Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 7/TT-LB

 
Công báo số 14/1986;
Thông tư liên tịch 7/TT-LB
Thông tư liên tịch
01/04/1986
20/06/1986

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thi hành Quyết định số 112-HĐBT về tổ chức trạm bưu điện xã và Nghị định số 235-HĐBT về chế độ sinh hoạt phí đối với trạm trưởng bưu điện xã và bưu tá xã

 
1.986
 

Toàn văn

THôNG Tư

THÔNG TƯ

LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN

SỐ 7/TT-LB NGÀY 20-6-1986

HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 112/HĐBT

VỀ TỔ CHỨC TRẠM BƯU ĐIỆN XÃ

VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 235-HĐBT VỀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÍ

ĐỐI VỚI TRƯỞNG TRẠM BƯU ĐIỆN XÃ VÀ BƯU TÁ XÃ.

Thi hành Quyết định số 112-HĐBT ngày 15-10-1981 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức trạm bưu điện xã và Điều 10 Nghị định số 235-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ phụ cấp sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; căn cứ Thông tư số 74-ĐP/TCCP ngày 26-11-1985 và công văn số 1-ĐP/TCCP ngày 3-1-1986 của Ban Tổ chức của Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định số 235-HĐBT về chế độ đối với cán bộ trạm bưu điện xã, liên bộ Tài chính - Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thực hiện như sau:

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG CỦA TRẠM BƯU ĐIỆN XÃ.

1. Chức năng, nhiệm vụ:

a) Theo Quyết định số 112 - HĐBT ngày 15-10-1981 của Hội đồng Bộ trưởng và công văn số 1-ĐP/TCCP ngày 3-1-1986 của Ban Tổ chức của Chính phủ, trạm bưu điện xã là cơ quan chuyên trách công tác thông tin liên lạc trong nội bộ xã, của Uỷ ban Nhân dân xã, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban Nhân dân xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành bưu điện.

b) Đối với những xã mà ngành Bưu điện chưa đảm nhiệm được nhiệm vụ chuyển, phát bưu phẩm, báo chí, điện báo đến địa chỉ người nhận ở xã thì bưu điện huyện ký hợp đồng trách nhiệm khoán cho trạm bưu điện xã chuyển, phát và phí tổn do ngành Bưu điện chi theo chế độ thuê khoán quy định tại mục 3 Thông tư số 3 - LĐTL ngày 17 - 3 - 1986 của Tổng cục Bưu điện.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, trạm bưu điện xã có trách nhiệm bảo đảm đúng các chỉ tiêu chất lượng chuyển phát bưu phẩm, báo chí, điện báo do ngành bưu điện quy định.

2. Bố trí lao động:

a) Để thực hiện tinh giảm bộ máy theo hướng gọn nhẹ, có hiệu suất, trạm bưu điện xã có từ 1 đến 2 người gồm trưởng trạm và bưu tá. Việc xác định số lao động của trạm bưu điện xã sẽ do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương căn cứ vào những quy định tại Thông tư số 74 - ĐP/ TCCP ngày 26-1-1986 của Ban Tổ chức của Chính phủ và tình hình cụ thể ở địa phương để hướng dẫn Uỷ ban Nhân dân huyện xác định số lao động cho từng xã theo hướng sau đây:

- Đối với những xã diện tích rộng, dân số đông, khối lượng công tác thông tin liên lạc trong nội bộ xã nhiều, thì trạm bưu điện xã được bố trí 1 trưởng trạm và 1 bưu tá.

- Đối với những xã tuy diện tích hẹp, dân số ít nhưng đường sá đi lại khó khăn tuỳ theo yêu cầu bảo đảm thông tin liên lạc trong nội bộ xã mà xác định số lao động của trạm bưu điện xã cho phù hợp nhưng không được vượt quá mức quy định trong công văn số 1 - ĐP/TCCP ngày 3 - 1 - 1986 của Ban Tổ chức của Chính phủ.

- Đối với những xã khối lượng công tác thông tin liên lạc trong nội bộ xã không nhiều thì trạm bưu điện xã chỉ cần bố trí 1 trạm trưởng kiêm bưu tá.

b) Căn cứ vào số lao động đã được Uỷ ban Nhân dân huyện xác định cho trạm bưu điện các xã trong huyện, bưu điện các huyện có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Nhân dân các xã để sắp xếp lại trưởng trạm bưu điện xã và bưu tá xã, trường hợp cần thay đổi hoặc cho nghỉ việc thì báo với Uỷ ban Nhân dân huyện giải quyết theo chế độ chung.

c) Để bảo đảm chất lượng phục vụ của trạm bưu điện xã, ngành Bưu điện có trách nhiệm bồi dưỡng về nghiệp vụ cho trưởng trạm bưu điện xã và bưu tá xã. Uỷ ban Nhân dân xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trạm bưu điện xã hoạt động và ổn định đội ngũ trưởng trạm, bưu tá, tránh sự thay đổi không cần thiết. Từ nay, mỗi khi cần thay đổi trưởng trạm bưu điện xã, Uỷ ban Nhân dân xã và Bưu chế độ đối với cán bộ xã già yếu nghỉ việc thì được trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác bưu điện xã được trợ cấp bằng một tháng sinh hoạt phí đang hưởng, tối đa không quá 5 tháng sinh hoạt phí (như quy định tại mục 2, Thông tư liên Bộ Tài chính - Tổng cục Bưu điện số 2918 - TTLB ngày 4 - 10 - 1978). Khoản trợ cấp một lần này không áp dụng đối với các trường hợp nghỉ việc khác.

c) Để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ của trạm bưu điện xã. Khi cần thiết ngành bưu điện sẽ tổ chức hội nghị bồi dưỡng về nghiệp vụ cho trưởng trạm bưu điện xã. Trong thời gian dự hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ do ngành bưu điện triệu tập, trưởng trạm bưu điện xã được cấp phát các khoản chi về ăn ở, tài liệu học tập, thuốc men khi ốm đau, tiều tầu xe đi vvà về.

Khoản chi trợ cấp một lần cho cán bộ bưu điện xã nghỉ việc do sắp xếp lại tổ chức trạm bưu điện xã và chi phí cho trưởng trạm bưu điện xã dự hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ do ngành Bưu điện đài thọ và được hạch toán vào giá thành kinh doanh nghiệp vụ bưu điện.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này thi hành thống nhất trong cả nước từ ngày 1 tháng 4 năm 1986. Các văn bản đã quy định trước đây (như Thông tư số 19-TTLB ngày 1-4- 1985 và mục 1 phần II của Thông tư số 13-TT/BĐ/TC ngày 10-12-1982 của liên Bộ Tài chính - Bưu điện) trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Từ ngày 31 - 3 - 1986 về trước, nếu nơi nào đã trả phụ cấp sinh hoạt phí cho trưởng trạm bưu điện xã, bưu tá xã thấp hơn quy định tại Thông tư này thì được truy lĩnh. Trường hợp đã trả cao hơn thì không phải truy hoàn.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, yêu cầu phản ánh về liên Bộ nghiên cứu giải quyết.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=2945&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận