Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC

Nguyễn Mạnh Kiểm
Toàn quốc
Công báo số 3/2000;
Thông tư liên tịch 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC
Thông tư liên tịch
Hết hiệu lực toàn bộ
25/12/1999
10/12/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng

Bộ trưởng
1.999
Bộ Xây dựng

Toàn văn

THÔNG Tư liên tịch số09/1999/TTLT- BXD'TCĐC ngày lO/12/1999 hướng dẫncấp giấy phép xây dựng

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng.

 

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng và Nghị đinh số34/CP ngày 2314l1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của Tổng cục Địa chính;

Căn cứ Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghịđịnh số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ,

Để tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng và đất đai, BộXây dựng và Tổng cục địa chính hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

l.Mục đích và yêu cầu của việc cấp giấy phép xây dựng:

1.1.Tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (dưới đây gọi chung là chủđầu tư) thực hiện xây dựng các công trình nhanh chóng, thuận tiện;

1.2.Đảm bảo quản lý việc xây dựng theo quy hoạch và việc tuân thủ các quy định củapháp luật có liên quan; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn cácdi tích lịch sử, văn hóa và các công trình kiến trúc có giá trị; phát triểnkiến trúc mới, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc và sử dụng hiệu quả đất đai xâydựng công trình;

1.3.Làm căn cứ để giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, lập hồsơ hoàn công và đăng ký sở hữu hoặc sử dụng công trình.

2.Đối tượng phải xin cấp giấy phép xây dựng.

Đốitượng phải xin cấp giấy phép xây dựng gồm:

2.1.Nhà ở riêng lẻ của nhân dân không thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng quyđịnh tại khoản 3 Điều 39 Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theoNghị định số 52/1999/ NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ (sau đây gọi tắt làNghị định số 52/1999/NĐ-CP);

2.2.Các công trình thuộc các dự án của tư nhân, tổ chức kinh tế không thuộc doanhnghiệp nhà nước, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn tín dụng do Nhànước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

2.3.Các công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế, các công trìnhtôn giáo.

3,Quản lý xây dựng các công trình được miễn gíây phép xây dựng.

Việcquản lý xây dựng các công trình được miễn giấy phép xây dựng quy định tại Điều39 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP được thực hiện như sau:

3.1.Chủ đầu tư phải đảm bảo thực hiện đầy đủ thủ tục về đầu tư xây dựng và điềukiện khởi công công trình quy định tại Điều 45 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CPmới được tiến hành xây dựng;

3.2.Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật các công trình được miễn giấy phép xâydựng của cấp có thẩm quyền quy định tại các tiết a, b, c, điểm 3.l, khoản 3Điều 38 của Nghị định số 52/1999/ NĐ-CP được dùng để kiểm tra, giám sát quátrình thi công, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng;

3.3.Đối với các công trình được miễn giấy phép xây dựng quy đlnh tại các tiết a, h,i, k, khoản 1 Điều 39 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, trước khi khởi công xâydựng chủ đầu tư phải gửi các bản vẽ chính gồm mặt bằng, mặt cắt và các bản vẽmóng kèm theo sơ đồ thoát nước, xử lý nước thải, cấp điện, cấp nước thuộc hồ sơthiết kế kỹ thuật được duyệt đến cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có thẩmquyền để theo dõi thi công và lưu trữ.

Trườnghợp cơ quan cấp giấy phép xây dựng đồng thời cũng là cơ quan phê duyệt thiết kếkỹ thuật công trình đó, mà chủ đầu tư đã gửi hồ sơ thiết kế kỹ thuật xin phêduyệt rồi thì không phảí gửi các bản vẽ theo quy định tại điểm 3.3, khoản 3Phần I Thông tư này nữa;

3.4.Đối với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng trong dự án phát triển nhàquy định tạl điểm b khoản 3 của Nghị định số 52/1999/ NĐ-CP, chủ đầu tư dự ánphát triển nhà chịu trách nhiệm hướng dẫn xây dựng, kiểm tra về mặt quy hoạch,kiến trúc và bảo vệ môi trường đảm bảo phù hợp với dự án đầu tư phát triển nhàđã được duyệt,

4.Căn cứ để xét cấp giấy phép xây dưng, Để xét cấp giấy phép xây dựng, cơ quancấp giấy phép xây dựng phải dựa vào các căn cứ sau đây:

4.l.Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng do chủ đầu tư lập thành ba bộ (một bộ trả chongười xin cấp giấy phép xây dựng, hai bộ nộp cho cơ quan cấp giấy phép xâydựng);

4.2.Quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

4.3.Thiết kế xây dựng công trình đã được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy địnhtại Điều 36 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Xây dựng;

4.4.Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, vệ sinh môitrường và các văn bản pháp luật có liên quan.

5.Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cán bộ, công chức làm thủ tụccấp giấy phép xây dựng.

5.1.Đối với cơ quan cấp giấy phép xây dựng:.

a)Phải tuyển dụng đủ cán bộ và công chức theo quy định của pháp luật;

b)Phải niêm yết công khai các hướng dẫn về điều kiện, trình tự và các thủ tụchành chính cấp giấy phép xây dựng tại rơi tiếp dân;

c)Có kế hoạch tiếp dân và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của các tổchức và công dân về việc cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định tại Nghịđịnh số 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Tổ chức tiếp côngdân;

d)Khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, phải cử cán bộ, công chức cónăng lực và thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng; nếu có nhữngthành phần hồ sơ chưa hợp lệ thì người tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn cho ngườixin cấp giấy phép xây dựng biết để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp glấy phépxây dựng theo đúng quy định; tuyệt đối không được gây khó khăn, bắt ép ngườixin cấp giấy phép xây dựng phải dùng bản vẽ hoặc thuê thiết kế theo ý mình;

e)Sau khi cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức kiểm tra, theo dõi quá trình thựchiện xây dựng theo giấy phép đã cấp phát hiện và có biện pháp xử lý theo thẩmquyền hoặc báo cáo cho cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm giấy phép xây dựngtheo quy định của pháp luật;

f)Phải đảm bảo thời gian xét cấp giấy phép xây dựng:

Thờigian giải quyết cấp giấy phép xây dựng công trình không quá 30 ngày kể từ khinhận đủ hồ sơ hợp lệ; nếu sau 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và có giấybiên nhận hồ sơ hợp lệ của cán bộ thụ lý hồ sơ, thì cơ quan cấp giấy phép xâydựng phải giải quyết cấp giấy phép xây dựng hoặc có văn bản trả lời lý do khôngcấp giấy phép xây dựng.

Trườnghợp nhà có nguy cơ sụp đổ, có xác nhận của phòng quản lý xây dựng cấp huyện(thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện) thì thời gian xét cấp giấy phép xâydựng không quá l0 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

g)Chịu trách nhiệm về hậu quả chuyên môn thuộc lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiếntrúc đô thị và môi trường do việc cấp giấy phép xây dựng gây ra.

h)Thu, quản lý và sừ dụng lệ phí cấp giấy phep xây dựng theo quy định của Bộ Tàichính.

5.2.Đối với các cán bộ, công chức làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng:

a)Cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ làm các thủ tục cấp giấy phép xây dựng làngười có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ được tuyển dụng theo quy định củapháp luật và phải qua lớp tập huấn nghiệp vụ về cấp giấy phép xây dựng do ủybannhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộcTrung ương tổ chức;

b)Phải nắm vững pháp luật về xây dựng và quản lý đô thị, trình tự, thủ tục hànhchính và có năng lực tổ chức thực hiện, giải quyết nhanh gọn công việc theonhiệm vụ được phân công; không được gây khó khăn, phiền hà cho người xin cấpgiấy phép xây dựng;

c)Phải chịu trách nhiệm về kết quả phần việc của mình được giao thực hiện trongviệc làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

6.Trách nhiệm của chủ đầu tư xin cấp giấy phép xây dựng.

