QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN
Về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máycủa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số86/CP ngày08/12/1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nướcvề chất lượng hàng hoá;
Xét đề nghị của Vụtrưởng Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành tiêu chuẩn ngành10 TCN 216-2003 "Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của cácloại phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản".
Tiêu chuẩn này thaythế cho tiêu chuẩn ngành 10 TCN 216-95.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Chánh Vănphòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm, các tổ chức, cánhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY PHẠM khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của
các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩmchất nông sản 10TCN 216-2003
(ban hành kèm theo Quyết định số 59/2003/QĐ-BNNngày 05 tháng 5 năm 2003)
1. Nguyên tắc:
Quy phạm này quy địnhnhững nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực nông học của cácloại phân bón phải khảo nghiệm.
2. Nội dung khảonghiệm:
Số lượng và thời giankhảo nghiệm cho một loại phân bón:
2.1. Đối với phân bóndùng cho nhiều loại cây trồng:
Khảo nghiệm diện hẹp(thí nghiệm chính quy):
Bố trí khảo nghiệm vớiít nhất 3 loại cây trồng: lúa, màu và cây dài ngày (cây công nghiệp hoặc cây ănquả). Các khảo nghiệm thực hiện tối thiểu trên 2 loại đất. Thời gian khảonghiệm cho cây ngắn ngày là 2 vụ, cây dài ngày là 1 năm (kể từ sau vụ thu hoạchtrước đến vụ thu hoạch sau).
Khảo nghiệm diện rộng:tương đương với số cây trồng, vùng đất, tiến hành khảo nghiệm diện hẹp nhưngchỉ làm 1 vụ (với cây ngắn ngày), 1 năm (với cây dài ngày) và có đối chứng.
2.2. Đối với phân bóndùng cho một loại cây trồng (chuyên cây):
2.2.1: Khảo nghiệmdiện hẹp:
Đối với cây ngắn ngày:khảo nghiệm 2 vụ tại các địa bàn khác nhau trên 2 loại đất.
Đối với cây dài ngày:khảo nghiệm 1 năm tại 3 vùng đất khác nhau.
2.2.2. Khảo nghiệm diệnrộng: tương đương với số cây trồng, loại đất nơi đã tiến hành khảo nghiệm diệnhẹp, làm 1 vụ (với cây ngắn ngày), 1 năm (với cây dài ngày) và có đối chứng.
3. Phương pháp khảonghiệm:
3.1. Số công thức khảonghiệm: Một đề tài khảo nghiệm không bố trí quá 5 công thức kể cả đối chứng [4công thức phân bón khảo nghiệm cùng loại (bón gốc hoặc bón lá) + 1 đốichứng].
3.2. Công thức khảonghiệm:
3.2.1. Đối với phân bón lá:
Công thức đối chứng:phun nước lã với lượng nước phun tương đương lượng nước phun ở công thức khảonghiệm.
Công thức khảo nghiệm:Phân bón khảo nghiệm phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất về liều lượng, nồngđộ và thời kỳ phun. Ngoài ra cũng có thể bố trí theo công thức của đơn vị khảonghiệm đề xuất, song tổng số công thức không được vượt quy định ở mục 3.1.
3.2.2. Đối với phânbón rễ:
Công thức đối chứng:theo mức bón khuyến cáo, của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho loạiđất và cây trồng tại địa phương.
Công thức khảo nghiệm:bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra cũng có thể bố trí theo côngthức của đơn vị khảo nghiệm đề xuất, song tổng số công thức không được vượt quyđịnh ở mục 3.1.
3.3. Phương pháp bốtrí khảo .nghiệm: tuân thủ theo tiêu chuẩn về phương pháp bố trí thí nghiệmđồng ruộng.
3.3.1. Khảo nghiệm diện hẹp: Số lầnnhắc lại tối thiểu là 3 lần
Đối với cây hàng năm:diện tích ô tối thiểu là 20 m2.
Đối với cây lâu năm:diện tích ô tối thiểu là 100 m2 (tương đương với diện tích cho 10cây) đối với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp có mật độ trồng dưới 1000 cây/ha,và tương đương với diện tích cho 50 cây đối với các loại cây có mật độ trồngtrên 1000 cây/ha (như chè, cà phê).
3.3.2. Khảo nghiệmdiện rộng: không nhắc lại
Đối với cây hàng năm:diện tích một công thức khảo nghiệm tối thiểu là 5.000 m2 , tối đalà 10.000 m2.
Đối với cây lâu năm:diện tích một công thức khảo nghiệm tối thiểu là 10.000 m2, tối đalà 20.000 m2.
3.4. Bón phân: liều lượng,tỷ lệ, thời gian, thời kỷ bón phân phải tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sảnxuất.
3.5: Đối với những đốitượng đặc thù (hoa, cây cảnh, cỏ sân gôn...) nhà sản xuất phối hợp với đơn vịkhảo nghiệm đề xuất phương pháp khảo nghiệm, báo cáo Cục Khuyến nông và khuyếnlâm, khi được chấp nhận bằng văn bản mới được tiến hành khảo nghiệm.
4. Thu thập sốliệu:
4.1. Nội dung thu thậpsố liệu:
4.1.1. Về đất:
Nhóm đất, loại đất(theo phân loại của Việt Nam).
Số liệu phân tích: pHKCL,CEC, Hữu cơ N tổng số, P2O5 Và K2O tổng số vàdễ tiêu.
(Đối với đất phèn, đấtmặn cần có thêm các chỉ tiêu Fe, Al di động và độ dẫn điện. Đối với chất cảitạo đất, ngoài việc phân tích các chỉ tiêu nói trên phải phân tích thêm thànhphần cơ giới, đoàn lạp bền trong nước và các chỉ tiêu mà chất cải tạo đất cóảnh hưởng).
Nếu phân bón với mụctiêu là bổ sung trung và vi lượng thì cần phân tích thêm các chỉ tiêu tương ứng(tổng số và dễ tiêu).
4.1.2. Số liệu khí tượngtrung bình nhiều năm và của vụ thí nghiệm.
4.1.3. Về cây:
Đối với cây hàng năm:các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
Đối với cây lâu năm: sốliệu về năng suất, riêng cây ăn quả thu thập thêm trọng lượng và mầu sắc quả.
Chất lượng nông sản:đối với các loại cây trồng mà phân bón ảnh hưởng nhiều tới chất lượng nông sảnthì các chỉ tiêu chất lượng đặc trưng phải được phân tích theo yêu cầu được ghitrong giấy phép khảo nghiệm.
4.2. Phương pháp thuthập số liệu: .
4.2.1. Đồi với khảonghiệm diện hẹp:
Các yếu tố cấu thànhnăng suất: theo phương pháp quy định cho từng chỉ tiêu và cây trồng.
Năng suất: thu trên cảô.
Chỉ tiêu chất lượngnông sản (nếu có): theo phương pháp phân tích hiện hành.
4.2.2. Đối với khảonghiệm diện rộng: chỉ thu thập số liệu năng suất thống kê tại 10 điểm..
Cây ngắn ngày: 10 m2/1điểm.
Cây lâu năm: 5cây/điểm.
5. Báo cáo kết quảkhảo nghiệm và công bố kết quả:
5.1. Xử lý số liệu:
Các số liệu thu thập đượctrong các thí nghiệm diện hẹp phải được xử lý thống kê theo phương pháp thốngkê sinh học thích hợp.
5.2. Nội dung báo cáo:.
5.2.1. Trình bày trangbìa (từ trên xuống dưới):
Tên tác giả và đơn vịtổng hợp:
Tên đơn vị, cá nhânđăng ký khảo nghiệm.
Tên đơn vị tiến hànhkhảo nghiệm.
Tên báo cáo kết quakhảo nghiệm: ghi rõ tên của các sản phẩm khảo nghiệm.
Địa điểm, thời gianbáo cáo kết quả.
5.2.2. Phần nội dung:
5.2.2. Tên khảo nghiệmdiện hẹp.
5.2.2.2. Mục đích, yêucầu của khảo nghiệm.
5.2.2.3. Điều kiện vàphương pháp khảo nghiệm: Địa điểm, thời gian khảo nghiệm (ghi rõ tên chủ hộ,lịch sử sử dụng đất 2-3 vụ trước về loại cây trồng và phân bón).
Tính chất đất, giốngcây trồng, kỹ thuật canh tác áp dụng trong quy trình khảo nghiệm.
Công thức khảo nghiệm,số lần nhắc lại.
Diện tích ô khảonghiệm.
Phương pháp bố tríkhảo nghiệm.
Phương pháp thu thập,xử lý số liệu.
5.2.2.4. Kết quả khảonghiệm diện hẹp: ảnh hưởng của phá.n bón khảo nghiện đến các yếu tố cấu thành năngsuất và năng suất cây trồng.
Ảnh hưởng của phân bón khảonghiệm đến chất lượng nông sản.
Hiệu quả kinh tế củaphân bón khảo nghiệm.
5.2.2.5. Kết quả khảonghiệm diện rộng được trình bày ngay sau thí nghiệm diện hẹp đối với từng loại phânbón và cây trồng.
5.2.2.6. Kết luận, đềnghị: (của đơn vị khảo nghiệm).
5.2.2.7. Xác nhận củađơn vị khảo nghiệm (ký tên, đóng dấu xác nhận).
5.2.3. Phụ lục kèmtheo báo cáo:
Bản sao giấy phép khảonghiệm.
Bản chứng nhận về độctính của sản phẩm do cơ quan có thẩm. quyền cấp hoặc cam đoan của đơn vị, cánhân đăng ký khảo nghiệm về an toàn môi trường.
Bản phân tích thànhphần chất lượng của phân bón do cơ quan khảo nghiệm thực hiện.
Các tài liệu về hiệuquả của phân bón khảo nghiệm được tiến hành trước đây và kết quả kinh doanh ở nướcngoài của phân bón (nếu là phân bón nhập).
Bản xác nhận của địaphương về hộ nông dân khảo nghiệm và kết quả khảo nghiệm diện rộng.
Bản xác nhận của cơquan quản lý khảo nghiệm (Cục Khuyến nông và khuyến lâm hoặc Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn).
Số liệu gốc của cáckhảo nghiệm.
5.3. Công bố kết quả:
Kết quả khảo nghiệmphải được báo cáo nghiệm thu trước Hội đồng khoa học công nghệ (chuyên ngành vềphân bón) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn./.