Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 2

Chương 2
Chủ tịch hội đồng quản trị, ngài cũng đích thân đi toilet sao

Người có tính hài hước sẽ không làm cho mọi người phải chán ghét, những câu chuyện hài hước sẽ không làm người khác cảm thấy áp lực.

................................................  Daisaku Ikeda (Nhật Bản)

Sự nổi loạn của những người trẻ tuổi có thể là một kiểu phong cách, nhưng không nhất định ỉà một phong cách hay. Dựa vào lợi thế hài hước, bạn có thể biến địch thành bạn, có thể thêm các mối quan hệ, "bốn lượng đổi nghìn vàng", đó là sự kì diệu của bí quyết giao tiếp trong xã hội.


Có người nói rằng, người trẻ tuổi là những kẻ nổi loạn. Những người trẻ tuổi ngoan ngoãn quá sẽ bị thiệt thòi.

Tôi không tán thành lắm với câu nói này, nổi loạn có thể là một phong cách, nhưng không nhất định là một phong cách hay.

Khi gặp trở ngại, chúng ta có thể lựa chọn thái độ kháng cự nổi loạn, nhưng cũng có thể chọn cách “thuận đà tiến tới”. “Thuận đà tiến tới” tức là đối phó bằng thái độ hài hước, từ đó có thể thấy được hiệu quả kì diệu của “Bốn lượng đổi lấy nghìn vàng”.

Ví dụ, vào một buổi trưa hè oi ả, trong phòng khách mất điện đã lâu, mọi người đều vã mồ hôi, nóng không chịu nổi, người nào cũng trở nên rất nóng tính.

Cô cháu gái 3 tuổi bỗng chạy đến trước mặt ông nội, chu cái miệng nhỏ xinh ra thổi phù phù vào cổ ông. Thấy hành động ấy của cháu, ông giật mình, hỏi cháu: “Cháu đang làm cái gì thế?”

Cô cháu nội nhanh nhẹn đáng yêu vẫn tiếp tục thổi phù phù và trả lời: “Cháu là cái quạt máy, cháu muốn ông được mát, được mát”

Ông nội khi ấy mặc dù đang buồn bực, nhưng nghe cháu trả lời như vậy, liền mỉm cười rồi bất giác vỗ nhẹ tay lên đầu cô cháu.

CÔ bé miệng vẫn không ngừng thổi gió, còn đầu thì hết nghiêng sang trái lại nghiêng sang phải, trông rất giống chiếc quạt cây được nhấn túp-năng.

Động tác buồn cười của cô cháu nội làm cho mọi người trong phòng khách đều phải bật cười. Buổi trưa hè đó, dường như đã trở nên mát mẻ hơn nhiều. Cô bé ngây thơ càng được mọi người yêu quí hơn!

Chiếc đầu đ ược vỗ nhẹ lại chuyển động giống như chiếc quạt máy, như vậy chính là cách ”thuận đà” để “Bốn lượng đổi lấy nghìn vàng”.

Tình yêu thời nay, được ví von như "bạo gan thì no, nhát gan thì đói".

Theo tôi thấy, tình yêu của những thanh niên thế hệ mới dường như "no" nhiều hơn. Trong con phố ngầm của bến xe Tiệp Vận ở Đài Bắc, đèn sáng rực rỡ, nhưng chỗ nào cũng có thể thấy cảnh tượng các cặp đôi ôm nhau, hôn nhau, có vẻ đã quen như ở chỗ không người.

Một lần, trên chuyến xe nhanh cuối cùng từ Đạm Thủy trở về Đài Bắc, có hai cô cậu bên cạnh tôi đứng cạnh chiếc cột gần cửa, trò chuyện ríu rít, tôi đã nghe được những từ ngữ yêu đương của các cặp tình nhân thế hệ mới.

 “Anh có yêu em không?” Cô gái hỏi.

“Yêu, yêu, yêu! Yêu em đến như hai chiếc lạp xường, hai chai rượu đỏ.” Chàng trai vừa hôn vừa trả lời một cách đùa cợt.

“Thế là ý gì?”

“Tức là mãi mãi yêu em (Lạp xường và rượu đồng âm với từ “Trường cửu”)”.

“Vậy em có yêu anh không?” Lần này đến lượt chàng trai hỏi.

“Đương nhiên rồi, em yêu anh đến... trong toilet có đồng hồ báo thức... ” Cô gái ngừng lại một lát.

“Em nói gì vậy?” Chàng trai làm ra vẻ ngây ngô.

“Tức là yêu có thủy có chung” (Từ phân đồng ầm với từ thủy, từ đồng hồ đồng âm với từ chung).

Chắc hai cô cậu ấy cho rằng, thằng tôi đứng bên cạnh bị điếc rồi!

Người đang yêu thường mù quáng, tôi bỗng chốc biến thành người vô hình. Yêu “như chốn không người” là sự tả thực về tuổi trẻ!

Một công ty mở lớp đào tạo nghề huấn luyện cho những nhân viên mới. Tổng giám đốc lúc đó rỗi rãi nên cũng đến ngồi dự ở dãy cuối cùng của lớp học.

Bài học tập huấn nói đến việc: nhân viên nghiệp vụ phải rất lịch sự, phải có tinh thần phục vụ, ví dụ như phải luôn nhớ nói câu “Cảm ơn Tổng giám đốc đã quan tâm đến chúng tôi”, “Cảm ơn Ngài đã chủ trì hội nghị”, “Ngài Lí cần gì phải đến tận đây ạ, Ngài cứ gọi điện là được rồi”...

Một nhân viên nghiệp vụ nhanh nhẹn đã hợc được mấy chiêu đó, cảm thấy rất thú vị, nên đã “thực hành” tại chỗ luôn. Sau khi kết thúc buổi tập huấn, cậu ta gặp Tổng giám đốc ở toilet nên tươi cười nói: “Tổng giám đốc, Ngài cũng đích thân đi toilet sao?”

Tổng giám đốc trả lời: “Chả nhẽ cậu có thể đi thay tôi được chăng?”

Câu “chuyện cười” này, tôi được nghe một ông chủ lớn kể lại. Ông chủ lớn này đã phê bình anh chàng “lố bịch” nọ.

Thực ra, tôi lại có cách nhìn khác đối với câu chuyện cười này. Tôi cho rằng người thanh niên này không hề “lố bịch”, mà là một sự hài hước, một sự hài hước được phát triển từ nội dung bài học.

Không nên đánh giá thấp sức hiểu biết của thanh niên thời nay. Biết phát minh ra những câu nói tình tứ như “lạp xường và rượu”, “có phân có đồng hồ”, cho thấy đầu óc của họ cũng không phải là đơn giản.

Người có vấn đề chính là ông Tổng giám đốc, sự ứng phó của ông có thể thấy là thiếu hụt “sự đồng cảm”. Ông ta đã làm cho cả quá trình không giống như sự hài hước mà giống như một câu chuyện cười. Đây là những gì thường gặp ở vị Tổng giám đốc, họ thường thích chê bai giá trị hài hước của các nhân viên trẻ bằng ưu thế vế địa vị của mình.

Điểm này làm tôi nhớ đến câu chuyện nhậm chức ở một công ty xuất bản cỡ lớn trước dây.

Một biên tập viên nam ngồi chéo trước mặt tôi, người vừa cao vừa gầy, tốt nghiệp khoa Triết học, tuy không đẹp trai nhưng cậu ta rất hài hước nên dược mọi người ở công ty quí mến.

Lấy một ví dụ để thấy được cậu ta hài hước đến mức nào. Có một lần, chúng tôi đi dự tiệc cưới của một nữ đồng nghiệp, cậu ấy nâng cốc và nói:

“Chú rể rất đẹp trai, nhưng!...” Sau khi dừng lại vài giây gây tò mò, cậu ta nói tiếp: “Nhưng cô dâu còn đẹp hơn!”

Một trận cười nổi lên. Mọi người đều rất thích sự hài hước của cậu ta.

Sau đó, một lần khác, trong bữa liên hoan của công ty, cậu ấy lại nâng cốc chúc mừng vị tổng biên tập 60 tuổi, cậu nói:

“Tổng biên tập, chúc chú!...”, trong lúc mọi người tập trung lắng nghe cậu ấy chuẩn bị nói tiếp một câu chúc thật hay thì cậu nói: “Càng già càng trẻ!”

Sự hài hước của cậu ấy lại gây được một trận cười cho mọi người.

Không ngờ, vị tổng biên tập lại nói với tôi rằng: “Ôi, càng già càng trẻ cái nỗi gì, không hiểu! Tôi không hiểu! Chủ biên, bình thường cậu dạy dỗ kiểu gì vậy! ”

Thực ra tôi cho rằng, câu nói này khá hài hước, không cần phải “chỉnh sửa” gì cả. Nhưng vì bình thường, Tổng biên tập có quyền lực rất lớn nên mọi người chỉ có thể cười theo mà thôi.

Thông thường, thì vị Tổng giám đốc kia và vị Tổng biên tập này chỉ cần mỉm cười, thể hiện việc tán đồng sự hài hước của đối phương là được. Nếu cần tham gia thì cười lớn vài tiếng, thể hiện mức độ thưởng thức cao hơn. Như thế là đủ rồi.

Nhưng, điều kỳ lạ là một số quan chức lại thích dùng những ngôn ngữ nghiêm túc để chê bai, ám chỉ đối phương “lố bịch”!

Như vậy vẫn còn tốt, bởi thậm chí còn có một số người sẽ trả lời là: “Nói năng kiểu gì vậy!” “Đùa đấy à!” chỉ một câu nói đã dập chết cái sự hài hước rồi.

Thực ra, khi nói những câu hài hước ai cũng đều hi vọng nhận được sự quan tâm. Nếu các vị quan chức có thể đáp trả bằng sự hài hước nhẹ nhàng (chứ không phải bằng ngữ khí phê bình), thì sự cảm nhận của đối phương sẽ mạnh mẽ hơn. Đó chính là “sự đổng cảm”.

Cảm nhân:

Muốn nhận được sự chào đón thì phải giúp mọi người từ bỏ những thói quen xấu của họ một cách tế nhị. Ví dụ đối phương là người hút thuốc, hoặc đối phương đã kể một câu chuyện cười không lịch sự. Vậy thì cấn phải biến địch thành bạn.

Ví dụ, có người hỏi bạn: "Bạn có phản đối tôi hút thuốc không?”, bạn có thể nói rằng: “Tôi không phản đối anh hút thuốc, nhúng... tôi phản đối anh nhả khói. Đừng bảo tôi phải hít lại khói của anh nhé!” Một ví dụ khác, nếu có người kể một câu chuyện không lịch sự, đừng bao giờ nói một cách nghiêm túc rằng “Đùa đấy à!” nên trả lời một cách hài hước và nhẹ nhàng, để đối phương dễ dàng tìm được đường lui. Họ sẽ rất biết ơn bạn.

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t57817-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-chuong-2.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận