Tôi Học Đại Học Chương 19

Chương 19
Chiều khó quên với giáo sư Kon Tum

*Giáo sư - Thạc sĩ vật lý NGỤY NHƯ KON TllM - Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1956 đến năm 1980 (24 năm), quê gốc Trị Thiên - Huế, sinh ngày 5-3-1913, mất ngày 25-8-1991.

Tuổi thơ của thầy nhiều năm gắn bó với người dân tộc Ê Đê vùng đất Kon Tum, Tây Nguyên nên cha mẹ đặt tên thầy là NGỤY NHƯ KON TUM để ghi nhớ vùng đất đầy kỷ niệm đó. Thầy nói tiếng Ê Đê và tiếng Pháp giỏi hon cả tiếng Việt.

Ở tuổi 20, thầy đã tốt nghiệp thủ khoa 3 bằng tú tài. Khi dược chính quyền Bảo Đại và Bảo Hộ cấp học bổng du học ở Pháp, thầy đã chọn vật lý làm đích phấn đấu học tập. Tốt nghiệp xuất sấc bằng Cứ nhân rồi Thạc sĩ vật lý, năm 1937 thầy về nước làm giáo viên ở trường Bưởi.

Sau đó, thầy được cử sang giảng dạy ở Khu Học xá Trung Quốc, rồi làm Vụ trưởng Vụ Trung học của Bộ Giáo dục, lìàm Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam.

Dù làm hiệu trướng kiêm nhiều chức danh lớn của ngành, của đất nước thầy vẫn dành tâm huyết tài năng cho những tiết lên lớp không bao giờ quên với sinh viên khoa Lý. Mái tóc trắng xóa như mây, khuôn mặt phúc hậu hiền từ. Miệng luôn cởi mở nét cười hào hoa, phong nhã. Nước da trắng hồng. Lời nói chậm rãi nhỏ nhẹ, vui ấm. Thầy luôn làm những người đối diện cảm thấy như vừa đuợc gặp ông tiên trong cổ tích.

Ngày 21-1-1967

Từ ngày có chiếc bàn Trang và Xuân tặng, có cây đèn tự chế, việc đọc sách và nghiên cứu bài học tại phòng của mình trở nên thuận lợi rất nhiều. Mình không phải gò lưng cắm cúi hoặc nằm sấp xuống giường nghểnh cổ lên để đọc một cách khổ sở như trước. Sách được đặt trên mặt bàn rất vừa độ cao của đôi chân giơ lên lật trang, cũng rất vừa tầm nhìn nên không bị căng mắt, hoa mắt bao giờ nữa. Mình cứ ung dung ngồi cạnh đầu giường, gác chân lên ngăn bàn tha hồ thoái mái đọc và đọc. Chẳng còn đau lưng, mỏi cổ, tức ngực, mỏi mắt như trước.

Như bao chiều khác, chiều nay mình đang miệt mài với thú vui cùng thế giới sách thì có tin báo thầy hiệu trưởng Ngụy Như Kon Tum đến thăm. Lâu nay mình đã nghe tiếng về uy danh và đức độ của thầy, chỉ luôn mong sao có dịp được nhìn thấy chứ chưa bao giờ dám ước mơ được gặp thầy trực tiếp. Vậy mà nay điều không dám mơ bấy lâu ấy sắp thành hiện thực khó tin.

Thầy chống gậy, đi bộ, lội suối, băng qua những bờ ruộng bậc thang vòng vèo, nhấp nhô cao thấp, lên tận phòng thăm mình tại khu nhà sơ tán đơn sơ tre nứa nép dưới chán núi Tràng Dương này.

Mình buông sách, cù ng Hưng bước ra cửa, vừa lúc đoàn bước qua con suối nhỏ tiến vào sân. Mình nhận ra thầy Nguyễn Sơn - bí thư khoa, chú Bích phụ trách y tế khoa, anh Lưu Quốc Sỹ lớp trưởng và một vị cán bộ văn phòng trường. Người có mái tóc bồng cao như vầng mây trắng, áo sơ mi xám cộc tay, quần công nhân, dáng đầm đậm, tay cầm chiếc gậy chống, đang bước từng bước chậm rãi kia chắc là thầy hiệu trưởng.

Có tiếng anh Sỹ giới thiệu:

-  Thưa thầy, kia là phòng của Ký! Ký và bạn Hưng cùng phòng ra đón thầy đấy ạ! - Anh Sỹ vừa nói vừa chỉ tay về phía mình và Hưng.

Mình và Hưng hồi hộp tiến ra chào thầy và cả đoàn. Thầy hiệu trướng xởi lởi cười, xua tay:

-  Rồi! Rồi! Hai em vào phòng đi, thầy trò cùng nói chuyện.

Thầy và cả đoàn cùng ngồi xuống giường. Trang từ phòng bên liền vội bê sang khay nước chè tươi mời đoàn. Thầy vui vẻ nói luôn:

-    Điều kiện sơ tán mà các em vẫn có chè nước đàng hoàng thế này thật sang hả?

-   Dạ thưa thầy chỗ chúng em sơ tán đây nằm ngay cạnh đồi chè đấy ạ! Dân ở đây họ ưu tiên cho sinh viên chúng em được hái uống thoái mái đế tỉnh táo học cho tốt với điều kiện coi giữ không để trâu bò vào phá ạ! - Trang lễ phép trình bày.

-   ừ, cứ phải dựa vào dân, tốt với dân thì chẳng có khó khăn gì mà không được giải quyết. Dân vùng này thầy thấy ở khoa nào họ cũng quý sinh viên lắm đấy. E1 cố gắng làm tốt hơn nữa cóng tác dân vận nhé!

Thầy hiệu trưởng đưa mắt nhìn khắp gian phòng một lượt rồi vui vẻ hỏi anh Sỹ:

-   Lớp E1 các em hiện đã giải quyết được bao nhiêu phần trăm sinh viên có chỗ ở tập thể như thế này?

-   Dạ! Thưa thầy gần 90% rồi ạ! Chúng em phấn đấu hết năm học này sẽ giải quyết 100% ạ!

-  Thế thì tốt quá! Các khoa khác đến nay lớp nào nhiều nhất cũng mới chỉ lo được 30% thôi. Có nơi lại xếp tới 6, thậm chí tới 10 bạn một phòng.

Anh Sỹ tiếp luôn lời thầy:

-                Dạ! Thưa thầy với E1 chúng em phòng nào cũng chỉ có 2   bạn như thế này thôi ạ!

-    Ố! Thế thì tuyệt quá! Lao động học hành trí tuệ cứ phải có không gian riêng biệt thế này mới phát triển được! Đông đúc ồn ào quá làm sao học hành, nghiên cứu có kết quả? Thế các phòng có rộng rãi thoáng mát như thế này cả không?

-   Dạ! Thưa thầy các phòng khác nhỏ hơn này một chút ít thôi ạ! Chúng em ưu tiên phòng này rộng hơn, thoáng hơn cho Ký và Hưng bởi chúng em biết điều kiện sinh hoạt học tập của Ký khác người bình thường. Khi viết, Ký phải để sách xuống giường. Khoảng cách nhìn rất xa nên rất khó khăn cho bạn nếu phòng thiếu ánh sáng. Với phòng này, như thầy nhìn đấy, vì nằm ở đầu dãy nên có tới 3 cửa sổ to rộng, tha hồ sáng sủa, thoáng mát, rất tiện cho Ký trong việc đọc sách, nghiên cứu bài và viết lách ạ!

-  Tốt lắm! Tốt lắm! - Rồi thầy quay sang cầm lấy tay Bảo Hưng. - Thế còn anh bạn này chung phòng với Ký, giúp Ký mọi sinh hoạt hằng ngày chắc là vất vả lắm nhỉ?

-    Dạ! Thưa thầy cũng không có gì đâu ạ! Cơ bản bạn ấy tự lo cho mình là chính đấy ạ! Với lại ở cả lớp em ai cũng sẵn sàng giúp Ký chứ không phải riêng em đâu thầy? Chẳng chờ Ký nói, cứ ai biết Ký cần gì, có khả năng nào là sẵn lòng ngay. Thưa thầy, chiếc giường của Ký đây là sản phẩm đầu tay của hai bạn Hùng và Lợi. Chiếc bàn mà Ký dùng để ăn cơm và đọc sách kia là của bạn Trang và Xuân ở phòng bên mới tặng Ký đấy ạ! - Hưng vừa nói vừa đưa tay gõ gõ chiếc bàn.

Thầy cười vui:

-   Thầy thông báo để các em biết: việc Ký vào học khoa Ngừ văn của ta đây là có ý của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đấy! Hôm nay đến đây, tận mắt thấy các em ở lớp quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp bạn Ký thế này thầy rất yên tâm. Bác Đồng biết chuyện hắn mừng lắm!

Vừa nói thầy vừa xoa xoa, nắn nắn hai cánh tay cúa mình với vẻ ái ngại, cảm thòng. Thầy ân cần hỏi thăm mình chuyện gia đình, bố mẹ ở quê, những khó khăn mới trong học tập, sinh hoạt. Đặc biệt, thầy quan tâm đến tình hình sức khỏe của mình hiện nay. Nhìn chú Bích, thầy hỏi:

-   Này, anh Bích! Ký là trường hợp đặc biệt. Phụ trách y tế khoa anh nhớ lưu tâm đến sức khỏe của Ký nhé! Tiêu chuẩn bồi dưỡng nhà trường cấp cho Ký mấy tháng nay anh vẫn nhận và chuyển cho Ký đều chứ?

-    Dạ! Báo cáo thầy hiệu trưởng, tháng nào nhận về em cũng trao cho ban cán sự lớp E1 chuyển cho Ký ngay đấy ạ!

Thầy khẽ xua tay:

-   Thế thì từ tháng sau nhận được anh chủ động đến trao tận tay cho Ký nhé! Không phải ta không tin các anh chị cán bộ lớp. Song chuyển trực tiếp vẫn hay hơn, kịp thời hơn chứ! Quý nhất là anh có dịp thăm khám thường xuyên diễn tiến sức khỏe của Kỹ để có hướng quan tâm thiết thực. Chắc là phòng Y tế chỗ anh cũng không xa đây lắm phải không?

-    Dạ thưa thầy hiệu trưởng, cũng cách khoảng hơn cây số thôi ạ!

-  Vậy thì có gì mà xa. Thôi, anh cố gắng nhé!

Thầy quay sang phía thầy Sơn:

-    Về phía khoa, thầy Sơn động viên mọi người lưu ý quan tâm đến trường hợp của Ký nhiều nữa nhé!

Thầy Sơn vui vẻ đáp lời:

-    Dạ! Báo cáo thầy hiệu trưởng, ngay khi biết tin Ký vào nhập học, khoa đã bố trí người đón và trao trách nhiệm cho lớp E1 lo liệu giúp Ký mọi mặt. Nay khoa rất yên tâm về những gì mà tập thể lớp E1 đã quan tâm tới Ký. Rất mừng là Ký vẫn khỏe và phát huy tốt. Vừa qua trong đợt sinh hoạt chính trị đầu năm với chủ đề "Không có gì quý hơn độc lập tự do" chúng em đã bố trí Ký lên báo cáo điển hình không chỉ cho E1 mà còn cho tất cả các lớp khác của khoa, tạo được ấn tượng rất tốt trong mọi sinh viên đấy ạ!

Thầy hiệu trưởng vui hẳn lên:

-   Ồ, thế thì hay quá! Tới đây mình sẽ thông báo cho các khoa khác mời Ký đến giao lưu ngay. Không có gì thuyết phục bằng người thật vi ệc thật. Ý Ký thê' nào? Sẵn sàng chứ? Đây vừa là vinh dự nhưng cũng đồng thời là trách nhiệm đấy nhé!

Mọi người cùng cười vui trong tiếng vỗ tay ngẫu hứng thật rôm rả.

Trước khi tạm biệt, thầy hiệu trưởng tặng mình món quà thật ý nghĩa làm mình xúc động không sao nói lên lời: cây bút Trường Sơn, lọ mực Cửu Long, bọc kẹo Hải Châu và ba thếp giấy.

Tối nay mình mời các bạn chung dãy nhà và một số bạn thân thiết khác vui vẻ đến phòng cùng ngồi uống nước chè tươi và thưởng thức gói kẹo đầy tấm lòng của thầy hiệu ưướng. Ai cũng tấm tắc cảm động vẻ hình ảnh một vị giáo sư cao đạo, một nhà khoa học minh triết, thầy hiệu trưởng một trường đại học danh tiếng; tưởng xa xôi mà xiết bao gần gũi thân thiện, nồng ấm tấm lòng yêu thương cao cả.

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t45838-toi-hoc-dai-hoc-chuong-19.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận