THÔNG TƯ
Hướng dẫn thi hành Nghị định về quản lý hợp tác với nướcngoài về pháp luật
Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04 tháng 6
Căn cứ Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 1998
Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định như sau:
1. Phạm vi áp dụng của Nghị định:
1.1.Theo quy định tại Điều 1 của Nghị định, cơ quan, tổ chức được hợp tác với nướcngoài về pháp luật là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơquan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cơquan khác (sau đây gọi là Cơ quan, Tổ chức Việt Nam). Đơn vị trực thuộc Cơquan, Tổ chức Việt Nam nói trên hợp tác với nước ngoài về pháp luật phải làmthủ tục thẩm định, xin phép qua Cơ quan, Tổ chức Việt Nam.
1.2.Hoạt động hợp tác của Cơ quan, Tổ chức Việt Nam với Cơ quan, Tổ chức nước ngoàithuộc phạm vi điều chỉnh của Nghi định là tất cả những hoạt động hợp tác với nướcngoài về pháp luật được quy định tại Điều 3 của Nghị định bao gồm:
a)Nghiên cứu, thu thập thông tin, kinh nghiệm cần thiết trong việc soạn thảo, sửađổi các văn bản quy phạm pháp luật;
b)Nghiên cứu, thu thập thông tin, kinh nghiệm cần thiết trong việc kiện toàn,nâng cao hoạt động của cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp;
c)Đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ của cán bộ, công chức soạn thảo văn bảnquy phạm pháp luật, thẩm phán, thư ký tòa án, kiểm sát viên, điều tra viên,chấp hành viên, cán bộ thi hành án hình sự, trọng tài viên, công chứng viên,luật sư và các chức danh tư pháp khác;
d)Giảng dạy pháp luật ở các bậc đại học và sau đại học;
đ)Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm về pháp luật mà không gắn với các hoạt độnghợp tác quy định tại các điểm a, b, c và d nói trên;
e)Trao đổi thường xuyên tài liệu pháp luật, bao gồm giáo trình, sách giáo khoa,bài giảng, văn bản pháp luật và sách chuyên khảo về pháp luật.
2. Thẩm định của Bộ Tư pháp:
2.l.Cơ quan, Tổ chức Việt Nam sau khi hình thành chương trình, kế hoạch, dự án hợptác gửi công văn yêu cầu Bộ Tư pháp thẩm định.
Kèmtheo Công văn yêu cầu thẩm định có các tài liệu sau:
a)Dự thảo chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật. Đốivới chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác thuộc lĩnh vực khác có phần nội dunghợp tác với nước ngoài về pháp luật, thì gửi Bản tóm tắt chương trình, kếhoạch, dự án hợp tác đó và phần nội dung hợp tác về pháp luật;
b)Bản thuyết minh về chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về phápluật hoặc phần nội dung hợp tác với nước ngoài về pháp luật, trong đó cần nêurõ những điểm chính sau đây:
Sựcần thiết, yêu cầu, mục đích và nội dung cơ bản của hoạt động hợp tác;
Cácthông tin cần thiết về tư cách pháp lý, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm hợptác, thái độ đối với Nhà nước Việt Nam của Cơ quan, Tổ chức nước ngoài;
Dựbáo hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thực hiện hoạt động hợp tác;
Quyềnvà nghĩa vụ của Cơ quan, Tổ chức Việt Nam và Cơ quan, Tổ chức nước ngoài;
Dựkiến thời gian, tiến độ thực hiện, kết quả, sản phẩm hợp tác và kinh phí;
Dựbáo về những nhân tố bất lợi có thể có trong quá trình thực hiện hoạt động hợptác
c)Tài liệu chứng minh sự cam kết của Cơ quan, Tổ chức nước ngoài;
d)Ý
Tàiliệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt.
Côngvăn yêu cầu thẩm định và các tài liệu nêu trên được lập thành 3 bộ hồ sơ.
2.2.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tư pháp thực hiện thẩm địnhvà gửi văn bản thẩm định cho Cơ quan, Tổ chức Việt Nam đã yêu cầu
Trongtrường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp có thể mời Cơ quan, Tổ chức Việt Nam yêu cầuthẩm định cung cấp thêm thông tin hoặc làm rõ thêm những vấn đề liên quan đếnnội dung chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác.
Trongtrường hợp nhận được không đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này, Bộ Tư phápthông báo cho Cơ quan, Tổ chức Việt Nam hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn này khôngtính vào thời hạn 15 ngày thẩm định của Bộ Tư pháp.
2.3.Cơ quan, Tổ chức Việt Nam có nhu cầu hợp tác với nước ngoài về pháp luật mà chưacó đối tác cần gửi công văn cho Bộ Tư pháp yêu cầu hỗ trợ trong việc tìm kiếmđối tác. Kèm theo công văn, phải gửi Đề cương yêu cầu về chương trình, kếhoạch, dự án hợp tác, trong đó cần nêu những điểm sau đây:
Sựcần thiết, yêu cầu, mục đích;
Nộidung vấn đề hợp tác;
Hìnhthức hoạt động hợp tác (theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này);
Khảnăng hợp tác của phía Việt Nam;
Đốitác nước ngoài mong muốn hợp tác;
Thờigian dự kiến.
3. Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chương trình, kế hoạch, dự án hợptác:
3.1.Những chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đã được cơ quan có thẩm quyền củaViệt Nam cho phép thực hiện mà cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mục tiêu,nội dung các hoạt động hợp tác về pháp luật, thì Cơ quan, Tổ chức Việt Nam gửiBộ Tư pháp hồ sơ để thẩm định. Trình tự, thủ tục thẩm định các hồ sơ này đượcthực hiện theo quy định chung áp dụng cho các chương trình, kế hoạch, dự án mớiquy định tại Nghị định và Thông tư này.
Trongtrường hợp có nhu cầu bức xúc cần thiết phải nghiên cứu, thu thập thông tin,kinh nghiệm của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế hỗ trợ việc xây dựngcác văn bản quy phạm pháp luật hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động tác nghiệp củacơ quan Tư pháp và bổ trợ pháp luật, thì Cơ quan, Tổ chức Việt Nam phải gửi hồsơ thuyết trình cho Bộ Tư pháp.
3.2.Nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chương trình, kế hoạch, dự án hợptác đã được phép thực hiện nhưng không làm thay đổi mục tiêu, nội dung của chươngtrình, kế hoạch, dự án hợp tác, thì Cơ quan, Tổ chức Việt Nam phải gửi hồ sơcho Bộ Tư pháp thuyết trình rõ lý do phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh. Trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có văn bản nêu rõý kiến của mình về việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh nói trên gửi Cơ quan, Tổchức Việt Nam đã yêu cầu.
4. Chế độ báo cáo và kiểm tra:
4.l.Trước ngày 15 tháng 5 Cơ quan, Tổ chức Việt Nam có trách nhiệm gửi báo cáo địnhkỳ 6 tháng và trước ngày 15 tháng 11 gửi báo cáo hàng năm cho Thủ tướng Chínhphủ và Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện hoạt động hợp tác với nước ngoài vềpháp luật và dự kiến thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác cho thờikỳ tiếp theo.
Trongthời hạn 3 tháng kể từ ngày kết thúc chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác, Cơquan, Tổ chức Việt Nam phải gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tư pháp báo cáo vềkết quả thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đó.
Việcđánh giá, nghiệm thu kết quả chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nướcngoài về pháp luật được tiến hành theo quy định chung của Nhà nước về vấn đềnày. Cơ quan, Tổ chức Việt Nam phải gửi Bộ Tư pháp một bộ hồ sơ đầy đủ về kếtquả thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đó
4.2.Việc kiểm tra của Bộ Tư pháp được thực hiện căn cứ vào Báo cáo định kỳ 6 thángvà Báo cáo hàng năm của Cơ quan, Tổ chức Việt Nam.
Trongthời hạn không ít hơn 10 ngày trước ngày kiểm tra, Bộ Tư pháp thông báo cho Cơquan, Tổ chức Việt Nam thời gian và nội dung yêu cầu kiểm tra. Trong thời hạnkhông quá 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Bộ Tư pháp có văn bảnthông báo kết quả việc kiểm tra gửi Cơ quan, Tổ chức Việt Nam liên quan.
5. Điều khoản thi hành.
5.1.Cơ quan, Tổ chức Việt Nam đang thực hiện các hoạt động hợp tác với nước ngoàivề pháp luật theo các chương trình, kế hoạch, dự án đã được cơ quan có thẩmquyền của Việt Nam cho phép trước ngày Nghị định có hiệu lực, thì không phảilàm các thủ tục thẩm định theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng phải gửi Báocáo hoạt động hợp tác pháp luật thời gian qua cho Bộ Tư pháp trước ngày 15tháng 6 năm 1999 để tổng hợp, theo dõi chung.
5.2.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Cơ quan, Tổ chức Việt Nam cần phản ánhkịp thời về Bộ Tư pháp để tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh Thông tư hướng dẫnnày./.