Tôi Học Đại Học Chương 21

Chương 21
Tết đầu tiên xa nhà

Thềm Xuân Đinh Mùi năm 1967

Các môn thi học kỳ đầu tiên vừa kết thúc cùng là lúc cái tết xa nhà đầu tiên của tôi và các bạn vừa đến. Theo thông tin ban đầu, để đảm bảo an toàn trước tình hình các cuộc oanh kích tàn bạo của máy bay Mỹ ngày càng lan rộng, trường quyết định sinh viên ở các tỉnh ngoài Thái Nguyên đều ăn tết tại khu sơ tán. Chẳng ai bảo ai, đứa nào cũng miên man trong lòng nỗi buồn khó nói.

Nhằm tạo cho mọi người sớm có không khí tết để phần nào vơi nỗi nhớ nhà, lớp tôi chủ động giết lợn liên hoan, bó giò, gói bánh chưng ngay từ 27 tết. Lợn do lớp tự nuôi. Gạo nếp gói bánh do Hợp tác xã địa phương Tràng Dương mang đến ủng hộ. Còn lá dong gói bánh thì một số bạn xuống làng xin các gia đình mình ở trọ những ngày mới nhập trường. Không khí hồ hởi náo nhiệt, tưng bừng cả khu tập thể.

Vui nhất là chuyện lợn. Đây là chú lợn được cả lớp nuôi từ khi bắt đầu vào năm học. Giống là do trại chăn nuôi của Hợp tác xã Tràng Dương tặng. Chuồng nuôi là một lán nhỏ do lớp tự làm, được vây quanh bởi các song tre lớn, gỗ cành khá chắc chắn; dựng gần kề khu vực nhà bếp, dưới bóng một cây đa lớn sát chân núi. Thức ăn cho lợn là các đô phế thải từ nhà bếp như nước gạo, cuống rau, cơm khê..., cộng thêm mỗi bữa một tô cơm nhỏ bớt ra trong khẩu phần chung của cả lớp.

Nhiều bạn chiều chiều hứng lên, vui tay vui mắt bỏ công đi tìm rau khoai lang, muống rừng, rau tàu bay về quẳng vào máng, thích thú đứng xem chú lợn vừa nhai ngấu nghiến vừa không ngớt tiếng kêu ịt ịt ra vẻ khoái chí lắm. Được cả lớp chăm sóc, quan tâm, chẳng mấy chốc, chú lợn con đã trở thành chú lợn nhỡ khá đẫy đà.

Một sáng kia, cả lớp táo tác khi có thông báo chú lợn bị mất tích. Người cho bị kẻ gian trộm. Người đoán có thể bị hổ vồ. Một người đưa ra lý luận: "Các ông có nhớ trong Sơ tán diễn nghĩa của lớp E4 có câu "Rừng Tràng Dương, Trương Khuê gặp hổ' không? Tôi cho khả năng này là có thể lắm!".

Mọi người không tin điều đó xảy ra khi xem xét quanh khu vực chuồng nuôi không hề thấy có vết chân hổ. Vậy tại sao mất? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.

Hơn 2 tuần lẻ trôi qua, một đêm trăng suống phủ trắng mưa phùn, rét như cắt da cắt thịt, Hùng và Dựng đang ngồi học trong phòng thì nghe ngoài rừng sim cận kẻ nương sắn ngay đầu nhà có tiếng động lớn. Hai bạn lắng tai, cãng mắt nhòm qua cửa sổ. Tiếng ụt ịt ủn ỉn vọng tới. Bóng cành sim rung động một khoảng. Hùng hăng hái vội vàng khẽ đẩy cửa bước ra. Trong bóng trăng mờ ảo, Hùng nhận ra một con lợn khá to đang chũi đất tìm thức ăn, liền hô lớn:

-  Con lợn của lớp ta chúng mày ơ... Ơ...ƠI!

Mọi người xô cửa lao ra. cả khu tập thế ở các dãy lán bên nghe tiếng hô, chẳng ai báo ai cũng đẩy cửa chạy tới. Theo lệnh lớp trướng Quốc Sỹ, cả lớp sẽ vây chặt khu rừng sim và đồi sắn quyết bằng mọi giá bắt được "chú hợi mất tích" mang về chuồng. Các bó đuốc tự tạo nhanh chóng thắp lên. Người vỗ tay, người hò hét, người cầm cây, người giơ đuốc, người lao vào sục tìm.

Cả khu rừng ven chân núi bừng sáng, náo nhiệt. Vòng vây được khép nhỏ dần. Đã mấy lần hết Hùng đến Mưu, đến Chí, đến Bối, đến Thạch, đến Tùng, đến Hoàng Mai - những bạn có chút võ vẽ do ngành Công an cử vào học... nhìn thấy nó, vội lao đến túm đuôi, túm chân nhưng đều bị hụt. Bỗng có tiếng một bạn kêu lớn:

-   Này các ông ơi! Không khéo lợn rừng chứ đếch phải lợn của lớp đâu!

Một tiếng khác đế luôn:

-  Thế thì coi chừng. Lợn rừng ác lắm! Khỏe lắm! cẩn thận không đổ máu với nó đấy!

Lớp trướng Sỹ nói lớn:

-  Lợn nào cũng bắt. Nếu lợn lớp, ta mang về nuôi. Nếu lợn rừng, ta mang về thịt luôn để cải thiện giúp dân làng cứu được nương sắn khỏi bị chúng triệt phá.

Bỗng một bạn đưa ra kế sách:

-  Theo tôi, nếu đúng là con lợn chúng ta nuôi thì chả việc gì phải bắt cho mệt. Ta cứ mở rộng cửa chuồng. Mọi người chỉ cần chốt chặt các vị trí cần thiết rồi đuổi lùa cho nó chạy về chuồng là xong.

-  Ù, đúng đấy! Nó mới rời "tổ ấm" khoảng 2 tuần, chắc chưa quên xứ sớ cội nguồn đâu!

Và ý tưởng đó dược triển khai tức khác. Quả thật, chí ít phút sau mọi điều đã hiện thực như ý. Chú hợi đã trở về vui vẻ nhảy vô chuồng. Ai cũng thở phào nhẹ nhõm như vừa lặp một chiến công không nhỏ.

Bấy giờ mọi người mới thực sự nhận ra cái rét sau hơn 1 giờ tắm mình trong gió lạnh mưa phùn giữa canh khuya. Ai nấy vội vàng về phòng thay quần áo. Run người, thấm mệt .song mọi người đều cảm thấy như vừa trải qua một cuộc vui khó quên.

Sau ngày được trở về với "mái ấm tình thương", chú hợi xem ra ăn khỏe hơn. Gần tết, chú đã nằm gần chật một góc chuồng, bụng lớn khác thường. Câu hỏi vì sao chú lại phá cũi bỏ chuồng mất tích hơn 2 tuần lễ đến lúc này mới tỏ hai năm rõ mười. Lý do chú "quyết ra đi" không phải như một số bạn cho là vì hôm đó Nuôi, Huân (hai bạn quản lý bếp ăn) quên không cho chú ăn, cũng không phải vì chú đã lớn, không chịu cảnh bị vây hãm suốt ngày này qua tháng khác trong chiếc cũi chật hẹp nên buộc phải "phá cũi sổ lồng" đi tìm tự do.

Lý do thật sự chính là... tiếng gọi "ái tình". Khi mổ bụng chú ra, mọi người bàng hoàng sửng sốt thấy 5 chú heo con trong bào thai sắp đến ngày sinh nở. Một số bạn nữ xúc động, vội quay mặt đi. Một số bạn nam được cớ vui chuyện đàm tiếu.

Ý kiến thứ 1:

-   Thế mới biết sức mạnh tình yêu vĩ đại như thế nào các ông nhỉ!

Ý kiến thứ 2:

-  Ừ! Cũng kỳ lạ thật! chuồng chắc chắn, cao như vậy mà sao nó vẫn vượt qua được để đi tìm người tình được mới sợ chứ?

Ý kiến thứ 3:

-  Các vị thấy không, mang tiếng phái yếu chứ thực ra khi có động lực, nó hăm hở quyết liệt mạnh mẽ đến phi thường đấy! Từ nay các ông đừng có mà coi thường phụ nữ nhé!

Ý kiến thứ 4:

-  Tớ đố các ông sao nó tìm được bạn tình giữa bốn bề núi rừng hoang vắng như vậy?

Ý kiến thứ 5:

-   Có gì đâu! Khi "cơn" đến rồi tìm gần không được, nó sẵn sàng đi tìm xa. Núi cao, rừng thẳm nó đâu có sá gì! Đúng như các cụ dạy: "Đã yêu thì chín núi cũng trèo/ Mười sóng cũng vượt trăm đèo cũng qua" là vậy. Chả lẽ cả khu vực núi rừng Tràng Dương mênh mông này không gặp nổi chàng "hoàng tử" nào mà nó ước ao trao gửi "mối tình đầu" sao?

Ý kiến ihứ 6:

-   Đúng rồi! Lợn hoang ở khu vực này đâu thiếu. Ngay ở đầu núi kia tớ biết có vài hộ vẫn nuôi lợn thả rong mà!

Ý kiến thứ 7:

-   Ngay cả khi không gặp được "bạn tình tự do" tớ cho nó dám tìm đến các chuồng lợn bị nhốt nhảy vô tự tình VỚI nhau xong là... biến!

Ý kiến thứ 8:

-  Cũng có thể một chàng hợi ngòng nào đó tự tìm đến chuồng nó rủ rê. Đang cơn thèm, nó phá "nhà" lao ra cùng "kết duyên" rồi trốn biệt luôn.

Tiếng tranh luận tếu táo, lém lỉnh, tiếng cười rôm rả cứ thế nối nhau không dứt.

Công việc cắt tiết lợn, cạo lông, ra thịt do cánh con trai đảm nhiệm đã xong. Đám con gái sau những phút làm "quan sát viên" và cổ động viên giờ ai nấy bắt đầu xúm lại chung tay. Người coi bếp luộc thịt. Người làm lòng. Người thái thịt. Người bổ thủ. Người làm rau. Người rửa lá dong. Người đãi đỗ. Người xóc gạo. Người gói bánh... Không khí sôi nổi, náo nhiệt làm bừng ấm một vùng chân núi dù đang những ngày cuối đông buốt giá.

Ngay buổi trưa đó, một bài thơ độc thanh cú miêu tả cảnh này được Bế Kiến Quốc công bố, càng làm cho không khí buối liên hoan tất niên thêm vui nhộn khác thường.

BÀI CA GIẾT LỢN

Trang Miu lăm lăm hai con dao

 Còn vài thằng ngoài mồm gầm gào

Lợn mẹ bị chọc phọt một chậu Phách,

Cáp thấy thế cứ láu táu

Heo con năm tên Cao lôi ra

Trà ngồi làm lòng cười hi hà

Xuyến thái hí hoáy thấy có khó

Tính bảo thủ nhỏ khỏi phải bổ

♦   ♦♦

Sáng 29 tết

Khi bữa trưa đã cận kề, cả lớp xôn xao một thông tin mới: do tình hình phòng không đã đỡ căng thẳng, nhà trường cho phép các sinh viên từ Ninh Bình trở ra đ ược phép về ăn tết với gia đình nếu có nguyện vọng.

Lập tức, những người có điều kiện nháo nhác rủ nhau khăn gói lên đường về quê ngay, quên cả bửa ăn trưa mà các nhóm đang cứ người đi nhận về.

Khu nhà của mình giờ chỉ còn lại 4 bạn. Mình sang chơi khu nhà các bạn ban Ngôn ngữ, ở đó cũng chỉ còn năm người. Rá bánh bao, khẩu phần ăn của từng nhóm vẫn nằm chỏng chơ, nguội ngắt giữa các giường. Thấy mọi người về đông về tây, mình không về được, lòng dạ tự nhiên dâng đầy nỗi ngán ngẩm, nỗi nhớ nhà da diết.

Cao Cấp và Huy Hòa động viên:

-  Có gì đâu phải buồn Ký ơi? Chúng nó về có niềm vui của về. Ta ở lại có nièm vui ở lại chứ! Niềm vui của chúng ta ngay bây giờ đang chờ đấy. Ký đoán xem gì nào?

Mình ớ người, chưa biết trả lời thế nào, Huy Hòa nói

ngay:

-   Thưởng thức bữa no mì nắm chứ còn gì nữa? Mọi ngày mơ chiếc thứ hai cũng chẳng có. Nay thì thoải mái nhé! Ký muốn ăn bao nhiêu cũng được. Còn mình nhiều nhất chỉ giải quyết được ba suất là hết cỡ. Còn Ký định ăn mấy chiếc đây?

-   Mình cũng chưa biết. Cứ ăn bao giờ no thì thôi! - Mình nói trong tiếng cười khiến hai bạn cùng cười theo.

-   Còn tớ cố gắng lắm có lẽ cũng chỉ tiêu thụ được 4 khẩu phần thôi!

Vừa nói, Cấp vừa cầm bánh chia cho mọi người. Vì mải mê luấn quấn chia tay các bạn ra về nên lúc này có lẽ đã gần 1 giờ chiều. Cơn đói ngấu khiến cả ba "xung trận" ngay. Ai cũng cảm thấy như chưa bao giờ được ăn một bữa mì nắm ngon và thoải mái đến vậy. Tổng kết cuối cùng: ai cũng vượt năng suất. Hòa giải quyết được 5 cái. Cấp được 6. Riêng mình thật bất ngờ xơi gọn tới 7 phần. Thật là kỷ lục nhớ đời!

♦   ♦♦

Sáng 30 tết

Trời đã sáng bạch. Tiếng chim ríu ran hót vang báo một ngày mới đã đến lịm tắt từ lúc nào. Cả khu tập thể vẫn im lìm. Không khí tĩnh lặng hoang vắng bao trùm.

Cả 6 dãày nhà giờ chỉ còn lác đác khoảng hơn 20 người. Dường như ai cũng muốn ngủ nướng cho quên nỗi cô đơn nhớ nhà.

Mình vừa dậy ra suối đánh răng rửa mặt xong thì Hòa và Cấp đến chơi. Hai bạn có ý rủ mình xuống làng chơi thăm một số gia đình. Mình liền bàn với các bạn một ý tưởng mới: dựng một cây nêu ở khu tập thể để cho có không khí tết. Hòa liền nói luôn:

-  Dựng thì không khó, song như vậy liệu có vi phạm quy định về an toàn phòng không thời chiến không?

Cấp lại đưa ra lý lẽ:

-  Việc này không được ban cán sự lớp chỉ dạo. Cánh ta ngẫu hứng làm, biết đâu lại bị ông Sỹ phê bình cho tóe khói là mệt đấy!

Mình đưa ra ý kiến:

-  Theo tớ về việc an toàn phòng không thì khỏi lo bởi Mỹ tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trong dịp tết rồi. Còn chuyện lo bị ông Sỹ phẽ bình chắc không xảy ra. Ta làm việc hay, việc đẹp cho lớp có gì phải sợ ai nhỉ!

Nuôi, Huân và Khảm từ đâu vừ a tới. Một lát sau cả Đạt, Lập và Lãn cũng có mặt. Mỗi người một ý kiến, cuối cùng vẫn thống nhất việc dựng nêu là cần thiết và nên làm ngay. Mỗi người mỗi chân, mỗi tay bắt đầu cùng thực hiện. Cấp, Nuôi, Đạt khỏe nhất đám xung phong vào rừng tìm cây vầu thẳng và cao. Huân, Lân, Hòa nhận nhiệm vụ xuống làng mượn cờ. Mình cùng Lập và Khâm suy nghĩ cách thiết kế nơi dựng và trang trí nêu.

Để dễ cơ động, lại khỏi phải đào lỗ chôn, cây nêu được dựng nối trên một cây cột buộc lưới nơi khoảng sân khu tập thể vẫn chơi bóng chuyền chiều chiều cận kề lớp học và khu nhà A.

Đến gần trưa thì kế hoạch đã hoàn tất. Cây nêu ngạo nghễ vươn mình trong gió bấc se se, màn mưa bụi lẩy phảy đầy ắp không khí xuân và tết. Cả bọn đứng ngắm không chán mắt. Lá cờ đỏ sao vàng chấp chới tung bay trên đỉnh nêu trông thật sướng mắt. Vui nhất là hình một chú dé (biểu tượng năm Đinh Mùi) được Lập và Khảm khéo tay tạo ra từ những nan tre uốn và sơn màu đỏ được gắn gần chỗ treo cờ trông thật ngộ và dễ thương.

Dân làng ai đi qua từ xa cũng ngước nhìn cây nêu. Lớp phó Kim Cúc cùng mấy bạn nữ từ dưới làng về vội ghé đến ngắm, không ngót lời trầm trò động viên:

-  Vui quá! Đẹp quá! Mình không ngờ các bạn lại có ý tưởng sáng tạo độc đáo hay đến vậy!

♦   ♦♦

Theo chỉ đạo của lớp phó Kim Cúc, tối nay mọi người sẽ tập trung đón giao thừa tại lớp. Không khí khẩn trương chuẩn bị cho đêm lửa trại đặc biệt được mọi người hăng hái hưởng ứng ngay từ đầu giờ chiều. Tốp chuẩn bị hội trường liền nhanh chóng kê chuyển bàn ghế theo hình chữ u. Tốp chuẩn bị đống lửa liền ráo riết đi tìm những thanh củi vừa ý về bổ nhỏ xếp chụm đầu vào nhau theo hình chóp ngay giữa nền lớp. Tốp trang trí rộn ràng chia nhóm cắt hoa giấy, nhóm trang trí bảng, nhóm chuẩn bị radio, ánh sáng.

Riêng nhóm sưu tầm mâm ngũ quả đang băn khoăn vì mới vào làng xin được bốn loại quả: chuối, đu đủ, táo, quýt; còn thiếu một loại quả rất quan trọng là bưởi. Bỗng có bạn đề đạt sáng kiến:

-  Theo tôi, ta cử người sang luôn nhà ông Chế Lập, vừa gần vừa có đủ loại bưởi to nhỏ, chua ngọt. Tha hồ ta chọn!

-  Chà! Lúc này mà đến ông Chế, ông ấy hét cho giá trên trời, mua không nổi đâu.

Tiếng người ban nãy vừa cất lên, lập tức Nguyễn Tiến Đạt giơ tay hăm hở:

-  Nếu đến ông Chế Lập thì để tôi xung phong đi cho!

-  Nhưng vấn đề là có đủ tiền để mua không?

Lời băn khoăn của ai đó vừa dứt, Đạt cười nói to với giọng đày tự tin:

-  Các bạn yên chí! Tôi sẽ có cách mua mà không mất tiền.

-   Này! Đừng bốc phét nhé! - Cá nhóm nhao nhao cho là Đạt khoác lác, bốc đồng chứ hoàn toàn không có cơ sở khi biết ông Chế xưa nay nổi tiếng "kin" đến mức nào. Để minh chứng cho lời nói của mình, Đạt xăm xăm đi luôn với lời khẳng định:

-   Được rồi! Các vị cứ đợi đấy! Chừng 45 phút sau thằng Đạt này sẽ mang về quả bưởi như ý cho coi. Ai cần thì đi luôn với Đạt cho vui và cũng là để làm nhân chứng.

Tôi thấy ai cũng đang có việc, hơn nữa tôi cũng muốn vừa cố vũ vừa khám phá tài của Đạt nên quyết định theo Đạt luôn.

Ông Chế Lập nổi danh vùng này không chỉ là chủ nhân vườn cây ăn trái sum suê, nhiều chủng loại mà còn bởi thú vui chơi cờ tướng. Khi đã ngồi vào bàn cờ VỚI đối thủ xứng tầm, ông sẽ say đến mức quên trời, quên đất, quên ăn từ sáng đến tận khuya. Già, trẻ có máu cờ ở khắp mấy làng quanh vùng đều tìm đến ông để so tài, thứ trí. Và hầu như ít ai ra về với niềm vui chiến thắng.

Là tay cờ nổi tiếng của lớp, Đạt mấy lần tìm đến để được hầu cờ ông. Khá nhiều lần Đạt bắt ông phải để tướng chết đứng như Từ Hải. Vì thế, cứ thấy bóng Đạt tới nhà là ông mừng như đón thượng khách.

Chiều nay, vừa thấy bóng hai chúng tôi vào ngõ, ông đon đả ra đón:

- Trời! Quý hóa quá! Từ sáng đến giờ tết tư bận bịu chưa có ai đến để ra quân. Giờ anh đến tất niên với nhau một vài ván còn gì thú bằng!

Hiểu tâm lý máu cờ của ông trong ngày này, Đạt thản nhiên nói luôn:

-  Ấy chết! Hôm nay cháu đến không phải để hầu cờ mà đến để mua ông trái bưởi đẹp về cho lớp bày mâm ngũ quả đón xuân thôi ạ!

Ông cười, xua tay nói như nài nỉ:

-   Được rồi! Sẽ có bưởi biếu các anh ngay chứ mua bán gì. Nhưng trước hết anh Đạt phải cầm quân với lão một đôi ván đã.

-   Nhưng ông ơi, chúng cháu phải mang bưởi về gấp để lớp trang trí đón giao thừa cho kịp ạ. - Tôi vừa dứt lời thì tiếng chuông đồng hồ quả lắc từ trên tường phía nóc tủ nhà ông thong thả buông 3 tiếng. ông vừa đổ quán cờ ra bàn, vừa véo vắn:

-   ồ! Mới 3 giờ chiều! Còn sớm chán! 9 tiếng nữa mới tới giao thừa mà! Nào! Anh Đạt cầm quân đi! Tôi xếp xong rồi đấy!

-  Thôi được! Nể ông quá! Cháu xin chiều ông. Nhưng ông cho phép chỉ chơi 1 ván thôi nhé!

Đạt nói và nhường ông ra quân trước. Chỉ mới được mươi nước, xem chừng ông đã bị Đạt dồn vào thế bí. ông vò đầu, vò trán ra chiêu căng thẳng lắm. Nhưng rồi khòng hiểu sao Đạt luống cuống đi một nước cờ khá hớ hênh. Thế là từ thế công, Đạt đành phải chuyển sang thế phòng ngự bị dộng. Ván cờ đã kết thúc nhanh chóng sau 30 nước đi với phần thua thuộc về Đạt.

Đạt gật gù ra vẻ thán phục, vội ôm cả hai tay ông Chế Lập giật giật chúc mừng ông đã chiến thắng ván cờ lịch sử kết thúc năm cũ, chuẩn bị đón chờ năm mới. ông vui ra mặt. Những đường nhăn trên vầng trán tuổi tác như chợt biến đâu mất. ông vội ra vườn tìm cắt hai trái bưởi đào vàng xuộm to nhất vườn trao cho Đạt:

-  Cảm ơn các anh! Vậy là các anh đã cho già niềm vui tất niên không gì bằng.

Trên đường về, tôi phàn nàn:

-  Này, sao cậu lại để thua một cách dễ dàng vậy?

-  Tớ chủ đấy! Biết ông ta háo thắng tớ phải đóng kịc h vậy mới rút được ruột ông ta chứ. Nếu mình thắng chắc lão sẽ bắt mình chơi ván thứ hai để gỡ thể diện. Vừa mất thời gian các bạn ở lớp trông chờ vừa khó mà lấy không được trái bưởi như ý. Khi thắng rồi, lại thắng một cách oanh liệt chóng vánh, cậu thấy không, ông ta VUI đến mức nào rồi đấy. Nhờ vậy mình hỏi mua một quả, giờ hứng lên, ông chẳng những không lấy tiền mà còn biếu luôn cả hai quả. Việc gì cũng phải có mẹo mới thành công được ông Ký ạ!

♦   ♦♦

 

Đêm đón giao thừa

Đúng 10 giờ tối, sau hồi kẻng vang lên tất cá đã có mặt tại lớp. Kim Cúc đứng giữa lớp tuyên bố mấy câu mào đầu khai mạc đêm lửa trại đón giao thừa Đinh Mùi 1967 thật ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc và khí thế:

-   Vậy là chỉ còn đúng 2 giờ nữa phút giao thừa thiêng liêng sẽ đến. Mùa xuân mới với ngập tràn niềm tin và hy vọng sẽ đến. Không có điều kiện về chung vui với gia đình chúng ta cùng tụ họp tại dãy nơi mái ấm của lớp El, của tình yêu thương và sự sum họp, hân hoan chào đón giờ khắc chuyển giao của đất trời, của vũ trụ và của lòng người. Rồi ra, những năm tháng tới đây nhiêu đêm giao thừa mới, hấp dẫn, vui thú sẽ đến với mọi người. Song đêm đón giao thừa đầu tiên xa nhà tại xứ sở Tràng Dương đơn sơ mà ấm cúng này chắc sẽ mãi mãi không quên trong lòng mỗi sinh viên lớp E1 chúng ta. Mở đầu chương trình xin tuyên bố phút lửa trại... bắt đầu.

Tiếng Kim Cúc vừa dứt, đống củi giữa lớp được châm lửa bùng cháy rừng rực trong tiếng reo hò, vỗ tay rền vang không ngớt. Chẳng ai bảo ai, tất cả đều đứng dậy nắm tay nhau vừa nhảy vui chân sáo quanh đống lửa vừa hát bài Kết đoàn.

Màn đêm đen đặc tưởng có thể xắn ra từng miếng trong đêm trừ tịch buốt giá giữa chốn núi rừng heo hút phút chốc như tan ra, nhường chỗ cho ánh lửa bập bùng lan tỏa, cho âm thanh náo nức ngân vang; cho sự vui ấm rạo rực choáng ngợp cả căn phòng lớp học, cả tâm hồn hơn 20 con người. Những bài hát đơn ca, song ca, tốp ca; những bài thơ, câu chuyện kỷ niệm về tết, về quê hương... cứ thế nối nhau tiếp Diễn sôi nổi, cảm động trong không khí hào hứng mê say, cuốn hút.

Huỳnh Huy Lân - người Quảng Bình - có chiếc ba lô kỷ niệm bị dính bom bi - ca bài Hò ví dăm thật tình tứ, thiết tha. Đặng Ngọc - sinh viên nước bạn Lào - cũng xung phong góp vui điệu múa Lăm-tơi, thật duyên dáng yểu điệu với sự phụ họa của một loạt bạn trong tiếng vỗ tay cổ vũ của cả lớp, làm cho không khí đêm lửa trại đón giao thừa thêm vui nhộn, ý nghĩa.

Khi phút giao thừa thiêng liêng bắt đâu, mọi sự ồn ào náo nhiệt bỗng dừng tắp. Tất cả như nín thở, lắng lòng đón nghe lời chúc tết của Bác qua chiếc đài Oriongtong cúa Đặng Ngọc. Đến phần Bác đọc thơ, ai cũng muốn xúm lại gần hơn chiếc radio để nghe cho rõ. Có mấy bạn còn tranh thủ lấy giấy bút ra tốc ký luôn. Giọng Bác vang ngân ấm áp đến lạ lùng:

Xuân về xin có một bài ca,

Gửi chúc đồng bào cả nước ta:

Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi,

Tin mình thắng trận nở như hoa!

Lời Bác vừa dứt, tràng pháo tay đồng loạt vang lên. Nhiều bạn xúc động, vừa vỗ tay vừa thốt lên: "Thơ Bác xuân này hay quá! Khí thế quá!".

Và ngay sau đó ít phút bài thơ không khí được truyền tay nhau đọc đi đọc lại mà còn đươc nhiều bạn hào hứng ứng tác, xung phong diễn ngâm hết giọng kim đến giọng cổ. Anh bạn Vũ Xuân Khoa - quê ở Nghệ An - còn nhanh trí phổ thành bài tân nhạc thật vui và khí thế. Được mọi người thích thú yêu cầu, Khoa liền dạy cho cả lớp cùng hát.

Chả mấy chốc, bài hát được cả lớp đồng thanh hát vang trở đi trở lại như một điệp khúc không có hồi kết, khiến không khí phút giao thừa càng trở nên sôi động, âm vang, ấm nồng khó tả.

Đã mấy lần đống lửa được tiếp thêm củi mà cuộc vui vẫn mỗi lúc một sôi nổi như không có điểm dừng. Những tấm bánh chưng (lớp tự gói), bánh tro (loại bánh gói bằng bột nếp được lọc qua nước tro sạch do bà con dân làng Tràng Dương tặng) được bóc và cắt ra, mọi người cùng thưởng thức trong phút giao thừa xa nhà đầu tiên. Ai cũng thấy sao mà ngon mà vui mà nhớ đời đến vậy!

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t48250-toi-hoc-dai-hoc-chuong-21.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận