Văn bản pháp luật: Thông tư 65/2003/TT-BQP

Nguyễn Văn Rinh
Toàn quốc
Công báo số 72/2003;
Thông tư 65/2003/TT-BQP
Thông tư
18/07/2003
05/06/2003

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đối với các doanh nghiệp trong Quân đội.

Thứ trưởng
2.003
Bộ Quốc phòng

Toàn văn

No tile

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện một sốđiều của

 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002

của Chính phủ về chính sáchđối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp

nhà nước đối với các doanhnghiệp trong Quân đội.

Thi hành Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lạidoanh nghiệp nhà nước, Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số41/2002/NĐ-CP, Thông tư số 11/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/5/2003 hướng dẫn sửa đổi,bổ sung Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002, Bộ Quốc phòng (BQP) hướngdẫn thực hiện đối với các doanh nghiệp trong Quân đội như sau:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Các doanh nghiệp nhà nước trong Quân đội(viết tắt là doanh nghiệp quân đội), bao gồm:

1.1. Các doanh nghiệp quân đội thực hiện cơ cấulại theo quy định tại Điều 17 của Bộ Luật Lao động, gồm:

Doanh nghiệp giữ 100% vốn nhà nước.

Công ty cổ phần được chuyển từ doanh nghiệp quânđội có phương án cơ cấu lại được BQP xác nhận trong vòng 12 tháng kể từ ngày đượccấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.

1.2. Doanh nghiệp quân đội thực hiện cơ cấu lạitheo các hình thức chuyển đổi gồm:

Doanh nghiệp quân đội chuyển thành công ty cổphần.

Doanh nghiệp quân đội thực hiện sáp nhập, hợpnhất.

1.3. Doanh nghiệp quân đội bị giải thể, phá sản.

2. Các doanh nghiệp (kể cả đơn vị phụ thuộcdoanh nghiệp hạch toán độc lập chuyển thành công ty cổ phần) thực hiện các biệnpháp cơ cấu lại theo quy định tại điểm 1.1, điểm 1.2 khoản 1 nêu trên phải đượcBộ Quốc phòng phê duyệt hoặc xác nhận phương án cơ cấu lại trong giai đoạn từngày 26/4/2002 đến hết ngày 31/12/2005.

3. Các doanh nghiệp bị giải thể, phá sản tronggiai đoạn từ ngày 26/4/2002 đến hết ngày 31/12/2005 phải có quyết định giải thểhoặc tuyên bố phá sản doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.

4. Đối với Công ty cổ phần được chuyển đổi từdoanh nghiệp quân đội có thời gian hoạt động không quá 12 tháng (kể từ ngày đượccấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp) có Phương án cơcấu lại do Hội đồng quản trị quyết định và có xác nhận của Bộ Quốc phòng.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Người lao động dôi dư được hưởng chính sách quyđịnh tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Đối với các doanh nghiệp quân đội bị giải thểhoặc phá sản, bao gồm:

1.1. Người lao động thuộc diện tuyển dụng theohình thức hợp đồng lao động (HĐLĐ) được tuyển vào làm việc trước ngày 26/4/2002(thời điểm có hiệu lực thi hành Nghị định số 41/2002/NĐ-CP) theo loại hợp đồnglao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1năm đến 3 năm.

1.2. Người lao động thuộc diện tuyển dụng theohình thức HĐLĐ hoặc thuộc diện quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Mục II của Thông tưsố 91/2002/TT-BQP ngày 08/7/2002 của BQP về việc hướng dẫn thực hiện chế độ Hợpđồng lao động trong doanh nghiệp quân đội, nhưng tại thời điểm sắp xếp lại vẫnchưa thực hiện giao kết HĐLĐ bằng văn bản thì chỉ áp dụng cho những người đượctuyển dụng vào làm việc trước ngày 30/8/1990 (thời điểm có hiệu lực thi hànhcủa Pháp lệnh Hợp đồng lao động).

2. Đối với các doanh nghiệp quân đội không thuộcdiện giải thể, phá sản nhưng được sắp xếp lại theo quy định tại Quyết định số58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng về ban hành Tiêu chí, danh mục phânloại sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước và quyết định số80/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Phươngán tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc BQP giai đoạn2003 - 2005 hoặc cơ cấu lại theo Điều 17 của Bộ Luật Lao động được BQP phêduyệt phương án sắp xếp lại lao động, bao gồm:

2.1. Người lao động đang làm việc, khi sắp xếplại doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm, nhưng vẫn không bố trí đượcviệc làm. Đối tượng này áp dụng cho những người được tuyển dụng vào làm việctại doanh nghiệp theo loại HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc cồ xác định thờihạn từ 1 đến 3 năm trước ngày 21/4/1998 (thời điểm có Chỉ thị số 20/1998/CT-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước).

Đối với những người thuộc diện ký HĐLĐ đượctuyển vào làm việc nhưng đến thời điểm sắp xếp lại vẫn chưa thực hiện ký kếtHĐLĐ bằng văn bản thì chỉ áp dụng cho những người tuyển dụng trước ngày30/8/1990.

2.2. Người lao động có tên trong danh sách thườngxuyên của doanh nghiệp nhưng không có việc làm, tại thời điểm sắp xếp lại,doanh nghiệp vẫn không bố trí được việc làm. Đối tượng này áp dụng cho những ngườiđược tuyển dụng vào làm việc theo loại HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc có xácđịnh thời hạn từ 1 đến 3 năm mà tại thời điểm sắp xếp lại doanh nghiệp chưachấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động.

3. Thời điểm tuyển dụng người lao động theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP được quy định như sau:

Đối với người lao động làm việc liên tục trongcác cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thì thời điểm tuyển dụng được tính từ ngàybắt đầu làm việc trong khu vực nhà nước.

Trường hợp người lao động có thời gian không làmviệc trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thì thời điểm tuyển dụng được tính làthời điểm tuyển dụng lần cuối cùng làm việc liên tục trong cơ quan, doanhnghiệp nhà nước.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A có quá trình làm việc nhưsau:

Giai đoạn 1: Ngày 20/6/1976 được tuyển dụng vàolàm việc (lần đầu tiên) trong doanh nghiệp nhà nước và làm việc liên tục đếnngày 20/6/1992.

Giai đoạn 2: Ngày 01/7/1992 được tuyển dụng vàolàm việc trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và làm việc liên tục đến ngày15/9/1995.

Giai đoạn 3: Ngày 25/10/1995 được tuyển dụng vàolàm việc trong doanh nghiệp nhà nước và làm việc liên tục đến ngày doanh nghiệpnày thực hiện cơ cấu lại và có quyết định nghỉ việc.

Như vậy thời điểm tuyển dụng vào khu vực nhà nướccủa Bà Nguyễn Thị A được tính thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng là ngày25/10/1995.

III. CHÍNH SÁCH ÁP DỤNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG DÔIDƯ

(thuộc đối tượng quy định tại Mục II của Thông tưnày).

1. Chính sách đối với người lao động dôi dư đangthực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn:

1.1. Người lao động đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổiđối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểmxã hội đủ 20 năm trở lên được nghỉ hưu, không phải trừ phần trăm lương hưu donghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội, ngoài ra còn đượchưởng thêm các khoản trợ cấp sau:

1.1.1. Được trợ cấp 03 tháng lương cấp bậc, chứcvụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trướctuổi.

Trường hợp có tháng lẻ được tính trợ cấp nhưsau:

Nếu đủ 6 tháng trở xuống được trợ cấp 01 thángtiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có).

Nếu trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được trợ cấp02 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có).

1.1.2. Trợ cấp 05 tháng tiền lương cấp bậc, chứcvụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểmxã hội.

1.1.3. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công táccó đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụcấp lương (nếu có). Trường hợp có tháng lẻ được tính theo nguyên tắc trên 6tháng được tính là một năm, đủ 6 tháng trở xuống không được tính.

Thời gian để tính các khoản trợ cấp hưởng thêmtheo quy định tại 1.1.2, 1.1.3 khoản 1.1 Mục này được căn cứ vào thời gian đãđóng bảo hiểm xã hội (kể cả thời gian làm việc trong khu vực nhà nước được coilà đã đóng bảo hiểm xã hội) theo quy định của pháp luật và được tính đến ngàycó quyết định nghỉ việc.

Tiền lương và các khoản phụ cấp lương để tínhtrợ cấp là tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp lương quy định tại Nghị địnhsố 26/CP ngày 28/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mớitrong các doanh nghiệp, Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quyđịnh tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sựnghiệp và lực lượng vũ trang và tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tạithời điểm nghỉ việc.

Trường hợp người lao động chưa chuyển xếp lươngthì thực hiện chuyển xếp lương theo quy định tại các Nghị định nêu trên.

Các khoản phụ cấp được tính (nếu có) bao gồm:Phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực.

Đối với công ty cổ phần hoạt động trong 12tháng, tiền lương và các khoản phụ cấp lương (nếu có) được tính tại thời điểmdoanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanhnghiệp.

Mức lương tối thiểu làm căn cứ để tính các khoảntrợ cấp cho đối tượng quy định tại tiết 1.1 điểm 1 Mục này là mức lương tốithiểu do chính phủ quy định (hiện nay là 290.000 đồng/tháng).

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A công nhân sửa chữa ôtô, tại thời điểm nghỉ việc có 56 năm 4 tháng tuổi đời; có thời gian đóng bảohiểm xã hội là 25 năm, 8 tháng; hệ số lương cấp bậc đang hưởng 2,84 (bậc 6,nhóm II, thuộc tháng lương A.1 cơ khí, điện, điện tử, tin học); Phụ cấp khu vực0,5. Ông A được hưởng chế độ như sau:

Tỷ lệ % lương hưu được hưởng:

15 năm đầu tính bằng 45%.

Từ năm 16 đến năm thứ 26 là 11 năm (25 năm 8tháng được tính là 26 năm theo quy định tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày09/01/2003).

11 năm x 2% = 22%

ế Tỷ lệ % lương hưu là: 45% +22% = 67%.

Tiền trợ cấp do về hưu trước tuổi:

Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương 1 tháng290.000 đồng x (2,84 + 0,5) = 968.600 đồng

Số tháng lương được hưởng chế độ trợ cấp: Nghỉ hưutrước tuổi 3 năm 8 tháng:

3 năm x 3 tháng/năm + 2 tháng = 11 tháng

Có 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội =5 tháng

Từ năm thứ 21 trở đi có đóng bảo hiểm xã hội (5năm 8 tháng tính tròn là 6 năm):

6 năm x 0,5 tháng = 3 tháng lương

Cộng: 19 tháng

ế Tổng số tiền trợ cấp đượcnhận:

968.600 đống/tháng x 19 tháng = 18.403.400 đồng

1.2. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quyđịnh của Bộ Luật Lao động, nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tốiđa một năm (12 tháng), thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng tiếp bảo hiểm xãhội một lần cho những tháng còn thiếu với mức 15% tiền lương tháng tại thờiđiểm đủ tuổi nghỉ hưu và giải quyết nghỉ hưu theo chế độ hiện hành, bao gồm cáctrường hợp sau:

1.2.1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có thờigian đóng bảo hiểm xã hội đủ 14 năm đến dưới 15 năm.

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B công nhân giao nhậnsản phẩm tại thời điểm nghỉ việc đã đủ 60 tuổi; có đủ 14 năm đóng bảo hiểm xãhội; hệ số tiền lương đang hưởng 2,73 (bậc 6, nhóm I, thang lương A.15 chế biếnlương thực, thực phẩm); tiền lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng. Ông B được Nhànước hỗ trợ đóng tiếp bảo hiểm xã hội 1 lần cho 12 tháng với mức 15% tiền lươnglàm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng và làm thủ tục giải quyết chế độnghỉ hưu theo quy định hiện hành.

Tiền lương một tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xãhội:

290.000 đồng x 2,73 = 791.700 đồng

Tiền bảo hiểm xã hội đóng một lần (được Nhà nướchỗ trợ):

(791.700 đồng x 15%) x 12 tháng = 1.425.060 đồng

Tỷ lệ % lương hưu được hưởng là 45% (có 15 nămđóng bảo hiểm xã hội)

1.2.2. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, có đủ 15năm làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đủ 15 năm làm việc ở nhữngnơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc đủ 10 năm công tác thực tế ởchiến trường B, C trước ngày 30/4/1975, chiến trường K trước ngày 31/8/1989 cốthời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 20 năm.

Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn C công nhân nấu bếp tạithời điểm nghỉ việc đã đủ 55 tuổi; có đủ 19 năm 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội;hệ số tiền lương đang hưởng là 2,07 (bậc 5, nhóm mức lương II, thang lương A.20ăn uống); tiền lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng. Ông C được Nhà nước hỗ trợkinh phí đóng tiếp bảo hiểm xã hội một lần cho 6 tháng với mức 15% tiền lươnglàm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng và làm thủ tục giải quyết chế độ nghỉhưu theo quy định hiện hành.

Tiền lương một tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xãhội:

290.000 đồng x 2,07 = 600.300 đồng

Tiền đóng bảo hiểm xã hội một lần: (600.300 x15%) x 6 tháng = 540.270 đồng

Tỷ lệ % tính lương hưu là:

15 năm đầu tính bằng 45%.

Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 được tính thêm (mỗinăm 2%) là 10%

ế Cộng tỷ lệ % lương hưu là:45% + 10% = 55%

1.2.3. Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi có thờigian đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng laođộng từ 61% trở lên.

1.2.4. Người lao động có ít nhất 15 năm làm nghềhoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng bảo hiểm xã hội đủ19 năm đến dưới 20 năm (không phụ thuộc vào tuổi đời) mà bị suy giảm khả nănglao động từ 61% trở lên.

1.3. Người lao động dôi dư không thuộc đối tượngquy định tại điểm 1.1, điểm 1.2 khoản 1 Mục III nêu trên, thực hiện chấm dứthợp đổng lao động và hưởng chế độ như sau:

1.3.1. Trợ cấp mất việc làm được tính theo thời gianthực tế làm việc trong khu vực nhà nước, cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) được trợ cấp01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng, nhưngthấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền lương, phụ cấp lương đang hưởng.

1.3.2. Được trợ cấp thêm 01 tháng tiền lương cấpbậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng cho mỗi năm (đủ 12 tháng) thựctế làm việc trong khu vực nhà nước và được trợ cấp một lần với mức 5 (năm)triệu đồng.

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước,bao gồm: Thời gian người lao động thực tế làm việc tại doanh nghiệp nhà nước;cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, đơn vị thuộc lực lượngvũ trang được hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung làtrong khu vực nhà nước).

Mọi thời gian có hưởng lương từ nguồn doanhnghiệp nhà nước, ngân sách nhà nước, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (thời gianđào tạo, công tác, nghỉ ốm đau, thai sản...).

Thời gian làm việc theo hình thức nhận khoán sảnphẩm, khối lượng công việc mà trong thời gian này doanh nghiệp có trả lương vàcó đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Đối với công ty cổ phần hoạt động trong 12 thángthì thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước tính đến ngày được cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.

Thời gian hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm làtổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được cộng dồn và tính từthời điểm bắt đầu làm việc lần đầu tiên đến thời điểm có quyết định nghỉ việc.Trong tổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước phải trừ thời gianngười lao động đã nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, chế độ xuấtngũ, hoặc phục viên.

Nếu thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhànước có tháng lẻ được quy định như sau:

Dưới 1 tháng, không tính.

Từ 1 tháng đến dưới 7 tháng được tính bằng 6tháng thực tế làm việc.

Từ 7 tháng đến dưới 12 tháng được tính bằng 1năm thực tế làm việc.

1.3.3. Trợ cấp 1 lần đi tìm việc làm là 6 (sáu)tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng. Nếu cónguyện vọng học nghề thì được học nghề miễn phí tối đa 6 tháng tại cơ sở dạynghề do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.

Ngoài các chế độ quy định tại 1.3.1; 1.3.2;1.3.3 tiết 1.3 điểm 1 Mục này, người lao động còn được hưởng chế độ chờ nghỉ hưu,bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội; hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lầntheo quy định hiện hành.

Tiền lương và các khoản phụ cấp lương được ápdụng theo quy định tại 1.1.3 điểm 1.1 khoản 1 Mục III của Thông tư này.

Đối với công ty cổ phần hoạt động trong 12 thángthì tiền lương và các khoản phụ cấp lương (nếu có) được tính tại thời điểmdoanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo luật doanhnghiệp.

Mức lương tối thiểu làm căn cứ tính chế độ đốivới các đối tượng nêu tại 1.3.1; 1.3.2 điểm 1.3 khoản 1 và khoản 2 Mục IIIThông tư này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số08/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợcấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương, cụ thể như sau:

Trợ cấp mất việc làm cho số thời gian làm việctrước ngày 01/01/2003 được tính theo mức lương tối thiểu 210.000 đồng/tháng.

Trợ cấp mất việc làm cho số thời gian làm việctừ ngày 01/01/2003 trở đi được tính mức lương tối thiểu là 290.000 đồng/tháng;trợ cấp đi tìm việc làm, 70% tiền lương cho những tháng còn lại chưa thực hiệnhết hợp đồng lao động đã giao kết, được tính mức lương tối thiểu là 290.000đồng/tháng.

Trường hợp có tháng lẻ được tính theo quy địnhtại 1.3.2 điểm l.3 khoản 1 Mục III của Thông tư này.

Ví dụ 4: ông Nguyễn Văn D, công nhân cơ khídoanh nghiệp Z17, tại thời điểm nghỉ việc đủ 44 tuổi; có thời gian thực tế làmviệc trong khu vực nhà nước là 20 năm 7 tháng (trong đó tính từ ngày 01/01/2003có 1 năm 2 tháng); có hệ số lương 2,33 (bậc 5, nhóm mức lương II, thang lươngA.1 cơ khí, điện, điện tử, tin học); tiền lương tối thiểu là 290.000 đ/tháng.Ông D được hưởng chế độ như sau:

Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương một tháng trướcngày 01/01/2003;

210.000 đồng x 2,33 = 489.300 đồng

Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương một tháng từngày 01/01/2003:

290.000 đồng x 2,33 = 675.700 đồng

Tiền trợ cấp mất việc làm tính theo thời gianthực tế làm việc trước ngày 01/01/2003 là 19 năm, 5 tháng (tính quy đổi thánglẻ là 19 năm, 6 tháng):

489.300 đ/tháng x 19,5 tháng = 9.541.350 đồng

Tiền trợ cấp mất việc làm tính theo thời gianthực tế làm việc từ ngày 01/01/2003 là năm 2 tháng (tính quy đổi tháng lẻ là 1năm, 6 tháng):

675.700 đ/tháng x 1,5tháng = 1.013.550 đồng

ế Tổng tiền trợ cấp mất việclàm là:

9.541.350 đồng + 1.013.550 đồng = 10.554.900 đ

Tiền trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tếlàm việc trước ngày 01/01/2003 là 19 năm, 5 tháng (tính quy đổi tháng lẻ là 19năm, 6 tháng):

489.300 đ/tháng x 19,5 tháng = 9.541.350 đồng

Tiền trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tếlàm việc từ ngày 01/01/2003 là 1 năm 2 tháng (tính quy đổi tháng lẻ là 1 năm, 6tháng):

675.700 đ/tháng x 1,5 tháng = 1.013.550 đồng

ế Tổng số tiền trợ cấp thêmtính theo thời gian làm việc thực tế là:

9.541.350 đồng + 1.013.550 đồng = 10.554.900 đ

Tiền trợ cấp cố định một lần = 5.000.000 đồng

Tiền trợ cấp đi tìm việc làm: 675.700 đ/tháng x6 tháng = 4.054.200 đồng

ế Tổng số tiền được nhận là:

10.554.900 đ + 10.554.900 đ + 5.000.000 đ +4.054.200 đ = 30.164.000 đồng.

Ví dụ 5: Bà Nguyễn Thị E, công nhân xây dựng,thuộc doanh nghiệp Hà thành, tại thời điểm nghỉ việc đã 44 tuổi; có thời gianthực tế làm việc trong khu vực nhà nước là 17 năm 7 tháng (trong đó tính từngày 01/01/2003 là 2 năm 3 tháng); có hệ số lương 2,84 (bậc 6 nhóm II, tháng lươngA.6 xây dựng cơ bản). Trước đây Bà E đã hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm 5 nămtại doanh nghiệp K. Bà E được hưởng chế độ như sau:

Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương một tháng trướcngày 01/01/2003:

210.000 đ x 2,84 = 596.400 đ

Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương một tháng từngày 01/01/2003:

290.000 đ x 2,84 = 823.600 đ

Thời gian làm việc thực tế được hưởng chế độ trợcấp là:

17 năm 7 tháng - 5 năm = 12 năm 7 tháng

Tiền trợ cấp mất việc làm tính theo thời gianthực tế làm việc trước ngày 01/01/2003 là: 596.400 đ/tháng x 10,5 tháng =6.262.200 đ

Tiền trợ cấp mất việc làm tính theo thời gianthực tế làm việc từ ngày 01/01/2003 là:

823.600 đ x 2,5 tháng = 2.059.000 đ

ế Tổng tiền trợ cấp mất việclàm là: 6.262.200 đ + 2.059.000 đ = 8.321.200 đ

Tiền trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tếlàm việc trước ngày 01/01/2003 là:

596.400 đ/tháng x 10,5 tháng = 6.262.200 đ

Tiền trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tếlàm việc từ ngày 01/01/2003 là:

823.600 đ x 2,5 tháng = 2.059.000 đ

Tổng tiền trợ cấp thêm là: 6.262.200 đ +2.059.000 đ = 8.321.200 đ

Tiền trợ cấp cố định một lần = 5.000.000 đồng

Tiền trợ cấp đi tìm việc làm:

675.700 đ/tháng x 6 tháng = 4.054.200 đồng

ế Tổng số tiền được nhận là:

8.321.200 đ + 8.321.200 đ + 5.000.000 đ +4.941.600 đ = 26.584.000 đ

1.3.4. Người lao động còn thiếu tối đa 5 nămtuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động (tức là nam đủ 55 tuổi đến dưới60, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi) và đã đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trởlên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, theo quy định tại điểm dkhoản 3 Điều 3 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, nay quy định cụ thể như sau:

Được hưởng chính sách theo quy định tại 1.3.1,1.3.2, điểm 1.3 khoản 1 Mục III của Thông tư này.

Được đóng tiếp bảo hiểm xã hội hàng tháng vớimức 15% tiền lương tháng trước khi nghỉ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60tuổi, nữ 55 tuổi) thì hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định hiện hành.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội làtiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước thời điểm nghỉ việc, bao gồm:Tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, hệ số chênh lệchbảo lưu lương (nếu có) được tính theo mức lương tối thiểu do Nhà nước quy địnhtại thời điểm nộp bảo hiểm xã hội.

Thời gian đóng tiếp bảo hiểm xã hội kể từ ngàycó quyết định nghỉ việc.

Hồ sơ, thủ tục đóng tiếp bảo hiểm xã hội thựchiện theo hướng dẫn của bảo hiểm xã hội quân đội.

Trong thời gian tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội,nếu người lao động bị chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất theo quyđịnh hiện hành.

Ví dụ 6. Ông Nguyễn Văn F công nhân xây lắp cầutại thời điểm nghỉ việc đã đủ 57 tuổi; có thời gian thực tế làm việc trong khuvực nhà nước 17 năm 6 tháng (trong đó tính từ ngày 01/01/2003 có 6 tháng); cóhệ số lương 3,05 (bậc 6 nhóm III, thang lương A.6 xây dựng cơ bản); phụ cấp khuvực 0,4. Ông F thuộc đối tượng đóng tiếp bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ tuổinghỉ hưu (đủ 60 tuổi) được giải quyết chế độ như sau: Tiền lương cấp bậc và phụcấp lương một tháng trước ngày 01/01/2003:

210.000 đ x (3,05 + 0,4) = 724.500 đ

Tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương một tháng từngày 01/01/2003:

290.000 đ x (3,05 + 0,4) = 1.000.500 đ

Tiền trợ cấp mất việc làm tính theo thời gianthực tế làm việc trước ngày 01/01/2003 là:

724.500 đ/tháng x 17 tháng = 12.316.500 đ

Tiền trợ cấp mất việc làm tính theo thời gianthực tế làm việc từ ngày 01/01/2003 là:

1.000.500 đ x 0,5 tháng = 500.250 đ

Tổng tiền trợ cấp mất việc làm là: 12.316.500 đ+ 500.250 đ = 12.816.750 đ

Tiền trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tếlàm việc trước ngày 01/01/2003 là:

724.500 đ/tháng x 17 tháng = 12.316.500 đ

Tiền trợ cấp thêm tính theo thời gian thực tếlàm việc từ ngày 01/01/2003 là:

1.000.500 đ x 0,5 tháng = 500.250 đ

Tổng tiền trợ cấp thêm là: 12.316.500 đ +500.250 đ = 12.816.750 đ

Tiền trợ cấp cố định một lần = 5.000.000 đồng

Tổng số tiền được nhận là:

12.816.750 đ + 12.816.750 đ + 5.000.000 đ =30.633.500 đồng.

Ông F phải đóng tiếp bảo hiểm xã hội 3 năm (36tháng); mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng là:

1.000.500 đồng x 15% = 150.075 đồng.

2. Chính sách đối với người lao động dôi dư thựchiện hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm quy định tại Điều 4 củaNghị định số 41/2002/NĐ-CP, thì chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng các chếđộ sau (không đợi hết thời gian hợp đồng):

2.1. Được trợ cấp mất việc làm cứ mỗi năm thựctế làm việc trong khu vực nhà nước là 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ vàphụ cấp lương (nếu có).

2.2. Được trợ cấp 70% tiền lương cấp bậc, chứcvụ và phụ cấp lương (nếu có) cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợpđồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nướcđược quy định tại 1.3.2 điểm 1.3 khoản 1 Mục III của Thông tư này.

Ví dụ 7. Ông Nguyễn Văn G công nhân khai tháccát sỏi, giao kết hợp đồng lao động có thời hạn là 03 năm, tại thời điểm nghỉviệc mới thực hiện hợp đồng lao động được 12 tháng, còn lại 24 tháng chưa thựchiện, theo quy định chỉ được hưởng tối đa là 12 tháng. Vì vậy, ông G chỉ được hưởngtrợ cấp (70% x 12 tháng) tiền lương cấp bậc và phụ cấp lương (nếu có).

2.3. Người lao động còn thiếu tối đa 5 năm tuổinghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động, đã đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hộitrở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, theo quy định tại khoản 3Điều 4 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, nay quy định cụ thể như sau:

Được hưởng chính sách theo quy định tại điểm2.1, 2.2, khoản 2 Mục III nêu trên.

Được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội hàng tháng vớimức 15% tiền lương cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Laođộng (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ) thì hưởng lương hưu hàng thángtheo quy định hiện hành.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội làtiền lương trước thời điểm nghỉ việc, bao gồm: Tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụcấp chức vụ, phụ cấp khu vực, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) được tínhtheo mức tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm nộp bảo hiểm xã hội.

Thời gian đóng tiếp bảo hiểm xã hội kể từ ngàycó quyết định nghỉ việc.

3. Người lao động đã nhận chế độ trợ cấp mấtviệc làm, nếu được tái tuyển dụng ở doanh nghiệp đã cho thôi việc hoặc ở doanhnghiệp nhà nước khác thì phải hoàn trả số tiền trợ cấp theo quy định tại Điều 5Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, cụ thể như sau:

3.1. Người lao động được tái tuyển dụng ở doanhnghiệp đã cho thôi việc hoặc ở các doanh nghiệp nhà nước khác khi nộp hồ sơtuyển dụng theo quy định hiện hành và kèm theo bản sao quyết định nghỉ việc hưởngchính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và nộplại cho doanh nghiệp tuyển dụng số tiền trợ cấp thêm theo quy định tại điểm bkhoản 3 Điều 3 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP (01 tháng tiền lương cấp bậc, chứcvụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực đang hưởng cho mỗi năm thực tế làm việctrong khu vực nhà nước và 05 triệu đồng).

3.2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thusố tiền trợ cấp mà người lao động đã nộp để nộp về Quỹ hỗ trợ lao động dôi dưtheo quy định của Bộ Tài chính.

IV NGUỒN KINH PHÍ CHI TRẢ

Nguồn kinh phí chi trả chế độ đối với người laođộng dôi dư được thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số41/2002/NĐ-CP và Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC ngày 01/7/2002 của Bộ trưởng BộTài chính ban hành quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắpxếp lại doanh nghiệp nhà nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tiến hành sắp xếp lại lao động vàgiải quyết chế độ đối với lao động dôi dư có trách nhiệm thực hiện theo trìnhtự sau đây:

1.1. Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệuquả doanh nghiệp nhà nước và chính sách đối với lao động dôi dư để người laođộng biết.

1.2. Xây dựng phương án sắp xếp lại lao động,theo các bước sau đây:

Bước 1: Lập danh sách toàn bộ lao động của doanhnghiệp tại thời điểm cơ cấu lại theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số41/2002/NĐ-CP của Chính phủ (theo mẫu số 1 kèm Thông tư này), bao gồm:

Số lao động đang làm việc có hưởng lương và đóngbảo hiểm xã hội hoặc không đóng bảo hiểm xã hội (kể cả số lao động làm việctheo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới một năm).

Số lao động tuy đã nghỉ việc nhưng có tên trongdanh sách của doanh nghiệp, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, có đóng bảohiểm xã hội hoặc không đóng bảo hiểm xã hội.

Bước 2: Xác định số lao động cần sử dụng và laođộng dôi dư như sau:

Đối với doanh nghiệp giữ 100% vốn nhà nước vàdoanh nghiệp chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: xác địnhsố lao động cần sử dụng trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh, công nghệ sảnxuất sản phẩm, máy móc thiết bị, định mức lao động theo hướng doanh nghiệp pháttriển và có lãi, được Bộ Quốc phòng phê duyệt, số lao động còn lại là số laođộng không có nhu cầu sử dụng;

Đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa tronggiai đoạn từ ngày 26/4/2002 đến hết ngày 31/12/2005 thì số lao động cần sử dụnglà số lao động được xác định theo phương án cổ phần hóa đã được Bộ Quốc phòngphê duyệt, số lao động còn lại là số lao động không có nhu cầu sử dụng; Đối vớicông ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp quân đội có thời gian hoạt độngchưa quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theoLuật Doanh nghiệp, khi thực hiện cơ cấu lại nếu có người lao động từ doanhnghiệp nhà nước chuyển sang không bố trí được việc làm thì được xác định là laođộng không có nhu cầu sử dụng;

Đối với doanh nghiệp thực hiện sáp nhập, hợpnhất thì số lao động cần sử dụng là số lao động được xác định theo phương ánsáp nhập, hợp nhất đã được BQP phê duyệt, số lao động còn lại là số lao độngkhông có nhu cầu sử dụng.

Số lao động không có nhu cầu sử dụng đã xác địnhtheo quy định trên đây được phân làm 2 loại: Số lao động được tuyển trước ngày21/4/1998 là lao động dôi dư thì được thực hiện chế độ theo quy định tại Nghịđịnh số 41/2002/NĐ-CP; số lao động tuyển dụng từ ngày 21/04/1998 thì thực hiệnchế độ theo quy định của Bộ Luật Lao động;

Đối với các doanh nghiệp thực hiện giải thể, phásản thì toàn bộ số lao động trong danh sách của doanh nghiệp được tuyển dụng trướcngày 26/4/2002 được thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định số41/2002/NĐ-CP. Số tuyển dụng từ ngày 26/4/2002 được giải quyết chế độ theo quyđịnh của Bộ Luật Lao động.

Bước 3: Lập danh sách lao động cần sử dụng (theomẫu số 2 kèm Thông tư này), số lao động không có nhu cầu sử dụng (theo mẫu số 3kèm Thông tư này).

Bước 4: Doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hànhcông đoàn tổ chức Đại hội công nhân viên chức để đại hội cho ý kiến về danhsách lao động (từ mẫu số 1 đến mẫu số 3).

Bước 5: Trên cơ sở ý kiến của Đại hội công nhânviên chức, doanh nghiệp hoàn chỉnh phương án sắp xếp lao động báo cáo cấp trên(cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng) thẩm định và trình Bộ Quốc phòng phêduyệt. Hồ sơ trình Bộ Quốc phòng phê duyệt gồm có:

Văn bản đề nghị phê duyệt phương án sắp xếp laođộng (theo mẫu số 4 kèm Thông tư này).

Phương án sắp xếp lại lao động (theo mẫu số 5kèm Thông tư này).

Danh sách số lao động đã được phân loại (từ mẫusố 1 đến mẫu số 3 kèm theo Thông tư này).

Riêng đối với doanh nghiệp quân đội thực hiệngiải thể, phá sản thì không phải duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp mà chỉduyệt phương án sắp xếp lao động (theo mẫu số 1, 3 kèm Thông tư này).

Hồ sơ làm thành 7 bộ, gửi về Bộ Quốc phòng (quaCục Kinh tế) để làm thủ tục phê duyệt.

1.3. Trình tự, thủ tục trả trợ cấp cho người laođộng dôi dư.

Trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc), kể từngày được Bộ Quốc phòng phê duyệt phương án sắp xếp lao động, doanh nghiệp thựchiện như sau:

1.3.1. Ký quyết định nghỉ việc cho từng ngườilao động dôi dư theo các nhóm chính sách đã được quy định tại Nghị định số41/2002/NĐ-CP (theo mẫu số 6 kèm Thông tư này). Quyết định được làm thành 3bản, 1 bản gửi cho người lao động, 1 bản lưu tại doanh nghiệp, 1 bản gửi bảohiểm xã hội quân đội.

1.3.2. Dự toán kinh phí trả chế độ cho người laođộng dôi dư theo các nhóm chính sách (theo mẫu số 7, 8, 9, 10 kèm Thông tưnày).

1.3.3. Lập hồ sơ (7 bộ) đề nghị hỗ trợ kinh phítừ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính(Điều 8 của Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếplại doanh nghiệp nhà nước ban hành theo Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC ngày01/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

1.3.4. Đối với người lao động không có nhu cầusử dụng nhưng không thuộc diện giải quyết chế độ theo quy định tại Nghị định số41/2002/NĐ-CP (theo mẫu số 11 kèm Thông tư này) thì doanh nghiệp lập danh, sáchriêng để giải quyết chế độ theo quy định của Bộ Luật Lao động.

1.4. Giải quyết chế độ đối với người lao độngdôi dư:

1.4.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp:

Căn cứ quyết định nghỉ việc, giải quyết đầy đủvà đúng thời hạn quy định các khoản trợ cấp đối với người lao động dôi dư.

Cấp Phiếu học nghề miễn phí một lần cho ngườilao động có nhu cầu học nghề (mẫu số 12 kèm theo Thông tư này).

Làm đầy đủ hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ bảohiểm xã hội theo quy định của bảo hiểm xã hội Quân đội và bảo hiểm xã hội ViệtNam;

Ghi rõ lý do nghỉ việc và các quyền lợi đã giảiquyết vào Sổ lao động, Sổ bảo hiểm xã hội và trả lại đầy đủ hồ sơ cho người laođộng theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 7 ngày (ngày làm việc) kể từ ngàynhận được kinh phí từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư, doanh nghiệp có trách nhiệmtrả trực tiếp, một lần tại doanh nghiệp cho người lao động các khoản trợ cấptheo phương án đã được phê duyệt.

Trường hợp người lao động không thể trực tiếpđến nhận các khoản trợ cấp thì được ủy quyền cho người khác nhận khoản trợ cấpnày theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

Trường hợp người lao động chết sau thời điểm kýquyết định nghỉ việc (thời điểm có hiệu lực thi hành) mà chưa ký nhận số tiền đượchưởng thì doanh nghiệp chuyển số tiền này cho người quản lý di sản của ngườichết theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

1.4.2. Trách nhiệm của người lao động khi hưởngchế độ:

Ký nhận đầy đủ các khoản tiền trợ cấp được hưởng.

Ký nhận đầy đủ hồ sơ nghỉ việc.

Thanh toán các khoản còn nợ đối với doanh nghiệp(nếu có).

1.5. Chậm nhất sau 30 ngày (ngày làm việc) kể từngày hoàn thành việc giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư, doanhnghiệp có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện cho các cơ quan có thẩm quyền.

Nội dung báo cáo bao gồm việc đánh giá mặt được vàchưa được, kết quả thực hiện chi trả tiền trợ cấp cho người lao động dôi dư.Báo cáo được làm thành 06 bộ và gửi cho các cơ quan sau đây:

Đơn vị cấp trên (cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốcphòng);

Bộ Quốc phòng (qua Cục Kinh tế);

Bộ Tài chính;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bảo hiểm xã hội Quân đội;

Lưu doanh nghiệp.

2. Trách nhiệm của người lao động khi học nghề.

Người lao động dôi dư có nhu cầu học nghề đã đượccấp Phiếu học nghề miễn phí phải nộp hồ sơ học nghề tại cơ sở dạy nghề do ở Laođộng - Thương binh và Xã hội thông báo phương tiện thông tin đại chúng. Thờihạn nộp hồ sơ học nghề tối đa là 90 ngày kể từ ngày có quyết định nghỉ việc Hồsơ gồm có:

Phiếu học nghề miễn phí (bản chính);

Quyết định nghỉ việc hưởng chính sách đối vớilao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (bản sao);

3. Trách nhiệm của đơn vị trực thuộc Bộ Quốcphòng (Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục,...):

Hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc đơn vị xây dựngphương án cơ cấu lại, trong đó có phương án sắp xếp lao động.

Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện khẩn trươnglập hồ sơ báo cáo theo quy định tại điểm 1.5 khoản 1 Mục IV của Thông tư này.

Tổng hợp hồ sơ của từng doanh nghiệp gửi về BộQuốc phòng (qua Cục Kinh tế) để được phê duyệt.

Đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ nộpHồ sơ đến các địa chỉ quy định nhằm sớm nhận được kinh phí trợ cấp cho ngườilao động dôi dư.

Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện chế độ đốivới lao động dôi dư ở các doanh nghiệp thuộc quyền;

4. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng thuộcBộ Quốc phòng:

Cục Kinh tế chủ trì phối hợp với Cục Chính sách,Cục Tài chính có trách nhiệm:

4.1. Tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp quân độithực hiện đúng đắn và đầy đủ chính sách của Chính phủ đôi với người lao độngdôi dư do sắp xếp lại;

4.2. Tiếp nhận phương án sấp xếp lại lao động docác đơn vị gửi lên để tiến hành thủ tục trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng thẩmđịnh, phê duyệt;

Trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc) kể từngày nhận được phương án sắp xếp lao động của doanh nghiệp, trình Bộ Quốc phòngphê duyệt.

Hồ sơ đã được duyệt lưu lại 01 bộ, gửi lại doanhnghiệp 6 bộ để doanh nghiệp gửi cho các đơn vị sau:

Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng;

Đơn vị cấp trên (cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốcphòng);

Bộ Tài chính (Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư);

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bảo hiểm xã hội Quân đội;

Lưu doanh nghiệp.

Trường hợp chưa phê duyệt được thì Bộ Quốc phònghướng dẫn để doanh nghiệp làm lại. Trong thời hạn 10 ngày (ngày làm việc) kể từngày nhận được hướng dẫn làm lại, doanh nghiệp phải hoàn thiện và gửi về BộQuốc phòng để được phê duyệt.

Thông tư này cồ hiệu lực thi hành sau 15 ngày,kể từ ngày đăng Công báo./.

Mẫu số 01:

Bộ Quốc phòng                                            DANH SáCH NGƯờI LAO ĐộNG Có TÊN TRONG DOANHNGHIệP

Đơn vị:…..                                                                          (Không bao gồm người lao động là quân nhân)

Tên DN……                                        TẠI THỜI ĐIỂM SẮP XẾP LẠI  ngày  ….. tháng         năm200...

 

Thứ tự

Họ và tên

Chức danh công việc

đang làm

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Hiện đang thực

hiện loại hợp

đồng lao động

Thời điểm tuyển

dụng vào KVNN

(Ngày, tháng, năm)

Thời điểm

nghỉ việc

(ghi thángnăm)

Hệ số lương đang

hưởng

Nơi ở hiện nay

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

I

Được tuyển dụng trước

ngày 21/4/1998

 

 

 

 

 

 

 

 

1

VŨ THA

 

C.N tiện bậc thợ 6/7

T.C Kỹ thuật

A

20/3/1973

5/1995

2,84

 

 

 

II

Được tuyển dụng từ

ngày 21/4/1998

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đinh Thị A

 

Kế toán viên, bậc 2/8

ĐH kinh tế, ngành kế toán

B

01/02/1975

03/8/1998

2,02

 

 

                        Người lập biểu                                                               Thẩm định của                                            Ngày           tháng         năm 200...

(Ký tên)                                                                đơn vị trực thuộc BQP                                                       Giám đốcDN

                                                                                 (Ký tên, đóng dấu)                                                       (Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi biểu 01:

Thời điểm sắp xếp ở các mẫu được ghi ngày       tháng         nămdoanh nghiệp tiến hành xây dựng phương án sắp xếp lao động do cơ cấu lại

Cột 2: Đối với doanh nghiệp sắp xếp lại thì ghi ngày 21/4/1998; đối với doanhnghiệp giải thể, phá sản ghi 26/4/2002

Cột 4: Nếu là viên chức thì ghi trình độ đào tạo và ngành nghề chuyên môn, nếulà công nhân thì ghi nghề và bậc thợ

Cột 5: Nếu thuộc loại hợp đồng lao động (viết tắt là HĐLĐ) không xác định thờihạn được ký hiệu là (A); xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm được ghi ký hiệu là(B);

dưới một năm hoặc bằng miệng được ký hiệu (C); tuyển dụng theo chế độbiên chế Nhà nước, nhưng chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động được ký hiệu là(D)

Cột 6: Ghi ngày      tháng         năm      bắt đầu tham gia vào khu vực nhà nước

Cột 7: Ghi ngày       tháng          năm          nghỉ việc cho các đối tượng đang nghỉ việc nhưng chưachấm dứt quan hệ lao động theo quy định của pháp luật

Cột 8: Ghi tồng hệ số lương bao gồm cả phụ cấp chức vụ và phụ cấp khu vực (nếucó)

Cột 9: Ghi cụ thể địa chỉ từ số nhà trở lên, điện thoại (nếu có).

Mẫu số 02:

Bộ Quốc Phòng                                 DANH SÁCH NGƯỜI LAOĐỘNG KHÔNG CÓ NHU CẦU SỬ  dụNG

Đơn vị  ……                                                                        (không bao gồm người lao động là quân nhân)

TênDN……..                                             tại thời điểm sắp xếplại ngày …….tháng…..năm 200……

 

Số

thứ

tự

Họ và tên

Số thứ tự ở

biểu số 1

Tháng, năm sinh

Dự kiến bố trí chỗ làm việc sau khi sắp xếp lại lao động

Thời gian đóng BHXH

 

Nam

Nữ

1

2

3

4

5

6

7

I

 

 

 

 

 

 

01

 

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

 

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

Thẩm định của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng

Ngày    tháng      năm 200….

(Ký tên)

 

Giám đốc Doanh nghiệp

 

 

(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 03:

Bộ Quốc Phòng                        DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ NHU CẦU SỬ  dụNG

(không bao gồm người lao động làquân nhân)

Đơnvị  ……                                                     tại thời điểm sắp xếp lại ngày…….tháng…..năm 200……

Tên DN……..

Số thứ

tự

Họ và tên

Số thứ tự ở

biểu số 01

Tháng năm sinh

Tổng thời gian thực tế làm việc trong KVNN trước ngày 01/01/2003 (Năm)

Tổng thời gian thực tế làm việc trong KVNN từ ngày 01/01/2003 (Năm)

Thời gian đã đóng BHXH

Ghi chú

Nam

Nữ

 

 

 

 

1

2

3

4

5

7

 

 

6

01

Đối tượng thực hiện NĐ số 41/2002/NĐ-CP

 

 

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đối tượng thực hiện theo Bộ Luật Lao động

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

Người lập biểu                                                                                                     Ngày   tháng   năm 200...

   (Ký tên)                                                                                                                  Thủ trưởng đơn vị

                                                                                                                                (Kýtên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi biểu 3:

Cột 6 và 7: Đối với CTCP hoạt động trong 12 tháng chỉ tính đến thời điểmđược cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.

 


Mẫu số 4:

Đơn vị                                                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tên doanhnghiệp                                                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:…./

VIv đề nghịch duyệt phương                                                               ................ , ngày.......tháng......năm 200....

án sắp xếp lao động do cơ

cấu lại doanh nghiệp

 

Kính gửi:  Thủ trưởng Bộ Quốc phòng

Thực hiện Nghị định số41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với laođộng dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, đã được sửa đổi, bổ sung về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị địnhnêu trên, (tên doanh nghiệp) đề nghị Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét phê duyệthoặc xác nhận (đối với Công ty cổ phần hoạt động trong 12 tháng) phương án sắpxếp lao động do cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

(Có kèm theo biểu số 1, 2, 3, 5).

 

Nơi nhận:                                                                                                             Giámđốc

Như trên,                                                                                                         (Ký tên đóng dấu)

Lưu phòng Tổ chức

Mẫu số 5:

Bộ Quốc phòng                                                                         CỘNG HOÀ XÃHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị:……                                                                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tên doanh nghiệp……..

 

PHƯƠNG áN SắP XếP LAO ĐộNG

DO CƠ CẤU LẠI DOANH NGHIỆP

1. Những đặc điểm chủ yếu:

Tên doanh nghiệp: ...............................................................................................................................................

Thành lậpngày...........tháng...........năm ...............................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................................................

Nhiệm vụ sản xuất kinh doanhchính ...................................................................................................................

Thuận lợi: ............................................................................................................................................................

Khó khăn: ............................................................................................................................................................

Dự kiến sắp xếp lại (ví đụ;chuyển thành công ty cổ phần).

2. Phương án sắp xếp lao động:

a/ Phân loại lao động trước khisắp xếp.

Tổng số lao động (sauđây viết tắt là LĐ) có tên trong doanh nghiệp: ………... người trong đó nữ ………..người.

Chia ra:

Số LĐ ký hợp đồng laođộng không xác định thời hạn...................................................người

Số LĐ ký hợp đồng laođộng có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm ....................................... người

Số LĐ ký hợp đồng lao động mùa vụ, theo công việc dưới 1năm..................................người

Số LĐ chưa thực hiệnký kết hợp đồng laođộng.............................................................người

b) Phân loại lao độngtại thời điểm sắp xếp lại:

Số lao động cần sử dụng theo yêucầu sản xuất - kinh doanh .....................người, trong đó nữ ....... người.

Số lao động nghỉ hưu theo quyđịnh của Bộ Luật Lao động .......................người

Số lao động hết thời hạn ký kếthợp đồng lao động .........................người

Số lao động dôi dư..............................................................................người,trong đó nữ..........................người.

Chia ra:

Số lao động thực hiện theo Nghị định số41/2002/NĐ-CP..............................................người;

Số người lao động thực hiện theo Bộ Luật Lao động ......................................................người

Ngày .... tháng .... năm200....                                                               Ngày....tháng.... năm 200....

 

Người lập biểu

(Ký tên)

Ngày   tháng    năm 200…

Phê duyệt của Bộ Quốc phòng

(Ký tên, đóng dấu)

Đơn vị trực thuộc Bộ

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày…tháng…..năm 200…

Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

 


Mẫu 6:

TÊN DOANH NGHIỆP                                       Cộng hoà xãhội chủ nghỉa Việt Nam

Số:       /QĐ…….                                                                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ngày.......tháng......năm 200....

QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC ............................

V/v giải quyết nghỉviệc hưởng chính sách đối với lao động

dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

GIÁM ĐỐC ...............................................

Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 5 năm 1994;

Căn cứ Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Quyết định số……..của cơ quan chủ quản về chức năng, quyền hạn , bộmáy tổ chức của doanh nghiệp;

Theo đề nghị của……….

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ông (bà)............... sinh ngày.......... tháng .......... năm ................................................................

Quê quán: ........................................................................

Nơi ở hiện nay: ................................................................

Nơi ở khi về nghỉ:..............................................................

Nghề, chuyên môn đào tạo: .............................................

Chức danh công việc đang làm: ......................................

Nghỉ việc được hưởng chế độ (ví dụ: nghỉ hưu trước tuổi) theo chính sáchgiải quyết lao động dôi dư

do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

Thời điểm tính chế độ tính đến ngày.........tháng...... năm (Lấy theo ngày ký nghỉ việc)

Thời gian làm việc trong khu vực nhà nước........... năm .......... tháng

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội..........năm ............tháng

Hệ số tiền lương đang hưởng............, phụ cấp lương........... tổng hệ số lương được hưởng....

Mức lương tối thiểu............ đồng

Điều 2: Các chế độ được hưởng khi nghỉ việc (ghi cụ thể từng loại chế độ), baogồm:

1. (Ví dụ: Trợ cấp 3 tháng lương cấp bậc, phụ cấp lương đang hưởng cho 1năm nghỉ hưu trước tuổi).

2………………………………………………………………………………………………………………..

3………………………………………………………………………………………………………………..

Ông (bà) thuộc số thứ tự ở biểu số............. kèm theoThông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng6 .năm 2002

Quyền lợi bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định hiện hành (ghi cụthể hưởng từng loại chế độ)

(ví dụ: nghỉ hưu trước tuổi, bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xãhội  ……………..)

Điều 3: Người lao động trực tiếp lĩnh tại phòng kế toán tài vụ của doanh nghiệp.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5: Các ông (bà) trưởng ...........................tổ chức, kế toán tài vụ và ông (bà)..........chịu trách nhiệm

thi hành Quyết định này.

Nơi nhận                                                                                                                                  GIÁM ĐỐC

Như điều 5                                                                                                                              (Ký tên đóng dấu)

Mẫu số 07:

Bộ Quốc phòng              DANH SÁCHNGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI TRẢ

Đơn vị:………                                          (không bao gồm người lao động là quân nhân)

Tên DN……..                                    TạI THờIĐIểM Có QUYếT ĐịNH NGHỉ VIệC

                                              ngày         tháng         năm       200……..

 Thứ

tự

Họ

và tên

Số thứ

tự ở

biểu số 1

Tháng,

năm sinh

Thời gian

đã đóng

BHXH

Thời điểm

tuyển dụng

 vào KVNN

(ngày tháng

năm)

Hệ số

lương

cấp bậc

hiện

hưởng

Hệ số các

khoản phụ cấp lương

Tổng cộng hệ số lương  và phụ cấp được hưởng 1 tháng

Số năm

về hưu

trước

tuổi

 

Chế độ được hưởng

Tồng cộng tiền

được

hưởng

(đồng)

Nơi ở khi

về

nghỉ

Nam

Nữ

Chức

vụ

Khu vực

Trợ cấp tính theo thời gian nghỉ hưu trước tuổi (đồng)

Trợ cấp do có 20 năm đầu đóng BHXH

(đồng)

Trợ cấp từ 21 trở đi có đóng BHXH (đồng)

1

2

3

4

5

6

 

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

công:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                         Ngày……..tháng……..năm 200….

 

Ngày……..tháng……..năm 200….

Người lập biểu

Thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thẩm định của Bộ Quốc phòng

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên)

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi mẫu số 7:

Cột 6 = Tính cả sốtháng lẻ. VD:  21 năm 3 tháng ( 21,3)

Cột 11 = Cột 8 + 9 + 10

Cột 12 = Tuổi nghỉ hưutheo quy định - số tuổi tại thời điểm giải quyết

Cột 13 = [(Cột 12tính tròn năm x 3 tháng) + (số thángchế độ đã quy đổi cho số tháng lẻ ở cột 12) x (cột 11 x mức lương tối thiểu)]

Cột 14 = [(Cột 11 xmức lương tối thiểu) x 5]

Cột 15 = [Cột 6 - 20năng) x 1/2) x (cột 11 x mức lương tối thiểu)]

Cột 16 = Cộng các cột 13 + 14 + 15.

 

Mẫu số 08:

Bộ Quốc phòng                                      DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỦ TUỔINGHỈ HƯU THEO QUI ĐỊNH HIỆN HÀNH

Tên đơn vị:....                                        NHƯNG CÒN THIẾU THỜI GIAN ĐÓNG BHXH TỐI ĐA LÀ 1 NĂM TẠI THỜI ĐIỂM

 Tên DN                                                                                  Cóquyết định nghỉ việc ngày……..tháng……..năm200……….

Số thứ

tự

Họ và tên

số thứ tự ở biểu số 1

Tháng, năm sinh

Nam/Nữ

Tháng, năm tham gia công tác

Thời gian đã đóng BHXH

Số tháng còn

thiếu chưa đóng BHXH

Hệ số lương để đóng BHXH

Tổng số tiền đóng BHXH

xếp loại lao động nghề, công việc

Nơi ở khi về nghỉ hưu

1

 

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

I

Đối tượng 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

01

Cộng 1:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đối tượng 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng 2:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

01

Đối tượng 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng 3:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

01

Đối tượng 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng 4:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày …tháng……..năm 200…

Ngày …..tháng….năm 200…

Ngày ….tháng…..năm 200….

Người lập biểu

Xác nhận của cơ quan BHXH QĐ

Thẩm định của Bộ Quốc phòng

Giám đốc DN

(Ký tên)

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi mẫu số 8: chưa chữa

Cột 2:  - Đối tượng 1: được lậpdanh sách người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi có thời gianđóng BHXH đủ 14 năm đến dưới 15 năm

- Đối tượng 2: được lập danh sách người lao động nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50tuổi có 15 năm làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đủ 15 năm làmviệc ở nơi có phụ cấp  0,7 trờ lên, hoặc đủ 10 năm công tác thực tế ở chiến trường B, C trước ngày 30/4/1975, chiến trường K trước ngày 31/8/198 1 có thời gian đóng BH đủ 19 năm đến dưới 20 năm

- Đối tượng 3: được lập đanh sách người lao động đủ 50 tuổi đối với nam,đủ 45 tuổi đối với nữ có thời gian đóng BHXH đủ 19 năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trởlên.

- Đối tượng 4: Được lập danh sách người lao động có ít nhất 15 năm làmcông việc đặc biệt nặng nhọc độc hại đã đóng BHXH đủ 19 năm đến dưới 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lênkhông phụ thuộc vào tuổi đời.

Cột 9: Hệ số lương đang hưởng tại thời điểm nghỉ việc (kể cả phụ cấp chứcvụ, khu vực, hệ số bảo lưu lương nếu có)

Cột 10:  [Lấy 15% x [cột 8 x (Cột9 x mức lương tối thiểu hiện hành)]

Biểu số 09: Ban hành kèm theo Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBX  ngày 12 tháng 6 năm2002 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã được sửa đổi, bổ sung:

Tên cơ quan nhà nước                      DANH SÁCH NGƯỜI LAOĐỘNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

có thẩm quyền                         KHÔNG XÁCĐỊNH THỜI HẠN NG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM VÀ DỰ TOÁN                                                                                                         

                                     KINH PHÍ CHI TRẢ TẠI THỜI ĐIỂM CÓ QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC

Số thứ tự

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu số 1

Tháng năm sinh

Thời gian thực tế làm việc trong KVNN sau khi đã quy đổi tháng lẻ (năm)

Hệ số lương, cấp bậc hiện hưởng

Hệ số các khoản phụ cấp lương (nếu có)

Tổng cộng hệ số lương và phụ cấp được

Chế độ được hưởng

Tổng cộng kinh phí được hưởng (đồng)

Có nguyện vọng đi đào tạo (X)

Nơi ở khi về nghỉ

Nam

Nữ

Trước ngày 01/01/2003

Từ ngày 01/01/2003

Chức vụ

Khu vực

Theo thâm niên làm việc

Trợ cấp 5 triệu (đồng)

Trợ cấp đi tìm việc làm (đồng)

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân tích nguồn:

1. Tổng kinh phí chi trả ..........................đồng; chia ra:

Trách nhiệm của quỹ lao động dôidư cấp ........... đồng

Trách nhiệm của doanh nghiệp nhưngđề nghị Quỹ lao động dôi dư hỗ trợ..... đồng.

Nguồn của doanh nghiệp chi (nếu có) đồng.

 

Ngày …..tháng ……năm 200…

Ngày…tháng…năm 200….

Người lập biểu

Thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên)

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi mẫu số9:

Cột 11 = Cộng các cột 8 + 9 + 10

Cột 12 = {(Cột 11 x mức lương tối thiều 210.000 đ x cột 6 đã quy đổi x 2)+ ( cột 11 x mức lương tối thiểu 290.000 đ x cột 7 đã quy đổi x 2)

Cột 13 = được ghi 5.000.000

Cột 14 = [Cột 10 x mức lương tối thiểu 290.000) x 6] ; nếu thuộc đối tượngđóng liếp BHXH tại nơi cư trú đượcghi ký hiệu (K)

Cột 15 = Cộng các cột 11 + 12 + 13

Cột 16 = Có nguyện vọng đi đào tạo thì ghi ký hiệu (X).

Mẫu số 10: Ban hành kèm theo Thông tư số11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2002 của Bộ Lao động – Thương binh và XãHội đã được sửa đổi, bổ sung.

Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền            DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THỰC HIỆN LOẠI HỢPĐỒNG LAO ĐỘNG

Tên doanh nghiệp                                    XáC  ĐịNH THờI HạN Từ 1 ĐẾN 3 NĂM NG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM                                         

                                                 Và Dự TOáN   KINH PHí CHI TRả TạI THờI ĐIểM Có QUYếTĐịNH NGHỉ VIệC ngày …..tháng……năm 200...

Số thứ

tự

Họ

và tên

Số thứ tự ở

biểu số

1

Tháng

năm sinh

Thời gian

thực tế làm

việc trong

KVNN

khi đã quy

đổi tháng lẻ

(năm)

Thời gian

HĐLĐ

còn lại

chưa thực

hiện

(tháng)

Hệ số lương

cấp bậc

hiện hưởng

Hệ số các khoản phụ cấp lương (nếu có)

Tổng

cộng

bệ số

lương và

phụ cấp

được

hưởng 1

tháng

 

Chế độ được hưởng

 

Tổng

cộng kinh phí được

hưởng

(đồng)

 

 

Nơi ở

khi về nghỉ

 

Nam

 

Nữ

Từ ngày 1/1/2003 (năm)

Từ ngày 1/1/2003 (năm)

Chức

vụ

Khu

vực

Trợ cấp theo thâm niên làm việc (đồng)

70% tiền

lương

(đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân tích nguồn:

Tổng kinh phí chi trả ................................. đồng.

Trong đó:  - Trách nhiệm của Quỹ lao động dôi dư ................................đồng

- Trách nhiệm củadoanh nghiệp nhưng đề nghị Quỹ lao động dôi dư hỗ trợ.................................. đồng

                  - Nguồn củadoanh nghiệp chi (nếu có) ..............................đồng.

 

Ngày ……..tháng……năm 200…

Ngày …..tháng……năm 200….

Người lập biểu

Thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên)

(Ký tên,đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi biểu số 10:

Cột 12 =  Cộng các cột 9 + 10 + 11

Cột 13 = (Cột 12 x mức lương tối thiểu210.000 đ x cột 6 đã quy đổi) + (cột12 x mức lương tối thiểu 290.000 đ x cột 7 đã quy đổi)]

Cột 14 =  (Cột 12 x mức lương tối thiểu 290.000 đ x 70% x cột 8 tối đa 12 tháng)

Cột 15 =  Cộng các cột 13 + 14

Mẫu số 11:

BỘ Quốc phòng             DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THỰC HIỆN THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

Đơn vị                                     TẠI THỜI ĐIỂMSẮP XẾP LẠI                          ngày         tháng     năm 200……

Thứ tự

Họ và tên

Số thứ tự ở biểu số 1

Tháng, năm sinh

Thời gian đã đóng Bảo hiểm xã hội

Ghi chú

Nam

Nữ

1

2

3

4

5

6

7

I

Đối tượng nghỉ hưu

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

H

Đối tượng chấm dứt hợp đồng lao động

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

III

Đối tương giải quyết theo các hình thức khác

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

Thẩm định của đơn vị trực thuộc BQP

Ngày……tháng…năm 200…

(Ký tên)

 

Giám đốc ND

 

 

(Ký tên, đóng dấu)


Mẫu số 12:

(Lưu VT, hồ sơ đương sự) .

Bộ Quốc phòng                                    CỘNG HÒA XÃHỘI CHU NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị:……                                                           Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

Tên) doanhnghiệp:                                                         -------- *--------

Số: …/QĐ                                                                     ….., ngày.......tháng......năm200....

PHIẾU HỌC NGHỀ MIỄN PHÍ

Họ và tên: ..................................................................................................................................................

Sinh ngày..............tháng............. năm................ nam, nữ.........................................................................

Quê quán ...................................................................................................................................................

Nơi ở hiện nay............................................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú ....................................................................................................................................

Nghề nghiệp chuyên môn đã được đào tạo ................................................................................................

Nơi công tác trước khi về nghỉ việc: .........................................................................................................

Đăng ký học nghề (người lao động tự ghi khi đăng ký học nghề) ............................................................

Số thứ tự ở biểu số 9 kèm theoThông tư số 11I20021TT- BLĐTB  ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội.

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

Biểu số 13:

Bộ Quốc phòng                                 Báo cáo tình hình thực hiện sắpxếp doanh nghiệp và lao dộng

Đơn vị:                                                                   tính đến ngày       tháng          năm200……..

 

Thứ

tự

Tên doanh nghiệp

Tổng số doanh

nghiệp (ĐN)

Tổng số lao

động (người)

Chia ra

Ghi chú

Lao động cần sử dụng (người)

Lao dộng không cần sử dụng  (người)

1

2

3

4

5

6

7

1

Doanh nghiện hiện có đến ngày 31/12/2001

 

 

 

 

 

2

Doanh nghiệp đã sắp xếp.

 

 

 

 

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

DN giữ 100% vốn Nhà nước

 

 

 

 

 

 

DN sáp nhập hợp nhất

 

 

 

 

 

 

CT trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

 

 

 

 

 

 

Công ty cổ phần

 

 

 

 

 

 

DN giao

 

 

 

 

 

 

DN bán

 

 

 

 

 

 

DN khoán

 

 

 

 

 

 

DN cho thuê

 

 

 

 

 

 

DN giải thể phá sản

 

 

 

 

 

  

         Ngày    tháng       năm 200 . . .

Người lập biểu                                                                                                                    Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên)                                                                                                                           (Kýtên, đóng dấu)

Mẫu số 14:

Bộ Quốc phòng                                         Báocáo tình hình thực hiện sắp xếp doanh nghiệp và lao động Đơn vị:

Đơn vị:…..                                                                                                tính đếnngày       tháng           năm 200 . . .

 

Thứ tự

Phân theo

ngành hoặc khối sản xuất

 

Tổng số lao

động thực tế

đã được giải

quyết (người)

Tổng kinh phí

đã chi trả

(đồng)

Chia ra

 

 

Nghỉ hưu trước tuổi

Thiếu 1 năm đóng

BHXH

Nghỉ mất việc làm

Loại HĐLĐ

từ 1 đền 3 năm

 

 

Số lao

động

(người)

Kinh phí

(đồng)

Số lao

động

(người)

Kinh Phí

(đồng)

Số lao

động

(người)

Kinh phí

(đồng)

Số lao

động

(người)

Kinh phí

(đồng)

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

Tổng kinh phí ...........................đồng

Trong đó:

Nguồn doanh nghiệp ..............................đồng

Nguồn quỹ vốn lao động dôi, dư ............................. đồng

Ngày    tháng    năm 200. . .

          Người lập biểu                                                                                                                    Thủtrưởng đơn vị

     (Ký tên)                                                                                                                               (Ký tên, đóng dấu)

 

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21060&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận