Ngày 6-9-1966
Trưa nay, mình đã có mặt tại khu Hiệu bộ trường đế chờ khoa cứ người đến đón. Phòng Tố chức sắp xếp mình ở tạm một nhà dân cùng mấy cán bộ văn phòng. Cơm nước xong, mình lên giường định ngủ một giấc cho đỡ mệt nhưng những gì diễn ra suốt đêm qua và cá sáng nay cứ bổi hổi hiện về nơi trí não khiến mình vẫn nhắm mắt đấy mà thức đấy...
...Ga Phổ Yên lúc 10 giờ khuya ngày 5-9, mình và Cách xuống tàu tìm đến nơi hẹn. Cả mấy trăm tân sinh viên theo hiệu lệnh đã nhanh chóng xếp hàng khoa nào vào khoa ấy. Ai cũng lỉnh kỉnh tay xách nách mang, lưng cõng. Nào chăn, nào chiếu, nào màn, nào áo quần, giày dép, ba lô, túi dết, cặp xách căng phồng...Trông không khác gì một đoàn dân công chuẩn bị đi xa.
Thầy Đinh Văn Đức được cử đón cánh sinh viên Ngữ văn. Thầy trông thư sinh, sáng láng. Gặp mình, thầy vui vẻ hỏi chuyện rồi nhận từ tay Cách mọi đồ tư trang của mình, bảo Cách cứ yên tâm trở về, thầy sẽ sắp xếp người đưa mình vào tận khoa. Nghe nói đường đi bộ vào nơi sơ tán xa tới gần 30 cây số, lại phải vượt đèo, leo dốc, xuyên rừng, lội suối giữa đêm khuya, Cách băn khoăn lắm, có ý muốn xin đi cùng cho an tâm nhưng vì lý do an ninh, bảo mật thời chiến nên không được nhà trường chấp thuận.
Cách ôm mình chia tay trong nước mắt nghẹn ngào, thoáng trĩu nặng âu lo vì hiểu những khó khăn không nhỏ đang chờ mình. Rời xa được mấy bước, Cách vội quay lại nói nhỏ vào tai mình: "Đi giải nhé! Tớ giúp cho. Không có tớ bên cạnh, khoản này với cậu rầy rà đấy!".
Sau ít phút điều chỉnh đội ngũ, Ban Tổ chức công bố Ban Cán sự tạm thời các lớp và lộ trình chuyến đi cùng địa chỉ liên lạc. Lớp mình được mang biệt danh E1 - T104 - BC 11 c. Anh Lưu Quốc Sỷ, dáng to cao, quắc thước, hơn mình cả chục tuổi, được cử làm lớp trưởng và được thầy Đinh Văn Đức trao lại mấy món tư trang của mình.
Bước đến bên mình, anh Sỹ niềm nở hỏi han những gì cần giúp trong chuyến đi đêm nay. Dù rất nhiều thứ cần được giúp, song vì còn xa lạ lại sẵn lòng tự trọng không muốn làm phiền người khác nên minh chỉ dám đề đạt một nguyện vọng: nhờ người mang giúp đồ trong chuyến đi. Vỗ nhẹ vào vai mình, anh Sỹ cười, nói lớn:
- Chuyện này hiển nhiên cánh mình phải giúp Ký rồi. Ký khỏi lo!
Rồi anh nhẹ nhàng đặt túi đồ của mình xuống mô đất cao phía trước, giơ cao hai tay, nói to trước lớp:
- Xin thông báo với các bạn, lớp E1 chúng ta có một bạn đặc biệt mà nói tên chác không ai xa lạ. Vâng, bạn là Nguyễn Ngọc Ký, người có bàn chân kỳ diệu mà chúng ta đã biết qua sách báo. Bây giờ bạn nào xung phong đi kèm và ma ng đồ giúp Ký, xin giơ tay!
Lời anh Sỹ vừa dứt, một loạt cánh tay vút lên. Để sự chọn lựa có lời giải phù hợp, anh Sỹ yêu cầu mọi người hạ tay xuống và hỏi tiếp:
- Trong số các bạn vừa xung phong ai là người Nam Định và Thái Bình, xin giơ tay lại!
Bốn cánh tay giơ cao. Để mắt đến người bạn ở cuối hàng có dáng to cao khác thường, khuôn mặt xương xương đầy vẻ phúc hậu, anh Sỹ bước đến cầm tay người này, dõng dạc tuyên bố:
- Kể từ phút này, người được đại diện cho lớp đi bên Ký và giúp Ký mang đồ là bạn Nguyễn Dương Côn, quê Thái Bình.
Cả lớp dồn mắt về phía Côn. Tiếng vỗ tay rào rào nổi
lên.
