Văn bản pháp luật: Thông tư 19/1999/TT-TCCP

Đỗ Quang Trung
Toàn quốc
Công báo số 40/1999;
Thông tư 19/1999/TT-TCCP
Thông tư
30/06/1999
30/06/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 03/1999/NĐ-CP ngày 28/1/1999 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực cải cách hành chính.

Bộ trưởng (Trưởng ban)
1.999
Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ

Toàn văn

THÔNG Tư số 19/1999/TT-TCCP ngày 30/6/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị địnhsố03/1999/ NĐ-CP ngày 28/l/1999 của Chính phủ về qun lý hợp tác với nước ngoàitrong lĩnh vực ci cách hành chính

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 03/1999/NĐ-CP ngày28/0l/1999 của Chính phủ

về quản lý hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực cảicách hành chính

 

Thi hành Nghị định số 03/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 1999 củaChính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực cải cách hành chính,Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định nhưsau:

I.QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ DỰ ÁN.

Việcxây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án được quy định tại Điều 8 của Nghị định.Các bước thực hiện cụ thể như sau:

1.Cơ quan, Tổ chức Việt Nam chủ quản dự án (sau đây gọi là Cơ quan chủ quản dựán) chuẩn bị đề cương tóm tắt dự án. Sau đó, gửi văn bản đề nghị về Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ kèm theo đề cương tóm tắt dự án.

2.Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ xem xét, chuyển Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợpvào Danh mục các dự án vận động tài trợ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3.Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoạigiao vận động tài trợ cho các dự án trong Danh mục đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt.

4.Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn Cơ quan chủ quản dự án xây dựng tài liệu dự án, đàm phán với bên nướcngoài tài trợ.

5.Cơ quan chủ quản dự án gửi tài liệu dự án về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ xét duyệt. Tài liệu gồm:

a)Văn bản đề nghị,

b)Dự thảo văn kiện dự án kèm bản dịch ra tiếng nước ngoài,

c)Cam kết của phía tài trợ,

d)Dự thảo Hiệp định, Công hàm (nếu có).

Nếuthấy còn nội dung chưa thống nhất, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thông báo đểCơ quan chủ quản dự án nghiên cứu chỉnh sửa. Nếu nội dung chỉnh sửa cần traođổi với nhà tài trợ thì Cơ quan chủ quản dự án phải trao đổi thống nhất với nhàtài trợ.

6.Sau khi hoàn thành tài liệu dự án, Cơ quan chủ quản dự án gửi tài liệu dự ánlên Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, BộNgoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ để tổ chức thẩm định chính thức vàtrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 87/CP ngày05/8/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA).

7.Sau khi dự án được phê duyệt, Cơ quan chủ quản dự án tổ chức ký văn kiện dự án(hoặc Hiệp định vể dự án) theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

II. THỰC HIỆN DỰ ÁN

1.Chậm nhất 1 tháng sau khi ký dự án, Cơ quan chủ quản dự án quyết định thành lậpBan Quản lý dự án để điều hành hoạt động của dự án. Đứng đầu Ban Quản lý dự ánlà Giám đốc dự án. Giúp Giám đốc dự án có thể có Phó Giám đốc hoặc Giám đốcđiều hành và một số cán bộ chương trình, phiên dịch, nhân viên. Giám đốc dự ánchịu trách nhiệm trực tiếp trước Cơ quan chủ quản dự án về việc thực hiện dựán; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và các cơquan nhà nước có thẩm quyền.

2.Trong vòng 3 tháng kể từ khi được thành lập, Ban Quản lý dự án phải chuẩn bị xong kế hoạch hoạt động của dự án,dự kiến kế hoạch sử dụng chuyên gia tư vấn và đề xuất việc tuyển chọn chuyêngia tư vấn gửi Cơ quan chủ quản dự án và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Ban Tổchức - Cán bộ Chính phủ có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch hoạt động và dự kiếntuyển chọn Trưởng chuyên gia tư vấn của dự án chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhậnđược văn bản.

III. SỬA ĐỔI BỔ SUNG, GIA HẠN DỰ ÁN

1.Nếu cần thiết phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch thực hiện dự án thì Cơ quan chủquản dự án phải có văn bản đề nghị Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Văn bản đề nghị phải nêu rõ sựcần thiết phải điều chỉnh, nội dung điều chỉnh, kèm theo ý kiến của nhà tài trợ.Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản về việc sửađổi, bổ sung kế hoạch thực hiện dự án cho Cơ quan chủ quản dự án.

2.Nếu thấy cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi bổ sung nội dung tài liệu dự ánhoặc Hiệp định đã ký, gia hạn thời gian hoạt động của dự án thì Cơ quan chủquản dự án phải có văn bản đề nghị gửi Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Kếhoạch và Đầu tư Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ kèm theo dự thảo tài liệu dựán hoặc Hiệp định sửa đổi.

BanTổ chức - Cán bộ Chính phủ xem xét, cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quanliên quan thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3.Trường hợp dự án kết thúc mà Cơ quan chủ quản dự án và nhà tài trợ muốn xâydựng dự án giai đoạn tiếp theo thì việc xây dựng dự án này thực hiện theo quytrình xây dựng một dự án mới.

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ KLỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN

1.Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định, vào đầu tháng 6 và đầu tháng 12 hàngnăm, Cơ quan, Tổ chức Việt Nam có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và hàngnăm gửi về Ban Tổ chức -Cán bộ Chính phủvề tình hình thực hiện dự án và hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cảicách hành chính.

2.Vào ngày 15 của tháng cuối quý, và vào ngày 30 tháng 11 hàng năm, Ban Quản lýdự án có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện dự án hàng quý và hàng năm lênBan Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và cơ quan chủ quán dự án.

3.Ban Quan lý dự án phải gửi các báo cáo khác của dự án (nếu có) về Cơ quan chủquản dự án, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và các cơ quan có liên quan. Nếu bảnbáo cáo bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm bản dịch sang tiếng Việt Nam.

4.Hàng năm, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tổ chức kiểm tra hoạt động của các dựán. Khi thấy cần thiết, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có thể tổ chức, kiểm trađột xuất. Trước ngày kiểm tra nhất 01 tháng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủthông báo cho cơ quan chủ quản dự án và Ban Quản lý dự án vể nội dung, yêu cầuvà thời gian kiểm tra. Sau khi kết thúc kiểm tra l tháng, Ban Tổ chức - Cán bộChính phủ thông báo kết quả kiểm tra cho Cơ quan chủ quản dự án và Ban Quản lýdự án.

V. ĐÁNH GIÁ CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ DỤ ÁN

Haitháng trước khi kết thúc dự án, Ban Quản lý dự án và Cơ quan chủ quản dự án tổchức đánh giá kết quả dự án, làm báo cáo gửi Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ vàcác cơ quan có liên quan.

2.Sau khi kết thúc dự án Ban Quản lý dự án có trách nhiệm thanh quyết toán,chuyển giao kết quá dự án cho các cơ quan hưởng thụ theo quyết định của cơ quanchủ quản dự án.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Thủ trưởng các Cơ quan, Tổ chức Viêt Nam quy định tại Điều 1 Nghị định số 03/1999/NĐ-CP các Ban Quản lý dựán chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2.Cơ quan, Tổ chức Việt Nam hiện đang có dự án. hoạt động hợp tác với nước ngoàitrong lĩnh vực cải cách hành chính được ký kết trước ngày 30 tháng 6 năm 1999,phải gửi đến Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ: Văn kiện dự án; bản Hìệp định chích thức, về dự án; bảnkế hoạch hoạt động của dự án, và từ nay thực hiện theo các quy định tại Nghịđịnh số 03/1999/NĐ-CP và Thông tư này.

3.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức xã hội và các đơn vị có liên quan phản ánh về Ban Tổ chức - Cán bộChính phủ để nghiên cứu, sửa đổi./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6558&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận