Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 4

Chương 4
Tướng tùy tâm chuyển, đừng thể hiện hai chữ thất bại trên khuôn mặt

Một tâm hồn dũng cảm và đơn giản là một tâm hồn ! có thể quan sát bằng đôi mắt của chính mình, yêu bằng trái tim của chính mình, quyết định bằng lí trí của chính mình; đừng làm cái bóng mà hãy làm một con người.

Romain Rolland (Pháp)

Nguy cơ lớn nhất của người thiếu tự tin, chính là dẫn đến việc tự mình giết chết một thiên tài vừa mới hé nở.

Mỗi con người đều là người thống soái và thống trị của bản thân, đừng để những thói quen xấu làm thay đổi những nỗ lực mà bạn đang cố gắng, chỉ cần xác định đúng phương hướng thì hãy kiên trì đi trên con đường của chính mình. 

Ngày trước, một ông thợ mộc có cậu con trai tên là Henry.

Một lần, người cha nói với cậu: “Henry, con rất hay bất cẩn, vừa hay quên lại vừa hay làm sai. Từ nay ta sẽ treo lên tường một tấm bảng gỗ, chỉ cần con làm sai một việc, ta sẽ đóng lên bảng một chiếc đinh, để nhắc nhở những gì con chưa nghe lời. Chỉ cần con làm đúng một việc, ta sẽ nhổ bớt đi một chiếc đinh.”


Sau đó, Henry thấy tấm bảng gỗ đó gần như đã bị che kín bởi những chiếc đinh nên cảm thấy rất xấu hổ, vì cậu đã mắc phải quá nhiều sai lầm. Cậu quyết định sẽ làm một đứa con ngoan. Từ những ngày sau đó, cậu đã thể hiện rất tốt và cũng rất cố gắng, thế nên đã có vài chiếc đinh được nhổ ra. Những ngày sau đó cũng như vậy, rồi ngày nào cũng như vậy trong suốt một quãng thời gian dài. Cuối cùng, chỉ còn lại duy nhất một chiếc đinh vẫn còn trên tấm bảng. Người cha gọi cậu lại trước mặt và nói: “Con trai, con hãy nhìn xem, chỉ còn lại một chiếc đinh cuối cùng, bây giờ nếu ta nhổ nó ra, con có thấy vui không?”

Henry nhìn tấm bảng gỗ, bỗng cảm thấy rất buồn.

Người thợ mộc nói: “Được rồi, ta đã nhổ chiếc đinh cuối cùng, sao con lại cảm thấy buồn chứ?”

Henry trả lời: “Nhưng, tấm gỗ này đã trở nên rất xấu! Chỗ nào cũng đầy những vết đinh.”

Người thợ mộc nói: “Đúng thế, đây chính là điều ta muốn nói với con. Những dấu vết này đều do những lỗi lầm và thói quen xấu của con gây ra. Mỗi lần con gây ra lỗi lầm, con sẽ có thêm một chiếc đinh, cho dù sau này con đã nhổ được chiếc đinh đó đi, thì vẫn có những vết thương còn lưu lại trong tâm hồn con. Vì thế, nếu có thể, tốt nhất con đừng mắc sai lầm nữa nhé”.

Có một họa sĩ ở châu Âu chuẩn bị vẽ một bức ch n dung chúa Giê-su. Nhưng do chúa Giê-su là con trai của Thượng đế, đại diện cho hình tượng của thần thánh, nên phải vẽ sao cho thật trang nghiêm, thế nên người họa sĩ đã đi khắp nơi tìm kiếm người mẫu có tướng mạo phù hợp, cuối cùng ông cũng tìm được một người, và đã hoàn thành được kiệt tác để đời, được toàn thế giới ca tụng.

Vài năm sau, có người đề nghị, bức tranh chỉ miêu tả chúa Giê-su thì chưa đủ, không thể thể hiện được sự vĩ đại của chúa Giê-su. Nếu vẽ thêm lũ quỷ để đối chiếu thì mới có thể lột tả hết vẻ đẹp của Người. Nhưng để tìm được một người làm mẫu vẽ quỷ thì biết tìm ở đâu? Quả là rất đau đầu, cuối cùng chỉ có thể tìm đến nhà tù, chọn một phạm nhân có tướng mạo hung dữ để làm mẫu.

Khi người họa sĩ vẽ chân dung phạm nhân, tên phạm nhân bỗng ôm mặt khóc nức nở. Vị họa sĩ liền hỏi anh ta: “Tại sau anh lại khóc?”

“Tôi tức cảnh sinh tình thôi, tôi không kìm nén được đau khổ nên đã khóc.”

“Chuyện gì đã làm anh đau khổ đến thế?”

“Vài năm ưúơc, tôi đã từng làm mẫu vẽ cho Ngài, thật không ngờ mấy năm sau tôi lại được gặp Ngài, nhưng lại gặp trong hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau!” Hóa ra, phạm nhân này chính là người đã làm mẫu vẽ chúa Giê-su trước đây.

Vị họa sĩ nghe xong vô cùng ngạc nhiên nói: “Tại sao tướng mạo của anh lại trở nên hung dữ đáng sợ đến như vậy?” Người phạm nhân kể, sau khi làm mẫu cho họa sĩ vẽ chúa Giê-su và nhận được khoản thù lao, anh ta đã ăn chơi trác táng, làm những việc vô cùng xấu xa, thậm chí vi phạm pháp luật, bị bắt vào tù, vì thế mà tướng mạo anh ta đã trở nêcn hung dữ như thế.

Đây chính là một ví dụ điển hình cho câu “Tướng tùy tâm chuyển”. Tâm của một người có thể biến anh ta thành chúa Giê-su, và cũng có thể biến anh ta thành Sa-tăng, tất cả đều do biểu hiện của bản thân.

Còn có một câu chuyện khác kể rằng, một vị sư phụ đang tập trung tinh thần vào việc chế tạo một lô mặt nạ, đúng lúc có người bạn đến chơi, khi bước vào, anh ta nhận thấy ánh mắt của vị sư phụ này không được thân thiện nên đã hỏi ông: “Gần đây ông có chuyện gì không vui à? Sao sắc mặt lại khó coi đến thế!”
Vị Sư phụ làm mặt nạ trả lời: “Có chuyện gì đâu!”

Ba tháng sau, người này lại đến tìm ông ta, vừa gặp mặt đã vội nói:

“Nhà ông có chuyện gì vui sao? Trông khí sắc ông rất tốt!” Vị sư phụ làm mặt nạ lại trả lời: “Có chuyện gì đâu!” Người bạn cảm thấy rất lạ, tại sao người bạn này lại khác hoàn toàn so với thời điểm ba tháng trước đây.

Sau đó, anh ta bỗng nhiên nghĩ ra, ba tháng trước, ông ấy làm những chiếc mặt nạ yêu quái, còn bây giờ, ông ấy đang làm những chiếc mặt nạ Bồ Tát. Lúc làm mặt nạ yêu quái, trong lòng chỉ toàn nghĩ đến bộ dạng hung ác nhăn nhó của ác quỷ, còn khi làm mặt nạ Bố Tát thì trong lòng chỉ toàn nghĩ dến những khuôn mặt với những điều tốt đẹp.

Đây cũng là một ví dụ hay về “Tướng tùy tâm chuyển”. Trở nên hiền hòa hay trở nên hung dữ, ai ai củng phải có trách nhiệm với khuôn mặt của chính mình.

Thời xưa có một chàng thư sinh đã liên tục tham gia rất nhiều kì thi nhưng đều không đỗ. Một năm, khi anh ta vào kinh dự thi, đi cùng anh ta chỉ có một lão bộc. Trên đường đi, một trận gió lớn đã cuốn bay chiếc mũ của chàng thư sinh, thế là lão bộc thật thà thưa: “Công tử, chiếc mũ bị rơi xuống đất rồi ạ!”

Vị công tử lập tức nổi giận: “Sau này không được nói là “lạc địa” (rơi xuống đất), mà phải nói là “cập đệ” (đồng âm với từ cập địa)”

“Vâng ạ!” lão bộc đội lại chiếc mũ cho công tử, cẩn thận buộc dây mũ rồi nói: “Lần này bảo đảm sẽ không “cập đệ” nữa rồi!”

Ở Âu Mỹ Có một gánh xiếc rất đặc biệt có tên là “Gánh xiếc Bọ chét”, khán giả phải dùng đến kính lúp mới có thê’ thưởng thức, trong đó có một tiết mục nổi tiếng nhất đó là Bọ chét kéo xe, khán giả rất lấy làm thích thú.

Có một nhà báo đã phỏng vấn người thầy huấn luyện của gánh xiếc Bọ chét: “Xin hỏi, Ngài đã làm thế nào để những con bọ chét không ngừng nhảy nhót có thể chuyển sang đi bộ được?”

Người thầy huấn luyện bọ chét đã trả lời: “Ban đầu, tôi cho bọ chét vào một bình chứa bằng thủy tinh trong suốt có nắp đậy, mới đầu chúng sẽ không ngừng nhảy loạn xạ lên, nhưng sau khi liên tục va phải phần nắp đậy, chúng sẽ học được cách chỉ nhảy đến mức gần chạm vào nắp thủy tinh là sẽ dừng lại”

Cách nói của người huấn luyện thật sự làm cho người nghe cảm thấy tò mò. Chúng ta hãy xem thử đời sống tự nhiên của con bọ chét: Theo báo cáo khoa học, bọ chét có thể nhảy qua khoảng cách gấp 350 lần chiều dài thân của nó, tương đương với một người nhảy qua một sân đá bóng kiểu Mỹ. Nhưng trong “Gánh xiếc bọ chét” lại có một loại bọ chét không nhảy lên được - loại bọ chét đã được huấn luyện.


Nói là được huấn luyện, nhưng trên thực tế là “Bị áp chế”. Vì con bọ chét này ban đầu bị nhốt trong một chiếc hộp lớn trong suốt, sau hơn một tháng quan sát, chủ nhân của nó lại chuyển nó sang một chiếc hộp trong suốt cỡ vừa. Lại sau hơn một tháng nữa, người chủ lại đổi nó sang một chiếc hộp trong suốt cỡ nhỏ, rồi tiếp một tháng nữa trôi qua, nó lại bị đổi sang một chiếc hộp nhỏ hơn. Làm như vậy, hết lần này sang lần khác, không gian mà con bọ chét có thể nhảy ngày càng bị thu hẹp rất nhiều, cuối cùng nó không nhảy cao được nữa. Khi chủ nhân của con bọ chét mở chiếc hộp ra, nó đã tự cho rằng bản thân không thể nhảy cao được nữa rồi! Và nó chỉ có thể đi chứ không nhảy được nữa.

Câu chuyện về con bọ chét dã nói lên tầm quan trọng của thói quen. Thói quen cho rằng bản thân “không làm được”, rất có thể sẽ khiến cho việc dó không làm được; ngược lại, thói quen cho rằng bản thân “làm được” thì rất có thể sẽ làm được thật, đ ó chính là niềm tin.

Cảm nhận:

Nietzsche nói:“Nhà tư tưởng không cần sự tán  thưởng hay chúc mừng từ phía những người bên cạnh,  anh ta chỉ cần vỗ tay cho chính mình - đó là thứ 
không thể thiếu được - có niềm tin”. 

Niềm tin rất quan trọng. Sự thiếu tự tin sẽ luôn  dẫn đến việc tự mình giết chết một thiên tài vừa mới  hé nở, cuối cùng sẽ chết thật. Mỗi con người đều là  thống soái và chúa tể của bản thân, chỉ cần xác định  của mình. Nếu đã quen đi sai đường, thì lâu dần sẽ  không quay trở lại con đường đúng được nữa. Không chỉ hành động như vậy, kết quả như vậy, đến ngoại  hình của một con người cũng sẽ dần dần bộc lộ ra  hình dáng của tà khí và sự suy tàn, hay nói cách khác, chữ thất bại sẽ hiện lên trên khuôn mặt

 Hết phần III. Mời các bạn đón đọc Phần IV!

 

Nguồn: truyen8.mobi/t57819-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-chuong-4.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận