Văn bản pháp luật: Thông tư 27/2003/TT-BTC

Nguyễn Công Nghiệp
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư 27/2003/TT-BTC
Thông tư
18/05/2003
01/04/2003

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Thứ trưởng
2.003
Bộ Tài chính

Toàn văn

THÔNG TƯ

Hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn,

phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học

và kỹ thuật Việt Nam

 

Căn cứ Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Sau khi có ý kiến thống nhất của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý tài chính, sử dụng kinh phí cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các đề án phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ và môi trường của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam như sau:

 

I. Quy định chung

1- Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp Hội), các Hội Khoa học kỹ thuật chuyên ngành ở Trung ương và Liên hiệp các Hội Khoa học các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là các Hội thành viên) là hoạt động mang tính chất phi lợi nhuận.

2- Việc xác định kinh phí cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chương trình, dự án, đề án (gọi chung là đề án) về phát triển kinh tế  xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp các chi phí phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này.

Các đề án do Liên hiệp  Hội tư vấn, phản biện và giám định phải là các đề án mang tính đa ngành hoặc liên ngành, các đề án mang tính chuyên ngành thuộc đối tượng của các  Hội Khoa học và kỹ thuật chuyên ngành thành viên.

3- Hoạt động tư vấn, phản biện các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo Thông tư số 15/2001/TT-BTC ngày 21/3/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý cấp phát và quyết toán kinh phí hỗ trợ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

II. Nội dung và mức chi hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội

1- Nội dung chi được xác định căn cứ vào nội dung, quy mô, tính chất của đề án và điều khoản giao việc.

2- Mức chi cụ thể cho từng nội dung của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được thực hiện theo các quy định sau đây:

 

STT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi (1.000đ)

I

Chi phí cho công tác chuẩn bị (làm rõ phạm vi, nội dung, kết quả phải đạt được, thời hạn và các điều kiện đảm bảo).

 

 

1

Xây dựng đề cương điều khoản giao việc

 

Đề án

2.500- 5.000

2

Nghiên cứu hồ sơ của các đề án để tìm ra những nội dung cần tư vấn phản biện:

- Hồ sơ đến 500 trang

- Hồ sơ đến 1000 trang

 

 

chuyên gia

chuyên gia

 

 

500

1.000

 

3

Xây dựng nội dung và quy trình nghiên cứu thực hiện các hoạt động:

- Lập quy trình nghiên cứu

- Triển khai thực hiện các quy trình của đề án

 

- Chuyên gia viết báo cáo về nội dung và quy trình

- Tổ chức Hội thảo nhỏ thông qua và hoàn thiện quy trình nghiên cứu

 

- Tổng hợp, hoàn thiện đề cương chi tiết

 

 

 

ngày/người

đề án

 

 

100

1.000-2.000

300

5.000- 7.000

 

1.000

II

Chi phí cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội - theo hợp đồng giao việc

 

 

1

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và viết báo cáo các chuyên đề thuộc từng chuyên ngành:

 

- Nghiên cứu chuyên đề về khoa học xã hội

 

- Nghiên cứu các quy trình công nghệ, các giải pháp KHCN (được chấp nhận)

 

- Tính toán kiểm tra xác định các thông số kỹ thuật và kinh tế theo các chuyên ngành

 

- Xây dựng báo cáo tổng hợp của các nhóm chuyên gia theo từng chuyên đề

 

 

 

 

 

chuyên đề

 

chuyên đề

 

 

chuyên gia

 

 

báo cáo

 

 

 

 

 

2.000-5.000

7.000- 20.000

 

3.000

 

 

500-1.000

 

2

Tổ chức Hội thảo của các nhóm chuyên gia

Hội thảo

10.000-15.000

 

3

Báo cáo tổng hợp kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho tổng thể toàn Đề án.

báo cáo

3.500-7.000

III

Chi phí tổng kết hoạt động tư vấn, phản biện và giám định

 

 

1

- Hội thảo mở rộng góp ý bổ sung, hoàn thiện báo cáo

hội thảo

12.000-20.000

2

- Sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo bàn giao kết quả cho bên đặt yêu cầu

đề án

5.000-10.000

IV

Chi phí quản lý chung:

 

Thuê phòng làm việc cho các nhóm chuyên gia

Thuê hội trường khi tổ chức họp và hội thảo

Văn phòng phẩm

Chi phí đánh máy tài liệu

Sao chụp hồ sơ làm tài liệu cho chuyên gia nghiên cứu, phân tích

Sao chụp tài liệu đóng quyển sản phẩm

Thuê giao liên (gửi tài liệu, lấy thông tin)

Thuê người phục vụ khi họp chung và hội thảo ô tô đi lại trong những ngày hội thảo

 

đề án

15.000-30.000

3- Các khoản chi khác không quy định tại Thông tư này thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

III. Nguồn kinh phí cho các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội:

1- Đối với các đề án do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt yêu cầu thực hiện tư vấn, phản biện, giám định xã hội và các đề án do Liên hiệp Hội và các Hội thành viên tự đề xuất và được các Bộ, cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp nhận, kinh phí thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện, giám định xã hội được xác định trên cơ sở hợp đồng do hai bên thoả thuận phù hợp với những nội dung và mức chi quy định tại Thông tư này và được trích từ nguồn kinh phí của đề án. Trường hợp các đề án không được bố trí nguồn kinh phí riêng thì được sử dụng từ kinh phí hoạt động của cơ quan đặt yêu cầu (hoặc chấp nhận), thanh toán trực tiếp cho Liên hiệp Hội hoặc các Hội thành viên theo hợp đồng.

2- Đối với các đề án được Chính phủ yêu cầu (hoặc chấp nhận), dự toán kinh phí do Liên hiệp Hội và các Hội thành viên lập trên cơ sở nội dung và mức chi quy định tại Thông tư này, được Ngân sách Nhà nước bố trí kinh phí và cấp phát theo tiến độ công việc.

IV. Công tác quản lý, cấp phát và quyết toán

Công tác quản lý tài chính đối với hoạt động tư vấn, phản biện và giám định  xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên phải thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các chế độ quản lý tài chính hiện hành và các quy định cụ thể dưới đây:

1- Lập dự toán:

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội và nội dung, mức chi được quy định tại Mục II Thông tư này,  Liên hiệp Hội

và các Hội thành viên lập dự toán chi cho hoạt động này; trong đó phân ra:

Dự toán kinh phí để thực hiện hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các đề án được Chính phủ yêu cầu (hoặc chấp nhập).

Dự toán kinh phí để thực hiện hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các đề án được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố yêu cầu (hoặc chấp nhận).

Liên hiệp Hội tổng hợp và dự toán Ngân sách hàng năm của Liên hiệp gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và các Hội ở Trung ương); gửi Sở tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với Liên hiệp hội và các Hội địa phương) để tổng hợp trình Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2- Cấp phát kinh phí:

Trên cơ sở dự toán chi Ngân sách được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao, căn cứ vào nhiệm vụ được giao thực tế, cơ quan tài chính cấp phát cho Liên hiệp hội và các Hội ở Trung ương, địa phương theo phân cấp Ngân sách để thực hiện.

3- Quyết toán kinh phí:

Trường hợp hết năm Ngân sách, kinh phí chưa sử dụng hết được xử lý như sau:

Đối với dự toán kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp phát cho Liên hiệp hội và các Hội thành viên, thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

Kinh phí thu được từ các hợp đồng thực hiện hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các đề án, Liên hiệp hội và các Hội thành viên sau khi đã chi phụ vụ trực tiếp cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, phần còn lại được sử dụng vào việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Hàng năm, Liên hiệp Hội và các Hội thành viên có trách nhiệm báo cáo cơ quan tài chính đồng cấp về tình hình quản lý, sử dụng thu, chi từ hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

IV. Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=19803&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận