1
Ông quan hướng đạo người Thụy Sỹ trông hốc hác, lưng còng. Ông ta mơ về Khai sáng như một buổi rạng đông yên tĩnh, tuyệt đẹp; lúc đầu không nhìn rõ nhưng rồi hiện ra và một ngày bắt đầu.
Đó là điều ông ta nghĩ về Khai sáng. Nhẹ nhàng, yên ắng và không bị phản kháng. Và sự việc phải như vậy.
Tên ông là Francois Reverdil. Ông là một người trong triều đình.
Reverdil nắm lấy bàn tay Christian, quên mất cả chuyện nghi thức mà chỉ nghĩ đến nỗi đau trước những giọt nước mắt của cậu.
Chính vì vậy, họ đứng không nhúc nhích trên sân cung đình dưới trời mưa tuyết sau khi Christian được ban phước.
Christian VII tuyên thệ ngôi vua Đan Mạch ngay trên ban công lâu đài ngay buổi chiều hôm đó. Reverdil đứng một bên ngay sau Nhà vua. Vị vua mới không làm mọi người hài lòng khi ngài vẫy tay và cười đùa.
Điều đó bị coi là không nên. Cũng chẳng ai buồn giải thích về hành động đáng trách như vậy của ngài.
Khi Francois Reverdil được thuê để dạy Thái tử Christian mười một tuổi, ông ta đã giấu khá kỹ một sự thật là ông vốn xuất thân từ dân Do Thái. Tên họ của ông là Elie Salomon đã không hề được nhắc đến trong hợp đồng thuê mướn.
Sự thận trọng ấy có thể là không cần thiết. Những vụ tàn sát người Do Thái đã không diễn ra ở Copenhangen trên mười năm rồi.
Một sự thật Reverdil theo chủ nghĩa Khai sáng cũng không được đề cập đến. Theo ông ta, thông tin này chả có gì liên quan, chưa nói có khi lại gây tác hại. Quan điểm chính trị của ông chỉ là chuyện cá nhân.
Cẩn trọng là nguyên tắc cơ bản của ông ta.
*
Ấn tượng ban đầu của ông đối với cậu bé cũng khá mạnh.
Christian cũng "hấp dẫn". Người cậu mảnh mai như con gái nhưng lại được vẻ ngoài và phong cách dễ chiếm cảm tình của người khác. Cậu lanh lợi, đi lại thật duyên dáng, tao nhã và nói được ba thứ tiếng Đan Mạch, Đức và Pháp.
Nhưng chỉ sau vài tuần, bức tranh đã trở nên rối rắm. Chẳng mấy chốc cậu đã gắn bó chặt chẽ với Reverdil, đến nỗi sau một tháng Nhà vua đã không "cảm thấy sợ". Khi Reverdil hỏi về từ gây ngạc nhiên là "sợ hãi" thì ông mới hiểu ra rằng nỗi sợ hãi là trạng thái tự nhiên của cậu bé.
Từ "hấp dẫn" dần dần đã không miêu tả nổi Christian là người thế nào.
Trong các buổi đi dạo bắt buộc thường phải đi nhanh và không có người khác tháp tùng, cậu bé mười một tuổi bày tỏ tình cảm và quan điểm của mình khiến Reverdil ngày càng thấy lo ngại. Chúng được che bằng một vỏ bọc ngôn ngữ đặc biệt. Christian nhắc đi nhắc lại một cách điên khùng ý muốn được trở nên "mạnh mẽ" và "cứng rắn" để phát triển một thể chế cứng rắn, mạnh mẽ, nhưng cậu lại muốn nói tới điều gì đó khác hẳn. Cậu ta muốn" tiến bộ" song ở đây một lần nữa cậu không thể giải thích quan niệm này theo một cách thích hợp. Ngôn ngữ của cậu hình như bao gồm một khối khổng lồ từ ngữ được tạo ra theo một mã số bí mật không thể giải mã được. Trong khi nói chuyện với sự có mặt của người thứ ba hoặc ngay trong cung đình, thứ ngôn từ bí ẩn lại biến mất. Chỉ khi nào riêng tư với Reverdil thì chúng mới xuất hiện.
Những từ lạ lẫm nh ư "thịt", "kẻ ăn người" và "trừng phạt" vẫn được dùng mà không hề có ẩn ý gì khác. Tuy nhiên, vài thành ngữ khi nói vẫn được hiểu ngay.
Khi họ trở về phòng học sau buổi đi dạo, cậu thường nói họ sắp bước vào một bài "kiểm tra gắt gao" hoặc "buổi hỏi cung căng thẳng". Trong ngôn từ về luật của Đan Mạch, những thành ngữ đó được hiểu như" tra tấn" mà vào thời gian này vẫn được phép và áp dụng thoải mái trong giới hành pháp. Reverdil hỏi cậu ta liệu đã khi nào cậu bị người ta tra tấn bằng kìm kẹp chưa.
Thật ngạc nhiên khi cậu trả lời rằng có.
Điều đó rõ ràng.
Chỉ sau một thời gian Reverdil đã nhận ra rằng thành ngữ đặc biệt này không phải là một ám hiệu chứa đựng nghĩa bí hiểm nào khác mà là sự thật.
Điều này đã giày vò ông ta. Đó cũng là bình thường.
2
Nhiệm vụ của quan hướng đạo là rèn giũa một vị vua của Đan Mạch, người nắm quyền lực tuyệt đối.
Nhưng không phải chỉ có một mình ông làm công việc này.
Reverdil đảm nhiệm vai trò này vào dịp kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng 1660 đã đập tan mọi quyền lực của giới quý tộc và trả lại quyền lực tuyệt đối cho Nhà vua. Reverdil cũng gây ấn tượng đối với vị Hoàng tử trẻ tuổi về tầm quan trọng vị trí của cậu: cậu nắm trong tay tương lai của cả đất nước. Tuy nhiên vì tế nhị, ông đã không nói cho cậu biết một điều cơ bản: do sự suy thoái của quyền lực hoàng gia từ những đời vua trước và sự thoái hóa của chính họ đã dẫn đến việc chuyển toàn bộ quyền lực vào tay những kẻ trong triều hiện nay, những kẻ kiểm soát ngay cả việc nuôi dạy, giáo dục và cách nhìn của cậu.
"Cậu bé" (Reverdil đã dùng từ này) hình như chỉ biết mỗi chuyện băn khoăn, lo lắng và tuyệt vọng về vai trò tương lai của mình là một Nhà vua.
Nhà vua là người trị vì tuyệt đối, nhưng các quan chức chính phủ lại thực thi mọi quyền lực. Mọi người đều coi điều này là tự nhiên. Giáo dục sư phạm đối với Christian cũng đã được điều chỉnh sao cho phù hợp. Quyền lực đã được đức Chúa ban cho Nhà vua. Đến lượt mình, ngài lại không vận dụng quyền lực đó mà lại chuyển giao nó. Ý tưởng Nhà vua không được tận dụng quyền lực của mình đã không được tính đến. Điều giả định là do Nhà vua điên loạn, rượu chè không chịu làm việc. Nếu ông ta không mắc phải một trong những thứ đó thì ý chí của ông ta sẽ bị bẻ gãy. Do vậy, sự lãnh đạm và sụp đổ của Nhà vua sẽ di truyền hoặc có thể được đưa vào.
Sự thông minh của Christian bộc lộ ra với những người quanh cậu khiến người ta tính đến chuyện nhồi nhét bằng được vào cậu ý thức thụ động. Reverdil đã mô tả phương pháp áp dụng với cậu bé như "kiểu giáo dục một cách có hệ thống để dẫn tới tình trạng bất lực và suy đồi hòng vì mục đích lưu giữ ảnh hưởng của những kẻ cầm quyền thực sự". Ông đã sớm nhận ra rằng triều đình Đan Mạch luôn sẵn sàng bỏ qua hiện trạng sức khoẻ cũng như thể chất yếu đuối ở vị Hoàng tử trẻ tuổi để có được những kết quả từng thể hiện rất rõ ở các vị vua tiền nhiệm.
Mục đích là tạo ra từ đứa trẻ này "một Frederik mới". Như Reverdil sau này đã viết trong cuốn hồi ký của mình, ý đồ là "thông qua" sự suy đồi về đạo đức của quyền lực hoàng gia để tạo ra một khoảng trống mà qua đó họ có thể thực thi quyền lực một cách trắng trợn. Nhưng điều họ không tính đến là một ngày nào đấy một ngự y hoàng gia có tên là Struensee lại có thể viếng thăm khoảng trống quyền lực đó."
Reverdil là một trong những người đã sử dụng từ "chuyến viếng thăm của viên ngự y hoàng gia". Ông ta chả hề nói một cách hóm hỉnh chút nào. Thực ra chính ông ta đã tận mắt chứng kiến việc hủy hoại đứa trẻ với tâm trạng đầy bực bội.
Về gia đình của Christian, người ta cho rằng mẹ cậu đã chết khi cậu mới hai tuổi, và cậu chỉ biết đến người cha mình qua tiếng tăm xấu xa và rằng kẻ đã lên kế hoạch, chỉ đạo việc nuôi dưỡng cậu bé - công tước Ditlev Reventlow - là một người đàn ông kiên định.
Reventlow là một nhân vật có tính cách mạnh mẽ.
Ông ta quan niệm việc dạy dỗ "giống như một quy trình đào tạo mà ngay cả một gã nông dân ngu đần nhất cũng có thể thực hiện được chừng nào trong tay gã có cây roi." Chính vậy nên ông ta luôn mang theo cây roi. Ông ta luôn đề cao chuyện phải khuất phục cậu bé về mặt tinh thần và mọi "ý tưởng độc lập cần phải bị đè bẹp".
Ông ta chẳng ngại ngần gì áp đặt ý tưởng này lên cậu Christian bé bỏng. Thực ra phương pháp này chẳng có điều gì khác lạ so với cung cách dạy dỗ trẻ em vào thời đó. Điều độc đáo là nó đã đem đến một kết quả thật bất ngờ vào thời gian ấy mà không phải ở một đứa trẻ thuộc tầng lớp quý tộc hay trung lưu. Đối tượng cần phải bị đánh gục thông qua việc dạy dỗ hay đè nén về mặt tinh thần bằng ngọn roi để có thể tước đoạt đi ở đứa trẻ mọi ý chí độc lập lại chính là vị quân vương tối thượng của Đan Mạch được đức Chúa trời lựa chọn.
Hoàn toàn bị khuất phục, cam chịu với một ý chí rã rời, vị quân vương chỉ còn biết khước từ mọi quyền lực để nhượng lại cho chính những kẻ đã nuôi dạy cậu.
Mãi rất lâu, sau cuộc Cách mạng Đan Mạch, Reverdil mới tự hỏi mình trong cuốn hồi ký rằng vì sao ông ta đã không can thiệp.
Ông ta không tìm được câu trả lời. Ông ta mô tả mình như một người tri thức và điều phân tích của ông thật rõ ràng.
Nhưng ông đã không đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi đặc biệt này.
Reverdil đảm nhận việc là thầy giáo dạy tiếng Đức và tiếng Pháp. Ngay từ lúc đến đó, ông đã ghi chép lại kết quả của mười năm dạy học đầu tiên.
Thật ra thì ông chỉ là kẻ thừa hành. Công tước Reventlow mới là kẻ đặt ra các nguyên tắc. Suy cho cùng thì không có vai trò của bố mẹ ở đây.
"Vậy là trong suốt năm năm liền, ngày nào tôi cũng rời khỏi lâu đài với một tâm trạng buồn bã. Tôi thấy lúc nào họ cũng tìm cách hủy hoại nền tảng tinh thần của cậu học trò của tôi và cậu không hề được dạy dỗ gì về vai trò của mình là một quân vương hoặc những gì dưới quyền cậu. Cậu cũng chẳng được bảo ban gì về các đạo luật dân sự của đất nước mình; không hề biết cách các văn phòng của chính phủ phân công công việc hoặc những chi tiết đất nước cậu được cai trị như thế nào; cũng như quyền lực từ vương triều được phân bổ thế nào đến các quan chức. Chẳng ai từng nói với cậu về những mối quan hệ cậu có thể phải đối mặt với các nước láng giềng; cậu mù tịt về thực lực quân sự và hải quân của vương
Quan hướng đạo kết luận rằng vai trò của Công tước Reventlow - chưởng ngân khố, một quý tộc nông thôn và công tước - đảm nhiệm việc giáo dục Nhà vua là thiết yếu. Điều đó dẫn đến chuyện về mặt nào đấy Reverdil có thể giải mã được cách dùng từ ẩn dụ của cậu.
Những nét đặc thù về cơ thể Hoàng tử ngày càng rõ rệt. Hình như cậu không lúc nào yên chân yên tay: cậu liên tục ra hiệu bằng tay, véo vào bụng, gõ những ngón tay lên người rồi lẩm bẩm mình sẽ "‘chóng tiến bộ". Và rồi cậu sẽ đạt tới "trạng thái hoàn hảo" cho phép mình trở nên giống như các nghệ sĩ người Italy.
Quan niệm về "nhà hát" và "Passauer Kunst" đã bị pha trộn trong đầu chàng Christian trẻ tuổi. Không có lô-gich gì khác hơn là lô-gích mà cậu ta tóm tắt "những cuộc tra tấn căng thẳng".
Trong những ý tưởng kỳ lạ bùng phát ở các triều đình châu Âu hồi đó là niềm tin cho rằng có cách biến con người trở nên cứng rắn. Huyền thoại này được hình thành trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm ở Đức; đấy là giấc mơ trở nên cứng rắn và đóng một vai trò quan trọng trong các nhà quý tộc. Niềm tin vào nghệ thuật đó - được gọi là "Passauer Kunst" - được thấm nhuần bởi cả vua cha và ông nội của Christian.
Đối với Christian, niềm tin vào "Passauer Kunst" đã trở thành một báu vật bí mật cậu đã cất giữ rất sâu.
Cậu vẫn liên tục kiểm tra đôi tay và bụng mình xem liệu đã có chút tiến bộ nào theo hướng trở nên cứng rắn. Những kẻ ăn thịt người bu xung quanh cậu là những kẻ thù cùng mối đe dọa thường trực. Nếu cậu ta trở nên "mạnh mẽ" và con người cậu cứng rắn, cậu sẽ bị đối xử tàn tệ bởi những kẻ thù của mình.
Mọi người điều là kẻ thù trừ nhà thống trị tuyệt đối Reventlow.
Thực tế cậu đã đề cập "những diễn viên người Italy" như những mẫu mực của các vị thần thánh có liên quan đến ước mơ này. Đối với chàng Christian trẻ tuổi, các diễn viên nhà hát xem ra rất giống các vị thánh. Thần thánh luôn mạnh mẽ và cứng rắn.
Họ cũng đóng các vai của mình. Vì vậy họ được đưa lên cao hơn thực tế.
Từ năm tuổi, cậu đã xem một buổi biểu diễn đặc biệt của một gánh hát Italy. Vóc dáng đầy ấn tượng của các diễn viên, chiều cao khổng lồ của họ và những bộ quần áo đẹp đẽ đã để lại trong cậu một ấn tượng khó quên và cậu luôn coi họ là những sản phẩm của một đẳng cấp cao hơn. Họ giống như thần thánh. Và nếu như cậu, người được coi là Chúa trời chọn, nếu như tiến bộ thì chắc chắn cậu có thể gia nhập những vị thần đó, trở thành một diễn viên, và với cách ấy cậu sẽ thoát khỏi những sự tra tấn đối với một Nhà vua.
Cậu đã nghiệm rằng việc mình được sinh ra trên đời quả là một sự tra tấn.
Một thời gian dài cậu vẫn luôn mang trong đầu ý nghĩ rằng người ta đã đánh tráo cậu từ lúc sinh. Thực ra cậu là con của một nông dân. Điều này đã thành một suy nghĩ vững chắc trong đầu cậu. Được lựa chọn quả là một sự tra tấn. "Những cuộc tra khảo căng thẳng "là tra tấn. Nhưng nếu cậu bị tráo đổi, thì liệu có được giải thoát khỏi sự tra tấn không?
Chúa trời không lựa chọn những kẻ bình thường. Chính vì vậy, cậu luôn đi tìm kiếm, thậm chí ngày càng điên cuồng, bằng chứng rằng cậu là một con người. Một dấu hiệu! Từ "dấu hiệu" cứ thế xuất hiện liên tục. Cậu đi tìm kiếm một "dấu hiệu". Nếu như có thể tìm thấy bằng chứng cậu là một con người bình thường chứ không phải là kẻ được lựa chọn thì cậu có thể được thoát khỏi cảnh trở thành một ông vua, khỏi tra tấn, điều không chắc chắn và các vụ tra khảo căng thẳng. Nhưng mặt khác, nếu cậu có thể biến mình thành kẻ cứng rắn, giống như những diễn viên người Italy, thì cậu có thể chấp nhập việc được lựa chọn.
Đây chính là cách Reverdil đọc được những suy nghĩ của Christian. Mặc dù ông không chắc chắn lắm. Nhưng ông tin rằng mình đã nhìn thấy hình ảnh của một đứa trẻ bị giày vò.
*
Vậy nhà hát là ảo tưởng và chỉ có cuộc sống thực tế đang tồn tại ngày càng được khẳng định trong Christian.
Sự biện luận của cậu ta - và Reverdil đã cố gắng theo kịp ở điểm này mặc dù khó khăn vì lô-gich không phải tất cả đã rõ ràng- lập luận rằng nếu như chỉ riêng nhà hát là thực tế thì mọi thứ đều có thể hiểu được. Những người trên sân khấu di chuyển với phong thái giống như thần thánh, lặp lại những dòng chữ họ đã thuộc cả điều đó nữa cũng là tự nhiên. Những diễn viên là những gì có thực. Bản thân cậu ta đã được giao vai Nhà vua bởi ý nguyện của Chúa. Điều này chẳng có gì liên quan đến thực tiễn. Với lý do như vậy, cậu chẳng thấy cần phải xấu hổ gì cả.
Xấu hổ mặc khác cũng là tình trạng tự nhiên của cậu.
Trong một bài học đầu tiên bằng tiếng Pháp, ngài Reverdil đã phát hiện cậu học trò của mình không hiểu từ "corvee". Khi cố liên hệ với những kinh nghiệm của cậu, ông đã mô tả yếu tố nhà hát trong cuộc đời của chính Thái tử. "Tôi đã phải dạy cậu ta rằng những chuyến đi của cậu giống như những buổi tập quân sự, rằng đội tiền trạm được cử đến từng huyện để huy động người nông dân, cùng với ngựa, một số khác chỉ là xe kéo, rằng những người nông dân phải chờ hàng giờ hay thậm chí hàng ngày bên cạnh những cỗ xe của họ tại những điểm tập trung, rằng họ đã tốn phí khá nhiều thời gian mà chẳng có mục đích gì cả, rằng họ được triệu tập đến và rồi chẳng có điều gì cậu ta nhìn thấy vào những dịp đó là thực tế cả."
Khi quan Chưởng ấn kiêm Chưởng ngân khố Reventlow nghe thấy điều này trong bài học ngài liền nổi đóa lên cho rằng thật vô tích sự. Công tước Reventlow thường hay nổi đóa. Việc ông ta là kẻ giám sát việc dạy dỗ Thái tử không hề làm quan hướng đạo người Thụy Sỹ ngạc nhiên, mặc dù có những lý do có thể hiểu được ông ta không bao giờ dám phản đối những nguyên tắc của vị Chưởng ngân khố.
Không điều gì có ý nghĩa cả. Vở kịch chỉ là những gì tự nhiên. Thái tử phải học những dòng chữ của mình, không cần phải cố để hiểu. Cậu là người đã được Chúa chọn lựa. Cậu đứng trên tất cả mọi người nhưng cũng là kẻ khốn khổ nhất. Thường xuyên cậu bị nện.
Ngài Reventlow là người có tiếng "chính trực". Bởi vì ông ta coi học vẹt quan trọng hơn kiến thức, nên ông ta nhấn mạnh rằng Thái tử phải học thuộc lòng các lý thuyết và các bài luận giống như ở một vở kịch. Mặt khác, cũng chả quan trọng gì mà bắt Thái tử phải hiểu những điều mình học. Mục tiêu đầu tiên của việc dạy dỗ, sử dụng nhà hát như một mô hình, là để học thuộc lòng những dòng chữ. Mặc dù bản chất ông ta khắc khổ, nhưng ngài Reventlow vẫn cho đặt mua quần áo cho người kế vị ngôi vua tận Paris. Trong hồi ký của mình Reverdil kể lại bất cứ khi nào cậu biểu diễn và đọc làu làu những dòng chữ của mình từ trí nhớ thì ngài Chưởng ngân khố cảm thấy rất hài lòng; trước mỗi dòng người kế vị ngôi vua đọc lên ông ta lại tán thưởng:
- Hãy xem này con rối của tôi sắp biểu diễn đây!
Những buổi biểu diễn đó, theo lời Reverdil, là một sự tra tấn đối với Christian. Một hôm khi được yêu cầu phô bày tài năng về múa thì cậu lại nhầm lẫn bởi không biết điều gì sẽ tới." Đó quả là một ngày đầy thử thách với Hoàng tử. Cậu bị chửi bới, đánh đập và khóc mãi cho tới lúc buổi diễn sắp bắt đầu. Trong đầu cậu những gì sắp diễn bị lẫn lộn với một suy nghĩ cố hữu trong đầu rằng mình bị dẫn giải tới nhà tù. Đám lính bồng súng chào đón cậu ngay từ lối vào, tiếng trống vang lên và lính gác vây quanh xe ngựa, tất cả khẳng định sự nghi ngờ của cậu, làm Christian rất lo lắng. Tất cả những nhận thức đó khiến cậu mất ngủ nhiều đêm và khóc liên tục."
Ngài Reventlow luôn can thiệp vào các bài học và làm việc đó một cách thường xuyên, đặc biệt khi bản chất của việc học vẹt rơi vào điều ông ta gọi là "đối thoại".
"Bất cứ khi nào ông ta để ý thấy các bài học "biến tướng" thành hội thoại, rằng chúng diễn ra thầm lặng không ồn ào và hấp dẫn đối với học trò của tôi, thì ông ta bỗng hét toáng lên bằng tiếng Đức từ phía căn phòng chỗ ông ta đang đứng:
- Thưa Quý Hoàng tử, nếu như tôi không giám sát mọi việc thì chẳng làm được điều gì cả!
Rồi sau đó ông ta tiến lại phía chúng tôi bắt Hoàng tử lặp lại bài học một lần nữa, cùng với những lời bình phẩm, ông ta cấu mạnh, vặn ngoéo cánh tay cậu, thậm chí dùng cả nắm đấm đánh mạnh vào người cậu. Lúc ấy trông cậu thật lúng túng, sợ hãi nên khi diễn càng tệ hại hơn.
Những sự quở trách cùng với hình phạt cứ thế gia tăng vì ông ta cho rằng cậu bé học không thuộc lòng hay quá tự do, hoặc cậu đã bỏ sót vài chi tiết, hoặc trả lời không chính xác bởi vì ngay chính kẻ tra tấn cũng không hiểu nổi câu trả lời chính xác là gì. Vị quan chưởng ấn luôn tỏ ra mỗi lúc một giận dữ hơn cho tới khi cuối cùng ông ta hét váng lên khắp gian phòng đòi mang cái roi đến để đánh đứa trẻ và cứ thế tiếp tục một thời gian dài. Những chuyện tức giận như thế diễn ra như cơm bữa vì mọi người có thể nghe thấy tiếng quát mắng từ phía ngoài cung đình vọng vào khi đang thiết triều. Các đám đông thường tụ tập ở đó chào đón mặt trời mọc, có nghĩa là đứa trẻ khóc lóc vì bị trừng phạt dù cho tôi biết rằng cậu là một cậu bé quý tộc và đáng yêu. Bọn họ đã nghe được tất cả trong khi đứa trẻ đôi mắt mở to đẫm lệ, đang cố dặn ra trước mặt kẻ độc tài những điều ông ta muốn và những từ ngữ phù hợp. Đến bữa tối, người đỡ đầu của cậu lại tiếp tục độc diễn sự quan tâm của mình, chất vấn cậu bằng các câu hỏi và nhạo báng những câu trả lời của cậu ta. Với phương cách như thế, đ ứa trẻ luôn cảm thấy mình thật lố bịch trước mắt những người hầu và rất xấu hổ.
"Ngay cả Chủ nhật cũng không phải là ngày nghỉ; hai lần trong ngày, ngài Reventlow tháp tùng cậu học trò của mình tới nhà thờ, nhắc đi nhắc lại bằng một giọng khàn khàn những điều gì là quan trọng nhất bên tai Hoàng tử, cấu véo, rồi dúi đầu cậu nhiều lần để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của vài dòng nào đó. Rồi Thái tử buộc phải nhắc lại những điều đã nghe thấy và nếu như quên hoặc hiểu nhầm điều gì thì cậu lại bị hành hạ thật dã man mỗi khi một đề tài tách biệt được nêu ra."
Đó là sự "tra tấn căng thẳng". Reverdil lưu ý rằng Reventlow thường đối xử tàn tệ với Thái tử. Sau này tất cả quyền lực, không qua trung gian, sẽ phải chuyển giao lại cho cậu theo ý Chúa, người đã lựa chọn cậu ta.
Vì lý do này, ông ta đang tìm kiếm một "người đỡ đầu". Ông ta vẫn chưa tìm được ai.
Các buổi dạo chơi của họ chính là dịp để Reverdil giải thích sự việc mà không sợ ai nhòm ngó. Nhưng dường như cậu ta ngày càng trở nên lúng túng và mất phương hướng.
Chẳng điều gì có ý nghĩa cả. Trong các buổi đi dạo, lúc thì họ đi một mình, lúc có người hầu tháp tùng cách họ chừng ba mươi bộ. Những lúc ấy sự lúng túng của cậu bé lại càng lộ ra.
Có thể nói rằng ngôn ngữ của cậu ta bắt đầu bí ẩn. Reverdil cũng bắt đầu để ý thấy bất cứ cái gì liên quan đến "liêm chính" trong nhận thức về ngôn ngữ của cậu đều gắn với sự lạm dụng và dâm ô tại triều đình.
Christian bướng bỉnh giải thích rằng cậu hiểu triều đình là một rạp hát và cậu phải học thuộc lòng những dòng chữ nếu không sẽ bị trừng phạt.
Nhưng liệu trong cậu ta là một hay hai con người?
Các diễn viên người Italy thường có một vai trong vở kịch và một vai ở ngoài đời một khi vở kịch kết thúc. Nhưng theo cách nói của cậu thì vai diễn của cậu không bao giờ kết thúc, phải vậy không? Có khi nào cậu ở "ngoài đời"? Có phải cậu luôn cố tỏ ra cứng rắn và có tiến bộ mà vẫn tìm thấy con người nội tâm của mình? Nếu như không có gì khác ngoài chuyện học thuộc lòng các dòng chữ và nếu như Reverdil nói rằng mọi thứ đều được hướng tới thì cuộc sống của cậu chỉ đơn giản là ghi nhớ và "biểu diễn", vậy liệu bao giờ cậu có thể thoát ra được vở kịch này?
Và còn những diễn viên người Italy mà cậu đã thấy, liệu họ có phải là hai dạng tách biệt: một trên sàn diễn và một ở ngoài đời. Thế còn cậu thì sao?
Trong cách cậu lập luận thì không hề có lô-gích nhưng về một mặt nào đó lại có nghĩa. Cậu đã hỏi Reverdil con người là gì. Và cậu có phải là một con người không? Chúa đã gửi đứa con duy nhất của Ngài xuống trần thế nhưng Chúa cũng lựa chọn cậu, Christian, là kẻ thống trị tuyệt đối. Liệu Chúa có viết ra những dòng lúc này cậu đang phải học không? Liệu có phải là ý nguyện của Chúa, những người nông dân được triệu đến để rồi xuất hiện trong cuộc hành trình của cậu và thành những diễn viên đóng cùng với cậu không? Nếu vậy thì vai trò của cậu là gì? Liệu cậu có phải là con của Chúa không? Và nếu đúng thế thì người cha cậu Frederik là ai?
Liệu Chúa có chọn cha cậu và biến ông ta thành một người đàn ông "liêm chính" như ngài Reventlow không? Liệu đức Chúa tối thượng, người ban phát tối cao, có tồn tại để có thể rủ lòng thương cậu vào những giờ phút nguy cấp không?
Reverdil nghiêm nghị nói với cậu rằng cậu không phải là sản phẩm của Chúa, cũng không phải cậu là Jesu; thực tế Reverdil chẳng bao giờ tin vào chúa Jesu vì ông là một người Do Thái và không bao giờ, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ông gợi ý rằng cậu là con của Chúa.
Thật là một sự báng bổ.
Nhưng người kế vị ngai vàng đã phản đối rằng Thái hậu, vốn là tín đồ ngoan đạo của dòng Moravian, đã nói rằng những người theo đạo Thiên chúa thực sự đã tắm trong máu của con cừu thiêng và rằng những vết thương chính là những hang động mà những kẻ xấu xa có thể ẩn náu và đấy là cách cứu rỗi. Vậy những điều đó gắn kết với nhau như thế nào?
Reverdil đã nói ngay với cậu cần lập tức gạt ngay những ý nghĩ đi.
Christian nói cậu lo mình sẽ bị trừng phạt vì những tội lỗi của cậu quá lớn, thứ nhất là không hiểu những dòng chữ của Ngài; thứ hai là tự vỗ ngực mình được đức Chúa chọn lựa trong khi sự thật cậu chỉ là một cậu bé nông dân. Và khi những cơn co giật ập tới, cậu lại lấy tay véo vào bụng, chân thì run lẩy bẩy, rồi chỉ một cánh tay lên trời và thốt ra một từ, lặp đi lặp lại như thể kêu cứu hoặc một lời cầu nguyện.
Nhưng có thể đó là cách cậu ta cầu nguyện: lặp đi lặp lại một từ, giống như bàn tay chỉ lên một cái gì đó hay một ai đó ở vũ trụ, thật lộn xộn, hoảng hốt và chả có nghĩa gì với cậu cả.
- Một dấu hiệu! Dấu hiệu!
Christian vẫn bướng bỉnh nhắc lại những từ đơn âm tiết. Cậu dứt khoát không chịu thôi.
Nếu như một ai đó bị trừng phạt liệu cậu có thoát khỏi tội lỗi không? Liệu có một người đỡ đầu tồn tại? Vì cậu đã nhận ra nỗi nhục của mình quá lớn và tội lỗi thì nhiều không kể xiết, vậy thì quan hệ giữa tội lỗi và trừng phạt là gì? Và sẽ bị trừng phạt theo cách nào? Liệu những người xung quanh cậu- những kẻ vẫn đi nhà thổ và rượu chè và cũng đầy "chính trực", liệu họ có phải là một phần trong vở kịch của Chúa không? Dù sao thì Chúa Jesu cũng được sinh ra từ một cái máng cỏ. Vì sao không thể có chuyện cậu là một đứa trẻ bị đánh tráo, người có cuộc sống khác hẳn nếu sống với những bậc cha mẹ đầy lòng thương yêu con cái, giữa những người nông dân?
Chúa Jesu là con của một người thợ mộc. Vậy thì Christian là a i?
Reverdil thấy ngày càng lo ngại nhưng vẫn tìm mọi cách để trả lời thật bình tĩnh và có lý. Song ông vẫn cảm giác rằng sự bối rối của cậu ngày càng tăng và trở nên tệ hại.
Trong một buổi đi dạo, Christian hỏi liệu Chúa Jesu có đuổi những kẻ cho vay nặng lãi và nghiện hút ra khỏi thánh đường không? Những kẻ hành nghề đĩ điếm và tội lỗi! Ngài đã đuổi những kẻ đó đi, có nghĩa là những người liêm chính, vậy ai là Chúa Jesus đây?
- Một người cách mạng. - Ngài Reverdil trả lời.
Thế liệu đó có phải là nhiệm vụ của Christian, cậu vẫn bám riết lấy câu hỏi, nhiệm vụ được Chúa chọn lựa là người thống trị tuyệt đối của vương triều này, nơi người ta đều đi nhà thổ, rượu chè và phạm tội lỗi, vậy phải đập tan và hủy diệt tất cả bọn họ hay sao? Và phải đánh đuổi, đập tan và tiêu diệt... tất cả những kẻ liêm chính? Reventlow là một người liêm chính, phải vậy không? Liệu người bảo trợ, người có thể là kẻ thống trị cả thế giới, rủ lòng thương hại và dành thời gian để làm việc đó không? Tiêu diệt những ai liêm chính? Liệu Reverdil có thể giúp cậu tìm được một người đỡ đầu để có thể đánh bại tất cả?
- Tại sao cậu lại muốn làm điều ấy? - Reverdil hỏi.
Nghe thấy thế, đứa trẻ bắt đầu khóc.
- Để có được sự trong sáng, - cuối cùng cậu ta nói.
Họ bước đi hồi lâu trong im lặng.
- Không. - Cuối cùng ngài Reverdil cũng nói, - nhiệm vụ của cậu không phải là đánh đổ.
Nhưng ông ta biết là mình chưa đưa ra được ta câu trả lời cho cậu ta.
3
Cậu bé Christian bắt đầu nói đến ngày càng nhiều hơn về tội lỗi và sự trừng phạt.
Tất nhiên cậu quá quen thuộc với sự trừng phạt nho nhỏ. Đó chính là "cây roi" mà vị quan chưởng ấn lúc nào cũng huơ lên. Sự trừng phạt nho nhỏ cũng có nghĩa là nỗi nhục nhã và nhạo báng của những kẻ hầu và những kẻ "được sủng ái" mỗi khi cậu mắc phải một lỗi lầm nào đó. Sự trừng phạt lớn phải dành cho những kẻ phạm tội ác thậm tệ hơn.
Sự phát triển ở đứa trẻ đã có một bước ngoặt đáng báo động trước việc viên hạ sĩ Mörl bị tra tấn và hành quyết.
Dưới đây là những gì đã xảy ra.
Một hạ sĩ có tên là Mörl phạm phải sự bất tín đã giết người chủ ngôi nhà mà y trọ để ăn cắp số tiền lương của trung đoàn, mà theo luật lệ hoàng gia được nhà vua Frederik ký, y bị kết tội vào một hình thức xử tử man rợ, áp dụng những phương thức nhất định để trừng trị tội ác giết người đặc biệt.
Nhiều người coi đấy như một sự phô diễn cực kỳ man rợ, mất nhân tính. Bản án đó là một văn kiện thuộc vào loại đặc biệt ghê rợn; nhưng vị Hoàng tử nhỏ bé Christian lại được người ta thông báo về sự kiện này và cậu lại tỏ ra rất thích thú. Việc diễn ra vào những năm cuối của đời vua Frederik. Lúc đó Christian mới mười lăm tuổi. Cậu có nói với Reverdil là mình muốn chứng kiến vụ hành hình. Reverdil cảm thấy rất khó chịu về chuyện này và ông ta cố thuyết phục cậu học trò của mình từ bỏ điều ấy.
Nhưng cậu bé - vẫn đúng là cậu bé - đã đọc qua bản án và cảm thấy có một sự hấp dẫn đặc biệt. Thực ra trước ngày bị xử tử, hạ sĩ Mörl đã bị giam trong tù ba tháng và trong thời gian này, anh ta có quá đủ thời gian để nghe những lời giáo huấn về tôn giáo.
Cũng rất may mắn là anh ta lại rơi vào tay một vị mục sư, người có chung một quan điểm với Công tước Zinzendorf, theo trường phái Moravianism mà chính Hoàng Thái hậu cũng là một môn đệ. Trong các cuộc nói chuyện với Christian - những lần đó thường diễn ra với phong cách thật mộ đạo - bà ta có thảo luận về bản án và phương cách thực hiện việc hành quyết và cũng thông báo cho cậu biết rằng tù nhân là một tín đồ của đạo giáo đó. Tù nhân Mörl tin rằng những sự tra tấn dã man trước lúc cuộc đời anh ta chấm dứt sẽ gắn kết anh ta bằng một phương cách đặc biệt với những vết thương của đức Chúa Jesu và ngay dù cho bị tra tấn đau đớn và đây thương tích thì anh ta cũng đến với vòng tay của Chúa, ngập chìm trong những vết thương của Ngài và được sưởi ấm bằng dòng máu của Ngài.
Dòng máu và những vết đau - tất cả những cái đó theo như sự mô tả của Hoàng Thái hậu - đã mang đến một hình tượng mà cậu bé Christian cảm thấy "thú vị" và chúng luôn đến với cậu trong những giấc mơ vào ban đêm.
Ở đây, chiếc xe kéo của gã đao phủ đã trở nên một phương tiện vận chuyển lý tưởng. Những chiếc kẹp sáng lấp lánh sẽ ngoạm chặt lấy tù nhân, roi các loại cùng với đinh và cuối cùng là bánh xe - tất cả những thứ đó sẽ trở thành cây thập ác mà ở trên đấy thân xác hắn sẽ ngập trong máu của đức Chúa Jesu. Trong tù, Mörl cũng đã viết lời cho những bản thánh ca đã được in ấn và phát hành tới tận công chúng.
Trong những tháng ấy, Hoàng Thái hậu và cậu bé đã trở nên hòa hợp, như Reverdil mô tả, theo một cách thật tởm lợm xuất phát từ sự quan tâm của họ đối với vụ hành quyết. Ông ta không thể ngăn cản Christian quan sát vụ hành hình một cách bí mật.
Ở đây, thành ngữ "trong bí mật" có một ý nghĩa đặc biệt dưới góc độ luật pháp. Theo truyền thống, nếu như nhà vua hoặc hoàng thái tử tình cờ đi ngang qua nơi vụ hành quyết diễn ra thì có nghĩa rằng tù nhân sẽ được tha bổng.
Christian đã theo dõi vụ hành quyết trên một chiếc xe kéo buông rèm kín được thuê từ bên ngoài. Chẳng ai để ý đến cậu cả.
Viên hạ sĩ Mörl đã hát vang những câu thánh ca, với một gi ff8 ng đĩnh đạc, anh ta dõng dạc nói về đức tin và ước muốn nóng bỏng của mình muốn sớm được tắm mình trong máu cửa đức Chúa Jesu. Nhưng khi cuộc tra tấn kéo dài tưởng chừng không bao giờ dứt trên đoạn đầu đài bắt đầu, anh ta đã không chịu đựng nổi nữa hét lên những tiếng thét tuyệt vọng, nhất là khi những chiếc kìm cắt "từng mảnh cơ thể anh ta và phần bụng, trung tâm của những ham muốn lớn nhất và nguồn gốc của nỗi đau lớn nhất".
Sự tuyệt vọng của cậu lớn đến nỗi mà ngay cả những lời ca ngợi và cầu nguyện của dân chúng cũng trở thành lặng câm và lòng ngoan đạo được thấy sự ra đi của kẻ tử vì đạo từ thế gian này tan biến và nhiều người đã chạy trốn khu vực này.
Nhưng Christian vẫn ngồi trên ghế trong xe ngựa cho đến khi hạ sĩ Mörl cuối cùng đầu hàng bóng ma. Rồi cậu trở lại cung điện, tìm kiếm Reverdil, quỳ gối trước ông ta, tay khoanh lại và với vẻ tuyệt vọng thốt lên những lời thầm thì, nhìn trân trân vào khuôn mặt ông thầy. Guldberg
Đêm tối đó chẳng một lời nào được thốt ra.
Đây là những gì xảy ra trong đêm hôm sau.
Tình cờ Reverdil đi ngang qua buồng của Christian để nói với cậu về sự thay đổi trong bài học hôm sau. Ông dừng lại ở cửa và chứng kiến một cảnh tượng mà theo ông đứng tim. Christian nằm dài trên sàn, duỗi dài trên một cái gì đó giống như một bánh xe của dụng cụ tra tấn. Hai người trong đám tùy tùng của cậu đang trong quá trình "bẻ gãy đầu gối" - như người ta đang làm một việc cuộn tròn tờ giấy, trong khi kẻ phạm tội ở trên bánh xe cầu xin, rên rỉ và khóc lóc.
Reverdil đứng đó quá hoảng hốt, sau bước vào trong phòng bảo những kẻ tùy tùng kia dừng lại. Rồi, Christian chạy biến mất, từ chối không chịu kể lại những gì xảy ra.
Một tháng sau, khi Christian kể với Reverdil rằng cậu ta không thể ngủ vào ban đêm thì ông mới yêu cầu cậu nói lý do về chuyện tra tấn trước đó. Mặt đầy nước mắt, Christian mãi mới chịu nói điều cậu nghĩ mình đã trở thành Mörl, kẻ đã trốn chạy khỏi bàn tay của công lý và do nhầm lẫn mà một bóng ma đã bị tra tấn và hành quyết. Trò chơi này bắt chước một ai đó bị đặt lên bánh xe và việc tra tấn đã mang đến cho cậu những ý tưởng đen tối đồng thời tăng thêm xu hướng hướng tới tâm trạng buồn chán.
4
Reverdil nhiều lần quay lại giấc mơ của ông về Khai sáng sẽ đến một cách lén lút: hình ảnh của ánh sáng mọc lên chậm chạp, giống như rạng đông trên mặt nước.
Đó là giấc mơ về điều không thể tránh được. Đã có thời gian dài, ông dường như thấy sự phát triển từ bóng tối đến ánh sáng là không thể cưỡng lại, nhẹ nhàng và không bạo lực.
Cuối cùng, ông đã từ bỏ ý tưởng này.
Với sự cẩn trọng, ngài Reverdil cố gắng gieo trong đầu của người kế vị ngai vàng một vài hạt giống mà ông, như một kẻ khai sáng, mong muốn được nhìn thấy chúng đơm hoa kết trái. Khi cậu bé vẻ hết sức tò mò hỏi liệu có thể liên lạc với một số nhà triết học đã soạn ra cuốn Bách khoa toàn thư của Pháp, Reverdil trả lời rằng một ngài Voltaire nào đó, một người Pháp, có thể quan tâm đến người kế nghiệp ngôi vua Đan Mạch trẻ tuổi.
Christian đã viết một lá thư cho ngài Voltaire. Cậu đã nhận được thư trả lời.
Với cách thức giao tiếp như thế hậu thế có thể cho là kỳ quặc, giữa Voltaire và ông vua hơi lẩn thẩn Christian VII của Đan Mạch; sự giao tiếp này được biết đến nhiều nhất qua bài thơ của nhà đại văn hào Pháp gửi cho Christian vào năm 1771, lúc đó Christian được mệnh danh là vị Hoàng tử của ánh sáng và lý lẽ ở miền Bắc. Bài thơ đến với cậu vào một buổi tối ở Hirschholm sau khi cậu đã thua hoàn toàn nhưng điều đó lại khiến cậu rất hạnh phúc.
Cùng với một trong những lá thư đầu tiên, ngài Voltaire đã gửi kèm một cuốn sách do chính ông viết. Một lần đi dạo vào buổi chiều, Reverdil đã khuyên cậu nên tuyệt đối giữ kín chuyện thư từ này; và về phần mình Christian đã đưa cho ông xem cuốn sách, rồi cậu đã đọc nó ngay lập tức, đọc một đoạn mà cậu cho là rất lôi cuốn đối với mình.
"Nhưng không phải đỉnh cao của sự điên rồ là tin rằng có thể biến cải con người và buộc đầu óc của họ chấp nhận việc vu cáo họ bằng cách tra tấn họ, đưa họ lên đoạn đầu đài hoặc cố tìm cách hủy diệt những ý tưởng của họ bằng cách lôi họ tới máy chém, vòng xe lăn và cọc nhọn."
- Đó chính là điều ngài Voltaire suy nghĩ. - Christian hồ hởi hét lên. - Đó là điều ông ta nghĩ! Ông ta đã gửi cuốn sách này cho ta! Cuốn sách này này! Gửi cho ta!
Reverdil vội vã thì thầm vào tai cậu học trò hãy hạ thấp giọng nếu không sẽ thu hút sự nghi ngờ của đám lính canh vẫn lẽo đẽo đi theo phía sau chừng ba mươi bộ. Ngay lập tức, Christian vội giấu cuốn sách vào áo rồi thì thào cho biết ngài Voltaire đã nói với cậu trong lá thư rằng chính ông ta cũng bị đưa ra xét xử vì liên quan đến quyền tự do tư tưởng và rằng chính cậu sau khi đọc cuốn sách đó đã lập tức gửi một nghìn đồng riksdaler để ủng hộ ngài Voltaire trong cuộc đấu tranh đòi được tự do ngôn luận.
Cậu hỏi thầy giáo xem liệu ông ta có chia sẻ quan điểm đó không và liệu có nên gửi tiền không. Sau một thoáng ngập ngừng, ngài Reverdil bèn thu hết can đảm cố che giấu sự ngạc nhiên, bày tỏ ủng hộ người kế vị ngai vàng về việc làm này.
Sau đó, món tiền đã được gửi đi.
Cũng nhân dịp ấy, Reverdil hỏi Christian vì sao cậu muốn gia nhập với ngài Voltaire trong cuộc chiến đó mà theo ông không phải là không mạo hiểm. Và cũng có thể bị hiểu nhầm, không chỉ ở Paris.
- Tại sao? - Ông hỏi. - Vì lý do gì?
Và rồi Christian đã trả lời một cách thật đơn giản và cũng rất bất ngờ:
- Vì sự trong sáng! Thế còn gì nữa? Vì sự trong sáng của giáo đường!
Ngài Reverdil viết rằng câu trả lời này đã làm ông hết sức vui mừng nhưng cũng đồng thời xen lẫn sợ hãi.
Cũng tối hôm đó, sự băn khoăn của ông ta xem ra được khẳng định.
Từ buồng mình, ông có thể nghe thấy tiếng lộn xộn không bình thường diễn ra ở sân cung đình, những tiếng la hét và tiếng đồ đạc đổ vỡ. Cộng thêm tiếng thủy tinh bị đập vỡ. Khi vội đứng dậy, ông nhìn thấy một đám đông đã bắt đầu tụ tập ở bên ngoài. Ông chạy vụt tới phòng của Thái tử và thấy Christian đang trong cơn bối rối, đập phá đồ đạc trong phòng họa gần phòng ngủ, rồi quăng những mảnh vỡ ra cửa sổ làm thủy tinh vỡ tung toé khắp nơi, còn hai kẻ hầu "thân tín" nhất của cậu, theo cách gọi của những kẻ tôi tớ, đang cố dỗ dành một cách tuyệt vọng người kế vị ngai vàng đừng làm tiếp những việc quá đáng đó.
Chỉ đến khi Reverdil nói với cậu bằng một giọng kiên quyết nhưng cũng nhẹ nhàng thì cậu mới thôi không ném đồ đạc ra ngoài cửa sổ.
- Cậu bé của tôi, - Reverdil nói, - cậu đang làm gì vậy?
Christian im lặng nhìn ông ta như thể không hiểu vì sao Reverdil lại hỏi những câu như vậy. Với cậu tất cả mọi điều hình như rất rõ ràng.
Lúc đó, người tâm phúc của Thái hậu, một giáo sư ở Học viện Soro tên là Guldberg, đã có thời là quan hướng đạo và phụ tá của Thái tử Frederik, một người có cặp mắt xanh lơ lạnh lùng, chẳng có gì đặc biệt về diện mạo bên ngoài cũng như phẩm chất, đã chạy ùa vào phòng. Reverdil chỉ có thể thì thầm với Hoàng tử:
- Cậu bé của tôi ơi! Không nên thế! Không nên thế!
Lúc này cậu đã bình tĩnh lại. Trong sân hoàng cung, người ta bắt đầu thu nhặt những mảnh vỡ nằm rải rác.
Sau đó, Guldberg đã kéo tay Reverdil yêu cầu được nói đôi lời với ông ta. Họ bước ra ngoài hành lang.
- Thưa ngài Reverdil, - Guldberg nói, - Hoàng tử cần phải có một bác sĩ hoàng gia.
- Tại sao?
- Một bác sĩ hoàng gia. Chúng ta phải tìm được một ai đó có thể chiếm được lòng tin và ngăn được những cơn bột phát của Hoàng tử.
- Vậy là ai? - Reverdil hỏi.
- Chúng ta phải bắt đầu tìm kiếm, - Guldberg nói, - tìm kiếm thật cẩn trọng để chọn đúng người. Không phải là một kẻ Do Thái.
- Nhưng tại sao lại như vậy? - Reverdil ng c nhiên hỏi.
- Bởi vì Hoàng tử bị điên. - Guldberg nói.
Thế rồi Reverdil không kịp suy nghĩ được câu trả lời.
5
Ngày 18 tháng 1 năm 1765, ủy viên Hội đồng Bernstorff thông báo với người kế nhiệm ngai vàng trẻ tuổi rằng chính phủ trong phiên họp nội các ngày thứ Ba sau gần hai năm thương thuyết với chính phủ Anh đã quyết định cưới cho ngài công chúa Caroline Mathilde, mười ba tuổi và là em gái của nhà vua George III của nước Anh.
Lễ cưới sẽ diễn ra vào tháng 11 năm 1766.
Sau khi nghe thông tin về tên tuổi hôn thê của mình, Christian bắt đầu trở lại thói quen cố hữu của cậu bằng cách véo da, gõ vào bụng và co giật chân. Nghe xong tin này, cậu liền hỏi:
- Liệu ta có phải học thuộc lòng dòng chữ về việc này không?
Công tước Bernstorff không hiểu ý nghĩa của câu hỏi bèn trả lời với một nụ cười nhã nhặn.
- Chỉ những từ về tình yêu thôi, thưa Hoàng tử.
Khi Frederik băng hà và Christian kế vị, việc dạy dỗ chấm dứt và vị vua mới đã sẵn sàng. Cậu đã được chuẩn bị để thực thi quyền hạn của một nhà lãnh đạo tối cao.
Cậu đã sẵn sàng. Cậu có thể bước vào vai trò mới của mình. Lúc đó cậu mười sáu tuổi.
Reverdil đã tháp tùng cậu tới giường bệnh của vua cha, chứng kiến việc ban phước rồi đi ra cùng với cậu. Họ đứng đó hồi lâu trên sân cung đình, nắm tay nhau trong tuyết rơi nhè nhẹ cho đến khi cậu thôi không khóc nữa.
Cũng chiều hôm đó, Christian đã tuyên thệ trở thành vua Christian VII.
Reverdil đứng sau cậu trên ban công. Christian muốn nắm lấy tay ông nhưng Reverdil đã chỉ ra điều đó giờ đây không còn thích hợp và trái với lễ tiết. Nhưng trước khi họ bước ra, Christian, người lúc này vẫn đang run lẩy bẩy, khẽ hỏi ông:
- Giờ thì ta phải thể hiện tình cảm thế nào đây?
- Đau buồn, - Reverdil đáp, - rồi sau đó vui mừng trước tiếng hô của công chúng.
Song Christian lúng túng quên hết cả buồn và tuyệt vọng, suốt thời gian đó chỉ nở nụ cười toét miệng, vẫy vẫy tay với mọi người.
Nhiều người đã phẫn nộ vì điều này. Vị vua mới lên ngôi không biểu lộ nỗi đau mất mát. Sau này, khi được hỏi về điều ấy, cậu nói đã quên mất dòng đầu tiên.
1. TiÒn vµng cæ ch©u ¢u.