Ngày 23-3-1967
Ở đâu có sinh viên, ở đó có chuyện đói và ghẻ. Nhiều người còn khái quát thành công thức: SINH VIÊN = ĐÓI + GHẺ.
Với tuổi 17 bé gảy sừng trâu mà mỗi tháng chỉ được bao cấp 13 cân gạo, nhiều đợt gạo không có, phải thay bằng bột mì chế bánh bao, mì sợi; có khi thay bằng ngô răng ngựa, bằng hạt bo bo, bằng sắn luộc, sán nấu canh, chuyện đói với mỗi sinh viên chúng tôi thời gian này là tất yếu. Nhiều bạn nói vui: "Giá đừng ăn còn hơn. Vì càng ăn càng thấy đói".
Một lần gặp lũ lớn, đường tới nhà bếp lấy cơm những ngày mới nhập trường phải lội qua con suối nhỏ, bình thường cạn khô nước, nhưng khi lũ tới, lội qua cũng không phải dễ. Tốp đi lấy cơm cho khu tập thể hôm ấy gặp sự cố: khi bạn gánh cơm vừa tới giữa suối thì trượt chân, gánh cơm chao đảo thế là nước trào qua, đổ sụp.
Cả khu tập thể khi hay tin ai cũng chưng hửng. Thế là mạnh ai nấy lo. Tốp thì rú nhau xuống làng ăn ké các gia đình thân quen. Tốp đi mua gạo về nấu cơm. Tốp ít tiền mua sắn về luộc. Có tốp không tiền, đắp chăn ngủ vùi cho qua cơn đói. Có tốp vào rừng đào củ mài, tìm rau tàu bay về ăn trừ bữa.
Nào ngờ ngay tối ấy, Sơn Cao, rồi Long, rồi Nguyên Hương bị xây xẩm, nằm vật vã trên giường, bọt mép sùi ra. Cả khu tập thể túm đông túm đỏ lo sợ cho 3 bạn không biết vì bệnh gì. Hỏi ra mới vỡ lẽ vì cả 3 ăn quá nhiều rau tàu bay. Từ đó không ai còn dám ăn nhiều rau tàu bay như trước nữa.
Để tự cứu mình, nhiều bạn tìm cách xoay trở góp phần không chỉ chóng đói mà còn để chi dùng tiêu pha cho nhiều yêu cầu khác. Nhân ngày nghỉ chủ nhật, có bạn rủ nhau vào rừng chặt nứa về kết gianh, bán cho dân lợp nhà. Có bạn giúp dân đi làm rẫy làm nương. Có bạn còn bí mật ra chợ Ký Phú, Đại Từ mua chè đặc sản Thái Nguyên về Hà Nội tiêu thụ rồi mua những thứ từ Hà thành về đây đổ cho các quán tạp hóa nhỏ ngoài chợ Ký Phú.
Để cải thiện thêm bữa ăn, nhiều bạn nữ còn rủ nhau vào rừng hái măng về muối chua. Các khu nhà tập thể thi nhau tranh thú tận dụng phần đất trống quanh nhà trồng rau muống, bí xanh, bí đỏ. Đặc biệt, trước sân nhà nào cũng có một giàn mướp thật ưa nhìn, vừa tạo cảnh quan rợp mát, vừa có trái dùng thường nhật, lại vừa rực rỡ sắc hoa vàng đung đưa trong gió sớm, quyến rũ ong bướm về tụ hội chặp chờn lượn chao, càng làm cho khu tập thể thêm vẻ đẹp mê ly, sống động.
Có bạn như Đức Long (quê Gia Lâm, Hà Nội) nảy ra sáng kiến dùng dây thép uốn lại làm dụng cụ bẫy chim. Có ngày năm bảy con bị sa bẫy. Thế là cả nhóm được bữa cải thiện thỏa thuê. Có hôm đem đi nướng chả. Mỗi thằng cầm một con, ăn ngon lành như chưa bao giờ được n. Hôm thì cho vào nấu cháo sắn cùng nhúm gạo nhỏ, cả tốp xì xụp vừa ăn vừa tấm tắc
Có bạn như Cao Cấp lại nghĩ ra cách bắt cá thật điệu nghệ. Cứ đêm nào đẹp trời, sắp xếp xong bài vở, Cấp lại rủ Huy Hòa hoặc vài bạn nào đó cầm đuốc đi săn cá dọc theo các dòng suối. Khi thấy ánh đuốc, cá thường cháu lại, lập tức nhanh như cắt, Cấp cầm dao chém thật ngọt. Cá bị trúng đòn nổi lên, người đi theo chỉ việc nhặt xâu lại.
Có đêm tới 1-2 giờ sáng các bạn mới trở về, mang theo xâu cá nặng có khi tới 2-3 ký. Cả tốp lại được dịp nướng cá ăn thỏa thích. Số còn lại được kho mặn hoặc nấu măng chua để ngày sau chia cho cả nhóm cùng thưởng thức. Bữa cơm có cá những ngày đó thật hiếm hoi nên ai ăn cũng thú vị, khó quên. Nhiều đêm soi được nhiều cá, Cấp còn mang biếu bà con dân làng thân quen. Cũng vì vậy mà Cấp luôn được dân ở đây thương quý như con cháu trong nhà.
Một chiều, anh bạn Đức Long có việc riêng, đến nhà bếp nhận khẩu phần ăn quá muộn (thời điểm này bếp ăn đã phân về cho lớp quản lý). Các chị nhân viên nhà bếp đã về hết. Trong lòng chiếc rá đặt chén giá chỉ còn duy nhất nửa chiếc bánh bao xám xỉn nằm chỏng chơ nguội ngắt. Đức Long bực, buồn đầy một. Nhưng rồi sự thể đã thế biết sao được. Anh đành ngậm ngùi cầm nửa chiếc bánh lủi thủi ra về.
Gặp tôi, anh than thở với giọng vừa có vẻ như tức tối lại vừa hài hài vui vui. Anh mỉm cười ngẫu hứng vận Kiềêu đọc luôn:
- Đúng là Bánh bao ai bẻ làm đôi/ Nửa còn trong rá nửa XƠI mất rồi!
Tôi cười động viên anh:
- Cậu vận Kiều tuyệt quá. Đúng là dân học văn có khác. Chuyện gì cũng thành thơ. Vui ra thơ. Buồn ra thơ. Đói cũng thành thơ
Long tiếp luôn:
- Và cả chuyện ghẻ cũng thành thơ đấy! Ký nghe chưa?
Tôi ngạc nhiên:
- Ồ, thế hả? Thơ thế nào? Cậu nhớ không?
- Nhớ chứ! - Long tự tin trả lời rồi nhấn mạnh:
- Trong bài thơ này có nhắc đến Ký đấy! Nghe đây! Tớ đọc nhé!
Long e hèm một cái thật to rồi đọc:
BÀI CA GHẺ
Hưng, Nuôi tay chân như thêu hoa
Hươong, Cao bao đêm vui song ca
Lập, Lợi sột soạt dạ bực bội
Ký, Cấp ngứa ngáy thức suốt tối
Hòa nằm Hòa cào mồm càu nhàu
Trà ngồi vầy đàn lòng buồn rầu
Khuyên bay siêng năng lên Vai Xay
Nằm mà chờ lành con dài ngày
Tôi thốt lên:
- Ỏ! Lại một bài độc thanh cú mới. Hay quá! Vui quá! Độc đáo quá! Toàn những chi tiết cười ra nước mắt cả. Nhưng ông có biết tác giả là ai không?.
Long lắc đầu:
-Tớ chịu! Nghe loáng thoáng đâu của thằng Quốc. Cũng có tin của thằng Nghị. Rất có thế chúng nó là người khởi xướng. Rồi lan truyền mỗi đứa thêm một câu. Ta cứ coi đây là đặc sản dân gian với nhiều dị bản được ra đời từ E1!
Trưa hôm sau, tôi và Đức Long lại có dịp gặp nhau cùng với Sơn Cao khi hai bạn ngẫu hứng rủ tôi lên Vai Xay tắm chung. Gợi chuyện bài thơ Ghẻ hôm trước Long đọc lại cho tôi và Sơn Cao cùng nghe, rồi lên giọng hỏi:
- Các ông thấy bài thơ thế nào? Câu nói về hai ông có hiện thực không?
Sơn Cao quê ở Hà Tày với tính thẳng thắn bộc trực lên tiếng ngay:
- ừ, thằng cha nào viết giỏói đấy! Đúng là ngứa ghẻ hờn ghen. Mình với thằng Nguyên Hương ngứa quá. Có đêm không ngủ được phải dậy gãi đổi công cho nhau ở những chỗ mình khó gãi cho mình. Thế là hai thằng cùng rầm rì "song ca" với nhau đủ chuyện. Chúng tao còn vậy, chắc với Ký thì còn khổ sở đến mức nào?
Không có gì phải giấu giếm, tôi gật đầu chia sẻ trong tiếng cười khá thoái mái:
- Vậy là các ông đã hiểu cho tôi rồi đấy. Mỗi cơn ngứa đến, nhiều chỗ không tự gãi bằng chân được tớ chỉ còn biết nín gan chịu đựng, cảm giác bứt rứt, khó chịu luôn hành hạ mình nhất là về khuya. Nói thật với các ông không phải nhiều tối như bài thơ đề cập mà là nhiều đêm tôi đã thức trắng vì chuyện ghẻ.
- Thế sao ông không nhờ Bảáo Hưng nó gãi giúp?
Đáp lại câu hỏi cúa Long, tôi phàn tràn:
- Nó cũng ghẻ, cũng ngứa, gãi suốt đêm kém gì tớ đâu. Ốc chưa mang nổi mình óc sao còn mang cọc cho rêu? Vả lại tính tớ không muốn phiền ai, dù là người thân.
Cao vặn luôn:
- Thế tao hỏi thật, sao chúng nó đồn có lần thấy cái Nhu ngồi khêu ghẻ cho mày, đúng không?
Tôi chống chế:
- Gì có! Chúng nó thêu dệt vậy cho vui đấy thôi!
Long liền lên tiếng:
- Có đấy! ông lại giấu rồi. Bất kỳ ai trong lớp giúp được gì cho cậu đều rất quý, nhất là phái đẹp. Ông cứ khai thật đi. Chúng tớ mừng cho. Nói thật tớ còn biết rõ cả nơi chốn, thời gian Nhu đã khêu ghẻ giúp ông đáy!
Tôi đành thú thật:
- Thực ra duy nhất có một lần. Hôm ấy chú nhật, Nhu, Trà, Tràm đến thăm mình ở bệnh xá trường khi mình bị ghé mủ ở hai bàn tay, hai ống chân. Nhu cầm bàn tay mình lên quan sát và nhận ra rất nhiều những hốc ghé cái. Thế là sẵn kim khâu vừa bỏ ra đơm lại chiếc cúc áo của mình đang mặc sáp đứt, Nhu liền tỉ mỉ ngồi khêu ghẻ cho mình một cách tự nhiên ngay trước mặt Trà và Trâm. Những con ghẻ cái kềnh càng được Nhu lôi ra dính trên đầu mũi kim trông thật đáng sợ. Đấy. Chỉ có lần đó thôi!
- Thế những lúc khuya về ngứa quá ông làm thế nào? Chắng lẽ cứ nằm mà chịu trận mãi sao? - Biết Cao hỏói với giọng đầy cảm thông chia sẻ, tôi đành kể thật:
- Các ông có nhận ra điều gì đặc biệt nơi chiếc phên nứa ngăn cách phòng tôi với phòng Trang và Xuân không?
- ừ, có đấy! Mình nhớ ra rồi. Hình như một loạt nan nưa ở đấy bị bẻ trống. - Cao nói.
- Chắc là Trang Xuân, hoặc Báo Hưng lấy để "Nổi lửa lên em" đúng không?" - Long hỏi.
Tôi trả lời:
- Hoàn toàn không! Thủ phạm chính là Ký đấy! Hẳn các ông biết rồi, cái giống ghẻ càng về khuya nó càng hoạt động mạnh. Nhiều đêm 1 giờ khuya, giải quyết xong bài vở, tắt đèn đi nằm rồi, cố nhắm mắt nhưng không sao ngủ được vì ngứa, nhất là ở hai mông. Mình cố hết sức nhưng vẫn không sao co chân êẽn gãi được. Thế là những nan nứa ở vách liền kề giường lập tức được bí mật bẻ ra không biết bao nhiêu lần để làm công cụ gãi. Đúng là chỉ có mình mới biết rõ chỗ mình đang ngứa. Và khi đã gãi đúng chỗ ngứa rồi thì quả là không còn gì sướng bằng! Thế là nhiều đêm càng sướng càng gãi. Càng gãi càng ngứa, càng muốn gãi thêm. Khi cơn ngứa đã thỏa thì cái cảm giác ran rát ở mông cũng xuất hiện. Mình hoảng hốt nhận ra hai mông đã rớm máu từ lúc nào. Đúng là cái gì cũng có điểm dừng. Nếu bước qua nó tự ta làm hại chính ta là vậy.
- Có phái vì thế mà mấy tháng trước mông mày bị nhiễm trùng mưng mủ, kéo hạch lên háng khiến bọn tao phải tất tưởi xuống làng mượn võng cáng mày lên bệnh xá nằm cả nửa tháng đấy phải không?
- ừ, đúng vậy!
Ngừng giây lát, tôi kể tiếp một kỷ niệm khó quên cũng về chuyện ghẻ:
- Sau lần đó tao sợ, không dám bẻ nan nứa để gãi nữa, vì dâu nó quá lớm chớm, sắc nhọn. Gãi thì thích nhưng nguy hiểm vậy đó. Thế là tao quyết định dùng giải pháp cọ thay cho gãi. Chúng mày có biết địa chỉ tốt nhất tao thường cọ là đâu không?... Chính lớp học của mình đấy!
Long, Cao thắc mắc:
- Sao mày không cọ ngay ở phòng có phải tiện không?
Tôi lắc đầu:
- Không thể được. Chỗ cọ phải là vật thể cứng và có góc cạnh. Không gian và thời gian để thực thi lại phải thích hợp không để ai biết. Vì thế, nơi hội tụ đủ điều kiện để tao tới "gài nhờ" không đâu bằng chính ở lớp học trong những lúc vắng vẻ. Góc bàn, cạnh bảng là nơi lý tướng để tao cọ thoải mái. Những buổi trưa, trong khi bọn mày ngủ, tao lên góc lớp ngồi viết tự truyện và đó cũng là cơ hội quý để xứ lý chuyện ghẻ đấy. Không chỉ cọ, tao còn tranh thủ để bôi thuốc DRD một cách thuận lợi vào những chỗ khó. Chỉ việc quệt thuốc vào góc bàn hoặc cạnh bảng rồi để lộ chỗ ghẻ đang ngứa ra, cọ vào đấy là ngon lành. Tao nhớ có lần đang kéo quần xuống để cọ mông thì bất ngờ mấy nàng đi tắm trưa về qua, tao hoảng quá vội ngồi thụt xuống gầm bàn ở góc lớp. May mà không đứa nào nhìn thấy... Lại có đêm khoảng lúc 2-3 giờ sáng, ngứa quá không chịu được, tao đánh liều mò lên lớp để cọ cho thỏa. Chẳng may, một chiếc bàn bị tao cọ mạnh quá liền đổ kềnh. Tinh cờ vừa lúc thằng cha nào đó ở khu nhà B dậy đi giải, thấy có tiếng động trong lớp liền mò vào. Bí quá, tao đành lẻn vào đứng nép sau cánh cửa. Chắc nó nhận ra tao loáng thoáng trong bóng đêm đen kịt liền lặn g lẽ trở về phòng.
- À, đúng rồi! Thảo nào mà mấy hôm sau xầm xì, loáng thoáng có dư luận rằng Ký và Nhu ngồi tâm sự với nhau tới 3 giờ sáng ở ngay trong lớp. Không biết hai đứa có hành động gì không mà nghe tiếng bàn đố giật cả mình?
- Trời ơi! Vậy có chết tao không? ông Sỹ mà nghe được chuyện này lại bắt tao tường trình, rồi viết kiểm điểm mất!
- Tôi nói.
Để chia sẻ nỗi niềm này với tôi, Sơn Cao vỗ vai tôi cười:
- Yên chí đi. Có gì chúng tao thanh minh cho. Mày không dám nói sự thật, chứ chúng tao thì sợ cóc gì.
Long cũng chêm vào:
- Đúng là tình ngay lý gian. Chắc thằng cha bắt gặp mày trên lớp khuya hôm ấy nó làm sao biết được mày có mặt ở đó để cọ ngứa vì ghẻ đâu. Với suy luận bình thường, nó nghĩ chắc mày làm việc mờ ám là tâm sự với người đẹp nào đó mới say sưa quên cả thời gian đến vậy!
- Đúng là chuyện bi hài khó tưởng tượng. Chung quy cũng tại chuyện ghẻ mà sinh lắm chuyện nực cười thật như bịa vậy đó. - Cao kết luận.
Cứ thế, giữa con đập Vai Xay rực rỡ nắng xuân đầu mùa, chúng tôi vừa tắm vừa tào lao cả buổi trưa xoay quanh chuyện ghẻ. Con đập dài chưng hơn 20 mét, được đổ bê tông khá chắc chắn. Từ khu tập thể chúng tôi cứ men theo bờ con suối nhỏ đi chừng nửa tiếng là tới. Nó chắn ngang một dòng suối khá lớn chảy về từ dãy Tam Đảo. Nước từ núi cao tuôn đến đây, gặp đập liền tạo ra một hồ nước nho nhỏ chừng mấy trăm mét vuông. Chỗ sâu nhất không quá hai mét.
Nước từ hồ được dồn chảy vào con suối nhỏ nhân tạo men theo chân núi Tràng Dương cung cấp nước tưới cho các thửa ruộng bậc thang cả khu vực xã Vạn Thọ. Từ ngày xây con đập này (1963) nghe nói lúa của Hợp tác xã ở đây quanh năm no nước, không còn cánh ruộng hoang vì thiếu nước như trước. Năng suất cao hơn nhiều lần so với trước đây. Nhà dân nào bây giờ đến thăm cũng lừng lững giữa sân một nầm thóc khổng lồ, không còn lo gì chuyện đói tháng ba, ngày tám như xưa.
(Nầm được đan bẵng nứa đường kính có cái tới 5 mét, cao chừng 6 - 7 mét theo hình chiếc chum được sơn rất kỹ bằng bùn nhão pha với phân trâu. Phía nóc được che bởi chiếc nón lớn kết bằng gianh nứa. Thóc đựng bên trong không bao giờ bị ẩm mốc, bất chấp nắng mưa cỡ nào. Vừa không mất diện tích trong nhà lại chống được chuột và phòng được cả hỏa hoạn nữa, nên nầm rất an toàn trong thời chiến. Đây thật là một hình thức bảo quản lương thực độc đáo ở vùng quê miền núi này).
Con đập Vai Xay còn tạo ra một cảnh quan hấp dẫn. Phần nước dư, nhất là về mùa lũ, tràn qua mặt đập chảy lao xuống không chỉ tạo ra một dòng thác lụa trắng xóa mênh mang trông thật sướng mắt mà còn tấu lên một âm thanh vang vọng trầm hùng như bản nhạc huyền diệu của núi rừng gửi tặng, khiến cho cảnh sắc vùng Tràng Dương càng thêm thơ mộng, quyến rũ.
Đến với Vai Xay, vừa được ngắm cảnh vừa được tắm giặt thoải mái, lại được thóa sức bơi lội tự do mà ở khu tập thể mơ cũng không thấy.
Trút quần áo giúp tôi xong, Cao hỏi:
- Sao, mày có bơi được không?
- Ồ, có chứ! Bơi với tao là thú vui không gì bằng. Tao đã tập bơi từ nhỏ mà!
- Thế thì chúng ta cùng xuống bơi cho thỏa chí tang bồng ngay thôi!
Cao tiếp lời Long:
- Nhưng nước ở đây sâu chứ không nông như ao nhà mày đâu nhé! Tay chân mày vậy, nhỡ xảy ra điều gì là chết cả lũ đấy!
- Yên chí đi! Tao còn bơi được cả ở biển nữa đấy! - Tôi nói.
Câu khẳng định đầy tự tin của tôi vừa dứt, cả ba liền xếp hàng trên mặt đập, sau tiếng hô "1... 2... 3..." của Cao, chúng tôi cùng lúc nhảy tùm xuống, thi nhau vùng vẫy; hết bơi úp đến bơi ngửa nơi hồ nước mát lạnh, trong xanh, soi bốn bề lung linh hình núi, hình mây; khiến chúng tôi có cam giác như đang lạc giữa xứ đào nguyên cổ tích nào đó.
Bơi thỏa rồi, chúng tôi cùng nhau lên mặt đập nằm dài hóng nắng và kỳ cọ cho nhau. Nước luồn qua lưng, qua chân tạo nên một cảm giác khoan khoái khác thường.
Cao và Long bát tôi hết nằm ngửa đến nằm nghiêng, nằm úp giữa mặt đập, rồi thi nhau dùng viên sỏi ráp kỳ cho tôi thật mạnh, thật kỹ mọi vùng cơ thể. Cao nói vui:
- Mày cứ phải làm lông như thế này mới thỏa ngứa đúng không?
Long lắc đầu, cười hỏi:
- Người mày nhiều ghét quá. Cả ở đây hôm nay cám ơn mày cho nó bữa no đấy! Hình như đã lâu rồi mày không được tắm thì phải?
Tôi đáp:
- ừ, có lẽ đến gần 2 tuần rồi!
- Thảo nào mày bị ghẻ lở đến mức đầy mình đỏ tím như hoa gấm thế này là phải!
- Sao mày không nhờ Bảo Hưng giúp?
Để trả lời Cao, tôi biện minh:
- Nó cũng nhiều lần rủ đấy. Nhưng tao cứ thấy ngài ngại thế nào, viện cớ lạnh thế là tao từ chối.
- Từ nay cứ mỗi tuần một lần, bọn tao lên Vai Xay, mày nhớ sắp xếp bằng mọi giá đi cùng nhé! Chúng tao giúp, mày không phải băn khoăn gì!
- Nào, bây giờ nằm nghiêng đầu về phía hồ chúng tao gội cho. Đầu mày trắng phứa gàu thế này, ngứa sao chịu nổi?
Rời cảnh sắc Vai Xay, chúng tôói kết thúc buổi tắm trong cảm giác khoan khoái, hả hê như vừa trải qua cuộc tẩy trần ngoạn mục giữa chốn chư tiên huyền diệu.
Trên đường về men chân núi, bỗng Long dừng lại chỉ tay vào một bụi cây mọc bên suối:
- Ký ơi, đây có cây ba chạc tắm ghẻ là hết ý đấy! Mày đã dùng bao giờ chưa?
Tôi cười:
- Tao lạ gì. Bảo Hưng đã không ít lần nấu nước để tao không chỉ tắm mà còn ngâm hai mông nữa. Sướng lắm! Tắm, ngâm đến đâu đỡ ngứa hẳn đến đấy! chúng mày có biết ai đã công phu đi tìm chặt cây ba chạc về băm nhỏ phơi khô rồi bí mật mang bỏ trong phòng của tao không? Xin tiết lộ thật... chính... Hạnh Nhu đấy!
Cao và Long lập tức reo lên, ôm chầm lấy tôi:
- Sướng nhé! Sướng nhé! Có lẽ cái Nhu thương mày thật đấy. Tự tin lên. Đừng để nó bay mất nhé!
Cả ba cùng cười sảng khoái, làm chung chiêng cả một khoảng nắng mới vàng rực giữa trưa bên con suối vắng.
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!