♦ ♦♦
Cuộc hành trình bộ bắt đầu khi trăng mười sáu vòi vọi treo giữa đỉnh đầu. Từng tốp, từng tốp sinh viên nối đuôi nhau, vừa đi vừa chuyện trò vui vẻé. Bao năm quen với những con đường mòn ở đồng bằng nay lần đầu tiên phải đi xa trên con đường miền sơn cước gập ghềnh sỏi đá giữa đêm khuya, mình cứ thấy lo lo. Gặp những chỗ đường tối, trăng bị bóng cây rừng xỏa ra che khuất, mình phải căng mắt chăm chú cẩn trọng từng bước đi, vậy mà nhiều lúc vẫn bị vấp, bị bước hụt. May có Côn và các bạn đi bên kịp giữ lại chứ không thì nhiều phen hú vía.
Một lần mình nhìn gà hóa cuốc, chỗ khô không bước lại chọn đúng chỗ có vũng nước mà thả bộ, nước bắn tung tóe làm ướt lây mấy bạn đi cạnh. Một chiếc dép cao su tuột mất hai quai, Côn và các bạn xúm lại, người xâu quai dép, người cúi xuống xắn giúp chỗ quần mình vừa bị ướt. Anh bạn Nguyên Đình Hoàn, quê Phú Thọ, chân bị tật phải đi khập khiễng, lên giọng như người từng trải:
- Ký nhớ là mưa tránh trắng, nắng tránh đen. Có thế thì đi đường đêm khi trời mưa mới không bị hố.
Nghe Hoàn nói, mình mới ngộ ra rằng thảo nào lúc nãy nhìn chỗ trắng mình cứ tưởng là đường đẹp nên dấn bước. Đúng là kinh nghiệm của người xưa hay thật!
Tiếng gà rừng đâu đây xao xác vọng tới. Trưởng đoàn biết mọi người đã thấm mệt sau gần ba giờ đi, lỉền truyền lệnh dừng chân nghỉ giải lao trước khi vượt qua con suối lớn. Côn chọn một phiến đá to nho cao gần bờ suối, báo mình và mấy bạn cùng "tọa lạc" vừa để nghỉ chân, vừa có vị trí đắc địa tha hồ thả hồn ngắm dòng suối đã hóa thành dòng trăng mênh mang chở muôn ánh vàng trong đêm tĩnh lặng giữa rừng khuya.
Kể cũng lạ, lúc đi thì chẳng thấy gì bất thường, mình vẫn dẻo dai bước đều trong dòng người cuồn cuộn tiến về phía trước, cũng nhiều lúc phải cố đấy để khói bị tụt lại, song khi dừng lại nghỉ mới nhận ra đôi chân đã mỏi nhừ từ lúc nào.
Để đỡ mệt và buồn ngủ, Côn rủ mình cùng mấy bạn xuống suối rửa mặt. Dĩ nhiên, Côn lại phải giúp mình. Con suối rộng tới mấy chục mét. Nước trong vắt, mát rượi, lao xao chảy trong dòng trăng huyền ảo. Côn vén quần, lội ra xa có ý thăm dò độ sâu nông để lát nữa đưa mình vượt qua cho an toàn. Trở lại chỗ nghỉ, Côn lắc đầu, bảo mình:
- Suối tương đối sâu. Có lẽ Ký không tự lội qua được. Yên chí, mình sẽ cõng bạn nhé!
Mình cười lưỡng lự:
- Nhưng Côn ơi, đây lần đầu tiên mình biết lội suối là thế nào. Bạn cứ để mình thứ sức xem sao. Các bạn lội được sao tớ lại không lội được nhỉ? Chân tớ vẫn khỏe mà! Có lẽ các bạn nên bố trí cõng bạn Hoàn qua thôi. Chân Hoàn yếu thế, chắc khó lắm!
- Tuyến cõng Hoàn rồi. Ký yên tâm! - Người bạn có tên Tuyến ngồi gần đó lên tiếng. - Chúng tớ đã bàn với nhau. Ký cứ thực hiện. Không được "chống lệnh" nữa!
Kể cũng tội cho côn, biết mình không bám được tay vào cổ nên khi cõng mình, côn phải hơi gò lưng để mình khỏi bị ngặt về phía sau. Đã vậy con suối có chỗ nông sâu bất ngờ, có chỗ nước chảy xiết khi gặp tảng đá ngầm nhô cao. Côn phải cố kiễng chân, nhướn người dò dẫm từng bước sao cho an toàn để người mình không bị ướt, không bị hoảng.
Vừa đi Côn vừa nghĩ ra đủ chuyện để tâm sự cho vui. Trong khi các bạn chỉ mấy phút đã vượt qua suối thì mình và Côn có lẽ mất tới hơn 15 phút mới thở phào mò mẫm tới bờ.
Cuộc hành trình lại tiếp tục. Chừng nửa tiếng sau, một bạn nào đó đi trước nói như reo:
- A, Tam Đảo! Tam Đảo kìa các bạn ơi!
Cả đoàn như sững lại. Ai cũng ngước mặt vẻ phía ưước. Tam Đảo kia rồi! Mờ mờ trong màn sương khói nhuộm vàng ánh trăng ba đỉnh Tam Đảo thấp thoáng hiện lên rõ dần ngỡ ngàng như cổ tích. Vừa đi mình vừa mơ màng nhìn ngắm, nghĩ suy. Mình đang nhìn núi hay cả ba ngọn núi kia đang thi nhau kiễng chân vượt lên màn mây sương bao quanh để ngắm nhìn, động viên tụi mình đấy nhỉ? Thấy mình trầm tư, Côn hỏi luôn:
- Ký đang nghĩ gì mà im lặng thế? Chắc lại làm thơ phải không?
- ừ, tớ vừa ngẫu hứng mấy câu. Đọc các cậu nghe cho vui nhé!
Mình đọc nho nhỏ, chỉ đủ mấy bạn đi bên nghe được:
Nhặt thưa trăng rọt đầu cành
Nhác trông bỗng thấy bóng hình núi xa
Vượt trên màn khói sương nhòa
Mờ mờ Tam Đảo cùng ta song hành
Bỗng có tiếng thúng thắng tiếp luôn:
Cũng là thôi cũng là đành
Càng đi càng thấy chán mình muốn rơi!
Tiếng cười, tiếng vỗ tay vang lên. Sự mệt mỏi xem chừng biến mất.
Hỏi ra mới hay, anh bạn vừa ngẫu hứng làm thơ cùng mình có tên Huỳnh Huy Lân. Anh trông thất thểu, bơ phờ vì vừa vượt gần 500 cây số từ đất lửa Quảng Bình đến đây. Thấy mọi người quan tâm, anh Lân liền vui vẻ vừa đi vừa tâm sự chuyến lai kinh đầy gian khổ vượt Trường Sơn trong gần 20 ngày qua. Cứ ngày nghỉ đêm đi, có đoạn đường giặc Mỹ đánh phá quá ác liệt cả ngày lẫn đêm, phải đi dưới giao thông hào.
Nhiều lúc anh phải lánh vào hầm trú ẩn, có đêm tới 3-4 lần như thế. Lại có hôm mệt quá ngủ thiếp luôn trong căn hầm tối om sũng nước, giật mình nghe tiếng bom nổ đợt mới mới hay mình còn sống. Tiếng bom dứt, tiếng máy bay gầm xa dần, vẫn quần áo bê bết bùn nước, anh lại lao ra khỏi hầm, tiếp tục hành trình như chưa có gì xảy ra.
Có đoạn đường quá vắng vẻ, đi cả vài chục cây số không tìm thấy chỗ trú chân, nhiều hôm anh phải ăn lương khô, uống nước suối, mắc võng ngủ giữa rừng không khác gì một người lính vượt Trường Sơn thực thụ. Chỉí có điều khác biệt là người lính thì đi về phía Nam nơi tiền tuyến gọi; còn anh đi ra phía Bắc nơi có giảng đường đang chờ. Người lính thì đi có đồng đội, có binh trạm đón tiếp, còn anh chỉ lúi thủi ta với ta. Nhiều lúc buồn muốn rơi nước mắt.
Giọng Lân bỗng dưng sôi nổi hẳn lên khi anh chỉ vào chiếc ba lô lô chỗ vết thủng và giải thích:
- Các bạn biết không, đây chính là vết bom bi đấy! Hôm ây mình đang sắp sửa vượt cầu Hàm Rồng thì máy bay Mỹ ào tới, thả pháo sáng rực trời. Hoảng quá, mình nhảy đại xuống một hố trú ẩn cá nhân nằm ngay vệ đường. Dùng luôn chiếc ba lô làm nắp đậy. Tiếng bom của giặc, tiếng súng cao xạ của ta, tiếng máy bay gầm thét làm náo loạn một vùng trời. Căn hầm rung lên từng chập. Tai mình ù đặc. Khi còi báo yên vang lên, mình lóp ngóp đẩy ba lô, nhảy lên miệng hố thì mới nhận ra nó vừa bị trúng bom bi xuyên lỗ chỗ. May quá, nếu không có nó làm lá chắn thì chác mình không thể có mặt ở đây cùng các bạn!
Nghe Lân nói đến đây, ai cũng thông cảm và mừng cho Lân một phen thoát chết. Các bạn liền chuyền tay nhau chiếc ba lô - "vị ân nhân" đầy kỷ niệm của Lân – để "mục sở thị" những dấu tích tội ác của giặc Mỹ.
- Tất cả 11 lỗ các bạn ơi! - Tiếng một bạn xướng lên.
- Không đúng! 12 lỗ cả thảy. - Bạn thứ hai công bố.
Nhận lại chiếc ba lô từ tay các bạn, Lân cười, điềm tĩnh nói:
- Chính xác 14 lỗ. Trong đó có 2 lỗ ở vùng dây đeo.
Im lặng từ lâu, bây giờ Nguyễn Đình Hoàn mới lên tiếng:
- Vậy là đâu chỉ có đường ra tiền tuyến mới đối mặt với máu lửa. Đường đến giảng đường của Huỳnh Huy Lân cũng đầy những thử thách hy sinh kém gì!
- Đúng quá! Chính chúng ta đêm nay cũng đang hành trình xuyên rừng, xuyên đêm để đến giáng đường khác gì một đơn vị Giải phóng quân đang hành quân giữa đại ngàn để tìm giặc mà diệt! - Một bạn phát triển ý của Hoàn.
Tất cả cùng cười rôm rả. Sự tĩnh mịch giữa rừng khuya xem chừng vợi bớt. Đường xa như ngắn lại. Tiếng tắc kè (mà lần đầu tiên trong đời mình nghe thấy) ngân lên thật lạ từng chặp, trong vắt, vang ngân huyền bí như lời của thần núi giữa canh khuya thanh vắng.
Trời vừa chạng vạng sáng, cả đoàn tới nông trường Quân Chu (tính Thái Nguyên). Mọi người được lệnh nghỉ giải lao và dùng bữa điểm tâm trước khi đi tiếp khoảng 10 cây số nữa để tới nơi trường sơ tán.
Mình chẳng thiết gì ăn uống. Không phải vì mệt hay vì đôi chân rã rời mà vì một lý do khó nói. Các bạn xúm lại hỏi han. Mình chỉ biết lắc đầu khước từ mọi câu trả lời. Sự khó chịu, bứt rứt mỗi phút như gia tăng. Vừa lúc có anh Sỹ đến thông báo lát nữa mình sẽ không phải tiếp tục đi bộ như các bạn nữa mà được ưu tiên đi xe con cùng Ban Tổ chức về thẳng trường. Mình vui mừng ra mặt. Nhưng liền ngay đấy nỗi trăn trở vừa nãy lại hiện về bức xúc hơn.
Đến lúc này mình mới thấy thấm thìa câu nói của Cách lúc chia tay ở Phổ Yên: "Không có tớ bên cạnh khoản này với cậu rầy rà đấy!". Nếu mình không giải tỏa được bức xúc ngay lúc này thì sẽ giải quyết ra sao khi đi xe cùng các thầy đến trường? Nhờ các thầy giúp ư? Không! Trăm lần không thể được! Tốt nhất mình phải tự tìm cách "giải quyết" trước khi lên xe thôi-.
Một lát sau, chiếc xe hú còi chuẩn bị xuất phát. Không thể chần chừ thêm nữa, mình quyết định rủ Côn ra con suối nhỏ, chỗ khuất nhất. Để an toàn và "bí mật" hơn, mình bảo Côn bước xuống lòng suối. Chiều theo ý mình, Côn vui vẻ làm theo nhưng vẫn băn khoăn không hiểu mình muốn gì. Chỉ đến khi sự vắng vẻ đã hoàn toàn được xác lập, mình mới ghé vào tai côn nói nhỏ một câu như cầu cứu chuyện bất dắc dĩ:
- Cậu thông cảm!... Vui lòng... giúp mình đi... giải một cái với... Mình mót quá rồi! Khòng thể nín chịu được nữa!
Côn cười vỗ nhẹ vai mình:
- Chuyện này thì có gì mà mày quan trọng hóa thế? Cần gì cứ bảo tao giúp. Nhịn gì cũng được chứ nhịn đái là nguy lắm đấy!
Côn vừa nói vừa mở cúc quần cho mình. Dù biết côn rất sẵn sàng song mình vẫn thấy ngưỡng ngượng thế nào. Giúp mình xong xuôi, Côn động nhẹ một ngón tay vào má mình, nói với giọng trách yêu:
- Có thế mà cậu cũng ngại. Nguy hiểm quá! Vậy là từ tối qua đến giờ cậu chưa được "giải phóng" lần nào dùng không?
- Ừ! Bạn đúng là vị cứu tinh của Ký lúc này đấy! Nếu không thì...
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!