Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 1

Chương 1
Biết tận hưởng "hiện tại" chính là người chiến thắng trong cuộc sống

Quá khứ của chúng ta không quay trở lại, tương lai của chúng ta vẫn chưa thấy đâu; do đó, chúng ta không  cần phải đau khổ vì quá khứ và tương lai, chúng ta chỉ cần sống với hiện tại.                                                                

..........................................................  Alan (Pháp)                  

Cuộc đời mỗi người luôn ngắn ngủi và mong manh. Nếu con người chỉ biết đuổi theo những mục tiêu xa vời mà không biết trân trọng những hạnh phúc ngay bên cạnh thì thật là ngốc nghếch.

Người có mục tiêu không rõ ràng thì sẽ rất khó để có được thành công.


Một chú chim họa mi đậu trên cành cây rất cao, nó cất tiếng hót như mọi ngày. Một con chim ưng đang đi tìm kiếm thức ăn, trông thấy chim họa mi bển bay xuống bắt lấy chú. Họa mi biết mình sắp chết nên ra sức khẩn cẩu, nói rằng nó vốn không thể làm cho chim ưng đủ no, vì thế khuyên chim ưng nên đi tìm con chim khác lớn hơn.

Nhưng con chim ưng đã trả lời rằng:

“Nếu bây giờ ta thả con mồi đang có trong tay để đi tìm thứ chưa nhìn tháy, như vậy ta trở thành kẻ ngốc mất rồi”.

Câu nói này của chim ưng làm cho chúng ta hiểu được rằng, khi làm bất cứ việc gì, việc ưu tiên trước nhất chính là Mục tiêu phải rõ ràng.

Ngày xưa, có một người thầy đeo cung tên dẫn ba đồ đệ lên núi săn hổ. Khi đến nơi, người thầy hỏi đồ đệ lớn: “Con đã nhìn thấy cái gì?”

Đồ đệ lớn trả lời: “Con nhìn thấy cung tên, con hổ và cánh rừng”.

Người thầy lắc đầu, nói: “Không đúng”.

Người thấy cũng hỏi đồ đệ thứ hai như vậy.

Đồ đệ thứ hai trả lời: “Con thấy thầy, sư ca, sư đệ, cung tên, con hổ và cả cánh rừng um tùm rậm rạp”.

Người thầy lại lắc đầu nói: “Vẫn không đúng”.

Người thầy lại hỏi câu hỏi đó với đồ đệ thứ ba.

Đồ đệ thứ ba đáp: “Con chỉ nhìn thấy con hổ”.

Người thầy mừng rỡ gật đầu: “Đúng rồi”.

Đã đi săn hổ, thì trong mắt, trong suy nghĩ chỉ có hổ. Mục tiêu rõ ràng, đó chính là vấn đề đầu tiên cho sự thành công của chuyến đi săn.

Trước khi Thích Ca Mâu Ni trở thành Phật, Người đã từng trải qua rất nhiều kiếp khổ hạnh, nhiều lần tu hành mới có được trí tuệ uyên thâm.

Một lần, Người thực hiện một chuyến đi xa. Ở Ấn Độ lúc đó, phương tiện giao thông duy n hất của người tu hành chính là đôi chân của chính mình. Thích Ca Mâu Ni vì vội vã tới nơi cần đến, nên Người đã không để ý đến sự xa xôi và vất vả trên đường, chỉ cố gắng để đến được nơi đó.

Do đường quá xa nên Người rất mệt mỏi, sau một quãng thời gian khá dài, chỉ còn phải vượt qua một ngọn núi nữa là có thể thấy được nơi mình cần đến. Thích Ca Mâu Ni thả một hơi thở dài, tự thấy mình may mắn vì vẫn kịp đến nơi.

Nhưng cùng lúc cảm thấy thanh thản trong lòng, thì Người lập tức cảm nhận được sự tồn tại của viên sỏi nhỏ trong chiếc giày.

Viên sỏi thật sự rất nhỏ, nhỏ đến mức làm cho người ta không cảm thấy được sự tồn tại của nó.

Nhưng khi Thích Ca Mâu Ni bắt đầu lên đường chưa được bao lâu, Người đã cảm nhận rất rõ về viên sỏi trong chiếc giày đang không ngừng đâm vào bàn chân, làm Người rất khó chịu.

Trước đó, do Thích Ca Mâu Ni vội vã lên đường, Người không muốn lãng phí thời gian để tháo giày ra, nên đã coi viên sỏi đó như một sự tu hành và không để ý đến nó nữa.

Cho đến lúc này, Người mới dừng những bước chần vội vã, nghĩ bụng: nơi cần đến đã sắp đến được rồi, lại vẫn còn thời gian, trên đường qua núi sẽ tháo giày lấy viên sỏi ra để mình được dễ chịu một chút.

Vào lúc Thích Ca Mâu Ni khom lưng chuẩn bị tháo giày, ánh mắt Người bỗng gặp phải quang cảnh bên đường và phát hiện ra phong cảnh ở đó quả thật là tươi đẹp. Lúc đó, Đức Phật đã nhận ra một sự thật rằng: trên đường đi, bản thân lúc nào mình cũng vội vã, trong tâm trí chỉ nghĩ đến nơi cần đến, nên thậm chí hoàn toàn không hề thấy được vẻ đẹp của quang cảnh xung quanh.

Đức Phật tháo giày ra và cầm viên sỏi nhỏ trên tay, Người than rằng: “Viên sỏi nhỏ ơi! Thật không ngờ, trong suốt quãng đường đi, mày liên tục làm đau chân ta, hóa ra là muốn nhắc nhờ ta hãy đi chậm lại, hãy chú ý đến những gì tươi đẹp trong cuộc sống. Mày đúng là người thầy, người bạn tốt của ta, và cũng là tiếng chuông thức tỉnh ta!”

 

Nhà văn viết tiểu thuyết người Pháp - Romain Rolland cho rằng, giữa công việc và giải trí luôn tồn tại sự hài hòa. Nếu có thể kết hợp một cách khéo léo giữa công việc và nghỉ ngơi thì đó mới là nghệ thuật sống. Schopenhauer - nhà triết học người Đức cũng cho rằng, cuộc sống của chúng ta giống như một bức tranh sơn dầu, nhìn gần thì không thấy gì, nhưng nếu muốn thưởng thức cái đẹp của nó thì phải đứng xa một chút. Do đó, cuộc sống là một hành trình mà trong đó chúng ta phải vừa biết “trốn chạy”, lại vừa phải biết “đắm chìm”. Đó mới là nghệ thuật sống dể tạo ra những thành còng. Trong cuộc sống, người nào tạo dược sự cân bằng hài hòa thì người đó đã tự làm chù và chiến thắng trong cuộc sống của mình.

Một hôm, hòa thượng đi bộ trong rừng, tập trung suy nghĩ về một vấn đề khó mà ông không hiểu trong kinh sách. Bỗng nhiên, một luồng hơi tanh nồng thoáng qua, ông vừa ngẩng đầu lên thì thấy trên con đường núi phía trước có một con hổ hung dữ đang muốn xông đến.

Trước tình huống nguy hiểm này, vị hòa thượng sững người rồi quay đầu bỏ chạy rất nhanh. Con hổ đuổi theo ở mãi xa phía sau, vị hòa thượng càng chạy càng nhanh, tưởng như đã thoát khỏi sự de dọa của con hổ.

Không ngờ, khi hòa thượng đang chạy thục mạng thì đột nhiên ông thấy mình đang đến gần một bờ vực, không còn đường để chạy nữa. Khi ông dang nghĩ cách xử lí tình huống này thì con hổ đã đuổi theo đến nơi, nhìn ra phía trước, ông thấy có một dòng thác, thế là vị hòa thượng không còn lựa chọn nào khác, đành nhảy xuống khe núi, cũng may là ông đã túm được một chiếc rễ cây buông theo vách núi và treo mình lơ lửng bên bờ vực. Thật không may, ông lại phát hiện ra một đàn cá sấu đang thấp thoáng trong làn nước.

Lúc đó, không biết từ đâu xuất hiện hai con chuột, một trắng và một đen bò ra từ vách núi, chúng không hẹn mà cùng xông vào cắn chiếc rễ cây hòa thượng đang treo mình. Hai con chuột chỉ cắn thêm vài lần nữa thì chiếc rễ cây sẽ đứt, vị hòa thượng cũng sẽ bị rơi xuống làm mồi cho đàn cá sấu.

Vị hòa thượng nhìn hai con chuột đang gặm rỗ cây, chợt tỉnh ngộ ra. Hai con chuột này chẳng phải tượng trưng cho Ngày và Đêm không ngừng gặm nhấm quãng thời gian còn lại của đời người hay sao? Còn con hổ dữ và đàn cá sấu kia chính là nỗi sợ mà bản thân luôn không muốn phải đối mặt.

Chẳng phải vậy không? Vào thời khắc khi cuộc sống sắp kết thúc, vị hòa thượng cuối cùng cũng hiểu ra rằng, đời người thật ngắn ngủi và mong manh! Điều quan trọng nhất là phải sống cho xứng đáng với quãng thời gian hữu hạn và mong manh đó.

Cảm nhận:           ----

Quá khứ luôn coi hiện tại là điểm tựa để hướng đến; tương lai lại cho rằng, hiện tại là khởi điểm để bắt đầu. Quãng thời gian còn lại cùa cuộc sống cũng không ngừng bị ngày và đêm gặm nhấm, còn sự lo lắng và nỗi sợ hãi đều là kết quả mà bản thân luôn không muốn phải đối mặt.

Nhà văn Nga, Tolstoỵ đã từng nói rằng: “Hãy nhớ lấy! Chỉ có một quăng thời gian quan trọng nhất, đó là hiện tại! Nó quan trọng bởi vì đó là quãng thời gian duy nhất của chúng ta”. Nắm lấy hiện tại, sống cho xứng đáng, mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng tốt đẹp.

Nguồn: truyen8.mobi/t56113-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot -lan-chuong-1.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận