Dù thế giới và cuộc sống có tồi tệ đến đâu thì vẫn có một thứ mãi mãi tốt đẹp - đó là tuổi thanh xuân.
Mất đi tuổi thanh xuân, về mặt sinh lí thì không có gì đáng tiếc;
Mất đi sức sống của tuổi thanh xuân mới là điều đáng buồn nhất;
Tuổi thanh xuân không giữ được nhan sắc của chúng ta;
Vàng bạc không giữ được sự sống;
Nói về Sự khác biệt trong vấn đề tuổi tác, không thể gói hết trong một câu đơn giản. Có người tuy đã 50-60 tuổi mà vẫn rất khỏe mạnh, nhưng cũng có người chỉ mới ngoài 20 tuổi mà hom hem ốm yếu. Ngay cả việc chăm sóc sức khỏe cá nhân cũng có sự khác biệt lớn.
Có một câu ví von nói rằng:
“ Nam giới ngoài 20 tuổi là chiếc máy bay trinh thám, ngoài 30 tuổi là chiếc máy bay oanh tạc, ngoài 40 tuổi là máy bay chiến đấu, 50 tuổi là chiếc máy kéo và ngoài 60 tuổi đã là chiếc tàu lượn rồi”, ý nghĩa của câu nói này là tuổi càng trẻ chúng ta càng có sức khỏe tốt.
Ngoài ra, cũng có một câu nói ví von cho phái nữ thế này:
“Nữ giới ngoài 20 tuổi giống như quả bóng đá, có 20 người theo đuổi; nữ giới ngoài 30 tuổi giống như quả bóng rổ, có 10 người tranh nhau; nữ giới ngoài 40 tuổi giống như quả bóng bàn, chỉ có hai người đánh qua đánh lại; nữ giới ngoài 50 tuổi giống như quả bóng golf, đánh đi càng xa càng tốt.
Đương nhiên, đây là những câu chuyện cười với thông điệp là tuổi càng trẻ thì sức hấp dẫn sẽ càng cao.
Tuổi trẻ đáng quí như vậy, nếu dễ dàng để nó qua đi liệu có đáng tiếc hay không? “Đừng để lãng phí tuổi thanh xuân” là nhận thức chung của những con người hiện đại.
Trong cuộc sống, người trẻ tuổi thường là người hài hước. Bởi những người trẻ tuổi có năng lượng và sự nhiệt tình lớn hơn nên dường như họ có khả năng khuấy động và gây cười cao hơn. Một câu chuyện cười không có nhiều chi tiết gây cười, nhưng khi được kể bởi những người trẻ thì vẫn dễ tạo được hiệu ứng gây cười hơn.
Tuy nhiên, khi gặp phải tình huống "thực sự không đáng để cười”, phản ứng của các học cũng không phải là “ngây ra như tượng gỗ”, mà thường là “cười ý nhị” hoặc “cười giả tạo” - nhằm chế nhạo thầy giáo của mình sao lại có thể kể m t câu chuyện cười nhạt nhẽo đến thế.
Một hôm, khi lên lớp giờ tiếng Anh, thầy giáo đã kể một câu chuyện cười “sâu sắc” dài mười phút đồng hồ, cả lớp ngồi nghệt ra, chẳng ai hiểu được hàm ý của câu chuyện đó. Bầu không khí trở nên căng thẳng, lúc ấy, đột nhiên lớp trưởng nói to: “Trực nhật đâu?”
Chỉ đến khi nghe thấy tiếng cười của bốn học sinh trực nhật hôm đó, thầy giáo mới chợt hiểu ra, cười nói: “Hóa ra trực nhật còn có tác dụng này cơ đấy!”
Việc dùng học sinh trực nhật để “cười phụ họa” với thầy giáo trong tình huống đó đã thể hiện sự hài hước của các em học sinh.
Ở lứa tuổi thanh niên, “dây thần kinh hài hước” thường phát triển hơn những giai đoạn khác, tuy nhiên, đi kèm với đó còn là sự quậy phá, gây rối. Những lúc nghỉ giữa giờ, các học sinh nghịch ngợm thường quậy tung cả phòng học lên. Hãy xem tình huống hài hước dưới đây:
Một hôm, trống vừa điểm, thầy giáo đã bước vào lớp, các bạn trong lớp lúng túng nhìn nhau khi trên bảng vẫn còn dòng chữ tiếng Anh “FUCK” kiểu graffiti của một đám học sinh siêu quậy, sau giây phút ngạc nhiên, thầy giáo gật đầu suy nghĩ một lát. Vốn là người hài hước nên thầy đã cầm viên phấn lên chỉnh sửa vài nét ở chữ FUCK, thành chữ BOOK, sau đó thấy mới nói: “Các em, hãy mở BOOK ra, chúng ta bắt đầu học!”
Vị thầy giáo này thật hài hước, phải không? Chỉ bằng vài động tác đơn giản, thầy đã làm cho học trò phải khâm phục mình.
Có một câu chuyện khác như sau:
Vị giáo sư dạy tiếng nước ngoài này vốn có một giờ lên lớp vào ba giờ chiều, nhưng lại có việc gấp nên đã viết lên bảng dòng chữ: “I will meet the class at 5:00” (Tôi sẽ lên lớp lúc 5 giờ).
Khi mấy sinh viên nghịch ngợm đến giảng đường, nhìn thấỵ dòng chữ trên bảng liền xóa chữ “c” trong từ class đi, để dòng chữ đó biến thành: “I will meet the lass at 5:00” (Tôi sẽ gặp người tình lúc 5 giờ).
Khi vị giáo sư quay trở lại lớp và nhìn thấy dòng chữ trên bảng đã bị sửa, thì tất cả sinh viên trong giảng đường được một trận cười nghiêng ngả. Vị giáo sư mỉm cười nghĩ một lát, sau đó xóa chữ “l” trong từ lass đi để câu đó trở thành: “I will meet the ass at 5:00” (Tôi sẽ gặp những con lừa lúc 5:00).
Rồi thầy nói với sinh viên rằng: “Nào, những con lừa! Học bài thôi!”
Người có khiếu hài hước là người lạc quan. Trong hai câu chuyện trên, sự hài hước của hai thầy giáo chính là phương thức ứng phó tốt nhất. Để làm được như thế, tất nhiên là tự bản thân mỗi người cũng phải có “năng khiếu hài hước”, có “năng khiếu” cộng thêm “sự nhanh trí” thì sẽ thể hiện được “bản lĩnh” của mình.
Có một vị Tổng giám đốc rất khó tính, ông đòi hỏi ở nhân viên tinh thần làm việc hết sức nghiêm túc. Một hôm, có anh chàng nhân viên vào gặp sếp với một bản công văn trên tay, chì một lúc sau đã thấy tiếng Tổng giám đốc quát tháo: “Cậu viết cái gì vậy, viết thế này thì chỉ bằng trình độ của học sinh cấp 2 thôi!”
Một lát sau, anh chàng nhân viên đó đi ra, nhưng trên mặt lại nở nụ cười, cậu giải thích với các đồng nghiệp đang ngạc nhiên rằng: “Các cậu thấy tôi tiến bộ có nhanh không, hôm qua Tổng giám đốc vừa mắng tôi chỉ bằng trình độ của học sinh cấp 1, hôm nay tôi đã lên trình độ của học sinh cấp 2 rồi dấy. ”
Người nhân viên bị mắng đã nhìn ra được thói quen thích mắng mỏ người khác của Tổng giám đốc. Vì thế, bản thân anh đã từng bị mắng những gì, anh cũng không nhớ rõ nữa rồi.
Trong một bức tranh, có vẽ một con thỏ trắng, ngồi khóc trước một cây cà-rốt. Bức tranh đó có ý nghĩa gì vậy?
Một dứa trẻ trong trại tị nạn châu Phi nói rằng, con thỏ khóc vì không được ăn cà-rốt.
Một đứa trẻ ở Đài Bắc thì nói rằng, con thỏ ngày nào cũng ăn cà-rốt, nó không muốn ăn nữa; nhưng thỏ mẹ bắt phải ăn, nên thỏ con đã khóc.
Mức sống ở châu Phi và Đài Bắc có sự khác nhau, châu Phi là nơi thiếu lương thực, còn Đài Bắc lại dư thừa lương thực, nên về cách nhìn nhận cũng có sự khác nhau.
Hay nói cách khác, cách nhìn nhận cuộc sống của con người như thế nào thì sẽ suy nghĩ thế nấy.
Lấy một ví dụ, người bi quan nếu chẳng may bị điếc thì như thế chẳng khác nào lấy mạng anh ta; nhưng đối với một nhà phát minh vĩ đại như Ê-đi-xơn thì đó lại không phải là chuyện gì quá ghê gớm, ông sẽ nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác.
Ê-đi-xơn được học chính quy rất ít, mười tuổi ông bắt đầu dược thực hành thí nghiệm trong căn phòng ngầm của bố, hai mươi tuổi bán báo và kẹo trên tàu hỏa để kiếm tiền, trước khi quyết định dồn sức vào các phát minh và kinh doanh, ông đã từng làm công việc phát điện báo. Động lực mạnh mẽ phát sinh từ sự nỗ lực đã giúp ông khắc phục được khiếm khuyết điếc dở của mình.
Ông bị điếc từ nhỏ, phải nói to mới nghe được. Có người đề nghị ông phát minh máy trợ thính, để giải quyết vấn đề nặng tai của mình, nhưng ông đã nói rằng:
“Suốt hai mươi bốn giờ trong ngày, có bao nhiêu âm thanh “không nghe không được”. Tai điếc đã giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian nhàn rỗi, nó cũng giúp tôi có thể chuyên tâm làm việc! Hơn nữa, nói to sẽ không nói dối được, tôi thích mọi người nói to khi nói chuyện với tôi”.
Ông chồng nói với bà vợ.- "Trước và sau khi cưới, em vẫn giữ được thân hình theo tiêu chuẩn như chai Coca Cola.” Bà vợ nghe thấy đã rất vui mừng.
Không ngờ, ông chồng lại nói: “Chỉ c ó điều là sau khi cưới thì từ chai thủy tinh đã biến thành chai nhựa”.
Cơ thể của một người còn trẻ chắc chắn sẽ đẹp, nhưng điều quan trọng nhất là làm thế nào để “Giữ form” được để không phải hối hận trong tương lai.
Một bác sĩ da liễu thường nhắc nhở những người trẻ tuổi không nên cậy mụn trứng cá bằng tay, tránh để lại sẹo. ông nói một cách nghiêm túc rằng: “Muốn trở thành Mã Anh Cửu hay Hứa Thủy Đức đều quyết định bởi bàn tay của các bạn”. Câu nói này tuy hơi động chạm đến khuôn mặt đầy vết sẹo rỗ của Hứa Thủy Đúc, nhưng dù sao cũng vẫn là một cách nói thú vị.
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!