THÔNG TƯ
Hớng dẫn thi hành Điều 5 Quyết định số 132/2002/QĐ-TTgngày 08/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết đất sản xuất và đấtở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên
Thi hành Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 08/10/2002 của Thủ tướngChính phủ về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểusố tại chỗ ở Tây Nguyên;
Sau khi thống nhất với Ngân hàng Nhà nước (Công văn số378/NHNN-CSTT ngày 16/4/2003 của Ngân hàng Nhà nước);
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Điều 5 của Quyết định này như sau:
I. HỖ TRỢ CỦA NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
Ngânsách trung ương hỗ trợ mức 4 triệu đồng/ha cho diện tích đất thực tế khai hoangtheo đề án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt bao gồm cả đất phục vụcho sản xuất và đất ở (không phân biệt diện tích đất phải khai hoang là đấtruộng 1 vụ hay 2 vụ lúa nước hoặc đất nương, rẫy). Trường hợp hộ gia đình, cánhân và đồng bào dân tộc thiểu số được giao đất theo Quyết định số132/2002/QĐ-TTg ngày 08/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ mà tự khai hoang thìcũng được hỗ trợ theo mức 4 triệu đồng/ha.
2. Ngânsách trung ương hỗ trợ tiền đền bù công khai hoang, kể cả hoa lợi (nếu có)không quá 4 triệu đồng/ha đối với đất trồng cây hàng năm khi thu hồi đất củacác hộ gia trình, cá nhân.
3.Mức hỗ trợ cụ thể cho từng địa phương được xác định trên cơ sở quyết định thuhồi đất (thu hồi vườn cây), quyết định giao đất (biên bản giao nhận đấthoặc đất có vườn cây). Căn cứ vào mức hỗ trợ của Ngân sách trung ương và tìnhhình cụ thể của địa phương, Sở Tài chính - Vật giá xây dựng mức hỗ trợ cụ thểđể trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
II. TIẾP NHẬN VƯỜN CÂY VÀ GIAO VƯỜN CÂY THU HỒI CHO CÁC HỘDÂN
1.Đánh giá lại giá trị vườn cây thu hồi.
Căncứ để đánh giá lại giá trị vườn cây (không tính giá trị quyền sử dụng đất) làthực trạng vườn cây tính theo giá bán vườn cây tại thị trường địa phương ở thờiđiểm bàn giao, đồng thời có xem xét giá trị đầu tư thực tế cho vườn cây đếnthời điểm bàn giao.
Thànhlập Hội đồng đánh giá lại giá trị vườn cây. Thành viên của Hội đồng gồm: lãnhđạo Sở Tài chính - Vật giá - Chủ tịch Hội đồng, đại diện Sở Tài nguyên và Môitrường, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các thành viên khácdo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế tại địa phương.
2.Tiếp nhận vườn cây thu hồi và giao cho hộ dân.
2.1.Đối với vườn cây của doanh nghiệp nhà nước.
a)Đối với vườn cây được đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
Căncứ kết quả đánh giá lại giá trị vườn cây, doanh nghiệp nhà nước:
Điềuchỉnh tăng, giảm trên sổ sách phần chênh lệch giữa giá trị vườn cây đã đượcđánh giá lại với giá trị vườn cây hạch toán trên sổ sách.
Lậpbiên bản bàn giao vườn cây với cơ quan được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệmvụ tiếp nhận vườn cây (Uỷ ban nhân dân cấp huyện).
Saukhi thực hiện bàn giao thì ghi giảm vốn Ngân sách Nhà nước theo giá trị vườncây thực tế đã bàn giao. Lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên và Bộ Tài chính(đối với doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý), Sở Tài chính - Vật giá(đối với doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý).
b)Đối với vườn cây được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng.
Căncứ kết quả đánh giá lại giá trị vườn cây, doanh nghiệp Nhà nước:
Cùngvới tổ chức tín dụng cho vay vốn và Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập biên bản bàngiao vườn cây, khoanh nợ vay đối với số dư nợ vay còn lại đến thời điểm bàngiao; lập biên bản bàn giao vườn cây và bàn giao nợ cho Uỷ ban nhân dân cấphuyện.
Điềuchỉnh tăng, giảm trên sổ sách phần chênh lệch giữa giá trị vườn cây đã đượcđánh giá lại với giá trị vườn cây hạch toán trên sổ sách. Nếu giá trị vườn câytrên sổ sách kế toán của doanh nghiệp (khoản vay tín dụng) lớn hơn giá trị vườncây đã được đánh giá lại thì Ngân sách địa phương hỗ trợ phần chênh lệch nàycho doanh nghiệp để trả nợ tổ chức tín dụng. Nếu giá trị vườn cây trên sổ sáchkế toán của doanh nghiệp nhỏ hơn giá trị vườn cây đã được đánh giá lại thì phầnchênh lệch này được hạch toán vào thu Ngân sách địa phương. Sau khi thực hiệnbàn giao vườn cây, doanh nghiệp ghi giảm vốn vay của các tổ chức tín dụng theogiá trị vườn cây hạch toán trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
c)Đối với vườn cây được đầu tư bằng nguồn vốn khác.
Đốivới vườn cây thu hồi do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn từ lợi nhuậnsau thuế (các quỹ của doanh nghiệp), từ nguồn vốn huy động khác (huy động củacác tổ chức và cá nhân) thì doanh nghiệp được Ngân sách địa phương thanh toántheo giá trị vườn cây trên sổ sách kế toán. Phần chênh lệch (nếu có) giữa giátrị vườn cây đã được đánh giá lại với giá trị vườn cây trên sổ sách kế toán đượchạch toán vào thu (giá trị đánh giá lại lớn hơn giá trị trên sổ sách kế toán)hoặc ghi chi (giá trị đánh giá lại nhỏ hơn giá trị trên sổ sách kế toán) Ngânsách địa phương.
2.2.Đối với vườn cây thu hồi của doanh nghiệp dân doanh và cá nhân.
Trongtrường hợp này, Ngân sách địa phương có trách nhiệm thanh toán bằng tiền chodoanh nghiệp dân doanh và cá nhân ngay sau khi nhận bàn giao vườn cây như sau:
Tiềnđền bù thiệt hại về đất theo quy định tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sửdụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; Giátrị vườn cây đã được đánh giá lại.
2.3.Uỷ ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận vườn cây và thực hiện giao vườn cây cho cáchộ dân theo giá trị đã được đánh giá lại. Hộ dân được giao vườn cây phải ký hợpđồng nhận nợ với Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo giá trị vườn cây đã được đánhgiá lại.
3.Ghi nhận nợ khi giao vườn cây lâu năm cho hộ dân.
3.1.Việc bàn giao vườn cây lâu năm cho các hộ dân được thực hiện cùng thời điểm vớibàn giao đất có vườn cây lâu năm bằng biên bản ký kết giữa Uỷ ban nhân dân cấphuyện với chủ hộ được giao vườn cây lâu năm. Biên bản bàn giao vườn cây lâu nămđược lập thành 04 bản:
01bản do Phòng Tài chính cấp huyện giữ;
01bản do doanh nghiệp, cá nhân có vườn cây bị thu hồi giữ;
01bản do hộ dân được giao vườn cây lâu năm giữ;
01bản chuyển cho Sở Tài chính - Vật giá.
Nộidung chủ yếu của biên bản bàn giao vườn cây lâu năm gồm: nguồn vốn hình thành vườncây, bên giao (đại diện Uỷ ban nhân dân cấp huyện), bên nhận vườn cây, các bênliên quan khác (doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng), vị trí, địa điểm, diệntích (các trích lục bản đồ), hiện trạng cây trồng, giá trị của vườn cây theođánh giá lại, thời gian thanh toán giá trị vườn cây và các thông tin khác cóliên quan
3.2.Hộ dân được giao vườn cây lâu năm (giao đất) ký nhận nợ giá trị vườn cây với Ủy ban nhân dân cấp huyện (PhòngTài chính cấp huyện).
Trongthời gian chưa trả nợ không phải trả lãi.
Thờigian trả nợ phù hợp với chu kỳ kinh tế, mùa vụ thu hoạch và thời gian kinhdoanh còn lại của vườn cây theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nhưngtối đa là 10 năm.
Hộdân trả nợ trước thời hạn 1 năm được giảm 4% trên tổng giá trị vườn cây nhận nợphải trả, trước 2 năm trở lên thì mới năm được giảm thêm 4% trên tổng giá trị vườncây nhận nợ phải trả.
3.3.Ngân sách trung ương thanh toán cho tổ chức tín dụng các khoản tiền sau:
Khoảnlãi tiền vay mà doanh nghiệp nhà nước phải trả cho tổ chức tín dụng đến thờiđiểm bàn giao vườn cây;
Khoảnlãi tiền vay trong thời gian khoanh nợ;
Khoảntiền các hộ dân được giảm do trả nợ cho tổ chức tín dụng trước thời hạn.
4. Thu hồi nợ và thanh toán nợ.
4.1.Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh LâmĐồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum chỉ đạo việc thu hồi nợ vườn cây của các hộ dânđược giao đất có vườn cây ở từng địa phương.
4.2.Thu hồi nợ và thanh toán nợ như sau:
Nguồnnợ thu được đối với vườn cây được đầu tư bằng nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước,vườn cây thu hồi của doanh nghiệp dân doanh và cá nhân, thì nộp Ngân sách địaphương;
Nguồnnợ thu được đối với vườn cây được đầu tư bằng vốn tín dụng thì trả cho tổ chứctín dụng, số dư ra nộp Ngân sách địa phương;
Nguồnnợ thu được đối với vườn cây của doanh nghiệp được đầu tư bằng các nguồn vốnkhác thì trả cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đã giải thể thì nộp Ngân sáchđịa phương;
Sốnợ thu được nộp Ngân sách địa phương dùng để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông,thủy lợi, điện, nước sạch ở địa phương theo đúng quy định về quản lý đầu tư xâydựng cơ bản hiện hành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh LâmĐồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum chịu trách nhiệm:
Tổchức thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này, quyết định thời gian thanh toántrả nợ giá trị vườn câylâu năm.
Chỉđạo Ủy ban nhân dân cấp huyệntiếp nhận, giao vườn cây cho các hộ dân, ký nhận nợ, thu hồi nợ và thanh toánnợ.
2.Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum có tráchnhiệm:
Thammưu cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện Thông tư này;
Hướngdẫn đánh giá lại giá trị Vườn Cây lâu năm thu hồi vầ bàn giao cho các hộ giađình, cá nhân;
TrìnhỦy ban nhân dân cấp tỉnh quyếtđịnh thời gian các hộ dân phải thanh toán trả nợ giá trị vườn cây lâu năm.
3.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
4.Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh LâmĐồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giảiquyết./.