Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 68 : Bão Nổi

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 2: Kinh Thành Phong Vân
Chương 68: Bão Nổi

Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: JiNjNguyen
Nguồn: Sưu tầm




Thạch Kiên nói:
- Vừa rồi Lý đại nhân chỉ trích tiểu thần bốn điều, mỗi điều đều rất nghiêm trọng. Xin hỏi Lý đại nhân, ngươi nói tiểu thần còn nhỏ tuổi, không thể đảm đương trọng trách nhưng cái mũ này là do Thánh Thượng ân tứ, vậy mà bốn điều vừa rồi của ngươi nêu ra đều có thể dồn ta tới chỗ chết, xin hỏi ta và ngươi có thù oán gì ? Tiểu thần còn nhỏ, chỉ mới mười hai tuổi, nghiêm khắc mà nói có nhiều thứ khó có thể làm được, nhưng tất cả những điều ta và tổ mẫu làm đều là vì tương lai tốt đẹp của nhân dân đại Tống, các vị đại nhân nghi ngờ điều ấy ? Không biết Lý đại nhân có tôn nhi bằng tuổi ta không ? Nếu có ngươi giáo dục tôn nhi ngươi như thế nào ?



Lý Bồi tức giận đến tái mặt, nhưng các đại thần rất vui vẻ, bởi họ biết, hắn quả có cháu, hơn nữa cũng còn nhỏ, bọn họ muốn xem hắn trả lời ra sao.

Thạch Kiên lại nói:
- Tể tướng Tần quốc, Lý Tư khi giảng bài cho Tần Thủy Hoàng đã từng hạ lệnh trục khách đại nhân hẳn có biết ? Thân là thần tử nếu không có tấm lòng quảng đại, không vì quốc gia, không làm cho binh cường nhân sĩ dũng thì làm thế nào. Thái Sơn không đổi, vạn năm như một, làm vua phải biết lo cho dân, vậy mới là đức. Dân không như quốc gia, dân phải lo mùa màng bốn mùa, phải lo lắng quỷ thần. Ngũ Đế, Tam Vương sở dĩ vô địch là nhờ dân. Nay lấy được cây nho, cây cải từ Tây Vực, cây bông từ Thiên Trúc, khoai lang từ Indian, thần xin vọng ngôn, đại Tống cũng chính là đã thu phục được hai đại lục kia. Hán Vũ Đế vì hãn huyết bảo mã mà vui mừng, Tần vương vì Hòa Thị Bích mà động lòng tham. Nhân nghĩa thì sao chứ, nếu không biết bao dung thì sao có thể gọi là nhân nghĩa. Con người là như vậy đấy. Chỉ biết nghênh ngang, ganh tị người khác tiến bộ, ngăn cản người khác phát huy sở trường, suy nghĩ nông cạn khiến quốc gia không thể phồn vinh. Vậy là đúng ? Khổng thánh đã từng rời Lỗ quốc để tới các nước khác truyền bá giáo lí, vì sao cách tiểu tử tính toán lại coi là mê hoặc nhân dân, không thể tiếp thu ? Đây là câu trả lời thứ nhất.

Hay cho một câu trả lời thú nhất, Lý Bồi cứng miệng, á khẩu không nói được câu nào.

Thạch Kiên tiếp tục:
- Đại nhân không biết rằng thân là đại quan, nói ra những lời mê hoặc, chẳng lẽ tiểu thần là yêu quái ? Tiểu thần từ khi còn bé đã mắc bệnh nặng, thiếu chút nữa đã chết. Sau vì kế sinh nhai mà nghĩ ra phương rượu, bán rượu trắng mưu sinh. Yêu quái cũng bị bệnh ?

Các đại thần phía dưới lại mỉm cười.

Thạch Kiên nói:
- Tên thần côn Khổ Quả của Liêu Quốc cũng từng nói thần như vậy, sau đó rốt cuộc bị sứ giả Liêu quốc mắng cho một trận. Hơn nữa ngươi và ta vốn cùng là dân chúng một nhà, nếu không vừa mắt có thể nói thẳng, cần gì phải ví von tiểu tử là yêu quái ? Lại luôn nói tiểu tử hồ ngôn vọng ngữ, không biết ai là người hồ ngôn vọng ngữ ? Thật không ngờ là con dân cùng một nhà cũng như vậy.

Câu sau hắn chính là ám chỉ, cùng là người một nhà thì phải giúp đỡ lẫn nhau.

Các vị đại thần lại vụng trộm cười. Bọn họ nghĩ thầm, thiếu niên này tính tình rất tốt, tài hoa hơn người, nhưng lần này nói rất nặng lời, Lý Bồi lần này chọc giận hắn, có thể nói sẽ không còn chút thể diện nào.

Thạch Kiên tiếp tục:
- Hơn nữa tiểu tử không cầu bệ hạ mở rộng lãnh thổ đại Tống, cũng không tuyên truyền mấy loại ký hiệu mới cho thiên hạ. Cho tới giờ, tất cả đều là do nhân dân tự mình sử dụng. Lý đại nhân, khi nói ngươi phải nhớ kỹ, thực tiễn mới là câu xác nhận chính xác nhất.



Thạch Kiên tiếp tục:
- Tiểu thần viết Thông Giám, đại nhân nói tiểu thần không vì quốc gia không dâng cho hoàng thượng. Lời này của đại nhân rõ rang muốn nói tiểu tử không biết trời cao đất dày, không biết cách nói với hoàng thượng ?

Tất cả mọi người, cả Tống Chân Tông cũng mỉm cười.

- Tiểu thần hỏi Lý đại nhân, quốc gia là thế nào, thế nào là Quốc giả dân chi gia dã (Quốc gia dân chúng làm đầu).

- So sánh rất hay
Tống Chân Tông gật đầu.

- Vì thế người dân mới là người có quyền lực cao nhất.



- Người dân cũng có trách nhiệm rất lớn, nhưng bệ hạ cũng là người phải suy nghĩ nhiều nhất. Chúng ta là thần tử, chẳng khác cánh tay, con mắt của người. Mắt nhìn, tay sờ, tất cả đều dùng bộ não để điều khiển. Đại não làm ra phán đoán, ra lệnh tay chân chấp hành, nhưng chấp hành có chuẩn xác hay không là do phản ứng của tay chân, là do con mắt nhìn. Các cơ quan khác cũng theo đó mà biểu hiện ý của đại não. Nhưng không thể làm trái ý nguyện của đại não, nếu không hành động tất sẽ mắc lỗi. Quốc gia cũng vậy, nếu nhân dân không nguyện ý vì quân chủ, quốc gia sẽ đại loạn. Vì thế Khổng Tử có nói, quân quân thần thần, muốn chúng ta phải trung với quân vương.

Tống Chân Tông nghĩ thầm, nếu biết thiếu niên này thú vị như vậy, thì từ lâu đã theo lời nữ nhân, bắt hắn về, quả thực khi có hắn, mọi thứ đều rất vui vẻ.

- Cho nên, trước đây Trương mới dùng thân phận thường dân áo vải mà góp lời với Thái tổ Hoàng đế, thay bình dân mà biểu đạt ý nguyện.

Chúng đại thần lại thầm hô một tiếng “Hảo”, nếu không phải Lý Bồi là hậu nhân của Thái hậu nương nương đã băng hà, sợ rằng đã sớm bật thốt.

- Hơn nữa, tiểu tử mặc dù là thường dân, nhưng được Thánh thượng coi trọng, so với thần tử cũng không khác gì nhau. Lý đại nhân lại phun ra những lời miệt thị ta như vậy, thật đáng giận.

Lý Bồi định giải thích, Thạch Kiên liền vung tay:
- Thứ ba, chính là chuyện chiếc thuyền kia. Chẳng những Lý đại nhân mà tất cả mọi người ở đây đều nghi ngờ tiểu thần. Hai phiến đại lục kia rộng lớn, đất đai màu mỡ, nếu đại Tống Thiên Triều có thể chiếm được nơi đó, khai phá đất đai, con dân đại Tống sẽ có nhiều đất trồng trọt cày cấy hơn, có nhiều vàng bạc, đồng, thiếc hơn, có nhiều châu ngọc, vật báu hơn. Người dân ở đó lại ngu muội, lạc hậu, nếu đại Tống chiếm được, đem văn minh dạy bảo họ, khai mở đầu óc cho họ, không phải chẳng khác gì Khổng Tử thánh nhân hay sao.

Các vị đại thần nghe hắn nói việc xâm lược biến thành giáo hóa, không khỏi lắc đầu, nhưng cũng hiểu ý hắn.

Thạch Kiên tiếp tục:
- Về phần Lý đại nhân, ta hỏi ngươi, mấy người du thương sau khi nhờ tin tức của ta trở về, triều đình thu được bao nhiêu bạc ?

Một câu này lại khiến Lý Bồi và tất cả mọi người á khẩu. Thạch Kiên biết tất cả thu nhập hiện tại triều đình thu một phần ba. Trước tết âm lịch, vì thu được rất nhiều tiền nên Tống Chân Tông cũng ban thưởng rất hậu cho các quan.

Thạch Kiên còn nói:

- Mạnh Tử có nói, quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo. Tiểu tử nói chuyện lo cho dân, lại bị xem thường, xin hỏi có phải Lý đại nhân cho rằng Mạnh Tử cũng sai ?

Mạnh Tử, được người đời coi là nhị thánh, là thần của đạo Nho, Lý Bồi dù có gan lớn bằng trời sợ rằng cũng không dám nói Mạnh Tử nói hươu nói vượn.

- Chúng ta đều là người đọc sách, có thể coi thường tiền tài, nhưng cuộc sống ấm no của dân chúng thì không thể lờ đi, chỉ cần tiểu tử nhanh chóng chế tạo thành công loại thuyền mới sẽ có thể đưa được nhiều người tới những đại lục kia, từ đó giúp đỡ nhân dân, chính thức chiếm lấy mấy phiến đại lục đó, có thể làm, sao không làm ? Thái tổ không muốn lấy Tây Độ là vì sợ tổn thất sức dân, nhưng việc ta làm ngược lại không làm hại dân, còn làm cho đất nước giàu hơn, đất đai rộng lớn hơn, nếu Thái Tổ sống lại, tiểu thần cho rằng ngài cũng sẽ vì những lời Lý đại nhân xuyên tạc để đè nén tiểu thần mà nổi giận.

Hay cho một câu Thái Tông sống lại cũng nổi giận.
Tất cả các đại thần lại cười khẽ.

Lý Bồi thì choáng váng, suýt chút nữa ngất đi, lúc này thầm chửi mình, không biết tại sao lại chọc vào sát tinh này.





Thạch Kiên tiếp tục nói:
- Loại thuyền này quả thực cần rất nhiều thứ. Đầu tiên là dây thép, than, còn phải tinh luyện kim loại, chế tạo máy móc. Chỉ tiếc tiểu thần học văn, không học khoa học tự nhiên, về lý tiểu thần có thể hiểu, nhưng muốn chế tạo cần phải thí nghiệm thêm nhiều nữa.

Tống Chân Tông và các đại thần nghĩ văn khoa hắn nói là văn học, còn khoa học tự nhiên là mấy thứ như Truy Nguyên Học vậy.
Tống Chân Tông có chút lo lắng hỏi:
- Thạch ái khanh, nói như vậy ngươi cũng không nắm chắc ?

- Khởi bẩm bệ hạ, thuyền này chế tạo rất đơn giản.

Các đại thần nhìn nhau, loại thuyền không cần gió cũng có thể đi, lại nhanh gấp mấy lần thuyền buồm mà nói chế tạo đơn giản, vậy cái gì mới là phức tạp ?

- Con thuyền tải trọng cực lớn, hay cực tốt thần không dám nói, nhưng làm loại thuyền nhỏ, thần cam đoan có thể làm được.

Khấu Chuẩn lúc này cũng trợn mắt, còn có loại rất lớn, rất tốt ? Không phải loại này bay được luôn chứ ?

Thạch Kiên tiếp tục:
- Lý đại nhân, lần này ngươi nói không tồi, chế tạo loại thuyền này quả khá phiền phức lại tốn rất nhiều tiền. Nhưng tiểu thần chẳng phải đã nói sao, chế tạo rất dễ dàng, tiểu thần cũng cam đoan, không cần triều đình cho một đồng nào, tiểu thần cũng có thể làm ra nó.

Tống Chân Tông rất cảm động, vội vàng nói:
- Thạch ái khanh, vài năm nay triều đình thu được không ít, không cần ái khanh phải hao tâm tổn sức vì tiền bạc.

Thạch Kiên trả lời:
- Thánh thượng, không cần, thứ cho tiểu thần vô lễ, thần muốn nói thầm với người.

- Được.

Tống Chân Tông rất vui mừng, Thạch Kiên vô cùng uy nghi, chững chạc, không kém một đại thần, thực không nghĩ hắn mới chỉ mười hai tuổi.

Thạch Kiên ghé vào tai Tống Chân Tông, thì thầm một hồi, các đại thần cũng muốn nghe hắn nói, xem hắn làm sao kiếm ra tiền chế tạo thuyền. Nhưng long ỷ ở trên cao, có muốn nghe cũng không được.

Tống Chân Tông nghe xong vô cùng kinh nghi:
- Thạch ái khanh, những lời đó là thật ?
truyện được lấy từ website tung hoanh
- Tiểu thần lớn như vậy, chưa từng lừa gạt ai, càng không dám lừa gạt Thánh Thượng.

Tống Chân Tông ảo não nói:
- Trước kia trẫm còn nghĩ mấy thứ này là bảo bối, không ngờ lại vô dụng như vậy.

- Thánh Thượng, thiên cơ bất khả lộ, nếu lộ sẽ không đáng giá.

Tống Chân Tông hớn hở nói:
- Đúng vậy, đúng vậy…

Bọn họ rốt cuộc nói cài gì mà Hoàng đế lại cao hứng như vậy ? Các đại thần nhìn nhau, không hiểu gì, có người tức giận đến đỏ cả mặt.

Thạch Kiên nhìn về phía Lý Bồi nói:
- Tiểu thần đã nói tới điều thứ ba, còn điều cuối cùng.

Thạch Kiên lại nói với Tống Chân Tông:
- Tiểu thần xin Thánh Thượng cho tiểu thần vô lễ một lần.

- Được, ân chuẩn

Các đại thần ngơ ngác nhìn nhau, vô lễ là sao ?

- Nhỏ như vậy đã muốn xin Thánh Thượng mấy chén rượu phạt ?

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-68-63oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận