc của Lãnh đạo đơn vị trực tiếp.Khi cho phép nhân viên vận hành giao, nhận ca khi đang có sự cố hoặc đang tiếnhành những thao tác phức tạp thì nhân viên vận hành trực ban cấp trên và/hoặcLãnh đạo đơn vị trực tiếp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định củamình.

2. Giao, nhận ca sausự cố khi đã đến giờ giao ca mà chưa hoàn thành các công việc sự vụ trong canếu được phép của Lãnh đạo đơn vị, Trưởng phòng trực tiếp. Trường hợp này, nhânviên vận hành giao ca phải ở lại hoàn chỉnh các công việc sự vụ.

 

Mục 5. Lập sơ đồ kết dây cơ bản Hệ thống điện Quốc gia

Điều 52. Trước ngày 15 tháng 11 hàngnăm, cấp điều độ HTĐ Quốc gia thiết lập sơ đồ kết dây cơ bản của HTĐ Quốc giaáp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm sau (sơ đồ phải thể hiện rõ vị trí thường đóng,thường mở của các thiết bị đóng/cắt trên lưới truyền tải thuộc quyền điều khiểnvà kiểm tra của cấp điều độ HTĐ Quốc gia) trình Tổng giám đốc Tổng công ty Điệnlực Việt Nam hoặc Phó Tổng giám đốc được uỷ quyền phê duyệt. Cấp điều độ HTĐQuốc gia phải gửi cho mỗi cấp điều độ HTĐ miền ít nhất ba bản sơ đồ kết dây cơbản của HTĐ Quốc gia đã được phê duyệt trước ngày 01 tháng 12 của năm đó.

Điều 53. Sau khi nhận được sơ đồ kết dâycơ bản của HTĐ Quốc gia đã được phê duyệt, trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, cấpđiều độ HTĐ miền gửi về cấp điều độ HTĐ Quốc gia ít nhất ba bản sơ đồ kết dâycơ bản của HTĐ miền áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm sau (sơ đồ phải thể hiện rõvị trí thường đóng, thường mở của các thiết bị đóng/cắt trên lưới truyền tải,chiều dài và loại dây dẫn của các đường dây truyền tải điện, thể hiện sơ đồ vàthông số chính của các trạm biến áp có cấp điện áp từ 66 kV trở lên). Các bảnsơ đồ kết dây cơ bản của HTĐ miền gửi về cấp điều độ HTĐ Quốc gia phải đượcGiám đốc Trung tâm Điều độ HTĐ miền phê duyệt.

Điều 54. Khi xét thấy chế độ vận hànhHTĐ Quốc gia có những thay đổi hoặc khi xét thấy sơ đồ kết dây cơ bản không cònphù hợp, cấp điều độ HTĐ Quốc gia đề ra phương thức kết dây mới của HTĐ Quốcgia, trình Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam hoặc Phó Tổng giám đốcđược uỷ quyền phê duyệt. Cấp điều độ HTĐ Quốc gia gửi cho cấp điều độ HTĐ miềnsơ đồ kết dây mới đã được phê duyệt.

Điều 55. Khi xét thấy chế độ vận hànhHTĐ miền có những thay đổi hoặc khi xét thấy sơ đồ kết dây cơ bản không còn phùhợp, cấp điều độ HTĐ miền đề ra phương thức kết dây mới của HTĐ miền. Trước khivận hành HTĐ miền ở một kết dây mới, cấp điều độ HTĐ miền phải gửi về cấp điềuđộ HTĐ Quốc gia sơ đồ kết dây thay đổi để cấp điều độ HTĐ Quốc gia có cơ sởtính toán các chế độ vận hành cho toàn HTĐ Quốc gia và thông báo ngược lại chocấp điều độ HTĐ miền ý kiến chấp nhận (hoặc không chấp nhận).

 

Mục 6. Chế độ lập và thực hiện phương thức vận hành

Hệ thống điện Quốc gia

Điều 56. Phương thức vận hành HTĐ Quốcgia, HTĐ miền, lưới điện phân phối do cán bộ phương thức của các cấp điều độlập và được Lãnh đạo có thẩm quyền của các cấp điều độ hoặc Tổng công ty Điệnlực Việt Nam phê duyệt. Phương thức vận hành bao gồm: phương thức ngày, tuần,tháng và các phương thức đặc biệt khác.

Điều 57. Đăng ký phương thức ngày:

1. Trước 09 giờ 30hàng ngày, các đơn vị quản lý vận hành lưới điện phân phối đăng ký với cán bộphương thức của cấp điều độ lưới điện phân phối những công tác liên quan đếnđiều độ lưới điện phân phối của ngày hôm sau, cụ thể:

a) Đăng ký công táctrên các thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của cấp điều độ lưới điệnphân phối;

b) Dự kiến phụ tải chongày hôm sau;

c) Đặc điểm phụ tải,nhu cầu ưu tiên cung cấp điện đột xuất;

d) Khả năng huy độngcác nguồn điện nhỏ thuộc quyền quản lý.

2. Trước 10 giờ 30hàng ngày, các đơn vị quản lý vận hành và cấp điều độ lưới điện phân phối đăngký với cán bộ phương thức của cấp điều độ HTĐ miền những công tác liên quan đếnđiều độ HTĐ miền của ngày hôm sau, cụ thể:

a) Đối với CTTTĐ: Đăngký công tác trên các thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ miền.

b) Đối với NMĐ:

- Đăng ký công táctrên các thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ miền.

- Đăng ký công tácliên quan đến việc đưa vào vận hành, dự phòng và tách ra sửa chữa của các tổ lòmáy thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ miền;

- Yêu cầu đặc biệt vềvận hành của nhà máy.

c) Đối với Điều độ lướiđiện phân phối:

- Dự kiến phụ tải chongày hôm sau;

- Đặc điểm phụ tải,nhu cầu ưu tiên cung cấp điện đột xuất;

- Đăng ký công táctrên lưới điện thuộc phạm vi điều khiển và kiểm tra của cấp điều độ HTĐ miền;

- Khả năng thực tế củaviệc huy động nguồn điện nhỏ trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

3. Trước 11 giờ 30hàng ngày, cấp điều độ HTĐ miền và các đơn vị quản lý vận hành đăng ký với cánbộ phương thức của cấp điều độ HTĐ Quốc gia những công tác liên quan đến điềuđộ HTĐ (lưới điện) thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của ngày hôm sau, cụ thể:

a) Đối với cấp điều độHTĐ miền:

- Dự báo phụ tải miềnngày hôm sau và yêu cầu đặc biệt về kết dây HTĐ miền;

- Công tác trên HTĐmiền liên quan đến thiết bị thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ HTĐ Quốc giahoặc liên quan đến việc huy động nguồn trong HTĐ miền.

b) Đối với NMĐ:

- Đăng ký công tácliên quan đến việc đưa vào vận hành, dự phòng và tách ra sửa chữa của các tổ lòmáy;

- Yêu cầu đặc biệt vềvận hành của nhà máy.

c) Đối với CTTTĐ: Đăngký công tác trên các thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ Quốcgia.

Điều 58. Sau khi nhận được đăng ký phươngthức vận hành của đơn vị, cán bộ phương thức của các cấp điều độ sẽ trả lờiđăng ký phương thức trước 15 giờ 00 hàng ngày (những công tác có thể giải quyếtđược và không giải quyết được) và những yêu cầu, lưu ý đối với đơn vị.

Điều 59. Đăng ký phương thức tuần:

1. Trước 09 giờ 00ngày thứ tư hàng tuần, các đơn vị quản lý vận hành trong lưới điện phân phốiđăng ký với cán bộ phương thức của cấp điều độ lưới điện phân phối phương thứcvận hành, sửa chữa tuần sau.

2. Trước 09 giờ 30ngày thứ tư hàng tuần, cán bộ phương thức của NMĐ, CTTTĐ, cấp điều độ lưới điệnphân phối đăng ký phương thức vận hành, sửa chữa tuần sau cho cán bộ phươngthức của cấp điều độ HTĐ miền.

3. Trước 10 giờ 00ngày thứ tư hàng tuần, cán bộ phương thức của cấp điều độ HTĐ miền, NMĐ vàCTTTĐ đăng ký phương thức vận hành, sửa chữa tuần sau cho cán bộ phương thứccủa cấp điều độ HTĐ Quốc gia.

Điều 60. Thông báo phương thức tuần:

1. Trước 15 giờ 00ngày thứ năm hàng tuần, cán bộ phương thức của cấp điều độ HTĐ Quốc gia thôngbáo cho cán bộ phương thức của các cấp điều độ HTĐ miền và các NMĐ phương thứcvận hành, sửa chữa tuần sau.

2. Trước 15 giờ 30ngày thứ năm hàng tuần, cán bộ phương thức của cấp điều độ HTĐ miền thông báocho cán bộ phương thức của cấp điều độ lưới điện phân phối trong HTĐ miền,CTĐL, CTTTĐ và các NMĐ phương thức vận hành, sửa chữa tuần sau (dựa trên cơ sởphương thức vận hành, sửa chữa tuần của HTĐ Quốc gia).

3. Trước 16 giờ 00ngày thứ năm hàng tuần, cán bộ phương thức của cấp điều độ lưới điện phân phốithông báo cho các đơn vị quản lý vận hành trong lưới điện phân phối phương thứcvận hành, sửa chữa tuần sau (dựa trên cơ sở phương thức vận hành, sửa chữa tuầncủa HTĐ miền).

Điều 61. Đăng ký phương thức tháng:

1. Trước ngày làm việccuối cùng của mỗi tháng 05 ngày, các đơn vị quản lý vận hành gửi báo cáo tổngkết công tác tháng và gửi đăng ký phương thức vận hành, sửa chữa tháng sau vềcấp điều độ lưới điện phân phối.

2. Trước ngày làm việccuối cùng của mỗi tháng 04 ngày, NMĐ, CTTTĐ, cấp điều độ lưới điện phân phốigửi báo cáo tổng kết công tác vận hành tháng và gửi đăng ký phương thức vậnhành, sửa chữa tháng sau về cấp điều độ HTĐ miền.

3. Trước ngày làm việccuối cùng của mỗi tháng 03 ngày, cấp điều độ HTĐ miền, NMĐ, CTTTĐ gửi báo cáotổng kết công tác vận hành tháng và gửi đăng ký phương thức vận hành, sửa chữatháng sau về cấp điều độ HTĐ Quốc gia.

Điều 62. Thông báo phương thức tháng:

1. Chậm nhất vào ngàylàm việc thứ hai hàng tháng, cán bộ phương thức của cấp điều độ HTĐ Quốc giathông báo cho các cấp điều độ HTĐ miền, các CTĐL, các CTTTĐ và các NMĐ phươngthức vận hành, sửa chữa của tháng đã được Tổng công ty Điện lực Việt Nam phêduyệt.

2. Chậm nhất vào ngàylàm việc thứ ba hàng tháng, cán bộ phương thức của cấp điều độ HTĐ miền thôngbáo cho cấp điều độ lưới điện phân phối trong HTĐ miền, CTĐL, CTTTĐ và các NMĐphương thức vận hành, sửa chữa của tháng (dựa trên cơ sở phương thức vận hành,sửa chữa tháng của HTĐ Quốc gia) đã được Giám đốc Trung tâm Điều độ HTĐ miềnphê duyệt.

3. Chậm nhất vào ngàylàm việc thứ tư hàng tháng, cán bộ phương thức của cấp điều độ lưới điện phânphối thông báo cho các đơn vị quản lý vận hành trong lưới điện phân phối phươngthức vận hành, sửa chữa của tháng (dựa trên cơ sở phương thức vận hành, sửachữa tháng của HTĐ miền) đã được Giám đốc CTĐL (hoặc Điện lực tỉnh, thành phố)phê duyệt.

Điều 63. Đăng ký phương thức năm:

1. Trước ngày 01 tháng11 của mỗi năm, các đơn vị quản lý vận hành gửi đăng ký kế hoạch vận hành, sửachữa năm sau về cấp điều độ lưới điện phân phối.

2. Trước ngày 05 tháng11 của mỗi năm, các NMĐ, CTTTĐ, cấp điều độ lưới điện phân phối gửi phương thứcvận hành, sửa chữa trong năm sau về cấp điều độ HTĐ miền.

3. Trước ngày 10 tháng11 của mỗi năm, các cấp điều độ HTĐ miền, NMĐ, CTTTĐ gửi phương thức vận hành,sửa chữa trong năm sau về cấp điều độ HTĐ Quốc gia.

Điều 64. Thông báo phương thức năm:

1. Chậm nhất vào ngày30 tháng 11, cấp điều độ HTĐ Quốc gia thông báo cho các cấp điều độ HTĐ miền,các CTĐL, các CTTTĐ và các NMĐ kế hoạch vận hành, sửa chữa dự kiến của năm sau.

2. Chậm nhất vào ngày15 tháng 12, cấp điều độ HTĐ miền thông báo cho các cấp điều độ lưới điện phânphối, các CTĐL, các CTTTĐ và các NMĐ kế hoạch vận hành, sửa chữa dự kiến củanăm sau.

3. Chậm nhất vào ngày20 tháng 12, cấp điều độ lưới điện phân phối thông báo cho các đơn vị quản lývận hành trong lưới điện phân phối kế hoạch vận hành, sửa chữa dự kiến của nămsau.

Điều 65. Trường hợp đăng ký và giảiquyết các công việc trên lưới điện gây gián đoạn cung cấp điện, các cấp điều độvà các đơn vị phải thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo đúng các quyđịnh hiện hành về thông báo lịch cắt điện cho khách hàng.

Điều 66. Quy định thông báo việc giánđoạn cung cấp điện tới khách hàng sử dụng điện như sau:

1. Gián đoạn cung cấpđiện cho khách hàng sử dụng điện do ảnh hưởng của sửa chữa có kế hoạch cácthiết bị thuộc quyền điều khiển của một cấp điều độ:

a) Phương thức thôngbáo:

- Cấp điều độ HTĐ Quốcgia thông báo tới cấp điều độ HTĐ miền. Trường hợp thiếu nguồn điện, ngoàithông báo tới cấp điều độ HTĐ miền, cấp điều độ HTĐ Quốc gia sẽ thông báo trựctiếp đến các CTTTĐ, CTĐL.

- Cấp điều độ HTĐ miềnthông báo tới các cấp điều độ lưới điện phân phối trong HTĐ miền, CTTTĐ.

- Cấp điều độ lướiđiện phân phối (hoặc CTĐL, Điện lực tỉnh, Điện lực thành phố), CTTTĐ thông báotới cơ quan có thẩm quyền và khách hàng sử dụng điện.

b) Thời điểm thôngbáo: ít nhất 05 ngày trước thời điểm ngừng cấp điện.

c) Hình thức thôngbáo: Theo quy định của công tác Điều độ HTĐ Quốc gia hoặc quy định về hình thứcthông báo hiện hành tới khách hàng sử dụng điện.

2. Gián đoạn cung cấpđiện cho khách hàng sử dụng điện do ảnh hưởng của sự cố:

Ngay khi có được thôngtin đầy đủ về sự cố và dự kiến thời gian khắc phục, các cấp điều độ và các đơnvị liên quan sẽ thực hiện thông báo theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1Điều này.

Điều 67. Dựa vào tình hình phụ tải, điềukiện thực tế thiết bị và việc hoàn thành kế hoạch sản xuất điện năng của toànHTĐ Quốc gia, kế hoạch sửa chữa thiết bị của NMĐ, CTTTĐ, CTĐL; trên cơ sở đảmbảo sự làm việc an toàn, ổn định và kinh tế của HTĐ, cấp điều độ HTĐ Quốc giadự báo đồ thị phụ tải của toàn HTĐ và quyết định biểu đồ phát cho từng NMĐ.

Điều 68. Quy định việc thực hiện biểuđồ phát công suất:

1. Tất cả các NMĐ nốivới HTĐ Quốc gia phải thực hiện nghiêm chỉnh biểu đồ phát do cấp điều độ HTĐQuốc gia giao. Cấp điều độ HTĐ miền có nhiệm vụ chỉ huy điều độ thực hiện đúngbiểu đồ phát công suất nguồn thuộc quyền điều khiển và kiểm tra trong HTĐ miền.

2. Trường hợp khôngthực hiện được biểu đồ phát công suất được giao, KSĐH HTĐ miền, Trưởng ca NMĐphải kịp thời báo cáo với KSĐH HTĐ Quốc gia để có các biện pháp xử lý cần thiếtđưa HTĐ Quốc gia về trạng thái vận hành bình thường.

3. Khi chế độ vận hànhcủa HTĐ Quốc gia khác với dự kiến do sự cố nguồn điện hoặc sự cố lưới điện,KSĐH HTĐ Quốc gia được quyền thay đổi biểu đồ phát công suất NMĐ, biểu đồ pháthay nhận công suất đã phân bổ cho HTĐ miền trong phạm vi giá trị cho phép theođiều kiện kỹ thuật để đáp ứng được tình hình vận hành mới.

4. Không tính là viphạm biểu đồ phát công suất của các NMĐ trong các trường hợp sau:

a) Hạ thấp biểu đồphát công suất của các NMĐ do ngừng thiết bị ngoài kế hoạch nhưng được sự đồngý của KSĐH HTĐ Quốc gia, KSĐH HTĐ miền;

b) Hạ thấp biểu đồphát công suất của các NMĐ do sự cố thiết bị khi phải kéo dài chu kỳ vận hànhtheo yêu cầu của cấp điều độ có quyền điều khiển mặc dù đã đến kỳ sửa chữa theokế hoạch;

c) Hạ thấp hay nângcao công suất phát của NMĐ do quá tải đường dây nối NMĐ với HTĐ Quốc gia, doyêu cầu vận hành hoặc do sự cố trên HTĐ Quốc gia.

Điều 69. Quy định việc thực hiện biểu đồsử dụng điện:

1. Truờng hợp HTĐ Quốcgia không đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện (sự số, thiếu nguồn), cấpđiều độ HTĐ Quốc gia thực hiện tính toán phân bổ công suất và điện năng sử dụnghoặc công suất và điện năng phải tiết giảm cho các CTĐL phù hợp với tình hìnhthực tế đồng thời phải đảm bảo sự làm việc an toàn, ổn định và kinh tế của toànHTĐ Quốc gia.

2. Căn cứ vào phân bổcông suất và điện năng sử dụng hoặc công suất và điện năng phải tiết giảm chocác CTĐL, các Trung tâm Điều độ HTĐ miền phối hợp với các CTĐL lập đồ thị phụtải phân bổ cho các Điện lực tỉnh, thành phố theo thứ tự ưu tiên đã được Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định đồng thời phải đảm bảosự làm việc an toàn, ổn định và kinh tế của toàn HTĐ miền.

3. Đối với đơn vị sửdụng quá công suất và điện năng đã phân bổ làm ảnh hưởng đến chế độ vận hànhHTĐ Quốc gia, sau khi đã được thông báo nhưng vẫn không khắc phục, KSĐH HTĐmiền có quyền cắt sa thải bất kỳ đường dây nào theo thứ tự ưu tiên đã được Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định để đưa về đúng phânbổ và đơn vị đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

 

Mục 7. Chế độ đánh số thiết bị trong Hệ thống điện Quốcgia

Điều 70. Việc đánh số thiết bị trongHTĐ Quốc gia được quy định như sau:

1. Tất cả các thiết bịđưa vào vận hành trong HTĐ Quốc gia đều phải được đặt tên, đánh số. Thiết bịtrong HTĐ Quốc gia thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ nào thì do cấp điềuđộ đó đánh số và phê duyệt.

2. Việc đánh số thiếtbị thuộc quyền điều khiển của một cấp điều độ nhưng thuộc quyền kiểm tra củacấp điều độ khác chỉ được ban hành khi có sự đồng ý của cấp điều độ có quyềnkiểm tra.

3. Các thiết bị phải đượcđánh số theo quy định của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

 

Mục 8. Chế độ quản lý sửa chữa thiết bị

Điều 71. Căn cứ vào kế hoạch sửa chữanăm và quí đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; căn cứ vào tình hình thực tếcủa thiết bị, các đơn vị quản lý vận hành đăng ký với cấp điều độ có quyền điềukhiển kế hoạch sửa chữa thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều đó trongtháng sau (thời gian gửi đăng ký thực hiện theo đúng chế độ lập và thực hiện phươngthức vận hành). Nội dung đăng ký gồm:

1. Tên thiết bị cầnsửa chữa;

2. Nội dung công việcchính;

3. Thời gian dự kiếnbắt đầu và kết thúc công việc sửa chữa;

4. Các yêu cầu khác cóliên quan đến công việc.

Điều 72. Đăng ký đưa thiết bị đang vậnhành hay dự phòng ra sửa chữa được phân loại như sau:

1. Sửa chữa theo kếhoạch.

2. Sửa chữa ngoài kếhoạch.

3. Sửa chữa sự cố.

Đăng ký sửa chữa thiếtbị trên cơ sở lịch sửa chữa hàng tháng, hàng quí, hàng năm đã được duyệt làđăng ký sửa chữa theo kế hoạch.

Đăng ký sửa chữa thiếtbị không có lịch sửa chữa của tháng, quí, năm gọi là đăng ký sửa chữa ngoài kếhoạch. Khi giải quyết sửa chữa ngoài kế hoạch các cấp điều độ phải thảo luậnvới các đơn vị liên quan khác.

Đăng ký sửa chữa thiếtbị đang vận hành trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến sự cố gọi là đăng ký sửachữa sự cố.

Đối với thiết bị đã bịsự cố, đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm đăng ký thời gian dự kiến khắcphục sự cố.

Điều 73. Chỉ có đơn vị quản lý vận hànhthiết bị mới có quyền đăng ký tách thiết bị ra khỏi vận hành hoặc đưa vào dựphòng. Các bên thi công hoặc các đơn vị khác khi cần tách thiết bị do đơn vịnào quản lý vận hành thì phải đăng ký với đơn vị đó. Các cấp điều độ chỉ nhận,giải quyết đăng ký và giao, nhận thiết bị với đơn vị quản lý vận hành.

Điều 74. Thời gian sửa chữa, thời gianđăng ký, thủ tục trước khi tách thiết bị:

1. Thời gian sửa chữađược tính từ khi đã tách xong thiết bị ra khỏi vận hành hoặc dự phòng đến khi đượcbàn giao trở lại để đưa vào vận hành hoặc dự phòng.

2. Khi đăng ký táchthiết bị ra sửa chữa, đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm dự kiến thời giansửa chữa, thời gian tiến hành công việc nghiệm thu, chạy thử thiết bị và phốihợp với cấp điều độ ra lệnh thao tác, dự kiến thời gian thao tác tách thiết bị,thao tác đưa thiết bị vào vận hành để đăng ký với các cấp điều độ tổng thờigian thực hiện các công việc trên trong phiếu đăng ký công tác.

3. Trường hợp phảithay đổi lịch đưa thiết bị ra khỏi vận hành hay dự phòng để sửa chữa hoặc/vàthí nghiệm, đơn vị quản lý vận hành phải chính thức đăng ký lại với các cấpđiều độ tương ứng trước 48 giờ để lập phương thức vận hành và thông báo tới cácđơn vị liên quan, không kể sửa chữa đó là trong hay ngoài kế hoạch.

4. Mặc dù đã có đăngký và đã được duyệt phương thức sửa chữa, trước khi đưa thiết bị ra khỏi vậnhành hay dự phòng phải được sự đồng ý của nhân viên vận hành có quyền điềukhiển mới được tiến hành thao tác.

Điều 75. Tách sửa chữa đột xuất, táchkhẩn cấp thiết bị đang vận hành:

1. Đối với những trườnghợp cần thiết có thể cho phép thiết bị tiếp tục vận hành trong khi có vi phạmđiều kiện kỹ thuật, KSĐH hoặc Trưởng ca NMĐ, Trưởng kíp trạm điện báo cáo vớiPhó giám đốc kỹ thuật nhà máy hoặc Công ty quản lý vận hành thiết bị để họ cóquyết định cho phép tiếp tục vận hành. Trong trường hợp đặc biệt, Phó giám đốckỹ thuật nhà máy hoặc Công ty quản lý vận hành thiết bị báo cáo cấp Lãnh đạo cóthẩm quyền hoặc Phó Tổng giám đốc sản xuất Tổng công ty Điện lực Việt Nam quyếtđịnh cho phép tiếp tục vận hành hoặc tách thiết bị ra sửa chữa.

2. Đối với những trườnghợp thiết bị đang vận hành ở trạng thái đe dọa sự cố đòi hỏi phải khẩn trươngsửa chữa, nhân viên vận hành thiết bị có quyền tách thiết bị đó ra sửa chữa vàphải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Sau khi tách xong nhân viên vận hành thiết bịphải báo cáo ngay với cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị đó nguyên nhânvà dự kiến thời gian khắc phục.

3. Đối với những côngviệc sửa chữa nhỏ, thời gian ngắn không dẫn đến vi phạm biểu đồ phụ tải, khônglàm giảm độ tin cậy của sơ đồ nối dây HTĐ, không ảnh hưởng đến việc cung cấpđiện cho khách hàng thì trực ban các cấp điều độ có quyền giải quyết tách thiếtbị ra sửa chữa trong phạm vi ca trực của mình và phải báo cho Lãnh đạo trựctiếp. Nếu công việc sửa chữa kéo dài sang ca sau phải xin ý kiến Trưởng phòngĐiều độ và phải được sự đồng ý của Trưởng phòng Điều độ mới được phép thựchiện.

4. Đối với những côngviệc sửa chữa nhằm khắc phục các khiếm khuyết của thiết bị trong quá trình vậnhành, đơn vị quản lý vận hành phải đăng ký yêu cầu với cấp điều độ có quyềnđiều khiển thiết bị đó trước ít nhất một ngày để sắp xếp và phải chuẩn bị sẵnsàng để tiến hành công việc vào giờ thấp điểm.

Điều 76. Các thiết bị, công trình sửachữa lớn (đại tu, trung tu), trước khi đăng ký đưa vào vận hành phải đảm bảocác yêu cầu về nghiệm thu và chạy thử theo đúng quy định.

Điều 77. Các đơn vị thực hiện công tácsửa chữa có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch sửa chữa đúng thời hạn đăng ký vàbảo đảm chất lượng cao. Trong quá trình sửa chữa nếu phát hiện thêm những hưhỏng ngoài dự kiến dẫn đến kéo dài thời gian sửa chữa thì đơn vị quản lý vậnhành phải kịp thời đăng ký gia hạn thời gian và phải báo cáo nguyên nhân vớicấp điều độ tương ứng theo quy định sau:

1. Ít nhất 48 giờ trước khi kếtthúc thời gian sửa chữa theo đăng ký đối với các công tác dài ngày từ 06 ngàytrở lên.

2. Ít nhất 24 giờ trước khi kếtthúc thời gian sửa chữa theo đăng ký đối với các công tác từ 03 đến 06 ngày.

3. Ít nhất 08 giờ trước khi kếtthúc thời gian sửa chữa theo đăng ký đối với các công tác từ 01 đến 03 ngày

4. Ngay sau khi cótrục trặc dẫn đến kéo dài thời gian sửa chữa đối với các công tác làm trongngày.

Tất cả những trườnghợp sửa chữa quá thời hạn, không có lý do chính đáng gây khó khăn cho việc điềuđộ HTĐ Quốc gia đều tính như thiết bị bị sự cố trong vận hành. Trường hợp này,đơn vị thực hiện công tác sửa chữa phải báo cáo nguyên nhân và tổ chức kiểm điểmrút kinh nghiệm.

Điều 78. Thiết bị đang ở trạng thái dựphòng nhưng không huy động được khi cần, sẽ tính là thiết bị bị sự cố kể từ khiphát hiện hư hỏng.

 

Mục 9. Chế độ đưa thiết bị mới, công trình mới vào vậnhành

Điều 79. Trước ngày 01 tháng 11 hàngnăm, Ban quản lý dự án phải gửi về các cấp điều độ dự kiến kế hoạch đưa đồng bộthiết bị, công trình mới thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ đó sẽ được đưavào vận hành trong năm sau. Trên cơ sở kế hoạch đưa công trình mới thuộc quyềnđiều khiển vào vận hành hàng năm, các cấp điều độ tiến hành các công việc chuẩnbị cần thiết cho việc khởi động, vận hành thử và đưa vào vận hành chính thức.

Điều 80. Để đưa thiết bị mới, côngtrình mới vào vận hành, Ban quản lý dự án phải gửi về các cấp điều độ liên quantài liệu kỹ thuật cần thiết theo yêu cầu của cấp điều độ đó (bằng tiếng Việthoặc tiếng Anh và bản sao tài liệu nguyên bản có xác nhận của Ban quản lý dựán). Nội dung các tài liệu gồm:

1. Sơ đồ nối dây nhấtthứ phần điện, sơ đồ phần nhiệt và các sơ đồ có liên quan;

2. Thông số kỹ thuậtcủa thiết bị chính

3. Sơ đồ nguyên lý củarơ le bảo vệ và tự động;

4. Tài liệu hướng dẫnvận hành và quản lý thiết bị của nhà chế tạo;

5. Tài liệu kỹ thuậtliên quan đến rơ le bảo vệ và tự động, MBA, máy cắt...

6. Đối với các côngtrình như NMĐ, thời gian yêu cầu ít nhất là 02 tháng trước ngày đưa NMĐ vào vậnhành thử.

7. Đối với các côngtrình như đường dây, trạm điện thời gian yêu cầu ít nhất là 01 tháng trước ngàyđưa đường dây, trạm điện vào vận hành thử.

Điều 81. Chậm nhất 15 ngày kể từ khinhận đủ các tài liệu cần thiết theo quy định của Điều 80, các cấp điều độ phảicó trách nhiệm chuyển cho đơn vị quản lý vận hành:

1. Sơ đồ đánh số thiếtbị;

2. Quy trình điều độHTĐ Quốc gia hiện hành;

3. Phiếu chỉnh định rơle bảo vệ và tự động;

4. Vị trí đầu phân ápvà chế độ nối đất trung tính máy biến áp thuộc quyền điều khiển;

5. Quy trình thao tácvà quy trình xử lý sự cố HTĐ Quốc gia;

6. Phương thức khởiđộng;

7. Các yêu cầu thiếtlập hệ thống thông tin liên lạc với các cấp điều độ;

8. Danh sách các cánbộ liên quan và nhân viên vận hành kèm theo số điện thoại, số fax.

Điều 82. Chậm nhất là 10 ngày trước khiđưa công trình mới vào vận hành, Ban quản lý dự án phải cung cấp cho đơn vịtiếp nhận quản lý vận hành, cấp điều độ có quyền điều khiển bản vẽ, tài liệuthiết kế được phê duyệt phần điện (nhất thứ và nhị thứ) và những thay đổi (nếucó) so với thiết kế ban đầu, sơ đồ thực tế khi đưa vào vận hành chính thức; Chủtịch Hội đồng nghiệm thu trực tiếp hoặc thông qua đơn vị quản lý vận hành đăngký chính thức với các cấp điều độ lịch chạy thử và vận hành thiết bị theo quyđịnh quyền điều khiển và kiểm tra, thông báo danh sách cán bộ Lãnh đạo và danhsách nhân viên vận hành kèm theo số điện thoại, số fax.

Điều 83. Đối với những công trình, thiếtbị không thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của các cấp điều độ nhưng việc đưacác thiết bị đó vào chạy thử, vận hành có ảnh hưởng tới HTĐ Quốc gia hoặc cómột số yêu cầu đối với HTĐ Quốc gia thì đơn vị quản lý vận hành phải báo cáocho cấp điều độ liên quan biết trước khi đưa vào vận hành ít nhất là 10 ngày đểbố trí phương thức.

Điều 84. Việc thao tác đưa thiết bị mớivào chạy thử, vận hành chỉ được cấp điều độ có quyền điều khiển thực hiện khiChủ tịch Hội đồng nghiệm thu có thẩm quyền (hoặc đơn vị quản lý vận hành tiếnhành các thủ tục đóng điện được Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu có thẩm quyền ủyquyền bằng văn bản) bảo đảm:

1. Đủ các thủ tục vềpháp lý;

2. Đủ điều kiện đóngđiện;

3. Chính thức đăng kýđưa thiết bị, công trình mới vào vận hành.

Điều 85. Thời gian đóng điện nghiệm thu,chạy thử thực hiện theo các quy định hiện hành.

1. Trong thời gianchạy thử thiết bị mới, công trình mới, Ban quản lý dự án và Ban chuẩn bị sảnxuất phải cử nhân viên vận hành, cán bộ có thẩm quyền trực 24/24 giờ và thôngbáo danh sách cán bộ trực kèm theo số điện thoại, số fax để liên hệ với các cấpđiều độ khi cần thiết.

2. Trong giai đoạnchạy thử và chạy nghiệm thu thiết bị, công trình mới, mọi yêu cầu thay đổitrình tự, thời gian thử nghiệm so với chương trình đã được phê duyệt, Ban quảnlý dự án phải thông báo với cấp điều độ có quyền điều khiển, trình cấp có thẩmquyền của Tổng công ty Điện lực Việt Nam quyết định.

3. Nếu hết thời giannghiệm thu mà thiết bị mới đưa vào vận hành chưa được bàn giao cho đơn vị quảnlý vận hành thì cấp điều độ có quyền điều khiển được phép tách thiết bị đó rakhỏi vận hành nếu xét thấy không đảm bảo an toàn cho HTĐ Quốc gia, giao lại Banquản lý dự án.

 

Mục 10. Các phương tiện được sử dụng để chỉ huy Điều độ

Hệ thống điện Quốc gia

Điều 86. Các phương tiện được sử dụng đểchỉ huy Điều độ HTĐ Quốc gia bao gồm:

1. Lệnh chỉ huy điềuđộ được truyền đi dưới các dạng chính sau:

a. Tín hiệu điềukhiển;

b. Lời nói;

c. Văn bản.

2. Phương tiện sử dụngđể chỉ huy Điều độ HTĐ Quốc gia:

a. Các hệ thống điềukhiển, tự động điều khiển;

b. Điện thoại và cácphương thức truyền lời nói khác;

c. Fax, các phươngthức truyền tin qua mạng máy tính;

d. Các thiết bị tự ghithông số chế độ HTĐ, ghi âm giọng nói...

3. Phương tiện sử dụngđể chỉ huy Điều độ tối thiểu tại một cấp điều độ:

a. Điện thoại;

b. Fax.

Tuỳ theo yêu cầu côngviệc, phương tiện được trang bị, các cấp điều độ sẽ thực hiện truyền lệnh chỉhuy điều độ bằng một trong các dạng, các phương tiện được nêu tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều này.

 

PHẦN THỨ HAI

ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

CHƯƠNG V

NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN TRỰC TIẾP THAM GIA

CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

Điều 87. Các bộ phận trực tiếp tham giacông tác điều độ HTĐ Quốc gia của cấp điều độ HTĐ Quốc gia gồm:

1. Bộ phận trực banchỉ huy Điều độ: các KSĐH HTĐ Quốc gia.

2. Bộ phận phương thứcvận hành ngắn hạn.

3. Bộ phận phương thứcvận hành dài hạn.

4. Bộ phận tính toánchỉnh định rơ le bảo vệ và tự động.

5. Bộ phận quản lýthiết bị thông tin và máy tính.

Điều 88. Bộ phận trực ban chỉ huy Điềuđộ: Các quy định cụ thể với KSĐH HTĐ Quốc gia được thể hiện trong Chương VIPhần II của Quy trình này

Điều 89. Bộ phận phương thức vận hànhngắn hạn có nhiệm vụ:

1. Dự báo phụ tải ngắnhạn gồm ngày, tuần, tháng.

2. Giải quyết đăng kýcông tác, sửa chữa của các đơn vị quản lý vận hành. Viết các phiếu thao táctrên HTĐ 500kV.

3. Cân bằng năng lượng,bố trí phương thức huy động nguồn hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

4. Phối hợp với cấpđiều độ HTĐ miền, lập phương thức vận hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

5. Tính toán chế độvận hành HTĐ Quốc gia cho phương thức nói trên. Kiến nghị sơ đồ kết dây hợp lýứng với từng thời kỳ ngắn hạn.

6. Lập phương thức vậnhành HTĐ Quốc gia trong các dịp lễ, tết và những ngày có yêu cầu đặc biệt.

7. Cùng với các bộphận liên quan, các CTĐL, các cấp điều độ lập các biểu cắt điện và biểu hạn chếcông suất phụ tải khi có yêu cầu.

8. Phân tích và đánhgiá việc thực hiện phương thức đã giao cho các đơn vị, tham gia với Lãnh đạoĐĐQG báo cáo tình hình sản xuất cho Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

9. Tổ chức và/hoặctham gia đào tạo nhân viên vận hành toàn HTĐ Quốc gia.

10. Phối hợp với bộphận phương thức dài hạn tính toán chế độ vận hành HTĐ Quốc gia phục vụ việcthao tác.

11. Tham gia lập kếhoạch sản xuất quí, năm của NMĐ và của toàn HTĐ Quốc gia; tham gia lập kế hoạchđại tu và sửa chữa thiết bị hàng năm của HTĐ Quốc gia.

12. Tham gia điều trasự cố trong HTĐ Quốc gia, phân tích sự hoạt động của rơ le bảo vệ và tự độngtrong quá trình xảy ra sự cố, xác định nguyên nhân sự cố và đề nghị các biệnpháp phòng ngừa.

13. Tham gia biên soạncác quy trình, tài liệu, sổ tay cần thiết cho công tác điều độ HTĐ Quốc gia.

14. Tham gia chuẩn bịtài liệu, biểu mẫu và tổ chức các kỳ đo kiểm tra trong HTĐ Quốc gia để xác địnhtoàn diện tình trạng vận hành của HTĐ Quốc gia.

15. Tham gia nghiêncứu các biện pháp cần thiết để nâng cao độ tin cậy và tính kinh tế trong vậnhành HTĐ Quốc gia.

16. Tham gia tổng kết côngtác vận hành HTĐ Quốc gia.

17. Tham gia tổ chứcvà tiến hành diễn tập xử lý sự cố trong HTĐ Quốc gia.

Điều 90. Bộ phận phương thức vận hànhdài hạn có nhiệm vụ:

1. Dự báo phụ tảitrung hạn, dài hạn. Lập cân bằng năng lượng cho các kế hoạch trên.

2. Lập phương thức vậnhành cơ bản của HTĐ Quốc gia tương ứng với các thời kỳ trong năm.

3. Lập cơ sở dữ liệuphục vụ công tác tính toán chế độ vận hành, tính toán ổn định động, ổn địnhtĩnh, tính toán ngắn mạch của HTĐ Quốc gia và các mục đích khác.

4. Tính toán chế độvận hành HTĐ Quốc gia ứng với phương thức vận hành cơ bản của HTĐ Quốc gia.

5. Tính toán ổn địnhtĩnh và ổn định động của HTĐ Quốc gia tương ứng với từng phương thức vận hành,nghiên cứu và đề ra các biện pháp làm tăng tính ổn định của HTĐ Quốc gia.

6. Tính toán tổn thấtđiện năng cho lưới truyền tải của HTĐ Quốc gia. Đề nghị biện pháp và phươngthức vận hành hợp lý nhằm giảm tổn thất điện năng truyền tải.

7. Tính toán lượngcông suất sa thải khi tần số HTĐ Quốc gia giảm.

8. Chuẩn bị các côngviệc cần thiết đưa các thiết bị, công trình mới vào vận hành.

9. Phối hợp với cấpđiều độ HTĐ miền tính toán xác định các điểm cho phép đóng khép vòng (có hoặckhông cần kiểm tra đồng bộ) trong HTĐ miền.

10. Tính toán điềutiết các hồ chứa thủy điện.

11. Tính toán và quyđịnh điện áp các điểm nút chính trong HTĐ Quốc gia.

12. Phối hợp với bộphận phương thức ngắn hạn tính chế độ vận hành HTĐ Quốc gia phục vụ việc thaotác.

13. Tham mưu cho Lãnhđạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam về kế hoạch phát triển nguồn và lưới điện.

14. Tham gia xây dựngquy hoạch phát triển HTĐ Quốc gia.

15. Tham gia điều trasự cố trong HTĐ Quốc gia, phân tích sự hoạt động của rơ le bảo vệ và thiết bịtự động hóa trong quá trình xảy ra sự cố, xác định nguyên nhân sự cố và đề nghịcác biện pháp phòng ngừa.

16. Tổ chức và thamgia tiến hành diễn tập xử lý sự cố trong HTĐ Quốc gia.

17. Tham gia tổ chức,chuẩn bị tài liệu, biểu mẫu và tham gia các kỳ đo kiểm tra trong HTĐ Quốc giađể xác định toàn diện tình trạng vận hành của HTĐ Quốc gia.

18. Tham gia tổng kếtcông tác vận hành HTĐ Quốc gia.

19. Chủ trì (hoặc thamgia) biên soạn các quy trình, tài liệu, sổ tay cần thiết cho công tác điều độHTĐ Quốc gia.

Điều 91. Bộ phận tính toán chỉnh định rơle bảo vệ và tự động có nhiệm vụ:

1. Tính toán trị sốchỉnh định rơ le bảo vệ và tự động cho HTĐ 500kV, tính toán trị số chỉnh địnhcho các bộ tự động trong HTĐ Quốc gia. Cung cấp các phiếu chỉnh định trên HTĐ500kV và một số bộ tự động chống sự cố trên HTĐ Quốc gia thuộc quyền điều khiểncho các đơn vị.

2. Cung cấp thông sốtính toán ngắn mạch (công suất ngắn mạch, dòng điện ngắn mạch..) tại các nút cóđiện áp ³ 220kV ứng với chế độ vận hànhcực đại và cực tiểu. Cung cấp giới hạn chỉnh định và kiểm tra trị số tính toánchỉnh định rơ le bảo vệ lưới điện 220kV và NMĐ của cấp điều độ HTĐ miền.

3. Chủ trì thu thậpthông tin và tổ chức điều tra sự cố trong HTĐ Quốc gia, phân tích sự hoạt độngcủa rơ le bảo vệ và tự động trong quá trình xảy ra sự cố; đưa ra các biện pháptăng tính chọn lọc, tăng sự làm việc chắc chắn và tin cậy của rơ le bảo vệ,thiết bị tự động trong HTĐ Quốc gia.

4. Soạn thảo các bản hướngdẫn sử dụng thiết bị tự động hóa cần thiết cho công tác điều độ HTĐ Quốc gia.

5. Tổng kết, đánh giátình hình hoạt động của thiết bị rơ le bảo vệ và tự động hóa hàng tháng, hàngquí, hàng năm trong HTĐ Quốc gia.

6. Tham gia công tácđào tạo bồi dưỡng, huấn luyện cho nhân viên tính toán chỉnh định rơ le bảo vệvà tự động, nhân viên vận hành ở các đơn vị.

Điều 92. Bộ phận quản lý thiết bị thôngtin và máy tính có nhiệm vụ:

1. Đảm bảo sự hoạtđộng bình thường của hệ thống SCADA/EMS, hệ thống máy tính chuyên dụng, mạngmáy tính và hệ thống thông tin liên lạc theo phân cấp.

Cung cấp cho bộ phậnđiều độ băng ghi âm công nghiệp các cuộc đàm thoại điều độ để nghe lại khi cóyêu cầu, tổ chức lưu trữ và bảo quản các băng ghi âm.

2. Quản lý vận hànhtoàn bộ các thiết bị thuộc hệ thống SCADA/EMS (bao gồm các thiết bị đầu cuốiRTU, thiết bị ghép nối, hệ thống máy tính và các thiết bị khác có liên quan).

3. Quản lý vận hànhmạng máy tính của ĐĐQG.

4. Quản lý vận hànhcác thiết bị thông tin liên lạc, thống nhất với Phòng Điều độ về việc trang bịcác thiết bị viễn thông cho công tác điều độ nhằm đảm bảo thông tin liên lạctốt.

5. Theo dõi, báo cáotình hình vận hành của hệ thống thông tin. Phối hợp với các bộ phận liên quanxử lý kịp thời các sự cố về thông tin.

6. Soạn thảo và banhành quy trình, tài liệu hướng dẫn vận hành và sử dụng hệ thống SCADA/EMS, cácthiết bị viễn thông và mạng máy tính chuyên dụng.

7. Phối hợp với Côngty Thông tin - Viễn thông Điện lực đưa các kênh viễn thông điều độ ra sửa chữatheo đăng ký đã được Lãnh đạo ĐĐQG phê duyệt.

8. Lập lịch bảo dưỡngđịnh kỳ và đại tu các thiết bị điều khiển, mạng máy tính chuyên dụng, thống nhấtvới bộ phận Điều độ và trình Lãnh đạo ĐĐQG duyệt.

9. Lập kế hoạch pháttriển và cải tạo các thiết bị điều khiển, mạng máy tính chuyên dụng trình Lãnhđạo ĐĐQG duyệt.

10. Tham gia tổ chứcđào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cho nhân viên vận hành và quản lý hệ thốngSCADA/EMS của các cấp điều độ.

 

CHƯƠNG VI

KỸ SƯ ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

Mục 1. Quan hệ công tác của KSĐH HTĐ Quốc gia

Điều 93. Trong ca trực vận hành HTĐQuốc gia, KSĐH HTĐ Quốc gia là người chỉ huy điều độ cao nhất của toàn HTĐ Quốcgia. Nhân viên vận hành cấp dưới của KSĐH HTĐ Quốc gia được quy định tại Điều 7của Quy trình này.

Điều 94. Trực ca vận hành HTĐ Quốc gia:

1. Trong mỗi ca trựcvận hành của cấp điều độ HTĐ Quốc gia phải có ít nhất 02 KSĐH HTĐ Quốc gia,trong đó có 01 KSĐH HTĐ Quốc gia chính (theo quy định của Giám đốc ĐĐQG).

2. Các KSĐH HTĐ Quốcgia có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm như nhau. Trong mỗi ca trực vận hành,các KSĐH HTĐ Quốc gia phải bàn bạc, trao đổi và giám sát lẫn nhau. Trong trườnghợp ý kiến của các KSĐH HTĐ Quốc gia không thống nhất thì KSĐH HTĐ Quốc giachính ra quyết định, trường hợp này việc xác định trách nhiệm căn cứ vào ý kiếncủa từng KSĐH HTĐ Quốc gia.

Điều 95. Lãnh đạo của nhân viên vậnhành cấp dưới không có quyền thay đổi lệnh chỉ huy điều độ của KSĐH HTĐ Quốcgia. Khi không đồng ý với lệnh chỉ huy điều độ của KSĐH HTĐ Quốc gia, họ có thểkiến nghị với chính người ra lệnh hoặc qua Giám đốc, Phó giám đốc ĐĐQG. Tronglúc chờ đợi trả lời nếu KSĐH HTĐ Quốc gia vẫn yêu cầu thực hiện không chậm trễlệnh chỉ huy điều độ thì Lãnh đạo đơn vị không được ngăn cản nhân viên vận hànhcủa mình thực hiện lệnh đó, trừ trường hợp đe dọa đến an toàn của người vàthiết bị.

Điều 96. Nhân viên vận hành cấp dưới chỉthực hiện những lệnh của Lãnh đạo đơn vị có liên quan đến công tác điều độ HTĐQuốc gia khi được sự đồng ý của KSĐH HTĐ Quốc gia, trừ những trường hợp đã quyđịnh trong quy trình xử lý sự cố và trong quy định phân cấp điều khiển.

Điều 97. Kỹ sư điều hành HTĐ Quốc giachịu sự Lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng Điều độ củaĐĐQG. Chỉ có Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng Điều độ của ĐĐQG mới có quyềnhủy bỏ lệnh chỉ huy điều độ của KSĐH HTĐ Quốc gia.

Điều 98. Khi có đầy đủ lý do cho thấyKSĐH HTĐ Quốc gia không đủ tư cách và khả năng làm việc, Giám đốc, Phó giámđốc, Trưởng phòng Điều độ của ĐĐQG có quyền đình chỉ tạm thời quyền trực ban vàchỉ định KSĐH HTĐ Quốc gia khác thay thế hoặc tự mình đảm nhiệm việc chỉ huyđiều độ HTĐ Quốc gia trong ca.

Điều 99. Các lệnh chỉ huy điều độ củaGiám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng Điều độ của ĐĐQG tới nhân viên vận hànhcấp dưới đều thông qua KSĐH HTĐ Quốc gia.

Các lệnh của Lãnh đạoTổng công ty Điện lực Việt Nam liên quan đến công tác điều độ được chuyển tớiKSĐH HTĐ Quốc gia qua Giám đốc, Phó giám đốc ĐĐQG. Lãnh đạo Tổng công ty Điệnlực Việt Nam có quyền ra lệnh trực tiếp tới KSĐH HTĐ Quốc gia trong những trườnghợp đặc biệt. Ngay sau khi thực hiện lệnh của Lãnh đạo Tổng công ty Điện lựcViệt Nam, KSĐH HTĐ Quốc gia phải báo cáo cho Trưởng phòng Điều độ, Phó giámđốc, Giám đốc ĐĐQG.

 

Mục 2. Nhiệm vụ của KSĐH HTĐ Quốc gia

Điều 100. Kỹ sư điều hành HTĐ Quốc gia cónhiệm vụ:

1. Chỉ huy điều độ HTĐQuốc gia (thông qua nhân viên vận hành cấp dưới) nhằm mục đích bảo đảm vận hànhan toàn, liên tục, đảm bảo chất lượng điện năng và kinh tế trong điều kiện vậnhành thực tế của HTĐ Quốc gia;

2. Thực hiện phươngthức đã được duyệt. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong HTĐ Quốc gia thực hiệnđúng phương thức đã được duyệt;

3. Điều chỉnh tần sốHTĐ Quốc gia và điện áp ở những nút qui định của HTĐ Quốc gia trong phạm vi chophép;

4. Kiểm tra việc cungcấp nhiên liệu (than, dầu, khí) cho nhà máy nhiệt điện, tình hình thủy văn củanhà máy thủy điện thuộc quyền điều khiển. Khi phát hiện có NMĐ không được cungcấp đủ nhiên liệu, mức nước hồ chứa không đảm bảo để vận hành theo kế hoạch thìphải báo cáo ngay Trưởng phòng Điều độ, Lãnh đạo ĐĐQG biết để thay đổi phươngthức;

5. Chỉ huy xử lý sự cốvà hiện tượng bất thường, nhanh chóng khôi phục tình trạng làm việc bình thườngcủa HTĐ Quốc gia, hạn chế đến mức thấp nhất thời gian ngừng cung cấp điện. Khixảy ra sự cố lớn phải kịp thời báo cáo cho Trưởng phòng Điều độ, Lãnh đạo ĐĐQGvà làm báo cáo sự cố theo mẫu quy định;

6. Báo cáo đầy đủ,chính xác những vấn đề liên quan đến vận hành HTĐ Quốc gia cho Lãnh đạo ĐĐQG vàcho Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam khi được yêu cầu;

7. Không được thôngbáo, báo cáo tình hình vận hành HTĐ Quốc gia cho những người không có nhiệm vụnếu không được phép của Giám đốc, Phó giám đốc ĐĐQG;

8. Nhận, chuyển và xửlý kịp thời các thông tin liên quan trực tiếp đến công tác điều độ HTĐ Quốcgia;

9. Yêu cầu nhân viênvận hành cấp dưới nghiêm chỉnh thực hiện các quy trình, quy phạm, điều lệnh vậnhành và kỷ luật lao động;

10. Ghi chép đầy đủcác nội dung công việc vào sổ nhật ký vận hành. Lấy đầy đủ, chính xác các thôngsố và làm các báo cáo cần thiết. Phải ghi âm tất cả những lệnh chỉ huy điều độđã nhận và phát đi cũng như những điều trao đổi liên quan đến điều độ HTĐ Quốcgia với nhân viên vận hành cấp dưới;

11. Báo cáo, xin ýkiến Trưởng phòng Điều độ, Lãnh đạo ĐĐQG những vấn đề không thuộc thẩm quyềngiải quyết;

12. Kiến nghị với Lãnhđạo ĐĐQG thay đổi những điều đã dự kiến trong phương thức vận hành ngày nếu HTĐQuốc gia có sự cố hoặc khi nhận thấy phương thức này chưa hợp lý. Trong trườnghợp không được Lãnh đạo ĐĐQG chấp nhận thì vẫn phải thực hiện đúng những điềuđã ghi trong phương thức vận hành ngày và không phải chịu trách nhiệm về hậuquả;

13. Tham gia phân tíchsự cố lớn trong HTĐ Quốc gia và đề nghị các biện pháp phòng ngừa;

14. Tham gia đào tạobồi dưỡng, huấn luyện các nhân viên vận hành theo sự phân công của Phòng Điềuđộ.

 

Mục 3. Quyền hạn của KSĐH HTĐ Quốc gia

Điều 101. KSĐH HTĐ Quốc gia có quyền:

1. Độc lập tiến hànhthao tác trên thiết bị thuộc quyền điều khiển;

2. Ra lệnh chỉ huyđiều độ và kiểm tra việc thực hiện lệnh của nhân viên vận hành cấp dưới;

3. Đưa thiết bị ra sửachữa ngoài kế hoạch trong phạm vi ca trực của mình và phải chịu hoàn toàn tráchnhiệm về việc đảm bảo an toàn cung cấp điện và an toàn của HTĐ Quốc gia;

4. Thay đổi biểu đồphát công suất của NMĐ và biểu đồ nhận công suất của HTĐ miền trong phạm vi catrực của mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc thay đổi đó;

5. Kiến nghị thay đổi nhânviên vận hành cấp dưới trực tiếp với Lãnh đạo đơn vị của nhân viên vận hành nàykhi có đầy đủ lý do cho thấy họ không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ hoặc viphạm nghiêm trọng quy trình, quy phạm, điều lệnh vận hành. Trong trường hợp đó,Lãnh đạo đơn vị của nhân viên vận hành này phải nhanh chóng cử người khác hoặctự mình đảm nhiệm chức danh đó. Nhân viên vận hành chỉ được phép rời vị trícông tác khi đã bàn giao đầy đủ tình hình với người thay thế.

 

Mục 4. Trách nhiệm của KSĐH HTĐ Quốc gia

Điều 102. Kỹ sư điều hành HTĐ Quốc giachịu trách nhiệm pháp lý khi thực hiện những hành vi sau đây:

1. Ra lệnh chỉ huyđiều độ không đúng và không kịp thời trong những điều kiện làm việc bình thườngcũng như trong trường hợp sự cố;

2. Gây ra sự cố chủquan trong ca trực của mình;

3. Vi phạm những quytrình, quy phạm, điều lệnh vận hành và kỷ luật lao động;

4. Xử lý sự cố sai quytrình dẫn đến mở rộng phạm vi sự cố;

5. Chỉ huy điều độ HTĐQuốc gia sai chế độ quy định mà không có lý do chính đáng dẫn đến hậu quả:

a) Tăng suất tiêu haonhiên liệu, thiết bị làm việc ở chế độ vận hành không kinh tế hoặc tăng tổnthất trong HTĐ Quốc gia.

b) Vượt quá giới hạncho phép các thông số kỹ thuật của các thiết bị.

c) Duy trì sơ đồ tạmthời không hợp lý (không đáp ứng được yêu cầu về hoạt động của hệ thống rơ lebảo vệ và tự động cũng như sự vận hành ổn định của HTĐ Quốc gia).

6. Ra lệnh chỉ huythao tác sai dẫn đến khả năng xảy ra sự cố;

7. Không thực hiện đầyđủ phương thức ngày đã được duyệt khi không có lý do chính đáng và chưa đượcLãnh đạo ĐĐQG chấp nhận;

8. Để mất mát, làm hưhỏng các trang thiết bị trong phòng trực ban.

 

Mục 5. Đào tạo, kiểm tra và bổ nhiệm KSĐH HTĐ Quốc gia

Điều 103. Người được đào tạo để trở thànhKSĐH HTĐ Quốc gia phải có đủ các điều kiện sau:

1. Tốt nghiệp đại họcvới văn bằng kỹ sư HTĐ (hoặc tương đương);

2. Có lý lịch rõ ràng,không đang ở trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang thi hànhán hình sự;

3. Tuổi đời không quá30 tuổi (trường hợp đã trải qua công tác vận hành NMĐ và lưới điện thì có thểngoài 30 tuổi), có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh truyền nhiễm;

4. Có trình độ B tiếngAnh trở lên.

Điều 104. Những kiến thức cần bồi dưỡngcho người được đào tạo để trở thành KSĐH HTĐ Quốc gia:

1. Sơ đồ kết dây củaHTĐ Quốc gia nói chung và từng phần tử nằm dưới quyền điều khiển và quyền kiểmtra của cấp điều độ HTĐ Quốc gia;

2. Đặc tính kỹ thuật,thông số, nguyên tắc vận hành của toàn bộ thiết bị điện, thiết bị thủy lực,thiết bị cơ nhiệt chủ yếu của NMĐ, trạm biến áp và đường dây thuộc quyền điềukhiển và kiểm tra của cấp điều độ HTĐ Quốc gia;

3. Sơ đồ nguyên lý rơle bảo vệ và tự động của thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của cấpđiều độ HTĐ Quốc gia;

4. Hệ thống SCADA/EMSvà thông tin điều độ;

5. Thực tập về côngtác chỉ huy điều độ HTĐ Quốc gia tại ĐĐQG, thực tập công tác vận hành tại đơnvị trong HTĐ Quốc gia theo đề cương đã duyệt;

6. Sử dụng máy vi tínhtrong công tác điều độ HTĐ Quốc gia;

7. Các quy trình, quyphạm, điều lệnh vận hành và kỷ luật lao động;

8. Chỉ huy thao tác vàxử lý sự cố HTĐ Quốc gia.

Điều 105. Thời gian đào tạo theo quy địnhchung ít nhất là 18 tháng. Trường hợp đặc biệt (người được đào tạo đã trải quacông tác vận hành NMĐ và lưới điện) có thể rút ngắn hơn nhưng không dưới 12tháng.

Điều 106. Sau thời gian được đào tạo, ngườiđược đào tạo để trở thành KSĐH HTĐ Quốc gia phải qua sát hạch kiểm tra với nộidung được Tổng công ty Điện lực Việt Nam duyệt.

Thành phần Hội đồngkiểm tra gồm:

1. Phó Tổng giám đốcTổng công ty Điện lực Việt Nam: Chủ tịch.

2. Giám đốc hoặc Phógiám đốc ĐĐQG: Phó Chủ tịch.

3. Đại diện các Banliên quan: Ban Tổ chức Cán bộ Đào tạo, Ban Kỹ thuật Nguồn điện, Ban Kỹ thuật Lướiđiện, Ban Kỹ thuật An toàn của Tổng công ty Điện lực Việt Nam: thành viên.

4. Trưởng phòng Điềuđộ và một số chuyên gia có kinh nghiệm của ĐĐQG trong lĩnh vực vận hành HTĐ:thành viên.

Điều 107. Quyết định bổ nhiệm KSĐH HTĐQuốc gia do Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam ký và được thông báo tớitất cả các cấp điều độ, các đơn vị quản lý vận hành vận hành trong HTĐ Quốcgia.

Điều 108. Kỹ sư điều hành HTĐ Quốc giasau khi chuyển đi làm nhiệm vụ khác với bất kỳ lý do nào, khi trở lại cương vịKSĐH HTĐ Quốc gia trực ban, đều phải trải qua một thời gian học tập quy trình,tìm hiểu tình hình vận hành HTĐ Quốc gia. Thời gian học tập được quy định nhưsau:

1. Thời gian học tậplà 07 ngày, nếu đã ngừng công tác chỉ huy điều độ HTĐ Quốc gia từ 03 tháng đến05 tháng.

2. Thời gian học tậplà 15 ngày, nếu đã ngừng công tác chỉ huy điều độ HTĐ Quốc gia trên 05 thángđến 12 tháng.

3. Thời gian học tậptối thiểu là 01 tháng, nếu đã ngừng công tác chỉ huy điều độ HTĐ Quốc gia trên12 tháng. Trường hợp này phải qua kiểm tra sát hạch để xác định lại trình độ.Thành phần của Hội đồng kiểm tra do Giám đốc ĐĐQG triệu tập và chủ trì.

 

PHẦN THỨ BA

ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN

CHƯƠNG VII

NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN TRỰC TIẾP THAM GIA

CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN

Điều 109. Các bộ phận trực tiếp tham giacông tác điều độ HTĐ miền của cấp điều độ HTĐ miền gồm:

1. Bộ phận trực banchỉ huy điều độ: các KSĐH HTĐ miền.

2. Bộ phận phương thứcvận hành ngắn hạn.

3. Bộ phận phương thứcvận hành dài hạn.

4. Bộ phận tính toánchỉnh định rơ le bảo vệ và tự động.

5. Bộ phận quản lýthiết bị thông tin và máy tính.

Điều 110. Bộ phận trực ban chỉ huy Điềuđộ: Các quy định cụ thể với KSĐH HTĐ miền được thể hiện trong Chương VIII PhầnIII của Quy trình này

Điều 111. Bộ phận phương thức vận hànhngắn hạn có nhiệm vụ:

1. Dự báo phụ tải HTĐmiền ngắn hạn.

2. Lập phương thức vậnhành hàng ngày xuất phát từ phương thức dài đã lập.

3. Đăng ký đưa ra sửachữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các đườngdây, thiết bị thuộc quyền kiểm tra của cấp điều độ HTĐ Quốc gia;

4. Giải quyết đăng kýtách kiểm tra, sửa chữa và đưa vào vận hành các tổ máy, đường dây, thiết bịthuộc quyền điều khiển. Viết các phiếu thao tác phục vụ cho phương thức trên.

5. Lập phương thức vậnhành trong các dịp lễ, tết và những ngày có yêu cầu đặc biệt.

6. Cùng với các bộphận liên quan trong ĐĐM phối hợp với CTĐL, cấp điều độ lưới điện phân phối lậpbiểu cắt tải và biểu hạn chế công suất phụ tải khi có yêu cầu.

7. Phân tích và đánhgiá tình hình thực hiện phương thức đã giao cho các đơn vị trong HTĐ miền, báocáo Lãnh đạo ĐĐM và ĐĐQG.

8. Tổ chức và/hoặctham gia đào tạo nhân viên vận hành toàn HTĐ miền.

9. Tham gia điều trasự cố trong HTĐ miền, phân tích sự hoạt động của rơ le bảo vệ và thiết bị tựđộng hóa trong quá trình xảy ra sự cố và đề nghị các biện pháp phòng ngừa.

10. Tham gia tổ chức,chuẩn bị tài liệu, biểu mẫu và tham gia các kỳ đo kiểm tra trong HTĐ miền đểxác định toàn diện tình trạng vận hành của HTĐ miền.

11. Tham gia tính toánvà xác định chế độ vận hành không toàn pha, xác định các điểm cho phép đóngkhép vòng trong HTĐ miền.

12. Tham gia nghiêncứu các biện pháp cần thiết để nâng cao độ tin cậy và tính kinh tế trong vậnhành HTĐ miền.

13. Biên soạn quytrình và tài liệu tham khảo, sổ tay số liệu cần thiết cho công tác điều độ HTĐmiền.

14. Tham gia tổ chứcvà tiến hành diễn tập xử lý sự cố trong HTĐ miền.

Điều 112. Bộ phận phương thức vận hànhdài hạn có nhiệm vụ:

1. Phối hợp với cấpđiều độ HTĐ Quốc gia lập phương thức vận hành cơ bản của HTĐ miền tương ứng vớimùa trong năm.

2. Lập cơ sở dữ liệuphục vụ công tác tính toán chế độ vận hành, tính toán ổn định tĩnh, ổn địnhđộng, tính toán ngắn mạch của HTĐ miền và các mục đích khác.

3. Tiến hành tính toánchế độ vận hành HTĐ miền tương ứng với từng phương thức trên hoặc khi đưa thiếtbị, công trình mới vào vận hành.

4. Lập và tính toánbiểu đồ điện áp trong HTĐ miền.

5. Tính toán chế độvận hành HTĐ miền phục vụ việc thao tác.

6. Tổ chức, chuẩn bịtài liệu, biểu mẫu và tham gia các kỳ đo kiểm tra trong miền để xác định toàndiện tình trạng vận hành của HTĐ miền.

7. Tổ chức hoặc thamgia đào tạo nhân viên vận hành toàn HTĐ miền.

8. Tính toán, theo dõivà đánh giá tổn thất điện năng truyền tải của HTĐ miền. Đề nghị các biện phápvà các phương thức vận hành hợp lý nhằm giảm tổn thất điện năng truyền tảitrong HTĐ miền.

9. Tính toán, phântích đánh giá ổn định tĩnh và ổn định động trong HTĐ miền. Nghiên cứu, đề racác biện pháp làm tăng tính ổn định của HTĐ miền.

10. Phối hợp với bộphận phương thức ngắn hạn tính toán và xác định chế độ vận hành không toàn pha,xác định các điểm cho phép đóng khép vòng trong HTĐ miền.

11. Nghiên cứu cácbiện pháp cần thiết để nâng cao độ tin cậy và tính kinh tế trong vận hành HTĐmiền.

12. Biên soạn quytrình và tài liệu tham khảo, sổ tay số liệu cần thiết cho công tác điều độ HTĐmiền.

13. Tham gia phân tíchsự cố lớn trong HTĐ miền, phân tích sự hoạt động của rơ le bảo vệ và tự độngtrong quá trình xảy ra sự cố và đề nghị các biện pháp phòng ngừa.

14. Tổng kết công tácvận hành HTĐ miền hàng tháng, quí, năm.

15. Chuẩn bị các côngviệc cần thiết đưa các thiết bị mới, công trình mới vào vận hành.

16. Tổ chức và thamgia tiến hành diễn tập xử lý sự cố trong HTĐ miền.

Điều 113. Bộ phận rơ le bảo vệ và tựđộng có nhiệm vụ:

1. Tính toán chỉnhđịnh rơ le bảo vệ và tự động cho HTĐ miền (bao gồm cả MBA của NMĐ). Cung cấpcác phiếu chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động cho các thiết bị trên lưới truyềntải thuộc quyền điều khiển.

2. Kiểm tra và raphiếu chỉnh định hệ thống thiết bị sa thải phụ tải theo tần số của HTĐ miềntheo các mức tần số của cấp điều độ HTĐ Quốc gia cung cấp.

3. Tính toán chỉnhđịnh rơ le bảo vệ và tự động cho thiết bị mới, công trình mới thuộc quyền điềukhiển của cấp điều độ HTĐ miền để chuẩn bị đưa vào vận hành.

4. Kiểm tra trị sốtính toán chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động trong lưới điện phân phối.

5. Chủ trì thu thậpthông tin và tổ chức điều tra sự cố trong HTĐ miền, phân tích sự hoạt động củarơ le bảo vệ và tự động trong quá trình xảy ra sự cố, đưa ra các biện pháp tăngtính chọn lọc, tăng sự làm việc chắc chắn và tin cậy của rơ le bảo vệ và tựđộng trong HTĐ miền.

6. Tổng kết, đánh giátình hình hoạt động của các thiết bị rơ le bảo vệ và tự động hàng tháng, hàngquí, hàng năm trong HTĐ miền.

7. Soạn thảo các tàiliệu hướng dẫn sử dụng thiết bị tự động hóa cần thiết cho công tác điều độ HTĐmiền.

8. Tham gia công tácđào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cho nhân viên tính toán chỉnh định rơ le bảo vệvà tự động, nhân viên vận hành ở các đơn vị trong HTĐ miền.

Điều 114. Bộ phận quản lý thiết bị thôngtin và máy tính có nhiệm vụ:

1. Đảm bảo sự hoạtđộng bình thường của hệ thống SCADA/EMS, hệ thống máy tính chuyên dụng, mạngmáy tính và hệ thống thông tin liên lạc theo phân cấp.

2. Cung cấp cho bộphận điều độ băng ghi âm công nghiệp các cuộc đàm thoại điều độ để nghe lại khicó yêu cầu, tổ chức lưu trữ và bảo quản các băng ghi âm.

3. Quản lý vận hànhtoàn bộ các thiết bị thuộc hệ thống thông tin và SCADA/EMS phục vụ công tácđiều độ, vận hành HTĐ miền (bao gồm các thiết bị đầu cuối RTU, thiết bị ghépnối, hệ thống máy tính và các thiết bị phục vụ có liên quan).

4. Quản lý mạng máytính của ĐĐM.

5. Thống nhất với bộphận điều độ về việc trang bị viễn thông cho công tác điều độ HTĐ nhằm đảm bảothông tin liên lạc.

6. Soạn thảo và banhành quy trình, tài liệu hướng dẫn vận hành và sử dụng các thiết bị viễn thông,SCADA/EMS và mạng máy tính chuyên dụng.

7. Lập lịch bảo dưỡngđịnh kỳ và đại tu thiết bị thuộc hệ thống thông tin, hệ thống SCADA/EMS và mạngmáy tính chuyên dụng, thống nhất với bộ phận điều độ và trình Lãnh đạo ĐĐQG vàĐĐM duyệt.

8. Lập kế hoạch pháttriển và cải tạo hệ thống thông tin, SCADA/EMS và mạng máy tính chuyên dụng.

9. Nghiên cứu các đềtài khoa học nhằm ứng dụng kỹ thuật mới hoặc cải tiến hợp lý hoá các kênh và phươngtiện viễn thông và máy tính trong HTĐ miền.

 

CHƯƠNG VIII

KỸ SƯ ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN

 

Mục 1. Quan hệ công tác của KSĐH HTĐ miền

Điều 115. Kỹ sư điều hành HTĐ miền là ngườitrực tiếp chỉ huy điều độ HTĐ miền. Kỹ sư điều hành HTĐ miền chịu sự chỉ huyđiều độ của KSĐH HTĐ Quốc gia. Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của KSĐHHTĐ miền được quy định tại Điều 9 của Quy trình này.

Điều 116. Trực ca vận hành HTĐ miền:

1. Trongmỗi ca trực vận hành của cấp điều độ HTĐ miền phải có ít nhất 02 KSĐH HTĐ miền,trong đó có 01 KSĐH HTĐ miền chính (theo quy định của Giám đốc ĐĐM).

2. Các KSĐH HTĐ miềncó nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm như nhau. Trong mỗi ca trực vận hành, cácKSĐH HTĐ miền phải bàn bạc, trao đổi và giám sát lẫn nhau. Trong trường hợp ýkiến của các KSĐH HTĐ miền không thống nhất thì KSĐH HTĐ miền chính ra quyếtđịnh, trường hợp này việc xác định trách nhiệm căn cứ vào ý kiến của từng KSĐHHTĐ miền.

Điều 117. Lãnh đạo của nhân viên vậnhành cấp dưới không có quyền thay đổi lệnh chỉ huy điều độ của KSĐH HTĐ miền.Khi không đồng ý với lệnh chỉ huy điều độ của KSĐH HTĐ miền, họ có thể kiếnnghị với chính người ra lệnh hoặc qua Lãnh đạo ĐĐM. Trong lúc chờ đợi trả lờinếu KSĐH HTĐ miền vẫn yêu cầu thực hiện không chậm trễ lệnh chỉ huy điều độ thìLãnh đạo đơn vị không được ngăn cản nhân viên vận hành của mình thực hiện lệnhđó, trừ trường hợp đe dọa đến an toàn của người và thiết bị.

Điều 118. Nhân viên vận hành cấp dướichỉ thực hiện lệnh của Lãnh đạo đơn vị có liên quan đến công tác điều độ HTĐmiền khi được sự đồng ý của KSĐH HTĐ miền, trừ những trường hợp đã quy địnhtrong quy trình xử lý sự cố và trong quy định phân cấp điều khiển.

Điều 119. Kỹ sư điều hành HTĐ miền chịusự Lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng Điều độ của ĐĐM.Chỉ có Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng Điều độ của ĐĐM mới có quyền hủy bỏlệnh chỉ huy điều độ của KSĐH HTĐ miền.

Điều 120. Khi có đầy đủ lý do cho thấyKSĐH HTĐ miền không đủ tư cách và khả năng làm việc, Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởngphòng Điều độ của ĐĐM có quyền đình chỉ tạm thời quyền trực ban và chỉ địnhKSĐH HTĐ miền khác thay thế hoặc tự mình đảm nhiệm việc chỉ huy điều độ HTĐmiền.

Điều 121. Các lệnh chỉ huy điều độ củaGiám đốc, Phó giám đốc ĐĐM tới nhân viên vận hành cấp dưới đều thông qua KSĐHHTĐ miền.

Sau khi thực hiện cáclệnh trực tiếp của Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Lãnh đạo ĐĐQG liênquan đến công tác điều độ được chuyển tới KSĐH HTĐ miền thông qua KSĐH HTĐ Quốcgia, KSĐH HTĐ miền phải báo cáo kịp thời cho Trưởng phòng Điều độ, Giám đốc,Phó giám đốc ĐĐM.

 

Mục 2. Nhiệm vụ của KSĐH HTĐ miền

Điều 122. Kỹ sư điều hành HTĐ miền cónhiệm vụ:

1. Chấp hành sự chỉhuy điều độ HTĐ của KSĐH HTĐ Quốc gia;

2. Chỉ huy điều độ HTĐmiền (thông qua nhân viên vận hành cấp dưới) nhằm mục đích cung cấp điện antoàn, liên tục, đảm bảo chất lượng điện năng và kinh tế trong điều kiện vậnhành thực tế của HTĐ miền;

3. Thực hiện phươngthức đã được duyệt. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị tham gia công tác vận hànhtrong HTĐ miền thực hiện đúng theo phương thức đã được duyệt, phối hợp với cáccấp điều độ lưới điện phân phối, CTĐL điều chỉnh phân bổ phụ tải cho phù hợpvới tình hình thực tế của các đơn vị;

4. Kiểm tra việc cungcấp nhiên liệu (than, dầu, khí) cho nhà máy nhiệt điện, tình hình thủy văn củanhà máy thủy điện thuộc quyền điều khiển. Khi phát hiện có NMĐ không được cungcấp đủ nhiên liệu, mức nước hồ chứa không đảm bảo để vận hành theo kế hoạch thìphải báo cáo ngay KSĐH HTĐ Quốc gia biết để thay đổi phương thức;

5. Theo dõi, chỉ huyviệc vận hành nguồn điện, nguồn công suất phản kháng thuộc quyền điều khiểntrong HTĐ miền;

6. Điều chỉnh điện ápở những nút quy định của HTĐ miền trong phạm vi cho phép;

7. Chỉ huy xử lý sự cốvà hiện tượng bất thường, nhanh chóng khôi phục tình trạng làm việc bình thườngcủa HTĐ miền, hạn chế đến mức thấp nhất thời gian ngừng cung cấp điện cho kháchhàng. Trong các trường hợp xử lý sự cố và hiện tượng bất thường có gây giánđoạn cung cấp điện thì sau khi xử lý xong, KSĐH HTĐ miền cần thông báo nguyênnhân gây gián đoạn cung cấp điện cho ĐĐV lưới điện phân phối để kịp thời giảithích với các hộ dùng điện.

8. Khi xảy ra sự cốlớn trong HTĐ miền phải kịp thời báo cáo cho KSĐH HTĐ Quốc gia, Lãnh đạo ĐĐM vàlàm báo cáo sự cố theo quy định;

9. Báo cáo đầy đủ,chính xác những vấn đề liên quan đến công tác vận hành HTĐ miền cho Lãnh đạoTổng công ty Điện lực Việt Nam, ĐĐQG khi được yêu cầu. Không được thông báo,báo cáo tình hình vận hành HTĐ miền cho những người không có nhiệm vụ nếu khôngđược phép của Lãnh đạo ĐĐM.

10. Nhận, chuyển và xửlý kịp thời các thông tin liên quan trực tiếp đến công tác điều độ HTĐ miền;

11. Yêu cầu nhân viênvận hành cấp dưới trực tiếp nghiêm chỉnh thực hiện các quy trình, quy phạm,điều lệnh vận hành và kỷ luật lao động;

12. Ghi chép đầy đủcác nội dung công việc vào sổ nhật ký vận hành. Lấy đầy đủ, chính xác các thôngsố và làm các báo cáo cần thiết. Phải ghi âm tất cả những lệnh đã nhận và phátđi cũng như những điều trao đổi liên quan đến điều độ HTĐ miền với nhân viênvận hành cấp dưới;

13. Chỉ huy điều chỉnhtần số, điện áp HTĐ miền (hoặc một phần HTĐ miền) trong trường hợp HTĐ miền(hoặc một phần HTĐ miền) tách khỏi HTĐ Quốc gia hoặc được sự uỷ quyền của KSĐHHTĐ Quốc gia;

14. Trong trường hợpsự cố, KSĐH HTĐ miền được quyền điều khiển công suất phát các NMĐ trong miềnkhông thuộc quyền điều khiển để khắc phục sự cố, sau đó phải báo ngay cấp điềuđộ có quyền điều khiển;

15. Báo cáo, xin ýkiến Trưởng phòng Điều độ, Lãnh đạo ĐĐM và KSĐH HTĐ Quốc gia những vấn đề khôngthuộc thẩm quyền hoặc không đủ khả năng giải quyết;

16. Kiến nghị với Lãnhđạo ĐĐM, KSĐH HTĐ Quốc gia thay đổi những điều đã dự kiến trong phương thức vậnhành ngày nếu HTĐ miền có sự cố hoặc khi nhận thấy phương thức này chưa hợp lý.Trong trường hợp không được Lãnh đạo ĐĐM, KSĐH HTĐ Quốc gia chấp nhận thì vẫnphải thực hiện đúng những điều đã ghi trong phương thức vận hành ngày và khôngphải chịu trách nhiệm về hậu quả;

17. Tham gia phân tíchsự cố lớn trong HTĐ miền và đề nghị các biện pháp phòng ngừa;

18. Tham gia đào tạobồi dưỡng, huấn luyện các nhân viên vận hành theo sự phân công của Phòng Điềuđộ.

 

Mục 3. Quyền hạn của KSĐH HTĐ miền

Điều 123. KSĐH HTĐ miền có quyền:

1. Độc lập tiến hànhthao tác trên thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ HTĐ miền, thayđổi sơ đồ nối dây theo những đăng ký đã được duyệt, thay đổi sơ đồ kết dây phùhợp với tình hình thực tế;

2. Ra lệnh chỉ huyđiều độ cho nhân viên vận hành cấp dưới và kiểm tra việc thực hiện lệnh đó;

3. Đưa thiết bị ra sửachữa ngoài kế hoạch trong phạm vi ca trực của mình và phải chịu hoàn toàn tráchnhiệm về việc đảm bảo an toàn cung cấp điện cho các hộ dùng điện và an toàn củaHTĐ miền;

4. Thay đổi biểu đồphụ tải của các đơn vị đã được duyệt, đề nghị với KSĐH HTĐ Quốc gia để thay đổibiểu đồ phát công suất của NMĐ trong HTĐ miền phù hợp với tình hình thực tế vậnhành trong phạm vi ca của mình;

5. Kiến nghị thay đổinhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp với Lãnh đạo đơn vị của nhân viên vậnhành này khi có đầy đủ lý do cho thấy họ không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụhoặc vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy phạm, điều lệnh vận hành và kỷ luậtlao động. Trong trường hợp đó Lãnh đạo đơn vị của nhân viên vận hành này phảinhanh chóng cử người khác hoặc tự mình đảm nhiệm chức danh đó, nhân viên vậnhành chỉ được phép rời vị trí công tác khi đã bàn giao đầy đủ tình hình với ngườithay thế.

 

Mục 4. Trách nhiệm của KSĐH HTĐ miền

Điều 124. Kỹ sư HTĐ miền chịu trách nhiệm pháplý khi thực hiện những hành vi sau đây:

1. Ra lệnh chỉ huyđiều độ không đúng và không kịp thời trong những điều kiện làm việc bình thườngcũng như trong trường hợp sự cố;

2. Gây ra sự cố chủquan trong ca trực của mình;

3. Vi phạm những quytrình, quy phạm, điều lệnh vận hành và kỷ luật lao động;

4. Xử lý sự cố sai quytrình dẫn đến mở rộng phạm vi sự cố;

5. Chỉ huy điều độ HTĐmiền sai chế độ quy định mà không có lý do chính đáng dẫn đến hậu quả:

a) Tăng tổn thất trongHTĐ miền.

b) Vượt quá giới hạncho phép đối với các thông số vận hành của các thiết bị.

c) Duy trì sơ đồ tạmthời không hợp lý (không đáp ứng được yêu cầu về hoạt động của hệ thống rơ lebảo vệ và tự động cũng như sự vận hành ổn định của HTĐ).

6. Ra lệnh chỉ huythao tác sai dẫn đến khả năng xẩy ra sự cố;

7. Không thực hiện đầyđủ phương thức ngày đã được duyệt khi không có lý do chính đáng và chưa đượcLãnh đạo đơn vị chấp nhận;

8. Để mất mát, làm hưhỏng các trang thiết bị trong phòng trực ban.

 

Mục 5. Đào tạo, kiểm tra và công nhận KSĐH HTĐ miền

Điều 125. Người được đào tạo để trở thànhKSĐH HTĐ miền phải có đủ các điều kiện:

1. Tốt nghiệp đại họcvới văn bằng kỹ sư HTĐ (hoặc tương đương);

2. Có lý lịch rõ ràng,không đang ở trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang thi hànhán hình sự;

3. Tuổi đời không quá30 tuổi (trường hợp đã trải qua công tác vận hành NMĐ và lưới điện thì có thểngoài 30 tuổi), có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh truyền nhiễm;

4. Có trình độ B tiếngAnh trở lên.

Điều 126. Những kiến thức cần phải bồidưỡng cho người được đào tạo để trở thành KSĐH HTĐ miền:

1. Sơ đồ kết dây củaHTĐ miền nói chung và từng phần tử nằm dưới quyền điều khiển và quyền kiểm tracủa cấp điều độ HTĐ miền;

2. Đặc tính kỹ thuật,thông số, nguyên tắc vận hành của toàn bộ thiết bị điện, thiết bị thủy lực,thiết bị cơ nhiệt chủ yếu của NMĐ, trạm biến áp và đường dây trong HTĐ miềnthuộc quyền điều khiển và kiểm tra của cấp điều độ HTĐ miền;

3. Sơ đồ nguyên lý rơle bảo vệ và tự động của các thiết bị thuộc quyền điều khiển của cấp điều độHTĐ miền;

4. Đặc điểm, yêu cầu cungcấp điện của các phụ tải ưu tiên và phụ tải lớn trong HTĐ miền;

5. Hệ thống SCADA/EMSvà thông tin điều độ;

6. Thực tập về côngtác chỉ huy điều độ HTĐ tại ĐĐM, thực tập công tác vận hành tại các đơn vịtrong HTĐ miền theo đề cương đã duyệt;

7. Sử dụng máy vi tínhtrong công tác điều độ HTĐ miền;

8. Các quy trình, quyphạm, điều lệnh vận hành và kỷ luật lao động;

9. Chỉ huy thao tác vàxử lý sự cố HTĐ miền.

Điều 127. Thời gian đào tạo theo quyđịnh chung ít nhất là 18 tháng. Trường hợp đặc biệt (người đã trải qua công tácvận hành NMĐ và lưới điện) có thể rút ngắn hơn nhưng không dưới 06 tháng.

Điều 128. Sau thời gian được đào tạo,KSĐH HTĐ miền phải qua sát hạch kiểm tra với nội dung được Giám đốc ĐĐQG phêduyệt.

Thành phần Hội đồngkiểm tra gồm:

1. Giám đốc ĐĐM (hoặcPhó giám đốc ĐĐM): Chủ tịch;

2. Đại diện của cấpđiều độ HTĐ Quốc gia: Phó chủ tịch;

3. Đại diện các Phòng,Ban có liên quan đến công tác điều độ: thành viên;

4. Trưởng phòng Điềuđộ và một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận hành HTĐ miền: thànhviên.

Điều 129. Quyết định bổ nhiệm KSĐH HTĐmiền do Giám đốc ĐĐQG ký và được thông báo tới tất cả các cấp điều độ, các đơnvị quản lý vận hành trong HTĐ miền.

Điều 130. Kỹ sư điều hành HTĐ miền saukhi chuyển đi làm nhiệm vụ khác với bất kỳ lý do nào, khi trở lại cương vị KSĐHHTĐ miền, đều phải trải qua một thời gian học tập quy trình, tìm hiểu tình hìnhvận hành HTĐ miền. Thời gian học tập được quy định như sau:

1. Thời gian học tậplà 07 ngày, nếu đã ngừng công tác chỉ huy điều độ HTĐ miền từ 03 tháng đến 05tháng.

2. Thời gian học tậplà 15 ngày, nếu đã ngừng công tác chỉ huy điều độ HTĐ miền trên 05 tháng đến 12tháng.

3. Thời gian học tậptừ 01 đến 03 tháng, nếu đã ngừng công tác chỉ huy điều độ HTĐ miền trên 12 tháng.Trường hợp này phải qua kiểm tra sát hạch để xác định lại trình độ. Thành phầncủa Hội đồng kiểm tra do Giám đốc ĐĐM triệu tập và chủ trì.

 

PHẦN THỨ TƯ

ĐIỀU ĐỘ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

CHƯƠNG IX

NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN TRỰC TIẾP THAM GIA

CÔNG TÁC ĐIỀU ĐỘ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

Điều 131. Các bộ phận trực tiếp tham giacông tác chỉ huy điều độ lưới điện phân phối của cấp điều độ lưới điện phânphối gồm:

1. Bộ phận trực banchỉ huy điều độ: các ĐĐV lưới điện phân phối.

2. Bộ phận phương thứcvận hành ngắn hạn.

3. Bộ phận phương thứcvận hành dài hạn.

4. Bộ phận tính toánchỉnh định rơ le bảo vệ và tự động.

5. Bộ phận quản lýthiết bị thông tin và máy tính.

Biên chế, cơ cấu tổchức của cấp điều độ lưới điện phân phối do Lãnh đạo các CTĐL và Điện lực tỉnh,thành phố phụ trách quy định phù hợp với yêu cầu vận hành thực tế và các quyđịnh hiện hành.

Điều 132. Bộ phận trực ban chỉ huy Điềuđộ: Các quy định cụ thể với ĐĐV lưới điện phân phối được thể hiện tại Chương XPhần thứ tư của Quy trình này.

Điều 133. Bộ phận phương thức vận hànhngắn hạn có nhiệm vụ:

1. Lập phương thức vậnhành ngày;

2. Lập biểu cắt điệnvà biểu hạn chế phụ tải, danh sách phụ tải cần đặc biệt ưu tiên, danh sách cácđiểm đặt thiết bị tự động sa thải phụ tải theo tần số, tự động đóng lại phụ tảikhi tần số cho phép;

3. Đăng ký đưa ra sửachữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hành các đườngdây, thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra của cấp điều độ HTĐ miền;

4. Giải quyết các đăngký đưa ra sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ và đưa vào vận hànhcác đường dây, thiết bị thuộc quyền điều khiển;

5. Tham gia điều tra,phân tích sự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

6. Tham gia tổ chức,chuẩn bị tài liệu, biểu mẫu và tham gia các kỳ đo kiểm tra trong lưới điện phânphối khu vực để xác định toàn diện tình trạng vận hành của lưới điện phân phốithuộc quyền điều khiển;

7. Tham gia nghiên cứucác biện pháp cần thiết để nâng cao độ tin cậy và tính kinh tế trong điều độ lướiđiện phân phối thuộc quyền điều khiển.

Điều 134. Bộ phận phương thức vận hànhdài hạn có nhiệm vụ:

1. Dự báo phụ tải lướiđiện phân phối thuộc quyền điều khiển;

2. Lập phương thức vậnhành cơ bản của lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

3. Tham gia lập kếhoạch sản xuất quí, năm của đơn vị cấp dưới, nắm vững kế hoạch đại tu và sửachữa thiết bị điện có liên quan hàng quí, hàng năm của trạm biến áp và đườngdây thuộc quyền điều khiển;

4. Lập phương thức nốidây tương ứng với kế hoạch sửa chữa thiết bị chính trong lưới điện phân phốithuộc quyền điều khiển;

5. Tổ chức, chuẩn bịtài liệu, biểu mẫu và tham gia các kỳ đo kiểm tra trong lưới điện phân phốithuộc quyền điều khiển để xác định toàn diện tình trạng vận hành của lưới điệnphân phối;

6. Tính toán và xácđịnh các điểm cho phép đóng khép vòng trên lưới điện thuộc quyền điều khiển vàcác cầu dao cho phép đóng cắt không tải hoặc có tải các thiết bị điện;

7. Làm đầu mối phốihợp các bộ phận liên quan tính toán tổn thất điện năng và đề ra các biện phápgiảm tổn thất điện năng trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

8. Nghiên cứu các biệnpháp cần thiết để nâng cao độ tin cậy và tính kinh tế trong điều độ lưới điệnphân phối thuộc quyền điều khiển;

9. Biên soạn qui trìnhvà tài liệu tham khảo, sổ tay số liệu cần thiết cho công tác điều độ lưới điệnphân phối;

10. Chủ trì tổ chứcđiều tra và phân tích các sự cố trong lưới điện phân phối và đề ra các biệnpháp phòng ngừa;

11. Tổng kết công tácvận hành lưới điện phân phối hàng tháng, quí, năm;

12. Chuẩn bị các côngviệc cần thiết đưa các thiết bị mới, công trình mới vào vận hành.

Điều 135. Bộ phận rơ le bảo vệ và tựđộng có nhiệm vụ:

1. Tính toán chỉnhđịnh rơ le bảo vệ và tự động cho lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.Cung cấp các phiếu chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động cho các đơn vị quản lývận hành lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

2. Tính toán chỉnhđịnh rơ le bảo vệ và tự động cho thiết bị mới, công trình mới thuộc quyền điềukhiển của điều độ lưới điện phân phối để chuẩn bị đưa vào vận hành;

3. Tham gia điều trasự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển, phân tích sự hoạt độngcủa rơ le bảo vệ và tự động trong quá trình xảy ra sự cố. Xác định nguyên nhânsự cố và tìm các biện pháp khắc phục;

4. Soạn thảo các bản hướngdẫn sử dụng thiết bị tự động hóa cần thiết cho công tác vận hành lưới điện phânphối;

5. Tổng kết, đánh giátình hình hoạt động của các thiết bị rơ le bảo vệ và tự động hàng tháng, hàngquí, hàng năm trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

Điều 136. Bộ phận quản lý vận hành thiếtbị thông tin và máy tính có nhiệm vụ:

1. Quản lý vận hànhtoàn bộ thiết bị thuộc hệ thống thông tin, SCADA/DMS (bao gồm các thiết bị đầucuối RTU, thiết bị ghép nối, hệ thống máy tính và các thiết bị phục vụ có liênquan);

2. Quản lý mạng máytính đặt tại lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

3. Thống nhất với bộphận điều độ về việc trang bị viễn thông cho công tác điều độ nhằm đảm bảothông tin liên lạc;

4. Soạn thảo và banhành quy trình, tài liệu hướng dẫn vận hành và sử dụng các thiết bị viễn thôngvà máy tính chuyên dụng;

5. Phối hợp với đơn vịquản lý thông tin đưa các kênh viễn thông điều độ ra sửa chữa theo đăng ký đã đượcduyệt;

6. Lập lịch bảo dưỡngđịnh kỳ và đại tu các thiết bị thông tin, mạng máy tính chuyên dụng, thống nhấtvới bộ phận điều độ và trình Lãnh đạo CTĐL, các Điện lực duyệt;

7. Nghiên cứu các đềtài khoa học nhằm ứng dụng kỹ thuật mới hoặc cải tiến hợp lý hoá các kênh và phươngtiện viễn thông phục vụ công tác điều độ lưới điện phân phối.

 

CHƯƠNG X

ĐIỀU ĐỘ VIÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

Mục 1. Quan hệ công tác của ĐĐV viên lưới điện phânphối

Điều 137. Điều độ viên lưới điện phânphối là người trực tiếp chỉ huy điều độ lưới điện phân phối. ĐĐV lưới điện phânphối chịu sự chỉ huy điều độ của KSĐH HTĐ miền tương ứng. Nhân viên vận hànhcấp dưới trực tiếp của ĐĐV lưới điện phân phối được quy định tại Điều 11 củaQuy trình này.

Điều 138. Trực ca vận hành lưới điệnphân phối:

1. Tuỳ theo lưới điệnphân phối thuộc quyền điều khiển, Giám đốc CTĐL, Điện lực tỉnh, thành phố quyđịnh số ĐĐV lưới điện phân phối trong mỗi ca trực. Trong trường hợp ca trực cótừ 02 ĐĐV lưới điện phân phối trở lên phải quy định 01 ĐĐV lưới điện phân phốilà ĐĐV lưới điện phân phối chính.

2. Trong mỗi ca trựcvận hành, các ĐĐV lưới điện phân phối phải bàn bạc, trao đổi và giám sát lẫnnhau. Trong trường hợp ý kiến của các ĐĐV lưới điện phân phối không thống nhấtthì ĐĐV lưới điện phân phối chính ra quyết định, trường hợp này việc xác địnhtrách nhiệm căn cứ vào ý kiến riêng của từng ĐĐV lưới điện phân phối .

Điều 139. Lãnh đạo của nhân viên vận hànhcấp dưới không có quyền thay đổi lệnh chỉ huy điều độ của ĐĐV lưới điện phânphối. Khi không đồng ý với lệnh chỉ huy điều độ của ĐĐV lưới điện phân phối, họcó thể kiến nghị với chính người ra lệnh hoặc Lãnh đạo của ĐĐV lưới điện phânphối. Trong lúc chờ đợi trả lời nếu ĐĐV lưới điện phân phối vẫn yêu cầu thựchiện không chậm trễ lệnh chỉ huy điều độ, thì Lãnh đạo đơn vị không được ngăncản nhân viên vận hành của mình thực hiện lệnh đó, trừ trường hợp đe dọa đến antoàn của người và thiết bị.

Điều 140. Nhân viên vận hành cấp dướichỉ thực hiện lệnh của Lãnh đạo đơn vị có liên quan đến công tác điều độ lướiđiện phân phối khi được sự đồng ý của ĐĐV lưới điện phân phối, trừ những trườnghợp đã quy định trong quy trình xử lý sự cố và trong quy định phân cấp điềukhiển.

Điều 141. Điều độ viên lưới điện phânphối chịu sự Lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, Phó giám đốc CTĐL hoặc Điện lựctỉnh, thành phố trực tiếp. Chỉ có Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng Điều độcủa CTĐL hoặc Điện lực tỉnh, thành phố trực tiếp, KSĐH HTĐ miền mới có quyềnhủy bỏ lệnh chỉ huy điều độ của ĐĐV lưới điện phân phối.

Điều 142. Khi có đầy đủ lý do cho thấyĐĐV lưới điện phân phối không đủ tư cách và khả năng làm việc, Giám đốc, Phógiám đốc Điện lực, Trưởng phòng Điều độ có quyền đình chỉ tạm thời quyền trựcban và chỉ định ĐĐV lưới điện phân phối khác thay thế hoặc tự mình đảm nhiệmviệc chỉ huy điều độ lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

Điều 143. Các lệnh chỉ huy điều độ củaLãnh đạo CTĐL hoặc Điện lực tỉnh, thành phố tới nhân viên vận hành cấp dưới đềuthông qua ĐĐV lưới điện phân phối.

Sau khi thực hiện cáclệnh chỉ huy điều độ của Lãnh đạo ĐĐQG, Lãnh đạo ĐĐM tới ĐĐV lưới điện phânphối thông qua KSĐH HTĐ miền, ĐĐV lưới điện phân phối phải báo cáo kịp thời choLãnh đạo đơn vị.

Mục 2. Nhiệm vụ của ĐĐV lưới điện phân phối

Điều 144. Điều độ viên lưới điện phânphối có nhiệm vụ:

1. Chấp hành sự chỉhuy điều độ của KSĐH HTĐ miền trong việc chỉ huy điều độ lưới điện phân phốithuộc quyền điều khiển;

2. Chỉ huy điều độ lướiđiện phân phối thuộc quyền điều khiển (thông qua nhân viên vận hành cấp dưới)nhằm mục đích cung cấp điện an toàn, liên tục, đảm bảo chất lượng và kinh tế;

3. Thực hiện phương thứcđã được duyệt. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong lưới điện phân phối thuộcquyền điều khiển thực hiện đúng phương thức đã được duyệt, điều chỉnh phân bổcông suất cho các đơn vị phù hợp với tình hình thực tế;

4. Điều chỉnh điện ápở những nút quy định của lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển trong phạmvi cho phép;

5. Theo dõi, chỉ huyđiều độ nguồn điện nhỏ, nguồn công suất phản kháng thuộc quyền điều khiển tronglưới điện phân phối;

6. Chỉ huy xử lý sự cốvà hiện tượng bất thường, nhanh chóng khôi phục tình trạng làm việc bình thườngcủa lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển, hạn chế đến mức thấp nhất thờigian ngừng cung cấp điện cho khách hàng. Khi xảy ra sự cố lớn trong lưới điệnphân phối thuộc quyền điều khiển phải kịp thời báo cáo cho KSĐH HTĐ miền vàLãnh đạo CTĐL, Điện lực trực tiếp;

7. Báo cáo, xin ý kiếnLãnh đạo CTĐL, Điện lực trực tiếp và KSĐH HTĐ miền những vấn đề không thuộcthẩm quyền giải quyết;

8. Kiến nghị với Lãnhđạo đơn vị thay đổi những điều đã dự kiến trong phương thức vận hành ngày nếu lướiđiện phân phối có sự cố hoặc khi nhận thấy phương thức này chưa hợp lý. Trongtrường hợp không được Lãnh đạo đơn vị chấp nhận thì vẫn phải thực hiện đúngnhững điều đã ghi trong phương thức vận hành và không phải chịu trách nhiệm vềhậu quả;

9. Báo cáo đầy đủ,chính xác những vấn đề liên quan đến vận hành lưới điện phân phối khu vực choLãnh đạo CTĐL, ĐĐQG và ĐĐM khi được yêu cầu. Không được thông báo, báo cáo tìnhhình vận hành lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển cho những người khôngcó nhiệm vụ nếu không được phép của Lãnh đạo trực tiếp;

10. Nhận, chuyển và xửlý kịp thời các thông tin liên quan đến công tác điều độ lưới điện phân phối;

11. Yêu cầu nhân viênvận hành cấp dưới nghiêm chỉnh thực hiện các quy trình, quy phạm, điều lệnh vậnhành và kỷ luật lao động;

12. Ghi chép đầy đủcác nội dung công việc vào sổ nhật ký vận hành. Lấy đầy đủ, chính xác các thôngsố và làm các báo cáo cần thiết. Phải ghi âm tất cả những lệnh đã nhận và phátđi cũng như những điều trao đổi liên quan đến điều độ lưới điện phân phối vớinhân viên vận hành cấp dưới;

13. Tham gia phân tíchsự cố trong lưới điện phân phối và đề nghị các biện pháp phòng ngừa;

14. Tham gia đào tạobồi dưỡng, huấn luyện các nhân viên vận hành theo sự phân công của Phòng Điềuđộ.

 

Mục 3. Quyền hạn của ĐĐV lưới điện phân phối

Điều 145. Điều độ viên lưới điện phânphối có quyền:

1. Độc lập tiến hànhthao tác trên lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển, thay đổi sơ đồ nốidây theo những đăng ký đã được duyệt, thay đổi sơ đồ kết dây phù hợp với tìnhhình thực tế;

2. Ra lệnh chỉ huyđiều độ cho nhân viên vận hành cấp dưới và kiểm tra việc thực hiện lệnh đó;

3. Đưa thiết bị ra sửachữa ngoài kế hoạch trong phạm vi ca của mình và phải chịu hoàn toàn tráchnhiệm về việc đảm bảo an toàn cung cấp điện cho các hộ dùng điện và an toàn củalưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

4. Thay đổi biểu đồphụ tải của các đơn vị trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển cho phùhợp với tình hình thực tế vận hành trong phạm vi ca của mình;

5. Kiến nghị thay đổinhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp với Lãnh đạo đơn vị của nhân viên vậnhành này khi có đầy đủ lý do cho thấy họ không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụhoặc vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy phạm, điều lệnh vận hành và kỷ luậtlao động. Trong trường hợp đó Lãnh đạo đơn vị của nhân viên vận hành này phảinhanh chóng cử người khác hoặc tự mình đảm nhiệm chức danh đó, nhân viên vậnhành cấp dưới chỉ được phép rời vị trí công tác khi đã bàn giao đầy đủ tình hìnhvới người thay thế.

 

Mục 4. Trách nhiệm của ĐĐV lưới điện phân phối

Điều 146. Điều độ viên lưới điện phânphối chịu trách nhiệm pháp lý khi thực hiện những hành vi sau đây:

1. Ra lệnh chỉ huyđiều độ không đúng và không kịp thời trong những điều kiện làm việc bình thườngcũng như trong trường hợp sự cố;

2. Gây ra sự cố chủquan trong ca trực của mình;

3. Vi phạm những quytrình, quy phạm, điều lệnh vận hành và kỷ luật lao động;

4. Xử lý sự cố sai quytrình dẫn đến mở rộng phạm vi sự cố;

5. Chỉ huy điều độ lướiđiện phân phối sai chế độ quy định mà không có lý do chính đáng dẫn đến hậuquả:

a) Tăng tổn thất tronglưới điện phân phối mà không có lý do chính đáng.

b) Vượt quá giới hạncho phép đối với các thông số vận hành của thiết bị.

c) Duy trì sơ đồ tạmthời không hợp lý (không đáp ứng được yêu cầu về hoạt động của hệ thống rơ lebảo vệ và tự động).

6. Ra lệnh chỉ huythao tác sai dẫn đến khả năng xảy ra sự cố;

7. Không thực hiện đầyđủ phương thức ngày đã được duyệt khi không có lý do chính đáng và chưa đượcLãnh đạo đơn vị chấp nhận;

8. Để mất mát, làm hưhỏng các trang thiết bị trong phòng trực ban.

 

Mục 5. Đào tạo, kiểm tra và bổ nhiệm ĐĐV lưới điện phânphối

Điều 147. Người được đào tạo để trởthành ĐĐV lưới điện phân phối phải có đủ các điều kiện:

1. Tốt nghiệp đại học,cao đẳng hoặc trung cấp ngành Kỹ thuật điện;

2. Có lý lịch rõ ràng,không đang ở trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang thi hànhán hình sự.

3.Tuổi đời không quá35 tuổi (trường hợp đã trải qua công tác vận hành NMĐ và lưới điện thì có thểngoàI 35 tuổi), có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh truyền nhiễm.

Điều 148. Những kiến thức cần phải bồi dưỡngcho người được đào tạo để trở thành ĐĐV lưới điện phân phối:

1. Sơ đồ kết dây củaHTĐ nói chung và từng phần tử nằm dưới quyền điều khiển và quyền kiểm tra (sơđồ kết dây cơ bản HTĐ miền, sơ đồ luới điện phân phối thuộc quyền điều khiển,sơ đồ đấu điện của từng trạm);

2. Đặc tính kỹ thuật,thông số, nguyên tắc vận hành của toàn bộ thiết bị điện của trạm biến áp và đườngdây trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển;

3. Sơ đồ nguyên lý rơle bảo vệ và tự động của thiết bị thuộc quyền điều khiển;

4. Đặc điểm, yêu cầucung cấp điện của các phụ tải ưu tiên và phụ tải lớn trong lưới điện phân phốithuộc quyền điều khiển;

5. Hệ thống SCADA/DMSvà thông tin điều độ;

6. Thực tập về côngtác chỉ huy điều độ lưới điện phân phối, thực tập công tác vận hành tại các đơnvị trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo đề cương đã duyệt;

7. Sử dụng máy vi tínhtrong công tác điều độ lưới điện phân phối;

8. Các quy trình, quyphạm, điều lệnh vận hành và kỷ luật lao động;

9. Chỉ huy thao tác vàxử lý sự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.

Điều 149. Thời gian đào tạo theo quy địnhchung ít nhất là 12 tháng. Trường hợp đặc biệt (người được đào tạo đã trải quacông tác vận hành lưới điện hoặc được đào tạo để vận hành lưới điện có qui mônhỏ) có thể rút ngắn hơn nhưng không dưới 06 tháng.

Điều 150. Sau thời gian được đào tạo,ĐĐV lưới điện phân phối phải qua sát hạch kiểm tra với nội dung được Giám đốcCTĐL duyệt hoặc Giám đốc Điện lực duyệt và phải được sự phê duyệt của Giám đốcCông ty quản lý.

Thành phần Hội đồngkiểm tra gồm:

1. Phó giám đốc CTĐLhoặc Phó giám đốc Điện lực: Chủ tịch;

2. Trưởng phòng Điềuđộ (hoặc Trưởng phòng Kỹ thuật) của CTĐL hoặc của Điện lực tỉnh, thành phố: Phóchủ tịch;

3. Đại diện các Phòng,Ban có liên quan đến công tác điều độ, vận hành trong CTĐL hoặc Điện lực: thànhviên;

4. Đại diện của ĐĐM:thành viên;

5. Một số chuyên giacó kinh nghiệm trong công tác điều độ lưới điện: thành viên.

Điều 151. Quyết định bổ nhiệm ĐĐV lướiđiện phân phối do Giám đốc CTĐL (hoặc Giám đốc Điện lực được sự ủy quyền củaGiám đốc CTĐL) ký và được thông báo tới tất cả các đơn vị quản lý vận hànhtrong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển và ĐĐM.

Điều 152. Điều độ viên lưới điện phânphối sau khi chuyển đi làm nhiệm vụ khác với bất kỳ lý do nào, khi trở lại cươngvị ĐĐV lưới điện phân phối, đều phải trải qua một thời gian học tập quy trình,tìm hiểu tình hình vận hành lưới điện phân phối. Thời gian học tập được quyđịnh như sau:

1. Thời gian học tậplà 07 ngày, nếu đã ngừng công tác chỉ huy điều độ lưới điện phân phối từ 03tháng đến 05 tháng.

2. Thời gian học tậplà 15 ngày, nếu đã ngừng công tác chỉ huy điều độ lưới điện phân phối trên 05tháng đến 12 tháng.

3. Thời gian học tậpít nhất là 01 tháng, nếu đã ngừng công tác chỉ huy điều độ lưới điện phân phốitrên 12 tháng. Trường hợp này phải qua kiểm tra sát hạch để xác định lại trìnhđộ. Thành phần của Hội đồng kiểm tra do Giám đốc CTĐL hoặc Điện lực triệu tậpvà chủ trì, có sự tham gia của ĐĐM./.

 

Phụ lục 1: SƠ ĐỒ PHÂN CẤP ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN

CẤP ĐIỀU ĐỘ

MÔ HÌNH TỔ CHỨC

QUYỀN ĐIỀU KHIỂN

QUYỀN KIỂM TRA


ĐIỀU ĐỘ

QUỐC GIA

OL

ã         Các NMĐ lớn

ã         Hệ thống điện 500 kV

ã         Tần số hệ thống

ã         Điện áp các nút chính

ã  Các NMĐ không thuộc quyền điều khiển

ã  Lưới điện 220 kV

ã  Trạm phân phối NMĐ lớn

ã  Đường dây nối NMĐ với HTĐ

ĐIỀU ĐỘ

MIỀN

 

ã         Các NMĐ đã được phân cấp theo quy định riêng.

ã         Lưới điện truyền tải 220-110-66 kV

ã         Công suất vô công NMĐ

ã         Các nhà máy điện nhỏ, các trạm diesel, bù trong miền

ã  Các trạm, ĐD phân phối 110-66 kV phân cấp cho điều độ lưới điện phân phối điều khiển

ã  Các hộ sử dụng điện quan trọng trong lưới điện phân phối

ĐIỀU ĐỘ

LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

 

ã         Các trạm, ĐD phân phối 110-66 kV phân cấp cho điều độ lưới điện phân phối điều khiển

ã         Lưới điện phân phối

ã         Các trạm thủy điện nhỏ, các trạm diesel, trạm bù trong lưới điện phân phối

ã  Các trạm, ĐD phân phối của khách hàng điều khiển.

MỤC LỤC

PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG

Chương 1: Các kháiniệm, phạm vi áp dụng 5

Chương 2: Phân cấpđiều độ Hệ thống điện Quốc gia 6

Chương 3: Nhiệm vụcủa các đơn vị tham gia công tác điều độ Hệ thống điện Quốc gia 7

Mục 1. Nhiệm vụ chungcủa công tác điều độ Hệ thống điện Quốc gia 7

Mục 2. Nhiệm vụ củacấp điều độ Hệ thống điện Quốc gia 7

Mục 3. Nhiệm vụ củacấp điều độ Hệ thống điện miền 9

Mục 4. Nhiệm vụ củacấp điều độ lưới điện phân phối 11

Mục 5. Nhiệm vụ củacác đơn vị liên quan đến công tác điều độ Hệ thống điện Quốc gia 12

Chương 4: Quy địnhtrong công tác điều độ Hệ thống điện Quốc gia 15

Mục 1. Quy định vềquyền điều khiển và quyền kiểm tra thiết bị 15

Mục 2 . Chế độ chỉ huyđiều độ Hệ thống điện Quốc gia 16

Mục 3. Quy định chế độbáo cáo đối với các đơn vị liên quan đến công tác điều độ Hệ thống điện Quốcgia 18

Mục 4. Chế độ giaonhận ca 18

Mục 5. Quy định vềviệc lập sơ đồ kết dây cơ bản Hệ thống điện Quốc gia 22

Mục 6. Chế độ lập vàthực hiện phương thức vận hành Hệ thống điện Quốc gia 22

Mục 7. Quy định vềviệc đánh số thiết bị trong Hệ thống điện Quốc gia 27

Mục 8. Chế độ quản lýsửa chữa thiết bị 27

Mục 9. Chế độ đưathiết bị mới, công trình mới vào vận hành 29

Mục 10. Các phươngtiện sử dụng để chỉ huy điều độ HTĐ Quốc gia 31

 

PHẦN II: ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

Chương 5: Nhiệm vụcủa các bộ phận trực tiếp tham gia công tác điều độ Hệ thống điện Quốc gia 33

Chương 6: Kỹ sưđiều hành Hệ thống điện Quốc gia 36

Mục 1. Quan hệ côngtác của Kỹ sư điều hành Hệ thống điện Quốc gia 36

Mục 2.Nhiệm vụ của Kỹ sư điều hành Hệ thống điện Quốc gia 37

Mục 3. Quyền hạn củaKỹ sư điều hành Hệ thống điện Quốc gia 38

Mục 4. Trách nhiệm củaKỹ sư điều hành Hệ thống điện Quốc gia 38

Mục 5. Đào tạo và kiểmtra công nhận Kỹ sư điều hành Hệ thống điện Quốc gia 39

PHẦN III: ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN

Chương 7: Nhiệm vụcủa các bộ phận trực tiếp tham gia công tác điều độ Hệ thống điện miền 42

Chương 8: Kỹ sưđiều hành Hệ thống điện miền 44

Mục 1. Quan hệ công táccủa Kỹ sư điều hành Hệ thống điện miền 44

Mục 2. Nhiệm vụ của Kỹsư điều hành Hệ thống điện miền 45

Mục 3. Quyền hạn củaKỹ sư điều hành Hệ thống điện miền 47

Mục 4. Trách nhiệm củaKỹ sư điều hành Hệ thống điện miền 47

Mục 5. Đào tạo và kiểmtra công nhận Kỹ sư điều hành Hệ thống điện miền 48

PHẦN IV: ĐIỀU ĐỘ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

Chương 9: Nhiệm vụcủa các bộ phận trực tiếp tham gia công tác điều độ lưới điện phân phối 51

Chương 10: Điều độviên lưới điện phân phối 53

Mục 1. Quan hệ côngtác của Điều độ viên lưới điện phân phối 53

Mục 2. Nhiệm vụ củaĐiều độ viên lưới điện phân phối 54

Mục 3. Quyền hạn củaĐiều độ viên lưới điện phân phối 55

Mục 4. Trách nhiệm củaĐiều độ viên lưới điện phân phối 55

Mục 5. Đào tạo và kiểmtra công nhận Điều độ viên lưới điện phân phối 56

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                     


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22964&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận