Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 2

Chương 2
TÌM ĐIỂM CÂN BẰNG GIỮA LÝ TRÍ VÀ TÌNH CẢM

Trong mỗi con người đều có kẻ ngốc và kè lừa đảo:  kẻ ngốc chính là phần tình cảm, còn kẻ lừa đảo chính là phần lí trí của chúng ta. Tình cảm sở dĩ ngu muội là vì nó thẳng thắn, chân thực, không làm bộ làm dáng; nhưng, không làm bộ làm dáng thì làm sao có thể sống được?

..............................................................  Gorky (Nga) '

Những thứ có giá trị đều phải trả giá;

Giá trị quan khác nhau thì phương thức xử lí cũng có sự khác nhau;

Nhưng, chân lí không thay đổi, nguyên tắc không thay đổi;

Làm thế nào để đối mặt với lương tri, năng lực thực tế và sự sợ hãi của bản thân mới là điều quan trọng.

Hoàng đế nước Ba Tư bị ốm nặng, ông tự cảm thấy bản thân không còn hi vọng phục hồi nữa, ông muốn tìm hiểu sự đánh giá của một người dân thường đối với ông khi đang còn sống, bởi chẳng may nhắm mắt xuôi tay thì sẽ không thể biết được nữa.

Thế là ông triệu tập các đại thần và nói với họ: “Ta muốn biết suy nghĩ của các ngươi về ta, các ngươi xem ta có thể được coi là một vị hoàng đế tốt hay không? Các ngươi phải nói thật, không được ngần ngại, ta sẽ thưởng cho mỗi người các ngươi một viên đá quí”.

Các đại thần lần lượt bước tới ngai vàng đến trước mặt Hoàng đế, nói lên suy nghĩ của mình về Hoàng đê'.

Hầu hết các đại thần đều hết lời tán dương công trạng và mĩ đức của Hoàng đế.

Khi đến lượt Elam, ông nói với Hoàng đế: “Thần không thể nói được, vì chân lí không thể mua được”.

Hoàng đế nói: “Được thôi, ta sẽ không cho ngươi bất kì khoản tiền thưởng nào, ngươi cứ việc tự do nói ra những bình luận của nhà ngươi. ”

Elam liền trả lời: “Hoàng thượng, Người muốn biết suy nghĩ của thần về Người sao? Thần nghĩ Người chính là người có rất nhiều nhược điểm và khuyết điểm, cũng giống như mỗi người chúng thần đây. Nhưng, những lỗi lầm của Người sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn lỗi lầm của những người bình thường khác. Ví dụ, như việc người dân trên toàn đất nước oán giận Người vì SƯU cao thuế nặng. Ngoài ra, Thần cũng cho rằng số tiền mà Người dùng để tổ chức yến tiệc linh đình cùng với vật liệu đ ể xây dựng các cung điện nguy nga, nhất là tiền dùng cho chiến tranh đã gây nên lãng phí rất lớn”.

Nghe thấy những lời nhận xét của Elam, vị Hoàng đế vô cùng kinh ngạc. Ông bắt đầu suy ngẫm kĩ lại về bản thân.

Cuối cùng, vị Hoàng đế cũng thưởng cho các đại thần mỗi người một viên đá quí như những gì ông đã hứa. Ông cũng phong cho Elam làm tể tướng.

Không lâu sau, những lời dèm pha của các đại thần tới tấp bay tới tai Hoàng đế, họ nói rằng: “Muôn tâu Hoàng đế, những thương nhân mua lại đá quí mà Ngài ban cho thật đáng tội chết, vì họ nói rằng những viên đá quí đó đếu là giả”.

“Về điều này, ta biết rất rõ” Hoàng đế trả lời: “Những viên đá quí đó cũng như những lời nói của các ngươi, đều là những lời giả dối”.

Trong trận chung kết môn đấu kiếm ở Thế vận hội Amsterdam năm 1928.

Một tuyển thủ của Ý và một tuyển thủ của Pháp lọt vào vòng chung kết đê’ tranh Huy chương vàng. Các khán giả hồi hộp theo dõi từng kĩ thuật quyết đấu của hai tay kiếm.

Do cánh tay của tuyển thủ Ý khá dài, và tuyển thủ Pháp bị ở vào hình thế bất lợi, nên sự tấn công của anh ta rất quyết đoán, các động tác đâm và né tránh đều thay đổi liên tục và nhanh như chớp.

Bỗng nhiên, đoàn trọng tài bước vào và trận đấu dừng lại. Một vị trọng tài cho rằng, anh ta đã nhìn thấy kiếm của tuyển thủ Ý chạm vào tay của tuyền thủ Pháp. Khán giả nín thở theo dõi, nếu tuyển thủ Pháp bị đâm trúng, anh ta sẽ mất chiếc Huy chương vàng.

Nhưng cuối cùng, các trọng tài đã thống nhất rằng: không có sự va chạm.

Các khán giả hi vọng tuyển thủ Pháp đoạt huy chương đã thở phào nhẹ nhõm.

Nhưng lúc đó, tuyển thủ Pháp bỗng gỡ bỏ mặt nạ, nhấc bao kiếm lên, đi tới trước mặt các trọng tài và nói rằng: “Tôi đã bị đâm trúng!”

Đoàn trọng tài sau một hồi thảo luận đã đưa ra kết luận có lợi cho anh ta, nhưng anh ta vẫn không chấp nhận. Lời tuyên bố của anh ta rõ ràng là có lợi cho đối thủ.

Chuyện gì đã xảy ra vậy? Chẳng nhẽ anh ta không muốn chiến thắng sao? Hóa ra đối với tuyển thủ này, chân lí còn quan trọng hơn chiếc huy chương vàng.

Ngày xưa có một vị quan tên là Công Tôn Hoằng, ông là một ví dụ điển hình cho câu “Mười năm đèn sách không ai hỏi, thành danh liền nổi tiếng khắp nơi”.

Công Tôn Hoằng là một vị quan thanh liêm, đối với các khách đến thăm viếng riêng, có ý biếu xén, nhờ vả, ông đều xử lí bằng thái độ tiếp đãi lãnh đạm, ông chưa từng tiếp kiến bất kì vị khách nào có ý muốn nhờ vả công việc.

Duy chỉ có khách khứa đồng hương mới khiến Công Tôn Hoằng phá lệ. Công Tôn Hoằng vốn là người không quên ơn người khác, tuy bản thân đã là một Tể tướng cao quí, nhưng đối với những chuyến thăm hỏi của bà con ở quê nhà, ông luôn đích thân tiếp đón và đối đãi lịch sự, đồng thời luôn luôn thăm hỏi tình tình đời sống của bà con.

Có người nói rằng: “Điều đáng buồn nhất trong quan hệ họ hàng là: khi bạn không có tiền, họ sẽ không để ý đến bạn, còn khi bạn có tiền, bạn lại không muốn để ý đến họ”.

Nhưng Công Tôn Hoằng lại không phải là người thực dụng như vậy. Ông là người rất có ý tứ. Đối với những người bà con, ông cũng rất chân thành chứ không hẽ giả tạo. Tuy đã là Tể tướng của một đất nước, nhưng ông không hề tỏ ra kiêu ngạo. Ông luôn duy trì thói quen tiết kiệm, để những người họ hàng khi đến thăm phủ Tề tướng luôn cảm thấy được những gì thực tế nhất.

Ví dụ, ông thường dùng những bữa cơm thanh đạm, bà con đến chơi, ông vẫn tiếp đón bằng những bữa cơm thanh đạm như thế.

Chính vì vậy, Công Tôn Hoằng thường xuyên bị bà con hiểu nhầm.

Những người bà con vốn tưởng rằng họ sẽ được tiếp đãi bằng những bữa tiệc thịnh soạn, nhưng khi đối mặt với mâm cơm chỉ toàn rau xanh và đậu phụ, trong lòng có sự hụt hẫng lớn, thật khó có thể hình dung ra được; cũng vì thế mà phần lớn những người bà con sau khi rời khỏi phủ Tể tướng đều không ngừng oán trách ông.

Một Công Tôn Hoằng khôn ngoan và có trí tuệ khi phải đối mặt với tình huống dở khóc dở cười này, ông chỉ có thể thốt lên câu nói nổi tiếng lưu truyền cả ngàn năm: “Thà gặp khách mình ghét còn hơn là gặp người quen”.

Khi gặp người mình ghét, nếu không quan tâm, người ta cũng sẽ không trách cứ điều gì; nhưng khi đối mặt với người quen, do sự kì vọng của đối phương dành cho mình quá cao nên thường mình sẽ làm họ thất vọng. Vì thế, những người được hưởng thụ vinh hoa phú quí thông thường không muốn có liên hệ với bà con làng xóm, phần nhiều là để tránh phiền phức, chứ không phải là “con người thay đổi theo thời thế”.

CÓ một nhà tỉ phú người Mỹ đến Valican gặp Giáo hoàng. Hai người đi dạo, mật đàm trong vườn hoa của Tòa thánh Roma, ngoài ra còn có một Đức Hồng y luôn đi bên cạnh Giáo hoàng. Nhà tỉ phú người Mỹ này thành tâm muốn quyên góp một khoản tiền rất lớn để Giáo hội làm từ thiện, nhưng Giáo hoàng luôn chau mày không chấp nhận lời đề nghị.

“Thưa Giáo hoàng, tôi quyên góp mười triệu đô-la có được không?”

“Không được!”

“Hai mươi triệu có được không ạ?” Nhà tỉ phú lại hỏi.

Giáo hoàng vẫn lắc đầu.

“Vậy năm mươi triệu thì thế nào ạ?”

Giáo hoàng vẫn không đồng ý.

Vài phút sau, nhà tỉ phú người Mỹ rất hào phóng khẩn cầu: “Thế thì được rồi, tôi quyên một trăm triệu đô-la, có được không?” Giáo hoàng cũng đã hơi động lòng nhưng vẫn lắc đầu từ chối một cách đau khổ. Thế nên, nhà tỉ phú người Mỹ chỉ còn biết thất vọng quay về.

Đức Hồng y luôn đứng bên cạnh đã chứng kiến từ đầu đến cuối mọi chuyện, liền vội vàng hỏi Giáo hoàng: “Thưa Giáo hoàng, sao Ngài lại kiên quyết không nhận? Ngài có biết, một trăm triệu đô-la có thể giúp chúng ta xây được bao nhiêu nhà thờ, giúp đỡ được biết bao nhiêu con người nghèo đói, xây được bao nhiêu bệnh viện không? Sao Ngài lại làm như vậy ạ? ”

“Nhưng Đức Hồng y chưa biết đấy! Người Mỹ đó muốn chúng ta sau này sau khi kết thúc buổi Thánh lễ và cầu nguyện không nói “Amen” nữa, mà đổi thành “Coca cola”.

 Cảm nhận.

 Câu chuyện về quảng cáo liên quan đến Coca Cola” ẩn chứa một chủ đề rất có ý nghĩa:      

 Nguyên tắc quan trọng hay lợi ích quan trọng?                

 Nếu lợi ích quan trọng hơn, vậy tại sao tay kiếm người Pháp lại thừa nhận mình đã bị kiếm đâm? 

Chẳng phải chân lí quan trọng hơn sao?                              

 Công Tồn Hoằng thành thật đối mặt với bản thân quan trọng hơn? Hay việc bày ra mâm cao cỗ đầy để chấm dứt những lời oán trách quan trọng hơn?        

 Robert nói rằng: “Những thứ có giá trị đều phải trả giá. Sự khác nhau về giá trị quan, làm cho phương thức xử lí của rất nhiều người và rất nhiều sự việc đều có sự khác biệt. Nhưng chân lí không thay đổi, nguyên    tắc không thay đổi, làm thế nào để bản thân đối mặt với lương tri, năng lực thực tế và sự Sợ hãi của bản thân mới là điều quan trọng nhất”.                                                


Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t58755-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-chuong-2.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận