Đại Tống Phong Lưu Tài Tử
Quyển 3: Uỷ Thác Lâm Chung
Chương 163: Liệt sĩ.
Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm
Gã còn nhớ rất rõ ngay từ đầu Lý Kế Thiên tuy mang đến nhiều người gấp mấy lần so với hai lần trước nhưng không vội vàng tấn công. Tên đó chỉ vài lần công thành với quy mô nhỏ. Chu Lịch còn nhớ rõ Phỉ đại nhân đã nhiều lần phái những binh lính gan dạ dũng mãnh ra khỏi thành về triều đình cầu cứu. Nhưng đa số dũng sĩ đều bị Lý Kế Thiên bắt nhốt tại bản doanh. Tuy nhiên vẫn có những dũng sĩ thoát khỏi đem tin tức về đến triều đình. Nhưng đã hơn nửa tháng vẫn không thấy triều đình phái xuống một viện binh nào. Quan quân vùng biên giới khi nhận được tin báo liền không dám chậm trễ, phi ngựa tám trăm dặm về đến kinh thành. Nhưng quan viên trong triều đình lại có sự tranh cãi. Linh Châu thành có vị trí chiến lược quan trọng. Nhưng bốn phía địa hình đều trống trải. Hàng năm triều đình phải tiêu tốn không biết bao nhiêu ngân sách để bảo vệ Linh Châu thành. Lúc này người Liêu dòm ngó Trung nguyên giống như hổ rình mồi. Lại có đại thần cho rằng không cần đến linh Châu. Hãy cho nó nhập vào địa bàn của Lý Kế Thiên dùng nó để thi ân với Lý Kế Thiên đổi lấy mấy yêu sách. Đương nhiên, nếu 22 năm trước , Thạch Kiên có mặt trên triều sẽ kể cho bọn họ tích xưa về người nông dân và con rắn.
Tuy nhiên Chân Tông khi còn sống cũng không có ngu ngốc đến vậy. Bởi vì trong triều có một thế lực phản đối rất lớn khiến cho ông cảm thấy do dự. Trên thực tế, Tống Chân Tông lúc này không phải là vứt bỏ Linh Châu thành.Vì thế ông đã định ra quốc sách là cố thủ Linh Châu. Nhưng Lý Kế Thiên là một kẻ có hung tài đại lược. hóa giải chiêu này của triều đình nhà Tống, công chiếm Thanh Viễn quận, tái chiến Hoài Viễn thành. Kỳ thực lúc này Linh Châu thành đã bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Nguyên nhân chính thực tế là quần thần do dự tạo cơ hội cho Lý Kế Thiên. Nghiêm khắc mà nói, Lý Kế Thiên trong tay không có nhiều binh lực, rất nhiều người Phiên đặc biệt là Thục Phiên thậm chí cả người Đảng Hạng của Lý Kế Thiên vẫn trung thành với Tống triều thì chỉ cần triều đình nhà Tống hạ quyết tâm thì không khó để thu hồi lại Thanh Viễn quận và Hoài Viễn thành. Nếu tập hợp được lực lượng này thì có thể hỗ trợ rất nhiều cho Linh Châu thành.
Lần này nếu chỉ vì do dự mà Tống triều mất đi Linh Châu, sẽ khiến người Thổ Phồn không còn tin vào triều đình nhà Tống. Họ sẽ ngả về phía người Tây Hạ. Đến khi Lý Kế Thiên chiếm được Lương Châu thì người Tống hoàn toàn không làm gì được nữa.
Chu Lịch còn nhớ nửa tháng sau, lương thực bắt đầu cạn dần. Binh lính tiến hành phân phối lương thực theo khẩu phần. Cư dân trong thành càng ngày càng nhận được ít lương thực . Lúc này Lý Kế Thiên bắt đầu chiêu dụ mọi người đầu hàng. Nhưng Chu Lịch thấy Phỉ đại nhân lạnh lùng nói:
- Bản quan là quan viên Tống triều sao có thể đầu hàng dưới bọn nghịch tặc các ngươi? Nếu muốn chiếm giữ Linh châu, hãy bước qua xác bản quan.
Khi đó gã chỉ cảm kích hào khí của đại nhân nhưng cũng không nghĩ đến lời nói của Phỉ đại nhân lại trở thành hiện thực.
Sau đó, Lý Kế Thiên chỉ huy binh lính tấn công thành một cách mãnh liệt. Chu Lịch ở trên cổng thành có thể nhìn thấy rõ uy lực dũng mãnh của người Đảng Hạng là thế nào. Khi công kích cổng thành, một tên có thể giết được bốn năm binh lính. Tuy nhiên, Phỉ đại nhân thật sự dũng cảm. Ông chỉ là một quan văn nhưng lại dũng cảm đứng ở đầu thành cổ vũ cho binh sĩ. Hơn nữa trong thành hiện nay cất giữ nhiều vũ khí nên cơ bản lúc đầu Lý Kế Thiên không chiếm được thượng phong.
Mấy ngày đầu, Linh Châu thành được giữ vững nhưng trong thành lương thực ngày càng thiếu, lại không thấy viện binh của triều đình, tinh thần quân sĩ dần dần sa sút. Rốt cuộc, vài ngày sau, Lý Kế Thiên tiếp tục đánh chiếm và nhanh chóng chiếm được cổng thành. Lúc này Chu Lịch nhìn thấy nhiều người hoảng hốt, thậm chí còn có người ra đầu hàng.
Là hộ vệ của Phỉ đại nhân cho nên lúc nào hắn cũng ở bên cạnh đại nhân để bảo vệ. Sau khi chiếm được cổng thành, bọn chúng cũng phát hiện ra Phỉ đại nhân rất nhiều quân Đảng Hạng tinh nhuệ tấn công về hướng Phỉ đại nhân, Chu Lịch cùng với những người khác không địch nổi quân Đảng Hạng ngày một đông. Phỉ đại nhân nhìn thấy vậy liền buông tiếng thở dài.
Chu Lịch nhìn thấy đại nhân hướng mắt về phía đông. ĐÓ là nơi mặt trời mọc. Là nguồn hy vọng của họ. là quê hương của họ. Sau đó, Phỉ đại nhân đã nói với họ:
- Nếu bản quan chết,các ngươi hãy đầu hàng.
Nói đến đây, Phỉ đại nhân nhặt lấy một thanh đao. Gã tận mắt chứng kiến Phỉ đại nhân chém chết một tên nhưng trong nháy mắt vị đại nhân này đã bị bọn người Đảng Hạng phân thây. Tuy rằng thân thủ của gã không phải tồi nhưng đang bị đám người Đảng Hạng bao vậy nên đành bất lực nhìn Phỉ đại nhân bị giết chết.
Thấy Phỉ đại nhân bị giết hại, nhiều binh sĩ nhà Tống bắt đầu đầu hàng. Gã biết đại cục đã thay đổi. Gã liền nhân cơ hội bỏ trốn ra khỏi thành.Và gã còn lén lấy đầu của Phỉ đại nhân đang bị treo trước cổng thành. Vì thế bọn loại đảng đã tiến hành điều tra và cho phong thành.
Tuy nhiên, gã rất khôn ngoan. Hắn đã hóa trang thành người phương Tây bởi vì gã có cái mũi to hơn người bình thườnglại có diện mạo hung ác nên có nhiều điểm giống như một phương Tây. Gã đã tìm đến địa phương khác và kết hôn. Hai mươi hai năm trôi qua nhưng gã vẫn không quên. Ở Hạ Châu hắn làm thợ săn. Hạ Châu có rất nhiều con sông xuyên qua các cánh rừng. Gã nhớ như in trong đầu. Gã còn vẽ lại việc phân bổ quân lực của bọn người Đảng Hạng ở Hạ Châu.
Lần này Lý Viên Hạo cũng tiến hành xuất binh. Lâu nay Chu Lịch chỉ im lặng. Ở Hạ châu chỉ còn lại tàn binh nhà Tống. Hắn cảm thấy cơ hội đã đến.Vì thế gã nói với thê tử là Châu Đan:
- Ta muốn đi Tống triểu có chút việc.
Tuy rằng Tống triều coi Hạ Châu như là lãnh thổ của mình nhưng ở Hạ Châu có rất ít người Hán. Bởi vậy Chu Lịch nói rời khỏi Hạ Châu để đi Tống triều.
Lúc này Châu Đan nói: "Chàng đem hai con trai cùng đi với.
Hai người đã sống chung với nhau hai mươi hai năm, chẳng lẽ Châu Đan không thể không biết thân phận của gã nhưng nàng không nói ra. Nàng yêu gã. Bên ngoài gã là một nam nhân dũng cảm, nhưng trong gia đình gã là một người dịu dàng.N àng biết chim đại bàng rồi cũng phải có ngày cất cánh. Chu Lịch không nói gì, nhìn nàng hồi lâu mới nói: truyện copy từ tunghoanh.com
- Kể cũng tốt.
Đó là vào một buổi chiều chạng vạng của năm mới. Chu Lịch mang hai con rời khỏi Linh Châu thành. Hai đứa con của gã được huấn luyện từ nhỏ, thân thủ nhanh nhẹn. Ngoài ra, gã còn mời thầy về dạy học cho hai con. Bản thân gã còn khuyến khích hai con đọc nhiều binh pháp. Chu Lịch đem lai lịch nói rõ với con mình. Hai đứa con trai vỗ ngực nói:
- Phụ thân là dân nhà Tống thì chúng ta cũng là con dân nhà Tống.
Chưa dứt lời chúng đã cùng gã ra đi.
Khi gã quay đầu lại nhìn thấy bóng dáng Châu Đan dần dần khuất sau ánh chiều tà trong thật thê lương. Nhưng gã lựa chọn trở về quê hương.
Tuy nhiên gã không trực tiếp tìm đến tướng lãnh biên quan Tống triều. Hiện tại gã đã hơn bốn mươi tuổi không còn là cậu thiếu niên đi theo Phỉ đại nhân nữa. Gã biết bọn binh lính Tống triều đã trở nên bạc nhược, không còn khả năng đánh giặc. Nếu không cẩn thận, có thể làm hại đến ba cha con gã. Vì thế hắn gã tiếp tục băng qua các cánh rừng vào đến Tống triều. Gã có thể đang làm một chuyện điên rồ nhưng nhất định gã phải gặp mặt hoàng đế.
Hôm nay hắn gã cùng con trai đến được kinh thành. Chỉ có điều trên đường đi khổ cực nên áo quần bọn hắn dơ dáy không chịu nổi. Người dân còn tưởng bọn hắn là ăn xin nên tránh xa, thậm chí còn bịt mũi khi đi ngang bọn hắn.
Tuy nhiên hai đứa con trai của gaã, đứa mười tám tuổi tên Chu Sỉ, đứa mười sáu tuổi tên Chu Hận tò mò hỏi:
- Phụ thân! Đại Tống giàu có như vậy sao không đánh lại đám người Đảng Hạng kia?
Đây là sự thật. hủ đo giàu có hơn Linh Châu gấp nhiều lần. Đặc biệt có ba cái lò cao sừng sững bên sông, thẳng tít tận trời xanh. Hai đứa con đứng nhìn ngây cả người.
Đương nhiên Chu Lịch cũng biết có nhiều người nhòm ngó ba cha con họ khi họ vào đến kinh thành. Đặc biệt là gã dùng tiền mua ba cái bản đồ. Điều này đã khiến cho quan quân nhà Tống nghi ngờ nên phái vài người đi theo dõi ba cha con gã. Chỉ có điều hắn không biết là trong hoàng cung vừa có đại án, lúc này nha dịch ở phủ phủ Khai Phong còn tưởng họ là những “con cá lớn” . Bọn nha dịch nhìn thấy ba cha con họ tiến thẳng đến hoàng cung cũng không biết có nên ngăn cản hay không. Chu Lịch đứng trước hoàng cung nói với bọn binh sĩ:
- Ta muốn gặp hoàng đế bệ hạ.
Lúc này những người theo sau và bọn binh lính canh giữ hoàng cung cho là ba người này bị bệnh thần kinh. Cũng nên biết rằng quan viên không có chức vụ cao thì đừng mơ đến chuyện gặp Thánh thượng. Bọn họ đương nhiên cũng không sáo với Chu Lịch, rút kiếm kề vào cổ Chu Lịch nói:
- Tên tiểu tử này muốn chết hả?
Nhưng mà nhanh như chớp kiếm của bọn chúng bị hai thiếu niên đi sau người đàn ông cướp đi. Một trong hai tiểu tử còn nói:
- Cha ta vì giang sơn Đại Tống mà đến đây, không quản đường xá xa xôi về đến kinh thành. Mẹ ta cũng không cần đến. Các người đối đãi với cha ta vậy sao?
Nhìn thấy binh khí bị bọn tiểu tử đoạt lấy, bọn binh sĩ luống cuống kêu lên:
- Có thích khách.
Sau đó tiến hành bao vây Chu Lịch. Nhưng Chu Sỉ và Chu Hận đều có thân thủ tốt, được chỉ bảo cẩn thận, võ nghệ không phải tồi. Cho nên với binh khí trong tay bất phân thắng bại với bọn binh lính.
Trên trán Chu Lịch rướm mồ hơi. Hai ngốc tiểu tử kia không hiểu, nhưng không có nghĩa là gã không hiểu. Luật lệ của Tống triều không phải là luật lệ của Hạ Châu. Ở trước cửa hoàng cung gây rối chính là chuốc họa vào thân. Gã liên tục quát hai tiểu tử dừng tay. Nhưng lúc này chúng đã vào cuộc rồi, không thể nghe lời cha nói.
Chu Lịch không quản ngại xa xăm quay trở về cố quốc còn mang theo cả bản vẽ để lập công nhưng hiện nay lại vướng vào đại họa.
Trong triều lúc này không biết bên ngoài xảy ra chuyện, các đại thần chỉ chằm chằm nhìn vào tờ giấy. Đúng là tờ giấy này ngày hôm qua Thạch Kiên đã viết ở Viên Nghiễm gia. Tuy nhiên đây là nguyên bản Viên Nghiễm lưu lại hay là viết lại.
Mặc dù không có đề tên nhưng nhìn chữ viết thì bọn chúng biết chắc là của Thạch Kiên.
Hắn có thể đoán ra sự việc. Khẳng định là ngày hôm qua Viên Nghiễm đã nhìn thấy. Hắn muốn trước mặt Lưu Nga khen ngợi nhân phẩm con rể tương lai nên mới đưa nó vào cung. Lúc này, Triệu Trinh nghe Tào Vĩ nói vậy, cảm thấy không phục nên mới đưa nó ra lần nữa.
Kỳ thực Tào Vĩ chỉ nói vậy chứ gã không hề nghi ngờ nhân phẩm của Thạch kiên. Nhưng đây là cơ hội tốt. Nếu Lý Viên Hạo chiến thắng trở về và bỏ mất thời cơ như vậy một lần nữa muốn thu thập người Đảng Hạng là rất khó khăn. Hắn vì nôn nóng mới nói những lời đó.
Vốn gã có lòng yêu nước, nay lại bị kích thích nên không kìm nổi nước mắt. Sau một hồi nức nở, gã nói:
- Khởi bẩm Thái Hậu, khởi bẩm Thánh thượng, xin phái lão thần đi Thiểm Tây. Bây giờ lão thần còn khỏe mạnh sẽ giúp thánh thượng đoạt lại Linh Châu.
Không chỉ có gã mà các võ thần khác cũng xin đi theo.
Thạch Kiên nghe xong cảm thấy tức giận. Lúc này ai cũng có thể đi nhưng Tào Vĩ thì không.Kinh thành vẫn còn nhiều nguy hiểm. Lưu Nga phía sau rèm bất mãn liếc mắt nhìn Triệu Trinh một cái, dường như trách tội hắn không nên đem này tờ giấy này ra. Sau đó nàng nói:
- Tào đại nhân, chư vị tướng quân, các người muốn khai chiến nhưng Thạch thị lang không đồng ý. Có thể cho Thạch thị lang giải thích nguyên nhân được không?
Đúng vậy, lúc này tất cả mọi võ quan đều bị kích động. Tất cả dồn ánh mắt hướng về Thạch Kiên.Hắn không hiểu đây là một cơ hội tốt sao? Tại sao hắn lại ngăn cản?
Trận đánh nhau ngoài cung rốt cuộc cũng kinh động đến nhiều người. Hôm nay là phiên trực của người mà Thạch Kiên rất coi trọng - Dương Văn Quảng. Thạch Kiên không biết thực tế và trong truyện không giống nhau. Dương gia hiện tại đã vang danh thiên hạ. trong lớp người trẻ tuổi thì Dương Văn Quảng là có tiền đồ lớn nhất, là võ tướng tài giỏi gần tương đương với Địch Thanh. Chỉ có điều quan binh Tống triều không coi trọng gã nên trong sử sách không lưu lại nhiều sự tích. Ngoài gã ra còn có đường đệ Dương Tông Mẫn, phụ tử Dương Kỳ, Dương Điền, trong đó Dương Điền chẳng những võ công cao mà còn có tài văn chương. Ngoài ra lại còn có Dương Chấn cháu của Dương Tông Mẫn. Chẳng những hậu nhân Dương gia ở Bắc Tống lập nhiều chiến công mà ở triểu đại Nam Tống cũng có nhiều tướng giỏi. Chỉ có điều so với ông tổ Dương Nghiệp và Dương Đình Chiêu thì bọn họ còn kém xa. Duy nhất trong lịch sử chỉ viết là Dương Văn Quảng cùng với Địch Thanh đánh bại Nông Trí Cao-tù trưởng tộc Man, sai kỵ binh bức đuổi hắn tới Đại Lý. Tống triều ra lệnh cho Dương Văn Quảng canh giữ ở Quảng Tây khiến cho Nông Trí Cao uất hận mà chết ở Đại Lý. Tuy nhiên cháu trai của hắn Dương Quý sau cuộc chinh phạt thì sinh bệnh. Trên đường về nhà bị một đám người dân tộc thiểu số mai phục giết chết. Ngoài ra Dương Văn Quảng chinh phạt Tây Hạ cũng lập nhiều công lao. Chỉ có điều, trong lịch sử của Dương gia tướng, nhìn chung con cháu Dương gia nhiều nhưng đa số lại chết ngoài chiến trường. Theo lịch sử thì Dương Văn Quảng cũng chết già ngoài biên ải. Có thể nói, một gia tộc oanh liệt như vậy cũng hiếm thấy trong lịch sử Trung Quốc. Dương Văn Quảng thấy bọn binh lính đang ấu đả. Lần đầu tiên hắn nhìn thấy những người giống như bọn phương Tây nhưng đây là hoàng cung, bọn phương Tây kia làm sao cả gan đến gây rối được. Hơn nữa cái gã trưởng lão kia đang quát hai đứa tiểu tử dừng tay. Hai thiếu niên này, miệng thì nói "Cha, chúng ta về” nhưng lại không chịu dừng vũ khí. Chỉ có hai người nhưng lại chọi đến mười mấy binh lính canh giữ hoàng cung. Cũng may chúng không có ác tâm nếu không thì chắc đã có vài người ngã xuống.
Tư liệu về Nông Trí Cao hay Nùng Chí Cao thủ lĩnh vùng biên giới Việt Nam Nùng Trí Cao – Wikipedia tiếng Việt
Cho dù đã xảy ra chuyện gì. Dương Văn Quảng chợt thấy yêu thích những người này. Đối với hai thiếu niên này, chỉ cần đào tạo lại một chút là có thể trở thành tương lai của Đại Tống. Nhưng xem vẻ bề ngoài của bọn chúng lại không giống người Trung Hoa. Phải hỏi cho rõ ràng mới được.
Gã phi ngựa lại.Nhìn thấy Dương tướng quân, bọn binh lính đều rút lui. Tuy luận về võ công, Dương Văn Quảng không bằng Dương Nghiệp. Tuy nhiên nếu so với các tướng lãnh khác thì không ai địch lại gã. Điều này bọn binh lính ai cũng biết. Dương Văn Quảng không thèm cất tiếng hỏi, ngồi trên lưng ngựa đâm thẳng mũi thương vào Chu Sỉ.
Đương nhiên gã không phải là kẻ lỗ mãng. Gã sớm nhận thấy có sự hiểu lầm ở đây. Nếu họ đúng là bọn phương Tây thì giết bọn chúng để tạo uy phong. Nếu là người nhà Tống thì thông qua động thủ đề tìm hiểu về bọn chúng. Còn một nguyên nhân nữa mà gã không muốn nói với người khác là hiện tại hắn rất hưng phấn. Bình thường làm sao tìm được đối thủ như vậy chứ. Đó chính là điều gã cảm thấy phấn khích.
Chu Sỉ lúc đầu cũng không để ý. Kỳ thật thân thủ của hắn ở Linh Châu thành cũng là người nổi bật. Vài lần quan viên ở Linh Châu động viên huynh đệ bọn họ nhập ngũ, nhưng đều bị Chu Lịch cự tuyệt .
Dương Văn Quảng chỉ xuất chiêu bình thường nhưng khi ghì cương khiến con ngựa vọt mạnh liền biến chiêu này thành nhanh như tia chớp. Chu Sỉ không có cách nào, đành phải dùng trường kiếm đỡ mũi thương.
Hai binh khí chạm nhau phát ra tiếng kêu giòn vang. Dương Văn Quảng cảm thấy cánh tay tê rần, thầm nghĩ khí lực thật mạnh. Phải biết rằng gã đang ngồi trên lưng ngựa, vốn đã chiếm thượng phong lại còn lợi thế nhờ tốc độ của con ngựa. Đồng thời hai thiếu niên này còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm.
Gã cảm thấy phấn khích. Tuy nhiên không vì vậy mà gã buông lỏng cây thương. Mũi thương trên không biến thành hằng hà sa số những mũi thương khác, chính Chu Sỉ cũng không nhìn rõ vị trí mũi thương. Đồng thời tiểu tử này so với Dương Văn Quảng càng chịu đau đớn hơn. Vừa rồi đánh bừa một chiêu khiến cho tên tiểu tử mệt muốn chết, hổ khẩu đã hơi đau.
Nhìn cây thương lao tới giống như trên bầu trời có vô vàn ánh sao, càng không biết thực hư chỗ nào. Gã thiếu niên nghĩ thầm: hoá ra Tống triều cũng có dũng sĩ. Gã không biết vị trí hiện tại của Dương Văn Quảng ở Đại Tống là trong năm người hàng đầu. Tiểu tử biết là đã gặp tay cứng cựa nhưng không vì thế mà tỏ ra e ngại, ngược lại còn nhìn chằm chằm vào mũi thương do Dương Văn Quảng đâm tới. Đợi cho mũi thương đến gần, tên tiểu tử quát lên một tiếng, giơ đại kiếm lên đón nhận.
Dương Văn Quảng trong lòng tán thưởng thiếu niên dũng mãnh. Nhưng gã lần này không để tên tiểu tử này đánh bừa. Mũi thương của hắn không dừng lại, chỉ chệch đâm xuống hướng cổ tay của Chu Sỉ. Chu Sỉ không ngờ đến điều này lúc này nếu gã không buông kiếm thì cổ tay sẽ bị đâm thủng.
Nhìn thấy đại ca gặp nguy hiểm, Chu Hận cũng lao tới không màng đến quy củ đơn đả độc đấu dùng đại đao chém xuống chân con ngựa của Dương Văn Quảng.
Dương Văn Quảng không hề tỏ ra giận dữ. Chiến mã của hắn là ngựa quý của Tây Vực, tốc độ chạy rất nhanh, hắn không thể để nó bị thương. Lúc đó, cho dù bắt được hai thiếu niên này nhưng chúng làm bị thương ngựa của mình thì cũng sẽ bị người ta chê cười. Sau này ra đường cũng không dám ngẩng mặt nhìn ai.
Lương Văn Quảng vừa thúc ngựa, vừa vung thương phản công. Chiêu này có tên là”Hồi mã thương”. Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, Quan Vũ cũng từng dùng chiêu thức này. Chiêu này chỉ dùng để phòng ngừa những kẻ đánh lén từ phía sau. Đương nhiên, nếu như kẻ thù không có kinh nghiệm phong phú thì không thể nghĩ đến việc bị phản công khi đối phương vẫn quay lưng lại. Như vậy đó chính là lúc kẻ thù gặp nguy hiểm nhất.
Hiện nay, đúng là Chu Hận đang gặp nguy.Hắn không ngờ Dương Văn Quảng lại dùng chiêu thức ấy. Tuy rằng gã đang nhìn rõ chiêu thức cảu đối phương nhưng nhưng binh khí trong tay gã không dài như của Dương Văn Quảng, đã thấy rõ phen này Chu Hận sẽ bị đâm trúng cổ họng
Chu Sỉ nhìn thấy đệ đệ gặp nguy hiểm nên nổi giận gầm lên một tiếng, giơ kiếm đâm thẳng vào bụng con ngựa của Dương Văn Quảng. Nếu Dương Văn Quảng trở tay không kịp, chiến mã của hắn sẽ bị đâm thủng bụng. Dương Văn Quảng dùng thương đỡ lấy nhát kiếm, lòng thầm khen: “Hảo, đúng là đồ vô liêm sỉ”
Lúc này hai thiếu niên nhận ra Dương Văn Quảng rất quý trọng con ngựa. Tấn công gã rất khó nên hai thiếu niên quyết định tấn công con ngựa. Tuy nhiên, điều đó khiến Dương Văn Quảng càng thấy hứng thú. Dũng mãnh hay vũ phu hắn đều gặp qua. Nhưng đánh giặc có dũng thì chưa đủ mà còn phải có mưu. Hai gã thiếu niên đó đã biết dụng mưu để đánh lại Dương Văn Quảng
Cứ như vậy, hai thiếu niên và Dương Văn Quảng đã giao chiến hơn một trăm hiệp không phân thắng bại. Lũ binh sĩ cũng không ngờ Dương tướng quân và hai tiểu tử này giao chiến đến tận bây giờ.
Đến lúc này, Chu Lịch không nhịn được, quát to:
- Chu Sỉ, Chu Hận,các ngươi còn không mau dừng tay. Xem lại quần áo của các ngươi đi.