Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 75 : Sa Đọa

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 2: Kinh Thành Phong Vân
Chương 75: Sa Đọa

Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Đô Rê Mon
Nguồn: 4vn.eu




Tống Chân Tông nói:
- Thạch ái khanh, có việc gì cứ bẩm.

Thạch Kiên nói:
- Tiểu thần hôm nay khi lâm triều có nói về ý định chế tạo vài thứ đồ vật, tuy rằng tiểu thần không cần triều đình hỗ trợ tiền bạc nhưng thần muốn bệ hạ hỗ trợ cho thần một thứ khác.

Tống Chân Tông liền phất tay, nói với đám cung nữ đứng cạnh Lưu Nga vài câu, chỉ trong chốc lát, chúng nữ đã mang lên một số đồ vật.

Tống Chân Tông cẩn thận hỏi:
- Ái khanh, ngươi nói những thứ này ?

Trong mắt hắn ngập tràn hy vọng, nếu đúng như lời Thạch Kiên nói thì chính những thứ này sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho triều đình. Thạch Kiên trên triều đã nói thầm với hắn, không cần triều đình hỗ trợ tiền bạc, chỉ bằng những thứ này có thể có đủ kinh phí để chế tạo thuyền.



Đây là một loại chén rượu thủy tinh, vì thủy tinh không tinh thuần còn nhiều tạp chất nên mang màu lục. Hắn biết loại chén rượu này xuất phát từ thời Tống, trong lịch sử, thủy tinh đã xuất hiện từ rất lâu, trước công nguyên, từ thời Babylon đã có thủy tinh, thông qua con đường tơ lụa, thủy tinh tiến vào Trung Quốc. Hiện tại vận tải đường thủy phát triển rất mạnh, vì thế giá cả cũng giảm xuống nhiều, chỉ có điều vẫn được coi là vô cùng quý giá. Như chén rượu trước mắt, mặc dù thủy tinh có nhiều tạp chất nhưng ở thời này vẫn được coi là chế phẩm thượng đẳng. Ngay cả Tống Chân Tông khi cầm cũng vô cùng cẩn thân. Đương nhiên, ở Trung Quốc kỹ thuật chưa thể tạo ra thủy tinh trong suốt, rất hãn hữu mới có một khối, được gọi là Lưu Ly.

Thạch Kiên nói:
- Chính là nó

Tống Chân Tông lại hỏi:
- Chắc chắn không ?

Thạch Kiên quay lại nói với Hồng Diên:
- Các ngươi giúp ta đưa bà nội ra ngoài đi dạo.

Người phản ứng đầu tiên là Uyển Dung. Nàng biết Thạch Kiên sắp đề cập tới sự tình trọng đại, vì thế lập tức giúp lão thái thái đẩy xe ra ngoài dạo chơi. Tống Chân Tông cũng phái người đi theo hộ tống, ngay cả tiểu công chúa cũng vậy. Lúc này, chỉ còn lại Hoàng đế, Triệu Trinh và Lưu Nga.

Thạc Kiên nói:
- Tiểu thần nói chính là vật này, tiểu thần có thể nó thay đổi, nâng cao phẩm chất của nó.

Hắn nói không sai, mặc dù thủy tinh xuất hiện đầu tiên ở vùng Tây Á, Bắc Phi nhưng khi tới Trung Quốc đã được ưa chuộng, rất nhiều nơi khai lò làm thủy tinh. Nhưng người dân thiếu hiểu biết, thiếu kinh phí, tất nhiên tiến bộ trong kỹ nghệ chú tạo thủy tinh theo đó mà rất hạn chế.

Tống Chân Tông run giọng nói:
- Nói như vậy, khanh chỉ cần ít tiền là có thể làm ra ngọc bôi hoàn hảo như Lưu Ly ?

Thạch Kiên cười vô cùng tự tin:
- Sáng tiểu thần đã nói rõ, thần cũng không dám lừa dối Thánh Thượng.

Tống Chân Tông chợt quay sang Lưu Nga:
- Ngươi đặt tay lên ngực trẫm thử coi, có phải trẫm đang hoảng sợ không ?

Bản thân hắn là Hoàng Đế cũng khó có thể chịu nổi kích động này. Chén rượu này trên thị trường chỉ mấy trăm quan vậy mà Thạch Kiên nói chỉ cần vài đồng tiền có thể tạo ra thứ tốt hơn, thậm chí còn có thể sản xuất trên quy mô lớn…..chẳng phải đây chính là hóa bùn thành vàng sao ?

Thạch Kiên nói:
- Bệ hạ, đừng quá vui mừng bởi sau này thần còn rất nhiều thứ khiến hoàng thượng vui mừng hơn nữa. Thần sẽ hết lòng vì bệ hạ mà tạo ra một thiên cổ đệ nhất vương triều.

- Trẫm tin, trẫm tin
Ngay cả Tống Chân Tông lúc này cũng bắt đầu sùng bái thiếu niên này.

Thạch Kiên lại nói:
- Tuy nhiên, để chế tạo thủy tinh, thần muốn xin bệ hạ hai doanh.

Thời Đường, đồ sứ Trung Quốc bước vào thời kì cực thịnh, nhưng đến thời Tống mới thực sự huy hoàng. Lúc ấy, Tống triều có ngũ đại doanh: Quân Điêu, Nhữ Điêu, Long Tuyền Điêu, Định Điêu, Cảnh Đức Trấn Hồ Điền Điêu. Mặt khắc, khắp cả nước cũng có rất nhiều xưởng nhỏ, tuy nhiên danh tiếng không thể so bì với ngũ đại doanh kia.
(Chú thích: Doanh là doanh trại hay còn gọi là xưởng, là nơi tập trung thợ lành nghề chế tạo đồ sứ)

Thạch Kiên xin hai doanh, chính là để làm chỗ đốt thủy tinh, hắn muốn dùng biện pháp nhiệt để chưng cất. Ở thời đại này, chế tạo thủy tinh là nghề kiếm được rất nhiều tiền, có điều làm cũng không dễ, muốn thủy tinh có chất lượng tốt phải có ngọn lửa đạt tới nhiệt độ ít nhất là một ngàn ba trăm độ, nếu không cùng lắm chỉ tạo ra được thứ phẩm như chén rượu của Tống Chân Tông. Ở kiếp trước, điều kiện này thực vô cùng đơn giản, chỉ cần chế tạo hệ thống thông gió tốt là có thể đạt tới nhiệt độ này. Có điều ở hiện tại muốn làm cần phải có một máy hơi nước loại lớn, còn cần máy phát điện, bình ắc quy, máy biến thế. Chỉ là với kỹ thuật hiện nay, Thạch Kiên cũng vô phương chế tạo, nếu cố có thể miễn cưỡng chế ra vài loại thô sơ nhưng không có tác dụng lớn. Ngoài ra, để có được nhiệt độ yêu cầu còn có thể dùng lò cao, nhưng lò cao dùng để luyện sắt thì được, muốn dùng để thổi thủy tinh phải kiến tạo lại, lò phải vững chắc, cao, rộng, nếu không đốt ba ngày sợ rằng sẽ sập ngay, sập lò tất nguy hiểm tới tính mạng con người, nếu đè chết người thì đám đại thần sẽ được thể mà buộc tội. Biện pháp duy nhất còn lại là sử dụng than, đương nhiên tất cả chúng chỉ là bước đầu. Bước quan trọng thứ hai chính là kiến tạo hỏa lò, nấu phế phẩm loại tạp chất tạo thành chế phẩm tinh khiết, dùng hỏa lò để làm giảm độ cứng, sau đó dùng dụng cụ chú tạo, các nguyên liệu chế tạo thủy tinh nhất định phải nấu chảy, bảo trì liên tục trong ít nhất 24 giờ, sau đó mới sử dụng kìm, dụng cụ để thổi, để tránh thủy tinh khi thổi bị vỡ tan phải chú ý độ mềm của thủy tinh, thổi đều hơi, có vậy mới thành công được. Nguyên liệu để chế tạo thủy tinh cũng cần chọn kỹ, đầu tiên là cát, than, mấy thứ này khắp nới đều có nhưng độ tinh khiết cao thì đặc biệt hiếm. Đặc biệt là cát, trong quá trình chế tạo phải chú ý rất nhiều quy trình, bổ xung khoáng vật để trung hòa, các khâu vô cùng rắc rối, nhưng tóm lại, khoa học kỹ thuật khi đã nắm được bản chất thì cũng không thực sự khó khăn như trình bày, Thạch Kiên tuyệt đối nắm chắc điểm này, cái hắn cần là tìm cách rút ngắn thời gian mà thôi.

Thạch Kiên lại ghi ra một số vật, tâu lên hoàng thượng, Tống Chân Tông lúc này đã hết kiên nhẫn, chẳng lẽ kiếm mấy thứ này mà cứ suốt ngày phải nhờ kim khẩu của hắn sao ?
Hắn nói:
- Trẫm phong cho ngươi làm Hộ Bộ Phó Thượng Thư.

Thạch Kiên cười khổ, quan chức Tống triều vô cùng phức tạp, mỗi chức vục quản lý một việc khác nhau. Phong Thạch Kiên đảm nhiệm vị trí Hộ Bộ Phó Thượng Thư cũng chính là trực tiếp khiến Phạm Trọng Yêm sau này không có cửa để nhậm chức này.

Lưu Nga chợt thì thầm vài câu với Tống Chân Tông, lúc này hắn mới chợt ngộ ra, nói:
- Ngày mai gọi Phạm ái khanh tới trợ giúp ngươi.

Thạch Kiên cúi mình cảm tạ rồi nói thêm:
- Thần còn muốn xin bệ hạ hạ một đạo thánh chỉ, yêu cầu giữ việc này trong bí mật. xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m

- Vì sao ?

Thạch Kiên thản nhiên nói:
- Hiếm mới là quý

Tống Chân Tông lập tức hiểu, hắn cười:
- Không tồi, Thạch ái khanh quả nhiên tâm tư tinh tế.

Cái này cũng không có biện pháp, đời sau tất cả các quốc gia đều nói Trung Quốc có họ hàng với người Do Thái, là chủng tộc thông minh thứ hai trong nhân loại, đặc biệt là khả năng mô phỏng vô cùng mạnh. Ví dụ như loại rượu mạnh của Thạch Kiên, hắn mới sáng tạo được vài năm, hiện tại khắp nơi đâu đâu cũng có.

Chỉ có Triệu Trinh, vì tuổi còn nhỏ, còn chưa hiểu, liền hỏi:
- Thạch học sĩ, quan không tranh lợi với dân, nếu Thạch học sĩ thành công chế tạo thủy tinh sẽ tạo phúc cho thiên hạ, vì sao chỉ có thể để quan gia được lợi mà không truyền ra dân gian ?

Thạch Kiên đáp:
- Điện hạ, người cũng hiểu rằng giá cả hiện tại chênh lệch rất lớn. Phiên tử Liêu Quốc ỷ vào vũ dũng mà không ngừng gây hấn, bắt đại Tống phải cống nạp mỗi năm mười vạn lượng bạc. Nhưng nếu chúng ta chế tạo thành công thứ này, sẽ tìm cách bán sang Liêu quốc với giá cực cao, đem số tiền hàng năm phải cống nạp trở về, thậm chí lấy tiền của chúng để chúng ta sử dụng.

Từng câu hắn nói, Tống Chân Tông đều cứng lưỡi trợn mắt, vì dân vì nước mà tính ? Hắn cũng chưa tính tới điều này.

Triệu Trinh cũng hiểu ra, gật đầu thưởng thức. Quả thật thứ này không thể tung hê ra ngoài được, nếu làm vậy giá cả sẽ bão hòa, chỉ có thể dùng phương pháp giữ bí mật để chế tạo mới có thể hô mưa gọi gió.
- Thạch học sĩ, phải rút hết tiền bạc của bọn chúng mới đủ.

Thạch Kiên nghĩ thầm, hỏng, hỏng hẳn, một hoàng đế vô cùng tốt, vô cùng trung hậu vậy mà bị hắn xúi dục, bắt đầu sa đọa, tính tình bắt đầu thay đổi, tà ác rồi, không tốt, không tốt….
(Lời dịch giả: Người không vì mình trời tru đất diệt, khỏi phải xoắn)

Thạch Kiên tiếp tục:
- Ngoài ra còn có một tác dụng nữa, nhưng trước hết, thần muốn hỏi bệ hạ, Tống Triều có bao nhiêu người có tiền ? và bao nhiêu người miếng cơm cũng không có mà ăn ?

Tống Chân Tông và Lưu Nga nhìn nhau im lặng. Từ xưa tới nay, bần, phú đều là câu hỏi ngàn đời mà mỗi vị quân chủ đều muốn giải quyết nhưng thực chất vẫn vô phương. Không thể mang binh lính tịch thu tài sản người giàu chia cho người ngoài được. Phải biết rằng, đám người giàu kia thành đạt là do bản lĩnh của họ, nếu không cũng dựa vào quyền thế, nếu chọc giận tất cả bọn họ, giang sơn liệu có giữ được chăng ?

Thạch Kiên vẫn không ngừng lại:
- Nhưng chỉ cần chúng ta bán cho họ mấy thứ thủy tinh này, chẳng phải chính là gián tiếp lấy tiền của họ để cứu trợ dân nghèo hay sao, chẳng phải dùng chính tiền của họ để chế tạo thuyền hay sao ?

Triệu Trinh nghe xong, đập bàn đứng bật dậy:
- Ta đã hiểu, cái này chính là Sát Phú Tế Bần.

Sát Phú Tế Bần ???
Thạch Kiên bị câu nói của hắn dọa đến ngây người. Trong đầu hắn bất chợt tưởng tượng ra hình ảnh Triệu Trinh dẫn đầu một đám hảo hán Lương Sơn, giết sạch đám nhà giàu chia tiền cho người nghèo…..

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-75-D3oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận