Ngày 15-11-1967
Buổi nghe nhà văn Nguyên Hồng tâm sự vê chuyện viết lách, mình cảm thấy như người có lỗi lớn. Ý định viết tự truyện về những năm tháng học phổ thông đã có trong mình từ ngày vừa bước chân vào cổng giảng đường. Thực sự mình cũng đã khai bút khi vừa nhập học tại Tràng Dương sau ít ngày. Vậy mà đến nay, bản thảo vẫn dang dớ.
Nhà xuất bản Kim Đồng biết ý định này cúa mình đã cứ anh Phan Xé lẽn khu sơ tán đế trao đổi cùng mình về đề cương, chủ đề, cách viết và thời hạn hoàn thành bản tháo. Theo kế hoạch, mình phải hoàn thành trong dịp hè 1968.
Anh Phan Xê còn thay mặt nhà xuất bản trao cho mình một tệp giấy lớn dày cộp (loại giấy mỏng gióng như giấy rơm, chuyên dùng viết bản thảo, một mặt nhẵn, một mặt ráp), cây bút Trường Sơn và hai lọ mực Cửu Long cùng khoản tiền nho nhỏ gọi là ứng trước nhuận bút để động viên, giúp mình có thêm quyết tâm, thêm niềm tin, thêm điều kiện thuận lợi ưong quá trình viết. Mình xúc động không sao nói nên lời, chỉ thầm hứa với lòng sẽ cố gắng hết mình để hoàn tất cuốn sách theo kế hoạch.
Nhưng rồi chương trình học mới lạ, chất chồng, lại thêm đối mặt với việc thích nghi hoàn cảnh mới nơi sơ tán với liên tiếp ghẻ lở, bệnh tật giày vò, học kỳ nào cũng đi nằm bệnh xá trường vài ba lần nên chần chừ mãi đến nay, sau hơn 1 năm, tôi mới viết được vỏn vẹn hơn 30 trang.
Dù biện minh thế nào thì tội chính vẫn do mình quyết tâm chưa cao, sắp xếp thời gian chưa hợp lý. Đúng là "tiên trách kỷ hậu trách nhân". Nhận ra điều không bình thường đó nên mấy hôm nay tôi lại tranh thủ viết. Hạnh Nhu lại đến chép giúp tôi những trang bản thảo chưa kịp khô mực.
Một lần thấy tôi loay hoay sửa đi sửa lại đoạn văn vừa viết, mãi lâu mà vẫn chưa như ý, định buông bút chào thua, Nhu nhìn thẳng vào mắt tôi, nói như khích lệ:
- Ký có nhớ một câu nói nổi tiếng của Balzac về chuyện viết lách không? Ông ta bảo: "Đối với nhà văn, mỗi câu văn là một kẻ thù độc ác bướng bính mà mình cần phải quật ngã". Ồng Tú Xương nhà mình cũng từng nói: "Văn chương đâu phải là đơn thuốc/ Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu". Đấy cậu thấy chưa, văn chương là như vậy đó. Nó thực sự là trận tuyến. Cậu mới tập viết văn chứ chưa phải nhà văn nên sự nhọc nhằn, trăn trở, nhiều lúc tác tị giày vò đến khổ sớ cũng là tất yêu. Thiên tài văn chương như Lev Tolstoi mà khi viết tác phẩm đầu tay Chiến trường Spactefon cũng phải viết đi viết lại tới 111 lần, còn Chiến tranh và hòa bình cũng phải viết lại lần thứ 4 mới thành công. Rõ ràng, kiên nhẫn trong lao động nhà văn đòi hỏi khắt khe, quyết liệt hơn bất cứ lĩnh vực lao động nào khác. Cậu đã kiên nhẫn để học có kết quả trong suốt bao năm qua. Giờ đây, sự kiên nhẫn trong viết lách càng đòi hỏi cậu phải quyết chí hơn bao giờ hết.
Ngừng giây lát, đọc lại những trang vừa chép xong giúp tôi, Hạnh Nhu cười, nói như ra lệnh:
- Cậu đừng nản! Cũng đừng lo mình phải chờ đợi chép cho cậu mà vội vàng, sót một chữ viết ào ào miễn sao cho có. Chỉ đẻ ra được những câu văn có ý mà không có hồn, mà vô cảm thì chính là mình đã bị chúng hạ nốc ao rồi chứ đâu có quật ngã được chúng như lời Balzac.
Tôi không ngờ Nhu lại tinh tế, sâu sắc đến vậy. Thực ra, tôi hiểu Nhu muốn mượn lời bậc thầy của chủ nghĩa Hiện thực văn học Pháp để động viên tôi đã lao vào nghiệp viết lách là chấp nhận dấn thân vào một công việc không ít cam go; không bao giờ được phép dung tha khoan nhượng, dễ dãi trước bất kể sự sáo mòn, vô cảm, nhạt nhẽo nào trong từng chữ, từng câu. Và như vậy sự kiên nhẫn, công phu, sẵn sàng chấp nhận thất bại chứ không bao giờ chấp nhận sự đầu hàng, luôn tìm ra cách chiến thắng chính bản thân mình trong từng dòng văn, trang văn luôn là ý thức là quyết tâm không thể thiếu trong mọi người cầm bút. Với hoàn cảnh phải nhọc nhằn dùng chân để viết như tôi, điều đó càng muôn lần cần thiết lắm lắm.
Nhưng rồi cũng có đêm cảm xúc tuôn trào, tôi mải mê viết liền một mạch được hơn 10 trang, giật mình nghe tiếng gà rừng gáy mới biết trời sắp sáng. Ấy vậy mà trưa hôm sau lên lớp, tôi ngồi đọc lại, không duyệt được dòng nào đành bỏ đi viết lại. Có trang, có chương tôi viết đi viết lại cả hơn chục lần.
Để có không gian yên tĩnh cũng là để khỏi ảnh hưởng đến thời gian học tập, vào buổi trưa khi các bạn sau bữa ăn đã đi nằm nghỉ, tôi thường lên lớp ngồi viết một mình. Khuya về, khi các phòng tắt đèn, tôi sắp xếp gọn bài vở rồi buông màn, vặn chiếc đèn cải tiến vừa đủ sáng để không làm ảnh hướng đến ai, cặm cụi ngồi đắm say với cây bút nơi bàn chân và trang bản thảo.
Có một lần thức khuya, mệt quá, tôi nằm thiếp đi lúc nào không hay. Chẳng may động chân làm đổ chiếc đèn lúc nào không biết. Dầu đổ ra bùng cháy. May mà Dũng giật mình, vùng dậy nhận ra sự cố liền lao sang dập vội lửa chứ không thì...
Nhìn chung việc viết của tôi thường rất chậm chạp, đôi khi bí rị đến khổ sở. Không ít đêm thức đến 1-2 giờ khuya mới chỉ rận ra được đôi ba dòng rồi gác chân ngồi cắn bút trầm ngâm. Cùng có khi tôi nằm vật ra giường mà thao thức mà trăn trở không yên. Ý của Hạnh Nhu là những lần như vậy nên đi ngủ sớm để giữ sức khỏe bởi văn chương không có chỗ cho những cảm xúc khô cạn. Song tôi vẫn thấy có gì tiêng tiếc, không đành lòng nếu phải dừng ngang công việc mình đã dự định.
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!