Đại Tống Phong Lưu Tài Tử
Quyển 2: Kinh Thành Phong Vân
Chương 70: Tiểu Nhân
Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: JiNjNguyen
Nguồn: Sưu tầm
Thạch Kiên viết:
Đại giang đông khứ,
Lãng đào tận thiên cổ phong lưu nhân vật.
Cổ luỹ tây biên,
Nhân đạo thị Tam Quốc Chu Du Xích Bích .
Loạn thạch băng vân,
Nộ đào liệt ngạn,
Quyển khởi thiên đồi tuyết.
Giang sơn như hoạ,
Nhất thời đa thiểu hào kiệt.
Dao tưởng Công Cẩn đương niên,
Tiểu Kiều sơ giá liễu,
Hùng tư anh phát.
Vũ phiến luân cân,
Đàm tiếu gian,
Cường lỗ hôi phi yên diệt.
Cố quốc thần du,
Đa tình ưng tiếu ngã,
Tảo sinh hoa phát.
Nhân sinh như mộng,
Nhất tôn hoàn thù giang nguyệt.
(Dịch thơ:
Dòng sông đông rót,
Đào thải hết ngàn thuở phong lưu nhân vật.
Luỹ cổ tây biên,
Người bảo đấy Tam Quốc Chu Du Xích Bích.
Đá rối mây xen,
Sóng tung bờ rạn,
Cuộn bốc ngàn trùng tuyết.
Non sông như vẽ,
Một thuở bao nhiêu hào kiệt.
truyện copy từ tunghoanh.com
Xa nghe Công Cẩn đương thì,
Tiểu Kiều vừa mới cưới,
Anh hùng phong cách.
Phe phẩy quạt khăn,
Khoảng tiếu đàm,
Quân giặc tro tiêu khói diệt.
Nước cũ thần du,
Đa tình cười khéo giống,
Tóc mau trắng toát.
Đời như giấc mộng,
Một chén trên sông thưởng nguyệt.)
Mọi người ai cũng biết hắn đi theo con sông Trường Giang mà tới, nhìn cảnh Trường Giang đồ sộ, nhớ tới trận Xích Bích mấy trăm năm trước. Đương nhiên hắn chỉ là hoài cổ mà thôi.
Thạch Kiên viết xong, vứt bút đi, rồi tới trước mặt Lý Bồi:
- Lý đại nhân, ngươi nói tiểu thần có thể hay không thể viết ? Ngươi buộc tội tiểu thần tôn trọng nữ tử, thử hỏi ngươi có bà, có mẹ không ? Các nàng có phải là nữ tử không ? Nữ chủ nội, nam chủ ngoại. Nam tử bên ngoài bôn ba gian khổ, đáng được tôn trọng, nhưng nếu không có nữ tử ở nhà lo liệu, nam tử ở bên ngoài làm sao yên tâm. Vì thế tiểu thần đã dùng một vài lời nói tôn trọng nữ nhân trong Hồng Lâu Mộng, như vậy là sai lầm ?
Đương nhiên, hắn không dám đem mấy câu như nữ tử là nửa bầu trời nói ra.
Vừa uống một ngụm rượu, hắn dựa hơi đi hơi lảo đảo, hơn nữa khuôn mặt đỏ bừng, dáng vẻ vô cùng ngây thơ. Nhưng câu hỏi vẫn sắc bén như cũ, Lý Bồi bị hắn trách hỏi liên hồi, khuôn mặt cũng thoáng đỏ. Hắn nghĩ thầm: “Ta không phải chỉ nói ngươi vài câu thôi sao, ngươi nói tới giờ, không phải đủ rồi sao ?
Lúc này, từ phía sau tấm rèm sau lưng Tống Chân Tông chợt truyền đến thanh âm một người phụ nữ:
- Thạch ái khanh, Lý đại nhân đã không nói, ngươi cũng không nên làm khó xử hắn.
Buông rèm chấp chính ? Không phải còn quá sớm sao ? Thạch Kiên nghi hoặc ngẩng đầu, hắn hỏi:
- Ai ? Là ai đang nói chuyện ?
Hắn không biết Lưu Nga buông rèm chấp chính mặc dù là việc hai, ba năm sau nhưng vì hiện tại thân thể Tống Chân Tông ngày càng kém, vì thế không thể tự mình chấp chính, rất nhiều sự vụ vừa qua do Lưu Nga xử lý. Mấy ngày nay, Tống Chân Tông nghe nói Thạch Kiên tới, hắn bừng lên hi vọng, tinh thần khởi sắc. Điểm này các vị đại thần đều biết, bọn họ cũng biết Lưu Nga thích thiếu niên này, vừa rồi Tống Chân Tông gọi Lưu Nga tới xem thiếu niên này. Lưu Nga là một người thông minh, nàng đem theo Thái Tử và công chúa tránh sau bình phong để xem.
Nghe hắn dùng từ ngữ đại bất kính này với Lưu Nga, chúng đại thần đều mỉm cười. Tống Chân Tông cũng không tức giận, cười ha hả.
Thiếu niên này hôm nay mang tới rất nhiều vui mừng và ngạc nhiên, hắn biết Hoàng hậu muốn gặp thiếu niên này, vì thế cứ trốn sau bình phong cũng không phải biện pháp. Hắn nói:
- Trẫm có chút mệt mỏi, buổi triều hôm nay chấm dứt. Thạch ái khanh, ngươi lưu lại.
Chúng đại thần còn lưu luyến không muốn rời. Hôm nay trừ tên Lý Bồi xui xẻo, còn mọi người đều vô cùng hưng phấn, ít nhất hôm nay trở về họ sẽ có nhiều chuyện để nói.
Đợi cho các đại thần giải tán, Lưu Nga mới mang theo Triệu Trinh và tiểu công chúa Triệu Cận từ sau bình phong đi ra. Hoàng hậu đội mũ phượng, trên cắm đủ loại trang sức, mặc một bộ áo lụa tơ tằm mỏng, đeo một chiếc thắt lưng màu xanh. Thạch Kiên ngấm hơi rượu, sau này trở thành một giai thoại trong lịch sử, tất nhiên không thể không nhắc tới Lưu Nga, Lưu Hoàng Hậu.
Hắn quỳ xuống, hết cách, không thể không quỳ mà, rồi nói:
- Tiểu thần khấu kiến Hoàng hậu, thiên tuế, thiên tuế, thiên thiên tuế. Tiểu thần vừa rồi không biết là Hoàng hậu, ngôn ngữ không tốt, mong Hoàng hậu thứ tội.
Lưu Nga cười nói:
- Ta thứ tội cho ngươi, mau bình thân.
Thạch Kiên nhìn qua Thái Tử và Công Chuấ. Hắn nhìn diện mạo thanh tú của Triệu Trinh, mặc dù còn kém mình một tuổi, nhưng nghĩ tới tương lai, nghĩ tới vị hoàng đế tốt nhất của Tống triều, ngôn ngữ của hắn tỏ ra vô cùng tôn trọng. Chỉ có tiểu công chúa trước mặt, nhìn nàng, hắn thầm thở dài. Tiểu công chúa mặc một bộ đạo bào, hoa lệ, trông như đạo sĩ. Trên có rất nhiều đồ án, còn may nhiều viền vàng. Nàng cũng rất xinh đẹp, nhưng đáng tiếc thân thể còn yếu đuối hơn cả Lý Tuệ. Trong lịch sử, việc về nàng không ghi lại nhiều, chỉ biết nàng sống không lâu. Hôm nay nhìn thấy nàng, hắn mới hiểu, thân thể như vậy khó trách tại sao đoản mệnh.
Đương nhiên, Tống Chân Tông và Lưu Nga không thể biết ý niệm trong đầu hắn. Nếu biết hắn có mấy ý niệm đại bất kính đó sợ rằng họ sẽ không còn để ý tới hắn. Lưu Nga rốt cuộc đã thấy thiếu niên thần kỳ này, thêm nữa Thạch Kiên vốn tuấn tú, giờ lại uống rượu, khuôn mặt trắng hồng nhìn vô cùng thích thú. Tiểu công chúa mới chin tuổi, không hiểu việc nam nữ, nàng cũng không được đọc cuốn Hồng Lâu Mộng, có điều hai cuốn kia nàng có đọc qua, còn nghe công công giải thích, bây giờ rốt cục nàng cũng gặp được người viết những cuốn sách đó, không ngờ hắn lại đẹp trai như vậy. So với người trong mộng của nàng không khác biệt lắm, khuôn mặt nhỏ nhắn, đôi mắt đen láy.
Lưu Nga vừa rồi ở sau bình phong nghe lời biện giải của Thạch Kiên, đặc biệt nghe được hắn vì nữ nhân mà biện giải khiến nàng rất vui vẻ. Hiện tại thấy bộ dạng của Thạch Kiên, nàng càng thêm yêu thích. Nàng không kìm nổi, vuốt ve mặt Thạch Kiên nói:
- Thật là một tiểu lang xinh đẹp.
Thạch Kiên vô cùng buồn bực, ta đâu có nhỏ, sao ngươi dám động tay động chân ?
Do hắn kiêm nhiệm việc dạy học cho Thái Tử vì thế hắn cũng muốn chỉ cho thái tử một ít chương trình học. Bọn họ cùng đi về phía Nhĩ Anh Các. Trong lúc đi, Thạch Kiên chợt nhìn thấy một mảnh đất trong hoàng cung trồng lúa nước.
Tống Chân Tông nhìn hắn, giải thích:
- Đây là truyền thống Thái Tổ Hoàng Đế lưu lại, để nhắc nhở hậu nhân phải chú ý tới dân sinh. Năm vừa rồi, thân thể trẫm còn tốt, có thể đi trồng trọt, nhưng năm nay sức khỏe rất kém, phải cho các công công làm. Năm ngoái, bọn họ chỉ cho ta cách ném mạ của ngươi, quả nhiên sản lượng tăng lên đáng kể. Còn cây bông, ngươi xem, thực rất tốt.
Thạch Kiên thi lễ nói:
- Bệ hạ quan tâm người dân, là phúc của xã tắc
- Nên thế, ngươi không phải nói trẫm là quốc gia chi chủ sao, gia chủ không đi đầu, tay chân sao có thể đi theo, ha ha. Cả hoàng hậu cũng nuôi tằm trong cung.
Thạch Kiên nghe vậy lại nói vài câu hoa mỹ với Lưu Nga.
Lưu Nga nói:
- Tiểu quỷ ngươi, ai gia không những nuôi tằm, còn muốn học dệt nữa.
Thạch Kiên không biết nàng nói thật hay đùa, hắn chỉ gãi gãi đầu cười ha hả.
Nói về cây bông, Tống Chân Tông đột nhiên hỏi:
- Trẫm nghe nói ngươi mới sáng tác ra một loại máy dệt, so với loại máy hiện tại dệt nhanh hơn ?
Thạch Kiên còn tưởng rằng chỉ mình hắn biết loại máy này, không ngờ hoàng đế lại đoán ra, hắn không thể cãi lời, đành phải nói:
- Bệ hạ, loại máy này hiện tại chưa thể chế tạo, nếu không hậu quả khó lường. Chờ sau khi tiểu thần làm xong con thuyền mới rồi chế tạo cũng không muộn.
Tống Chân Tông nói:
- Trẫm cũng chỉ là tiện miệng hỏi thoi, trẫm chỉ muốn thiên hạ đỡ một chút, làm cho giá cả giảm xuống, dân chúng có nhiều quần áo mới để mặc.
Bọn họ đi tới Nhĩ Anh Các, nghe nói thiếu niên thần kỳ kia vào cung giảng bài cho Thái Tử, rất nhiều cung nga, thái giám tò mò tới xem. Tống Chân Tông đang cao hứng nên cũng không trách phạt bọn họ.
Triệu Trinh đột nhiên hỏi:
- Thạch học sĩ, khi ta đọc sách, có một vấn đề muốn thỉnh giáo.
- Không dám, Thái Tử cứ hỏi.
- Thạch học sĩ tài hoa xuất chúng, viết ra Tự Trị, lại viết Tam Quốc, vừa rồi ta ở sau bình phong nghe thấy ngươi nói tất cả những thứ đó có phần hư cấu, vậy ta hỏi ngươi, trong lịch sử có nói về Võ Hậu, vậy người là quân tử, hay tiểu nhân ? Như thế nào là quân tử, thế nào là tiểu nhân ?
Thạch Kiên sửng sốt nghĩ thầm, tiểu hài này quả không đơn giản, hắn trả lời:
- Quân tử lấy đức làm đầu, không mưu tư lợi. Tiểu nhân vô đức, vì lợi ích bản thân mà không từ thủ đoạn. Quân tử không âu lo vì bản thân, có gan nói thẳng, giúp cho quân chủ cai quản giang sơn xã tắc, tạo phúc thiên hạ, làm cho dân chúng ấm no, quốc gia cường thịnh. Tiểu nhân vì để lấy lòng Hoàng Đế, a dua xu nịnh, cả ngày chỉ nghĩ cách chiều quân vương, nếu trong triều có nhiều người như vậy, quân chủ không có ai can gián, sẽ phóng túng, chìm đắm trong dục vọng, chỉ lo say mê hưởng thụ, dân chúng cũng vì quân chủ lơ là mọi việc mà khốn quẫn, giang sơn xã tắc sẽ lâm vào nguy hiểm.
- Như vậy ta lại hỏi ngươi, hiện tại phụ hoàng và phụ mẫu rất thích văn chương của ngươi, vậy ngươi có phải một tiểu nhân không