6.l.Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật và giấy phép xây dựng đượccấp;

6.2.Báo cáo đúng và kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết về các hành vigây phiền hà, sách nhiễu hoặc tiêu cực để có biện pháp xử lý đối với các cánbộ, công chức thuộc cơ quan cấp giấy phép xây dựng;

6.3.Được khởi công xây dựng công trình sau 30 ngày kể từ khi:

Đãnộp đủ hồ sơ xin phép xây dựng hợp lệ và có giấy biên nhận hồ sơ hợp lệ của cánbộ thụ lý hồ sơ, nhưng không được cơ quan cấp giấy phép xây dựng trả lời về lýdo không cấp giấy phép xây dựng;

Đãbáo với Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn sở tại biết về ngày khởi công xâydựng công trình bằng văn bản.

6.4.Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả gây ra do thực hiện không đúnggiấy phép xây dựng được cấp;

6.5.Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thiệt hại do việc xây dựng công trìnhcủa mình gây ra đối với các công trình ngầm, trên mặt đất và trên không có liênquan.

7.Trách nhiệm của chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tư vấn đầu tư và xây dựng, nhàthầu xây dựng.

Chủđầu tư, tổ chức, cá nhân tư vấn đầu tư và xây dựng và nhà thầu xây dựng phảichịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình theo quy định tại Điều 14, 15,16, 46 của Nghị định số 52/1999/ NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật cóliên quan.

II. NHỮNG GIẤY TỜ VỀ QUYỀN SỨ DỤNG ĐẤT ĐỂ XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂYDỰNG

l.Chủ dầu tư có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất sau đây thì đượccấp giấy phép xây dựng:

a)Giấy chứng nhận quyền sừ dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Giấychứng nhận quyền sử dụng đất này do Tổng cục Quản lý ruộng đất trước đây hoặcTổng cục Địa chính phát hành, kể cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấpcho hộ gia đình mà trong đó có ghi diện tích đo đạc tạm thời hoặc ghi nợ tiềnsử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ;

b)Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền cấp theo quy định của Nghị định số 10/CP ngày 05/7/1994 của Chínhphủ về việc quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị;

c)Quyết định giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở và cáccông trình khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luậtvề đất đai;

d)Những giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để sửdụng vào mục đích làm nhà ở, chuyên dùng trong quá trình thực hiện các chínhsách về đất đai qua từng thời kỳ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chínhphủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, mà người được giao đất, thuê đất vẫn liên tục sử dụng từ đó đếnnay;

đ)Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp;

e)Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất ở màngười đó vẫn sử dụng đất liên tục từ đó đến nay và không có tranh chấp gồm:bằng khoán điền thổ hoặc trích lục, trích sao, bản đồ điền thổ, bản đồ phânchiết thửa; chứng thư đoạn mãi đã thị thực, đăng tịch, sang tên tại Văn phòngTrưởng khế, Ty điền địa, Nha trước bạ;

f)Giấy tờ về thừa kế nhà, đất được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhậnvề thừa kế, về đất đó không có tranh chấp;

g)Bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyếtđịnh giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nựớc có thẩm quyền đã cóhiệu lực pháp luật;

h)Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo quyền sử dụng đất ở được Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm tralà đất đó không có tranh chấp và được y ban nhân dân cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra của ủy ban nhândân cấp xã;

i)Giấy tờ của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp đất ở cho gia đình xã viên củahợp tác xã từ trước ngày 28 tháng 6 năm 1971, ngày ban hành Nghị quyết số125/CP của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về tăng cường công tác quản lýruộng đất;

k)Glấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo hướng dẫn tại Thông tư số 47/BXD-XDCBĐT ngày05/8/1989 và Thông tư số 02/BXD-ĐT ngày 29/4/1992 của Bộ Xây dựng hướng dẫnthực hiện ý kiến của Thường trực Hội đồng Bộ trưởng về việc hóa giá nhà cấpIII, cấp IV tại các đô thị từ trước ngày 15 tháng l0 năm 1993 hoặc từ ngày 15tháng l0 năm 1993 đến trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 mà trong giá nhà đã tínhđến giá đất ở của nhà đó.

2.Trường hợp không có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất đủ điều kiện để cấpgiấy phép xây dựng,

Trongtrường hợp hộ gia đình không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Phần IIThông tư này thì phải được yban nhân dân cấp xã thẩm tra là đất đó không có tranh chấp và được ủy ban nhândân cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra của ủy ban nhân dân xã thì cũng đượccấp giấy phép xây dựng.

3.Chuyển dổi mục đích sử dụng dất trước khi xin cấp giấy phép xây dựng.

Trườnghợp chủ đầu tư xây dựng trên đất của mình đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất đủđiều kiện để xin cấp giấy phép xây dựng, nhưng phải thay đổi mục đích sử dụngđất từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối sang đất xâydựng, thì trước khi xin cấp giấy phép xây dựng phải được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cho phép chuyển đổi mụe đích sử dụng đất đó theo quy định của phápluật về đất đai.

III. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

1. NHÀ Ở.

1.1.Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới nhà ở:

a)Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu), do chủ đầu tư đứng tên;

b)Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo trích lục bản đồhoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất;

c)Giấy đăng ký kinh doanh (vlếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp);

d)Ba bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm:

Mặtbằng công trình trên lô đất tỷ lệ l/200 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí côngtrlnh;

Mặtbằng các tầng, các mặt đứng và mật cắt chủ yếu công trình, tỷ lệ 1/100 - l/200;Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và chi tiết mặt cắt móng tỷ lệ l/50;kèm theo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện tỷlệ 1/100 - 1/200.

1.2.Hồ sơ xin cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa, mở rộng nhà ở hiện có:

a)Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ đầu tư đứng tên;

b)Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (nếucó), kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh glớilô đất;

c)Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp);

d)Ba bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm:

Mặtbằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/200 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí côngtrình;

Mặtbằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu công trình, tỷ lệ 1/l00 - l/200;

Bảnvẽ măt bằng móng tỷ lệ l/l00 - 1/200 và chi tiết mặt cắt móng tỷ lệ l/50, kèmtheo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệ 1/l00 -1/200

e)ảnh chụp khổ 9 x12 cm mặt cắt công trình có không gian liền kế trước khi cảitạo, sửa chữa và mở rộng.

1.3.Hồ sơ xin cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa, mở rộng nhà ở thuộc sở hữu toàn dândo Nhà nước quản lý hoặc nhà ở thuộc sở hữu tập thể:

a)Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do đại diện hợp pháp của chủ sở hữunhà đứng tên;

b)Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, kèmtheo trích lục bản đồ hoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất;

c)Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp);

d)Ba bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ l/200 -l/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặtcắt chủ yếu công trình, tỷ lệ l/100 - 1/200;

Bảnvẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/lOO - 1/200 và chi tiết mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèmtheo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp điện, cấp nước tỷ lệl/100 - 1/200;

e)ảnh chụp khổ 9 x12 cm mặt cắt công trình có không gian liền kế trước khi cảitạo, sửa chữa và mở rộng.

2.Công trình công nghiệp, dịeh vụ và các eông trình dân dụng không phải là nhà ở.

2.l.Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình trên đất mới được giao đất, thuêđất:

a)Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu), do chủ đầu tư đứng tên;

b)Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo trích lục bản đồhoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất;

c)Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp);

d)Ba bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200 -l/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

Cácmặt đứng và mặt cắt chủ yếu công trình, tỷ lệ 1/100 - 1/200;

Bảnvẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/l00 - 1/200 và chi tiết mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèmtheo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệl/100 - 1/200.

2.2.Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, trùng tu, tôn tạo côngtrình trên khu đất hiện có đang sử dụng hợp pháp:

a)Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu), do chủ đầu tư đứng tên;

b)Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất và sở hữu công trình (nếucó), kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đo trên thực địa sơ đồ ranh giới lôđất;

c)Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp);

d)Ba bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ l/200 -l/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình Các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu côngtrình, tỷ lệ 1/l00 - 1/200l

Bảnvẽ mặt bằng móng tỷ lệ l/100 - 1/200 và chi tiết mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèmtheo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệ1/100 - l/200;

e)Đối với công trình cải tạo, sửa chữa phải có ảnh chụp khổ 9 x 12 cm mật chínhcông trình có không gian liền kế trước khi cải tạo, sửa chữa

f)Đối với các công trình là di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã đượccông nhận phải có giấyphép của Bộ trưởng BộVănhóa - Thông tin và phải tuân thủcác quy định của pháp luật về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa vàdanh lam, thắng cảnh.

3.Các công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế.

3.1.Việc cải tạo xây dựng các công trình thuộc dự án của cơ quan ngoại giao, tổchức quốc tếvà cơ quan nước ngoài khác đầu tư trên đất Việt Nam được quản lýtheo hiệp định hoặc thỏa thuận đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.

3.2.Khi có nhu cầu cải tạo, xây dựng các công trình thuộc các dự án trên, chủ đầu tưphải lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm:

a)Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu), do chủ đầu tư đứng tên;

b)Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo trlch lục bản đồhoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất;

c)Ba bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm:

Mặtbằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200 - 1/500, kèm theo sơ đồ vl trí côngtrình;

Cácmặt đứng và mặt cắt chủ yếu công trình, tỷ lệ 1/l00 - 1/200;

Bảnvẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - l/200 và chi tiết mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèmtheo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệl/100 - 1/200.

4.Công trình tôn gỉáo.

4.1.Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng các công trình tôn giáo gồm:

a)Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu), do chủ đầu tư đứng tên

b)Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo trích lục bản đồhoặc trích đo trên thực địa hoậc sơ đồ ranh giới lô đất;

c)ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Tôn giáo cấp có thẩm quyền;

d)Ba bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lê 1/200 -l/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

Cácmặt đứng và mặt cắt chủ yếu công trình tỷ lệ 1/100 - l/200; Bản vẽ mặt bằngmóng tỷ lệ 1/l00 - 1/200 và chi tiết mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ hệthống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện tỷ lệ l/l00 - 1/200.

4.2.Việc quản lý đầu tư, cải tạo và xây dựng và thẩm quyền cấp giấy phép xây dựngcác công trình tôn giáo phải tuân thủ các quy định tại Điều 12 của Nghị định số26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về hoạt động tôn giáo.

5.Công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

5.l.Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nếu làcông trình kicn trúc như nhà ga, nhà máy nước, trạm biến thế, bưu điện, tháptruyền hình, v.v... thì được lập theo quy định như đối với các công trình nhàở, công nghiệp, dịch vụ và các công trình dân dụng.

5.2.Đối với các công trình cơ sở hạ tầng xây dựng theo tuyến đường như đường xá, đườngdây tải điện, các tuyến cấp thoát nước, dẫn khí,v.v...thì hồ sơ xin cấp giấyphép xây dựng gồm:

a)Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu), do chủ đầu tư đứng tên;

b)Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo trích lục bản đồhoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất;

c)Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp);

d)Ba bộ hồ sơ thiết kế, mỗi bộ gồm: Sơ đồ vi trí tuyến công trình;

Mặtbằng tổng thể công trình tỷ lệ 1/500 - 1/5000;

Cácmặt cắt ngang chủ yếu thể hiện bố trí tổng hợp đường dây, đường ống của tuyếncông trình tỷ lệ l/lOO - l/200.

6.Công trình tượng đài, tranh hoành tráng và quảng cáo.

6.l.Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng các công trình tượng đài, tranh hoành tránggồm:

a)Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) dc chủ đầu tư đứng tên;

b)Bản sao một trong những giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất, kèm theo trích lụcbản đồ hoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất;

c)Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp);

d)Ba bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm:

Sơđồ vị trí công trình;

Mặtbằng công trình tỷ lệ 1/200 - 1/500; - Mặt đứng, mặt cắt chủ yếu công trình tỷlệ 1/l00 - l/200.

6.2.Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng các công trình quảng cáo, bao gồm:

a)Đơn xin phép xây dựng (theo mẫu); b) ý kiến bằng văn bản của người sử dụng đấtcho phép chủ đầu tư sử dụng đất để xây dựng công trình quảng cáo;

c)Các bản vẽ sơ phác công trình quảng cáo.

6.3.Việc xây dựng các công trình tượng đài, tranh hoành tráng và quảng cáo phải cógiấy phép của cơ quan quản lý vắn hóa - thông tin nhà nước cấp có thẩm quyền.

IV. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

1.Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Chủtịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép xâydựng các công trình thuộc lãnh thổ mình quản lý theo đề nghị của Giám đốc SởXây dựng.

2.Uỷ quyền cấp giấy phép xây dựng.

Chủtịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng trựctiếp cấp glấy phép xây dựng các công trình thuộc thẩm quyền, trừ trường hợpChính phủ có quy định khác. Khi được ủy quyền cấp giấy phép xây dựng, căn cứvào điều kiện thực tếcủa mỗi đla phương, Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệmlập phương án tổchức cấp giấy phép xây dựng, trong đó tiến hành phân loại vàphân định khu vực, các công trình và vị trí có công trình phải cấp giấy phépxây dựng phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan cấp giấy phép xây dựng đểChủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc ủy quyền hoặc phân cấp vàthực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy phép xâydựng theo quy định củapháp luật; thường xuyên báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết về tìnhhình cấp giấy phép xây dựng tại địa phương mình.

3.Phân cấp cấp giấy phép xây dựng.

Chủtịch Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận và huyện cấp giấy phépxây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân và các công trình có quy mô nhỏ doChủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định vàtheo sự phấn cấp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương.Việc phân cấp cấp giấy phép xây dựng cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phốthuộc tỉnh, thị xã, quận và huyện phải căn cứ vào tình hình thực tế xây dựngcủa mỗi địa phương, năng lực tổ chức thực hiện của ủy ban nhân dân thành phốthuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện; số lượng, chất lượng cán bộ, nghiệp vụ chuyênmôn và khả năng chuẩn bị các căn cứ, điều kiện để cấp giấy phép xây dựng đạthiệu quả.

Khicấp giấy phép xây dựng các công trình theo thẩm quyềrl, Chủ tịch ủy ban nhândân cấp huyện phải thưc hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy phép xây dựngtheo quy đlnh của pháp luật và sự chỉ đao nghiệp vụ chuyên môn của Sở Xây dựng.

4.Cấp giấy phép xây dựng ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Đốivới thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tich Uỷ ban nhân dân thànhphố căn cứ vào pháp luật về đầu tư và xây dựng, về kiến trúc và quy hoạch và hướngdẫn tạl Thông tư này chỉ đạo soạn thảo quy đlnh về cấp giấy phép xây dựng trênđịa bàn thành phố và ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.

V. TRÌNH TỰ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG VÀ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN GIẤYPHÉP XÂY DỰNG

Trìnhtự cấp giấy phép xây dựng và theo dõi quá trình thực hiện giấy phép xây dựng đượctiến hành như sau:

1.Tiếp nhận và phân loại hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng.

Cơquan cấp có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có nhiệm vụ cử cán bộ có đủ thẩmquyền và năng lực tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dưng, kiểm tra nội dungvà quy cách hồ sơ, sau đó phân loại ghi vào sổ theo dõi.

Khinhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ phải ghi mã số vào phiếu nhận,có chữ ký của bên giao, biên nhận hồ sơ và có giấy hẹn ngày giải quyết. Phiếunhận hồ sơ làm thành 2 bản, một bản giao cho chủ đầu tư và một bản lưu tại cơquan cấp giấy phép xây dựng.

Đốivới hồ sơ chưa hợp lé trong thời gian tối đa là 7 ngày kể từ ngày nhận được hồsơ, người tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng phải trực tiếp thông báobằng văn bản cho đương sự biết về yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Chủđầu tư có quyền đề nghị người tiếp nhận hồ sơ giải thích rõ những yêu cầu cầnbổ sung và hoàn chlnh hồ sơ hợp lệ và có qtlyền để nghị người tiếp nhận hồ sơgiải thích rõ những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ và người tiếp nhậnhồ sơ có trách nhiệm đáp ứng đề nghị đó của đương sự Thời gian hoàn chỉnh hồ sơkhông tính vào thời gian thụ lý hồ sơ.

Trườnghợp từ chối tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, thì người trực tiếpnhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng phải trả lời bằng vàn bản, trong đó nêurõ lý do từ chối cho đương sự biết.

2.Xin ý kiến các tổ chức có liên quan.

Khigiải quyết cấp giấy phép xây dựng, trong trường hợp cần thiết cơ quan cấp giấyphép xây dựng có thể gửi văn bản cho các tổ chức có liên quan như: kiến trúc,quy hoạch, địa chính, văn hóa, y tế công nghệ môi trường, phòng cháy, chữacháy, giao thông công chính, quốc phòng... và ủy ban nhân dân sở tại để xin ýkiến. Sau 10 ngày kể từ khi nhận được công văn xin ý kiến, các tổ chức và cánhân được hỏi ý kiến có trách nhlệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp giấyphép xây dựng

3.Giải quyết các khiếu nại.

Khinhận được khiếu nại về việc cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan cấp giấy phépxây dựng phải cử cán bộ có đủ khả năng và thẩm quyền nhận đơn và trả lời chochủ đầu tư.

Trườnghợp chủ đầu tư vẫn không thống nhất với ý kiến trả lời của người đại diện cơquan cấp giấy phép xây dựng, thì thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép xây dựng phảitrực tiếp gặp và giải quyết khiếu nại đó của dân hoặc chủ đầu tư; nếu chủ đầu tưvẫn không thống nhất với cách giải quyết của thủ trưởng cơ quan cấp giấv phépxây dựng, thì khiếu nại lên cơ quan cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy địnhcủa pháp luật.

4.Thẩm tra hồ sơ, quyết định cấp giấy phép xây dựng và thu lệ phí.

Căncứ vào hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, các ý kiến tham vấn, chứng chỉ quyhoạch (nếu có) quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng và các văn bản pháp luật kháccó liên quan, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thẩm định hồ sơ,kiểm tra tại thực địa để quyết định hoặc từ chối cấp giấy phép xây dựng.

Giấyphép xây dựng Được lập thành 2 bản chính, một bản cấp cho người xin cấp giấyphép xây dựng và một bản lưu ở cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

Trườnghợp giấy phép xây dựng bị mất, thì người xin cấp giấy phép xây dựng phải thôngbáo cho cơ quan cấp giấy phép xây đựng biết để xét cấp lại.

Trướckhi giao giấy phép xây dựng cho người xin cấp gỉấy phép xây dựng, cơ quan cấpgiấy phép xây dựng thu lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Trướckhi khởi công, chủ đần tư phải thông báo ngày khởi công cho cơ quan cấp giấyphép xây dựng và chính quyền sở tại cấp xã biết.

Trongthời hạn 12 tháng kể từ khi nhận được giấy phép xây dựng mà công trình vẫn chưacó điều kiện khởl công thì chủ đầu tư phải xln phép gia hạn. Thời hạn gia hạnthêm là 12 tháng; quá thời hạn trên mà chủ đầu tư vẫn không khởi công xây dựngcông trình thì giấy phép xây dựng khôngcòn giá trị.

5.Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện giấy phép xây dựng.

Cácchủ đầu tư phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại giấy phép xây dựng.

Khicó nhu cầu thay đổi, bổsung những nội dung ghi trong giấy phép xây dựng, thìchủ đầu tư phải làm đơn xin phép cơ quan cấp giấy phép xây dựng, trong đó phảigiải trình rõ lý do và nội dung cần thay đổi, bổ sung.

Cơquan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng xem xét và quyết định thay đổl, bổsung giấV Phép xây dựng trong thời gian không quá lO ngày kể từ ngày khi nhận đượcđơn giải trình của chủ dầtl tư.

Khitiến hành định vị công trình, xác định cao độ nền cốt + 0,00, xây móng và côngtrình ngầm. Chủ đầu tư phải báo cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng biết để cửcán bộ đến kiểm tra tại hiện trường và xác nhận việc thi công công trình theođúng giấy phép xây dựng đã cấp. Sau ba ngày kể từ khi nhận được giấy báo củachủ đầu tư mà cơ quan cấp giấy phép xây dựng không cử người đến kiểm tra, xácminh tại hiện trường, thì chủ đầu tư được tiếp tục triển khai thi công côngtrình. Mọi sai sót do việc kiểm tra chậm trễ gây ra, cơ quan cấp giấy phép xâydựng phải chịu trách nhiệm.

Đốivới các giai đoạn thi công còn lại, chủ đầu tư phải thi công theo đúng giấyphép xây dựng được cấp Trường hợp chủ đầu tư xây dựng sai với quy định của giấyphép xây dựng thì phải được xử lý theo quy định pháp luật, sau đó mới được tiếptục thi công.

Khicông tnình đã được xây dựng xong, chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu theo đúngquy định của Bộ Xây dựng tại Điều lệ Quản lý chất lượng công trlnh xây dựng.

Trườnghợp công trình xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng đã cấp, nhưng có lýdo chính đáng và đã được cơ quan cấp giấy phép chấp thuận cho phép điều chỉnhthì chủ đầu tư phải lập hồ sơ hoàn công. Thành phần hồ sơ hoàn công như thànhphần hồ sơ xin cấp giấy phép xày dựng và chỉ phải thể hiện lại những bản vẽ màthực tế xây dựng công trình có những thay đổi so với giấy phép xây dựng.

6.Lưu trữ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng và hồ sơ hoàn công.

Cơquan cấp giấy phép xây dựng có trách nhlệm lưu trữ hồ sơ cấp giấy phép xây dựngvà hồ sơ hoàn công để quản lý chặt chẽ việc cải tạo và xây dựng các công trình.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

l.Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chỉ đạo việc cấp giấy phép xây dựng đảm bảo nhanh gọn,chặt chẽ, chính xác, thường xuyên kiểm tra, có biện pháp xử lý, uốn nắn kịpthời những sai sót và các hành vi tiêu cực;

2.Giám đốc các Sở Xây dựng, Sở Địa chính hoặc Sở Địa chính - Nhà đất căn cứ vàoquy định của pháp luật và hướng dẫn của Thông tư này giúp Chủ tịch Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc thực hiện cấp giấy phépxây dựng tại địa phương;

3.Chủ tịch y ban nhân dân các thành phốthuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện khi được phân cấp cấp giấy phép xây dựng cótrách nhiệm kiện toàn công tác tổ chức và chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiếtđể thực hiện các thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng đúng với quy địnhpháp luật;

4.Thông tư này thay thế cho Thông tư số 05/BXD-KTQH ngày 18/9/1996 và Thông tư số04/1998/TT-BXD ngày 19/12/1998 của Bộ Xây dựng và có hiệu lực sau 15 ngày kể từngày ký.

Trongquá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các ngành, địaphương phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng và Tổng cục Địa chính để nghiên cứugiải quyết./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6461&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận