THÔNG TƯ
Hướngdẫn thực hiện việc giãn nợ, khoanh nợ và tiếp tục cho vay mới góp phần để khôiphục sản xuất sớm ổn định đời sống nhân dân tại vùng lũ lụt ở Đồng bằng SôngCửu Long theo Nghị quyết số 15/2000/NQ-CP ngày 6 tháng 10 năm 2000 của Chínhphủ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ và Nghị quyết số 15/2000/NQ-CP ngày 6/10/2000 của Chính phủ về một sốgiải pháp tiếp tục khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống nhân dân, xử lý kịpthời những vấn đề mới nảy sinh nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh và bềnvững về kinh tế- xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcyêu cầu Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, Giám đốc chi nhánh Ngânhàng Nhà nước các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thực hiện một số nội dung sau:
1. Xử lý nợ vay Ngân hàng bịthiệt hại do lũ, lụt.
Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổchức tín dụng chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tại đồng bằng sông Cửu Long ràsoát lại toàn bộ nợ vay ngân hàng của các hộ dân có liên quan đến thiệt hại dolũ lụt gây nên, xem xét để có biện pháp xử lý thích hợp; cụ thể:
1.1. Về xử lý gia hạn nợ (giãnnợ):
Đối với các hộ dân còn nợ vaycủa tổ chức tín dụng bị thiệt hại do lũ lụt, chưa có khả năng trả nợ theo hợpđồng tín dụng, có đơn đề nghị gia hạn nợ thì các tổ chức tín dụng xem xét chogia hạn nợ theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp hộ dân vay vốn đã đượcgia hạn nợ trước khi bị thiệt hại do lũ lụt, nếu đến hạn nhưng chưa có khả năngtrả nợ, các tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ thêm một chu kỳ sản xuấtkinh doanh đối với cho vay ngắn hạn hoặc thêm 1/2 thời hạn đối với cho vaytrung, dài hạn.
1.2. Lập hồ sơ đề nghị xử lýkhoanh nợ:
Đối với các khoản nợ vay củacác hộ dân tại các tổ chức tín dụng bị thiệt hại do lũ lụt có mức thiệt hại từ30% trở lên, người vay thực sự khó khăn trong việc trả nợ thì các tổ chức tíndụng lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ, thời hạn đề nghị khoanh nợ tối đa không quá05 năm.
Hồ sơ đề nghị khoanh nợ gồm:
Đơn đề nghị khoanh nợ của hộvay vốn.
Sao kê khế ước hoặc giấy nhậnnợ vay vốn ngân hàng. Đối với Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tưvà phát triển thì do chi nhánh Ngân hàng trực thuộc lập.
Biên bản xác định thiệt hại dolũ lụt đối với đối tượng vay vốn, ghi rõ mức độ và số vốn bị thiệt hại, có xácnhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã và Ngân hàng cho vay vào thời điểm xẩy ra thiệthại.
Phương án trả nợ sau thời gianđược khoanh nợ.
Trên cơ sở Biểu chi tiết nợ bịthiệt hại do lũ lụt năm 2000 đề nghị khoanh nợ của các chi nhánh đã có đầy đủxác nhận, các tổ chức tín dụng cho vay lập Biểu tổng hợp nợ bị thiệt hại do lũlụt năm 2000 đề nghị khoanh nợ (theo các mẫu biểu số 1 và 2 kèm theo Thông tưnày).
Các Ngân hàng cho vay tập hợptoàn bộ hồ sơ đề nghị khoanh nợ theo từng hệ thống và gửi Biểu tổng hợp nợ bịthiệt hại do lũ lụt năm 2000 đề nghị khoanh nợ về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tíndụng) trước ngày 31/12/2000 để Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chínhtổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Riêng các Quỹ tín dụngnhân dân, các Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn tại địa bàn thì các chinhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh tổng hợp và báo cáo về Ngân hàng Nhà nước ViệtNam.
Trong thời gian lập hồ sơ đềnghị khoanh nợ, các tổ chức tín dụng tạm thời chưa thu lãi.
2. Cho vay mua lúa, gạo tránhlũ:
2.1. Các Ngân hàng thương mạiquốc doanh huy động đủ vốn để cho Tổng công ty lương thực miền Nam vay mua lúa,gạo tránh lũ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Số lượng lương thực mà Tổngcông ty lương thực miền Nam được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mua là 400 ngàntấn (quy lúa), bao gồm: Long An 100 ngàn tấn, Đồng Tháp 100 ngàn tấn, An Giang100 ngàn tấn, các tỉnh khác 100 ngàn tấn; Thời gian thực hiện mua từ 25/9/2000đến 31/12/ 2000. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh thực hiện cho vay theo lãisuất hiện hành để mua hết số lương thực trên.
2.2. Các ngân hàng cho vay tạomọi điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty lương thực miền Nam vay vốn, trong trườnghợp cần thiết thì có sự phối hợp cùng cho vay theo đề nghị của doanh nghiệp.
3. Cho vay mới đối với các hộdân.
3.1. Để giúp các hộ dân có vốnkịp thời sản xuất vụ đông xuân, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo huy động đủnguồn vốn, đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các hộ dân bị thiệt hại do lũ lụt đểkhôi phục sản xuất. Các tổ chức tín dụng cho vay theo quy định hiện hành củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3.2. Các đối tượng cần chútrọng cho vay là: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, các chi phí khác... để phụcvụ trực tiếp cho sản xuất.
3.3.Trường hợp các tổ chức tíndụng nhà nước thực hiện nhiệm vụ cho vay các nhu cầu tại điểm 2 và 3 Thông tưnày có khó khăn về nguồn vốn, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để được xemxét xử lý.
4. Tổ chức thực hiện:
4.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước:
Các Vụ, Cục chức năng của Ngânhàng Nhà nước, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, theo dõi chặt chẽ,xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh mà các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước vàcác tổ chức tín dụng đề nghị.
Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nướctại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, phối hợp chỉ đạo các tổ chức tín dụngtrên địa bàn triển khai thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ngânhàng Nhà nước. Hàng tháng tổ chức họp giao ban với các tổ chức tín dụng trênđịa bàn để nắm tình hình và có biện pháp chỉ đạo, xử lý vướng mắc thuộc phạm vichức năng của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, tổng hợp báo cáo vàongày 5 hàng tháng kết quả triển khai nhiệm vụ của các tổ chức tín dụng tại địabàn về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (theo các mẫu biểu số 3 và 4 kèm theo Thôngtư này).
4.2. Đối với các tổ chức tíndụng:
Căn cứ các quy định tại Thông tưnày, các tổ chức tín dụng hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện sớm.
Định kỳ vào ngày 5 hàng tháng,các tổ chức tín dụng tổng hợp gửi báo cáo kết quả cho vay mua lúa, gạo tránh lũvà cho vay khôi phục sản xuất ở vùng bị lũ lụt tháng trước về Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam (Vụ Tín dụng) theo các mẫu biểu số 3 và 4 kèm theo Thông tư này.
4.3. Thông tư này có hiệu lựckể từ ngày ký./.