Văn bản pháp luật: Quyết định 67/2002/QĐ-TTg

Nguyễn Công Tạn
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 67/2002/QĐ-TTg
Quyết định
12/06/2002
28/05/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005

Phó Thủ tướng
2.002
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm

Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói, giảm nghèo vàviệc làm

giai đoạn 2001 2005

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 177/2001/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2001 củaThủ tướng Chính phủ về thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc giaxoá đói giảm nghèo và việc làm;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đóigiảm nghèo và việc làm,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chươngtrình mục tiêu Quốc gia xoá đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 2005.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3.Các thành viên Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèovà việc làm, Thủ trưởng các cơ quan thành viên Ban Chủ nhiệm Chương trình chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐCGIA

XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2001 2005

(Ban hành kèm theo Quyết định số 67/2002/QĐ-TTg

ngày 28 tháng 5 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. BanChủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm (gọitắt là Ban Chủ nhiệm) có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ xây dựng và chỉđạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói, giảm nghèo và việc làmgiai đoạn 2001 2005, cụ thể là:

1.Xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của Chương trình mục tiêu Quốc gia xoáđói giảm nghèo và việc làm (gọi tắt là Chương trình), kế hoạch hàng năm, cơchế, chính sách và các giải pháp thực hiện Chương trình; lập dự toán và dự kiếnviệc phân bổ kinh phí hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổnghợp vào kế hoạch chung của các Bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủquyết định và chỉ đạo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 42/2002/QĐ-TTgngày 19 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các Chươngtrình mục tiêu Quốc gia.

2.Phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo các địa phương thực hiện việc lồng ghép hoạtđộng của các chương trình, dự án và chính sách có liên quan đến xoá đói, giảmnghèo và việc làm.

3.Định kỳ: 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng và hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủtiến độ và kết quả thực hiện Chương trình.

4.Chủ trì tổ chức sơ kết hàng năm và tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình.

 

Chương II

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

Điều 2.Chủ nhiệm Chương trình chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tiến độthực hiện và kết quả của Chương trình, phân công các thành viên trong Ban Chủnhiệm chỉ đạo thực hiện các nội dung, dự án của Chương trình.

Điều 3.Phó Chủ nhiệm Thường trực Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, được Chủnhiệm Chương trình ủy quyền trực tiếp chỉ đạo bộ phận giúp việc; điều hành,giải quyết công việc thường xuyên của Chương trình và thay mặt Chủ nhiệm Chươngtrình khi Chủ nhiệm vắng mặt.

Điều 4.Các thành viên Ban Chủ nhiệm Chương trình chịu trách nhiệm giúp Chủ nhiệm chỉđạo các công việc và dự án sau:

1.Thành viên là đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư: tổng hợp các nguồn kinh phí hàngnăm và 5 năm của các Chương trình mục tiêu Quốc gia; tính toán cân đối vốn đầutư xây dựng cơ bản cho các dự án của Chương trình; cùng thành viên đại diện BộTài chính tính toán cân đối nguồn kinh phí của Chương trình, hướng dẫn các địaphương thực hiện lồng ghép các Chương trình, dự án và các chính sách khác cóliên quan đến xoá đói, giảm nghèo và việc làm.

2.Thành viên là đại diện Bộ Tài chính: dự kiến bố trí kinh phí sự nghiệp thuộcngân sách nhà nước hàng năm để đầu tư cho Chương trình, hướng dẫn cơ chế quảnlý tài chính đối với các nguồn vốn của Chương trình; theo dõi tiến độ và đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn.

3.Thành viên là đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ,ngành tổng hợp kế hoạch hàng năm của Chương trình; trình Chủ nhiệm và Ban Chủnhiệm thông qua; phối hợp tổ chức điều hành thực hiện Chương trình; trực tiếpchỉ đạo thực hiện:

Dựán đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói, giảm nghèo và cán bộ các xãnghèo.

Dựán xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo ở các vùng đặc thù.

Dựán tổ chức cho vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm thông qua QuỹQuốc gia hỗ trợ việc làm.

Dựán nâng cao năng lực và hiện đại hoá các trung tâm dịch vụ việc làm.

Dựán điều tra, thống kê lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường laođộng.

Dựán đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý lao động, việc làm.

4.Thành viên là đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạothực hiện:

Dựán xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã nghèo.

Dựán hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo.

Dựán hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Dựán ổn định dân di cư và xây dựng kinh tế mới ở các xã nghèo.

Dựán định canh, định cư ở các xã nghèo.

5.Thành viên là đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng phục vụ ngườinghèo tổ chức thực hiện dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sảnxuất, kinh doanh.

6.Thành viên là đại diện Bộ Y tế chỉ đạo nghiên cứu và tổ chức thực hiện chínhsách khám, chữa bệnh cho người nghèo.

7.Thành viên là đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo nghiên cứu và tổ chứcthực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục.

8.Thành viên là đại diện Uỷ ban Dân tộc và Miền núi tham gia chỉ đạo tổ chức thựchiện các dự án xoá đói, giảm nghèo và việc làm ở vùng có đồng bào dân tộc thiểusố.

9.Thành viên là đại diện Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình tham giachỉ đạo tổ chức thực hiện dự án ổn định dân di cư và xây dựng kinh tế mới ở cácxã nghèo.

10.Thành viên là đại diện Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động vàtổ chức các phong trào "Vì người nghèo", tập trung thực hiện tốt cuộcvận động "Ngày vì người nghèo" trên phạm vi cả nước.

11.Thành viên là đại diện Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo tổ chức và nhân rộng cóhiệu quả các mô hình nông dân làm kinh tế giỏi, xoá đói, giảm nghèo; tham giavới các Bộ, ngành tổ chức thực hiện một số dự án thuộc Chương trình được giao.

12.Thành viên là đại diện Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chỉ đạo tổ chứcvà nhân rộng mô hình phụ nữ tiết kiệm tín dụng, xoá đói, giảm nghèo; tham giavới các Bộ, ngành tổ chức thực hiện một số dự án thuộc Chương trình được giao.

13.Thành viên là đại diện Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạotổ chức thực hiện tốt các phong trào thanh niên tình nguyện xoá đói, giảmnghèo; nhân rộng các mô hình thanh niên giúp nhau lập nghiệp; tham gia với cácBộ, ngành tổ chức thực hiện một số dự án thuộc Chương trình được giao.

 

Chương III

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

Điều 5.Các thành viên trong Ban Chủ nhiệm thảo luận tập thể và quyết định những vấn đềquan trọng của Chương trình, cụ thể:

Nộidung, kế hoạch thực hiện hàng năm và dự kiến phân bổ nguồn ngân sách nhà nướccủa Chương trình cho các Bộ, ngành và địa phương.

Cơchế phối hợp, lồng ghép, kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động của Chươngtrình.

Đánhgiá kết quả thực hiện Chương trình và công tác thi đua, khen thưởng.

Điều 6.Chủ nhiệm Chương trình triệu tập và chủ toạ các phiên họp bất thường để xử lýcác công việc cấp bách, cần thiết liên quan đến nhiệm vụ của Chương trình. Chủnhiệm Chương trình có thể uỷ nhiệm cho Phó Chủ nhiệm Thường trực chủ toạ phiênhọp. Các phiên họp phải được thông báo bằng văn bản cho các thành viên về nộidung, thời gian và địa điểm trước 5 ngày.

Cácthành viên có trách nhiệm bố trí thời gian tham dự đầy đủ các phiên họp của BanChủ nhiệm. Trường hợp các thành viên không dự họp được phải uỷ quyền bằng vănbản cho cán bộ cấp Vụ dự họp thay.

Cácquyết định của Ban Chủ nhiệm được thông qua theo hình thức biểu quyết với ítnhất 2/3 số thành viên Ban Chủ nhiệm tham gia cuộc họp tán thành.

Điều 7.Bộ phận giúp việc Ban Chủ nhiệm có các nhiệm vụ sau:

Soạnthảo nội dung, kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình.

Tổnghợp, xây dựng kế hoạch hàng năm của Chương trình trên cơ sở kế hoạch của cácBộ, ngành, địa phương.

Chuẩnbị nội dung và tổ chức các phiên họp của Ban Chủ nhiệm; chuẩn bị báo cáo tìnhhình thực hiện Chương trình quý trước và kế hoạch triển khai quý sau, trình BanChủ nhiệm tại phiên họp thường kỳ hàng quý.

GiúpBan Chủ nhiệm Chương trình điều phối các hoạt động của Chương trình; hướng dẫn,theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Chương trình theo chỉ đạocủa Ban Chủ nhiệm.

GiúpBan Chủ nhiệm Chương trình xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Chươngtrình của các thành viên Ban Chủ nhiệm và tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra vớiBan Chủ nhiệm.

Tổnghợp, báo cáo Ban Chủ nhiệm về các hoạt động của Chương trình; tổ chức sơ kết;tổng kết việc thực hiện Chương trình và công tác thi đua khen thưởng.

GiúpBan Chủ nhiệm Chương trình lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí được cấp chocác hoạt động của Ban Chủ nhiệm theo chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.

GiúpBan Chủ nhiệm Chương trình phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan triểnkhai các hoạt động bảo đảm thực hiện mục tiêu của Chương trình.

Điều 8.Các thành viên Ban Chủ nhiệm, ngoài việc tham gia chỉ đạo góp ý kiến xây dựngChương trình, kế hoạch thực hiện hàng năm, còn có trách nhiệm:

1.Đánh giá kết quả hoạt động các dự án được phân công phụ trách và chương trìnhhành động của Bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện mục tiêu xoá đói, giảmnghèo và việc làm.

2.Định kỳ hàng quý (trước ngày 20 của tháng cuối quý) báo cáo Ban Chủ nhiệm vềtiến độ, kết quả thực hiện các hoạt động, dự án thuộc Bộ, ngành và địa phươngquản lý.

3.Trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình tại địa phươngđược phân công mỗi năm ít nhất một lần và uỷ quyền cho cán bộ kiểm tra, đánhgiá tại địa phương được phân công tối thiểu mỗi quý 1 lần. Trong thời hạn 10ngày, kể từ ngày kết thúc các đợt kiểm tra, các thành viên Ban Chủ nhiệm phảicó báo cáo bằng văn bản gửi về Ban Chủ nhiệm Chương trình.

Điều 9.

1.Định kỳ hàng quý, Ban Chủ nhiệm tổ chức họp giao ban để kiểm điểm, đánh giá cáchoạt động, công việc đã thực hiện trong quý và kế hoạch chỉ đạo triển khai quýtới.

2.Hàng năm, Ban Chủ nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chung củaChương trình và từng dự án của Chương trình. Thời gian, địa bàn kiểm tra do Chủnhiệm Chương trình quyết định và thông báo cho các thành viên thực hiện. Cácthành viên Ban Chủ nhiệm có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chứckiểm tra và báo cáo với Chủ nhiệm Chương trình bằng văn bản.

3.Kế hoạch Chương trình và các báo cáo do các thành viên Ban Chủ nhiệm thực hiệnđược gửi về bộ phận giúp việc Ban Chủ nhiệm Chương trình số 2 Đinh Lễ, Hà Nội.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10.Quy chế này được áp dụng cho Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia xoáđói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 2005, các Bộ, ngành và địa phương códự án thuộc Chương trình.

Điều 11.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Ban Chủ nhiệm tổng hợp các ý kiến,đề xuất nội dung bổ sung, sửa đổi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22458&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận