Tràng Dương, Thái Nguyên, ngày 12-9-1966
Bố mẹ xa nhớ!
Vậy là con đã tới nơi trường sơ tán an toàn. Được nhà trường và các bạn bè quan tâm giúp đỡ nên mọi chuyện đều ổn cả. Ở nhà chắc bố mẹ và các anh chị lo cho con lắm phải không? Con rất biết điều đó. Đáng ra con phải viết thư này từ mấy hôm trước, song dùng dằng mãi sáng nay mới thực hiện được. Con thật có lỗi lớn khi để bố mẹ sốt ruột mong chờ.
Thưa bố mẹ vô vàn kính nhớ của con! Người xưa nói "xảy nhà ra thất nghiệp". Với con điều này càng nan giải. Thiếu đôi tay, thiếu đi sự chủ động trong moi sinh hoạt, mọi thứ phải nhờ người khác. Ở nhà có bố mẹ, các anh chị, các cháu và bao bạn bè thân quen vậy mà nhiều lúc vẫn thấy ngại, thấy khó. Nay xa nhà, xa quê hương hàng mấy trăm cây số, giữa chốn núi rìmg hiểm trở, bạn bè lạ hoắc, con không khỏi những phút xao lòng, bối rối, đôi lúc tưởng không lối thoát.
Song thật may, bao mặc cảm, tự ti ấy đã dần được cởi bỏ khi con nhận ra rằng lòng tốt của con người chẳng ở đâu thiếu. Một nẻo đường trên khắp non nước này nếu ta chủ động gắn bó, hòa nhập thì đâu cũng hóa quê hương. Ai cũng trở thành bạn tốt, dù đó là người xa lạ, nếu ta biết mạnh dạn sẻ chia, không giấu giếm những khó khăn, nỗi niềm một cách chân thành.
Con đuợc bố trí trọ ở nhà bác Dần, quê gốc Thái Bình, rất chất phác hiền lành, vui tính. Bác có ba con, cậu út là cu Thực học lớp 3, rất dễ thương. Bác dành hẳn một gian buồng rộng cho bọn con. Riêng con còn dược ưu tiên nằm giường chung với anh Đãng người huyện Xuân Trường, học trên con 3 năm và cũng là học sinh truờng cấp 3 Hải Hậu quê mình đấy. Anh tốt và tâm lý lắm. Chính anh đã thân chinh đón con về ở chung và bước đầu giúp con mọi sinh hoạt hàng ngày.
Khoảng nửa tháng nữa trường con mới khai giảng. Các bạn con hiện giờ ngày nào cũng vượt núi vào rừng đẵn gỗ, nứa về dựng lán, làm chỗ ở tập thểế cho lớp. Con được ưu tiên nghỉ ngơi, đọc sách ở nhà. Chiều chiều, cu Thực lại rủ con ra suối câu cá vè nấu măng chua, vui lắm!
Chiều qua, con bị đỉa cắn. Thật là một phen hú hồn! Bình thường anh Đãng vẫn giúp con tắm giếng (Giếng ở đây sâu lắm! Cái nào cũng thăm thẳm tới hơn chục mét. Múc được gầu nước lên là toát mồ hôi hột).
Nhân chiều chủ nhật, hai bạn Nghị, Bính ở chung nhà bác Dần và học chung lớp với con rủ con ra dòng suối lớn ven làng tắm cho vui, vừa mát mẻ, lại đỡ công múc nước khổ sở từ giếng. Lúc đầu, con dứt khoát không chịu. Chiều ý con, cả hai động viên: "Cậu yên tâm đi! Chúng t sẽ giúp cậu như anh Đãng giúp cậu thôi. Có gì mà cậu phải ngại nhỉ? Đã ở chung nhà thì ta cứ coi nhau là người nhà mới được".
Thế là hai bạn vừa nói vừa khoác tay con dẫn ra con suối cách nhà một thôi đường ngắn. Cả ba cùng tìm đến đoạn chảy mạnh nhất, nước trong nhất, cùng ùa xuống ngâm mình. Con rất thích thú khi tìm ra chỗ có tảng sói lớn phập phờ mặt nước. Cứ thế con nằm ngửa gối đầu lên đó, lim dim đôi mắt, thả mình trong dòng nước mát lạnh, róc rách xiết vào da thịt mình, tạo ra cảm giác mê ly như chính bàn tay diệu kỳ êm ái của mẹ từng vuốt ve, xoa nhẹ trên khắp cơ thể con những ngày còn thơ bé.
Tắm xong, hai bạn giúp con mặc áo quần một cách thật vui vẻ tự nhiên. Song con vẫn thấy ngường ngượng thế nào.
Vừa rời suối được mấy bước, Bính liên đề xuất ý kiến:
- Nghe nói bên kia suối có nhà ông Chế Lập có rất nhiều loại cây trái ngon lắm, đặc biệt là hồng và ổi. Hay chúng ta rẽ sang thưởng thức chút cho vui đi?
Nghị cũng lên tiếng:
- Tớ cũng nghe có người bảo về đất này mà không đến nhà ông Chế Lập ăn trái cây thì coi như chưa đến.
- Thôi vậy tớ đi luôn! - Con nói.
Sau lời bàn, cả ba quyết định quay gót, lội qua suối tìm đến nhà ông chủ vườn. Ai cũng tròn xoe mắt, nuốt nước miếng khi ngắm nhĩmg trái hồng chín mọng rực đỏ như những chiếc chuông lứa treo lúc lỉu khắp cành cao cành thấp. Càng mê đắm khi lạc vào giữa vườn ổi la đà những chùm quả chín vàng thoáng mùi hương quyến rũ.
Giá như còn đôi tay thể nào con cũng liều hái một trái ăn ngay cho đỡ thèm. Dạo quanh tính toán mãi, cuối cùng cả ba chỉ đủ tiền mua 6 trái ổi và 3 trái hồng. Khi tính tiền, ông ta đếm thấy dư 1 trái ổi. Bính giải thích rằng đây là trái ổi rụng bọn cháu nhặt được trong vườn. Song ông Chế vẫn khăng khăng không chịu. Cây nhà lá vườn mà ông ta chặt chẽ thế đấy. Thế mới biết kẻ giàu tiền bạc thường hay nghèo nhân tâm là vậy.
Về đến nhà thì chỉ còn đúng 1 trái ổi cho cu Thực vì cả đám đã ngấu nghiến ngon lành mớ trái cây ngay trên đường.
Mải mê cuộc vui, khi nhận ra bóng hoàng hôn đã mờ phủ từ lúc nào, Bính và Nghị vội xách đồ đi nhà bếp lĩnh cơm chiều.
Đang ăn ngon lành, thì Bính kêu lên:
- Kìa! Sao chân Ký có máu vậy?
Cả ba cùng hoảng hốt buông bát. Nghĩ vội vàng vén ống quần cộc của con lên, la lớn:
- Tròi ơi! Con đỉa! Con đỉa bám mông Ký, to quá!
- Để mình bắt. - Bính vừa nói vừa xăm xăm xé mẩu giấy chụp vội vào chỗ con đỉa to như ngón tay cái đang bám thăng lảng ở mông trái của con. Thử mấy lần nhưng Bính vẫn không gỡ con đỉa ra được. Chắc vì lâu quá nên nó đã cắn rất sâu. Đúng là "dai như đỉa", bố mẹ nhỉ!
Vừa lúc bác Dần đi rẫy về, lưng còn dắt con dao quắm, bác hối đến, nhố nước bọt và dùng dầu hỏa đổ vào, con đỉa mới chịu co lại rồi rơi ra, phơi cái bụng no máu căng phồng, béo nẫn. Bác gái chạy đi xé miếng lá nón dán chỗ máu đang chảy. Bính, Nghị tìm chiếc quần cộc mới và giúp con mặc vào, thay cho chiếc quần đã bê bết máu.
Ăn cơm xong, con thấy chỗ mông nhơm nhớp nuớc. Bính và Nghị xem vết thương thì thấy chiếc lá nón đã trôi mất từ lúc nào nên máu vẫn chảy. Bính chạy đi bóc mẩu lá nón khác dán lại. Tối đó, các bạn phải giúp con thay tới ba, bốn lần lá nón mà máu vẫn rỉ.
Khuya, không muốn làm mất giấc ngủ của hai bạn, con cố nằm im nhắm mắt nhưng bụng cứ nôn nao thế nào, không sao ngủ nổi. Có tiếng gà gáy canh một, con giật mình thấy bác Dần xách đèn vào chỗ giường con (thời gian này anh Đãng thường sang nhà bạn làm luận văn nên ít ngủ ở nhà). Bác vén chỗ quần con lên kiểm tra, thấy máu vẫn ri rỉ, bác liền xách đèn hối ra vườn, tìm ngắt loại lá cây cỏ nào đó, bỏ vào miệng nhai rồi tẩm dầu hỏa dấp lại cho con. Bác còn cẩn thận tìm xé một dải vải dài làm băng, quấn vết thương lại hai ba vòng cho an toàn. Ngồi chờ một lúc thấy máu không rỉ nữa, bác mới yên tâm. Trước khi ra phòng ngoài ngủ tiếp, bác ân cần bảo con:
- Cái giống đỉa nó cắn là độc rồi. Song ít ai bị chảy máu nhiều và lâu thế này. Giờ làm thế chắc chịu đấy. Tôi để đèn đây để anh tiện theo dõi. Nếu có gì anh cứ ới tôi một tiếng nhé!
ít phút sau, tiếng "gáy gỗ" của bác Dần đã vang lên, còn con cứ trăn trở mãi, không sao nhắm mắt nổi. Càng cảm động trước thái độ và cử chỉ thân thương, tận tình mà bác chủ nhà vừa dành cho, con càng thấy nhớ nhà, nhờ bố mẹ da diết. Nước mắt con tự dưng ứa trào. Nằm không yên, con đành dậy thả bộ ra hiên rồi ra sân dạo quanh (ở đây, về đêm, không nhà nào đóng cửa mà vẫn an toàn).
Không gian tĩnh lặng, chỉ nghe đâu đây ri rỉ tiếng côn trùng hòa tấu trong mênh mang hoang vắng. Những dãy núi của Tràng Dương càng về khuya càng hiện lên rõ nét, tạc những đường cong nhấp nhô lên nền trời tím thẫm, khiến con liên tưởng đến những con sóng lừng nơi biển quê nhà.
Trăng hạ tuần nhô cao giữa hai ngọn núi chăm chắm nhìn con. Con cứ bồi hồi tưởng tượng như đó là ánh mắt dịu hiền của mẹ đang vời vợi dõi theo với bao lo lắng thắt lòng cho con nơi núi rừng xa xôi muôn trùng cách trở những ngày đầu tiên xa nhà, xa vòng tay yêu thương của bố mẹ, giữa bốn bề không quen biết trong hoàn cảnh đôi tay không bình thường.
Song như bố mẹ đã nghe con kể đấy, từ ngày tạm biệt quê nhà lên trường đến nay, hầu như kh ng ở đâu và không lúc nào con không gặp người tốt. Ở hiền gặp lành, ông trời có mắt. Bố mẹ vẫn dạy con thế mà! Vậy bố mẹ cứ yên tâm về con, đừng lo lắng gì nhỉều mà tội cái thân già là con buồn lắm đó.
Nơi xa xôi, con chỉ mong sao bố mẹ gắng giữ gìn sức khỏe. Mùa đông đang cận kề, mẹ gắng giữ ấm cổ đế khỏi tái phát bệnh viêm phế quản như năm ngoái. Bao giờ được lĩnh tiền học bổng, con sẽ mua gửi biếu mẹ một chiếc khăn quàng cổ bằng thổ cẩm được dân ở đây tự dệt tay rất lạ, rất dẹp và rất ấm.
Riêng bố, tuổi đã cao, sức mỗi ngày một yếu, mắt mỗi ngày một kém, theo con bố nên nghỉ sớm công việc làm ở lò vôi của hợp tác xã. Con thật xót xa khi biết giữa những ngày đông dù lạnh giá đến đâu, một ông bố già gần 70 vẫn phải cởi trần lặn ngụp giữa dòng sông ngầu đục tê cóng móc bùn lên nhào than để chuẩn bị nhiên liệu cho việc nhóm lò. Mùa hạ nóng oi như thíêu đốt, bố lại phải lao vào lò cào VÔI giữa mịt mù khói bụi vây quanh. Công việc này rõ ràng vừa nặng nhọc, vừa bụi bặm, độc hại, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe tuổi già, đặc biệt đến đôi mắt của bố. Con tha thiết mong bố chuyển làm việc khác càng sớm càng tốt.
Thư đã dài, con xin bố mẹ được dừng bút. Kính chúc bố mẹ luôn an lành, vui khỏe, mãi là điểm tựa yêu thương của cả nhà. Chúc các anh chị và bà con láng giềng thân thuộc ai cũng khỏe mạnh, gia đình hòa thuận, vui vẻ, hạnh phúc. Chúc các cháu yêu quý luôn gắng chăm chỉ, học hành ngày một tiến bộ, giỏi giang, biết nghe lời để ông bà, bố mẹ vui nhiều nhé! Hè về sẽ có quà riêng cho các cháu đấy!
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!