Tôi Học Đại Học Chương 5

Chương 5
Về với Tràng Dương

3 giờ chiều ngày 7-9-1966

'Thật bất ngờ, người đến đón mình chiều nay lại là anh Nguyễn Văn Đãng. Bất ngờ vì anh học lớp E4 chứ không chung lớp E1 với mình. Càng bất ngờ hơn khi biết anh cũng là học sinh trường cấp 3 Hải Hậu (Nam Dịnh), học trước mình 3 năm. Anh cũng từng lên thành Nam thi học sinh giỏi toàn miền Bắc năm 1963. Năm ấy mình thi toán khối lớp 7 còn anh thi văn khối lớp 10.

Phút gặp mặt, để mình bớt ngỡ ngàng, anh ôm chặt hai tay mình, giọng mừng rỡ liến thoắng tự giới thiệu về những kỷ niệm hơn ba năm trước tại mảnh đất Hải Hậu thân thương. Anh cũng báo nghe tin có mình vào học tại khoa nên đã hăm hở xin thầy Bí thư khoa cho phép lên đón mình ngay.

Không chậm trễ, anh hăm hở xách túi đồ của mình, chào tạm biệt mọi người, nhắc mình bước nhanh ra đường:

-   Khẩn trương, không thì tối mất em ạ. Ở đây mặt trời bị núi che nên sáng thường đến muộn mà đêm lại tới sớm. Với lại anh muốn có thời gian dẫn em đi đường chính chứ không đi lối tắt tuy gần nhưng khó đi lắm. Đi đường chính xa nhưng dễ đi, lại có nhiều cảnh sắc lạ cho em tha hồ thướng ngoạn.

Vừa đi được chừng mấy trăm mét, anh chỉ tay về phía phải, nơi có dãy núi sừng sững chắn ngang trời:

-   Đấy, dãy Tam Đảo đó em! Đúng là bức Vạn lý trường thành tuyệt vời bảo vệ cho trường mình đấy!

Một lát sau, anh lại chỉ chếch về phía trước cũng nơi tay phải:

-  Còn kia, em nhìn rõ hai quả núi song song nằm giữa thung không?

-   Dạ, em thấy!

-  Em có nhận ra dáng vẻ gì khác thường nơi hai quả núi này không?

-   Em thấy chúng từa tựa như hai cánh buồm đang dong nhau lướt sóng giữa trùng khơi anh ạ! Ồ, có lẽ còn giống giống như hai hòn Trống Mái ở vịnh Hạ Long mà có lần em thấy qua ảnh.

-  ừ, em có óc tưởng tượng khá đấy! Còn ở đây họ gọi đó lá núi Văn và núi Võ.

-  Vẻ hai quả núi này dán trong vùng truyền tụng nhiều sự tích ly kỳ lắm.

-  Hay quá! Anh kể em nghe một sự tích đi? - Mình sốt sắng.

Anh đằng hắng một tiếng thật to rồi kể:

-    Chuyện kể rằng từ thời xa xưa có một đôi bạn thân cùng làm quan to trong triều. Một ngươi làm quan văn, người kia làm quan võ. Họ quý nhau vì đức, trọng nhau vì tài, luôn kề cận bèn nhau như hình với bóng. Tiếng tăm cả hai lan khắp gần xa không chỉ ở tình bạn, ở tài nàng mà đặc biệt ở sư liêm chính, cương trực đầy cá tính. Bọn nịnh thần trong triều đem lòng đố kị, ghen ghét. Một ngày kia, chúng phát hiện ra và ton hót với vua rằng vị quan văn ấy là gái giả trai (thời ấy con gái bị cấm không được học cao, không được tham gia chính trường). Thế là vị quan văn liền bị nhà vua tước xiêm y, buộc rời khỏi triều đình. Nghe nói quê bà ở vùng Sơn Nam Hạ (Nam Định ngày nay) nhưng vì không muốn để lộ tung tích nên khi rời kinh thành bà không đi về phía nam hướng về quê nhà mà lặng lẽ đi lên phương bắc. Thương bạn, vị quan võ tức khắc "treo ấn, từ quan" chạy theo. Đến vùng đất này (nay là xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên), giữa điệp trùng núi rừng heo hút, hai vị dừng chân, cưới nhau và tổ chức dân chúng lập thái ấp. Chẳng bao lâu, vùng đất hoang vu trở nên trù phú. Dân tình sống yên bình trong ấm no, thái hòa. Họ coi hai vị như những đấng cứu tinh ân nghĩa.

Một ngày kia, giặc phương Bắc tràn vào nước ta. Chúng đi tới đâu, ở đó đầu rơi, máu cháy, cửa tan, nhà nát, dân tình hoảng loạn như có hổ dữ về làng. Không thể ngồi nhìn lũ giặc ác mặc sức hoành hành, hai ông bà quyết định tổ chức dân làng dấy binh. Bị tấn công bất ngờ, bọn giặc nhiêu phen tổn thất nặng nề. Nhưng vì giặc quá đông, quá mạnh, hai vị tả xung hữu đột nhưng lực bất tòng tâm. Giặc vây chặt rồi bắt sống hai ông bà. Khi chúng đem vàng bạc châu báu, chức vị dụ hai người làm tay sai chống lại triều đình, ông bà chỉ im lặng, nhổ nước bọt, cười khẩy rồi ném về phía chúng những chùm lửa rừng rực từ đôi mắt cháy bỏng căm thù, khinh bỉ. Bọn chúng tức giận liền đưa hai người ra giữa cánh đồng chôn sống riêng rẽ, cách nhau chừng hơn trăm mét. Sáng hôm sau, dân làng ngạc nhiên thấy nơi hai người bị chôn mọc lên hai quả núi. Để tri ân và cảm khái hai nhân cách bất tử mà chẳng ai biết tên tuổi, quê quán, dân làng liền truyền nhau gọi tên hai ngọn núi là núi Văn, núi võ từ đấy.

Anh Đãng say sưa kể đến đây thì cả hai đã ra con lộ lớn lúc nào không hay. Ngừng giây lát, anh chỉ tay về phía hai quả núi, bảo mình dừng lại nhìn cho rõ lần nữa trước khi ngoặt sang phía trái để về xã Vạn Thọ.

-   Đấy em thấy hai quả núi có giống hai chiếc mũ của quan văn và quan võ không?

-   Ồ, giống quá! Càng nhìn càng thấy y hệt anh ạ! Núi Văn đúng là núi bà nên trông thấp hơn, hiền lành hơn. Núi Võ là núi ông nên cao hơn, trông đầy vẻ oai nghiêm anh nhỉ?

Mình và anh Đãng đã rẽ sang hướng quay lưng về phía hai quả núi, song cứ chốc chốc, mình lại ngoái đầu nhìn lại như không muốn rời xa. Hai quả núi cứ chập chờn hiện lên trước mắt mình, nổi bật giữa thảm lúa xanh, hiên ngang khí phách như nhân cách hai tâm hồn bất diệt trong câu chuyện đầy ấn tượng anh Đãng vừa kể.

Hai anh em vừa đi vừa chuyện trò say sưa, chẳng mấy chốc đã tới Lục Ba. Theo lời anh Đãng, đây là thị trấn nhỏ của huyện Đại Từ, Thái Nguyên, cứ đi tiếp mấy cây số nữa sẽ vượt qua sông Công, núi Cóc – thắng cảnh của đất Thái Nguyên.

Trước khi tạm biệt con lộ rẽ vào hướng tay phải lội qua suối Đôi vào đất Vạn Thọ, anh bảo mình dừng chân thưởng thức một loại bánh đặc sản của vùng này mà ai qua đây cũng không dễ bỏ qua: bánh rán Lục Ba.

Bánh rán với mình đã quá quen thuộc từ những năm tháng tuổi thơ khi mỗi lần mẹ đi chợ về, song bánh rán ở Lục Ba này thơm ngon khác thường. Bánh được rán rất khéo, cho vào miệng cứ giòn khượu, vị ngọt, bùi, thơm, ngậy, nồng đượm đến mức khi đã nuốt xuống họng vẫn thấy dư âm còn mãi.

Rời Lục Ba, sau vài phút hành trình, suối Đôi đã hiện ra. Khoảng cách hai bờ suối khá rộng, song nước không sâu. Nhô lên giữa suối là một bãi cồn toàn cát và đá cuội. Lưa thưa đây đó mấy cụm cỏ gai, vài khóm tre ngà lơ phơ nghiêng mình bên suối trong nắng chiều thu đã nhạt màu đang chuyển dần sang sắc tím hoàng hôn.

Anh Đãng nhanh chóng giúp mình xắn quần, cầm giúp dép và động viên mình cùng lội qua để cảm nhận rõ bằng da thịt cảm giác vượt suối. Như chờ mong một khám phá thú vị, mình cố đi thật chậm. Qua làn nước trong vắt êm đềm tuôn chảy, mình thấy tận đáy từng viên sỏi trắng. Dường như chỗ nào suối chảy càng mạnh, chỗ đó nước càng trong.

Bấy giờ mình mới hiểu suối khác sông thế nào. Lòng suối không bao giờ có bùn. Tất cả đều là sỏi và sỏi. Viên to, viên nhỏ, có viên lớn bằng cả chú lợn con. Viên nào cũng nhẵn thín như được bàn tay kỳ diệu nào đó mài giũa cá trăm năm.

Lội qua sông, chân luôn bị bùn đen sơn bóng. Còn lội qua suối, chân sạch trơn như vừa được ai rửa giúp. Mỗi bước đi giữa suối, nước cứ tự nhiên ùa đến tíu tít lượn quanh chân, như vuốt ve, như ấp ôm, xoa nhẹ, mơn ướn. Cảm giác mát mẻ, sảng khoái ấy thật đặc biệt, khó mà có được khi lội qua sông.

Vượt qua con suối, anh em đặt chân lên con đường mòn đất Vạn Thọ hướng về làng Tràng Dương. Song hình ảnh con suối thơ mộng và ý nghĩa tên gợi của nó vẫn là một băn khoăn khiến mình không thể không lèn tiếng.

-  Anh ơi, sao lại gọi là suối Đôi ạ?

Anh Đãng vui vẻ đáp ngay:

-  Đây là con suối bắt nguồn từ chân núi Tam Đảo. Chảy đến đoạn anh em mình vừa vượt thì được tách thành hai dòng, ở giữa là dải cồn chạy dài mà em thấy. Có lẽ vì vậy mà người ta gọi đoạn suối này là suối Đôi chăng? Nhưng anh còn nghe dân ở đây kể một sự tích khá cảm động về cái tên suối Đôi. Nếu em thích anh sẽ kể cho nghe.

- Trời, thế thì tuyệt quá. Anh chiều em đi!

-  Xưa, nghe các già làng truyền lại, dòng suối này hung dữ lắm em ạ! Nó vừa rộng, vừa sâu, mênh mông như dòng sông lớn chứ không hề có bãi cồn ở giữa như bây giờ. Mùa lũ về, dòng nước chảy xiết, khó ai vượt qua được. Có một đôi vợ chồng già sống bên suối. Tuổi xế chiêu, hai người mới sinh đôi được hai bé trai. Tuy vẻ ngoài giống nhau như hai giọt nước nhưng tính tình hai đứa trẻ lại như nước với lửa. Càng lớn, chúng càng ganh tị nhau, suốt ngày gây gổ, la hét; cầm cày, cầm gậy, cầm đá, có lúc cầm cả dao búa đuổi đánh nhau làm huyên n áo cả bản làng. Để tránh điều tệ hại có thể xảy ra, bố mẹ đưa cậu em sang bên kia suối chỗỏ Lục Ba gửi người em nuôi hộ.

Một ngày kia trời đổ mưa lớn, nước suối dâng lên, lênh láng, cuồn cuộn chảy. Sợ đứa em bên kia suối có chuyện gì, sau khi gửi thằng anh cho người trong làng, bố mẹ cầm tay nhau, bất chấp hiểm nguy xăm xăm lội qua suối dữ. Nào ngờ họ vừa ra giữa dòng thì một cơn lũ ống ập tới. Cả hai chới với chống chọi nhưng tuổi già, sức yếu, dòng lũ lại quá đột ngột, chỉ ít giây sau, hai người biến mất giữa vùng xoáy nước ào ạt, sục sôi, hung dữ.

Từ dó, hai anh em - được dân làng hai bên suối cưu mang, cả hai lớn nhanh khác thường, ít năm sau đều đã trở thành lực sĩ nổi tiếng. Được dân làng kể lại mọi chuyện ngày xưa, hai anh em vô cùng hối hận, bèn gặp nhau và bàn bạc xem cần làm việc gì đó để nối lại tình anh em, trả ơn dân hai làng và đáp đền công lao đấng sinh thành. Không muốn để mọi người biết chuyện, ban ngày, hai anh em vẫn đi cày thuê, cuốc mướn phá rẫy khai hoang cùng dân làng, nhưng khi mặt trời khuất núi, mọi người đã yên giấc, hai anh em lại lặng lẽ lầm lũi vác đá, khuân sỏi, chuyển cát đổ xuống đoạn suối mà dân làng hai bên thường lội qua. Hai người hy vọng một ngày nào đó, chiếc cầu ngầm mình tạo ra sẽ giúp mọi người qua suối dễ dàng, con đường hai anh em qua lại với nhau cùng sẽ gần thêm, vui thêm. Ngày này qua tháng khác. Năm này gảy năm kia. Khi ước mơ ấy sắp thành hiện thực thì trong một đêm khuya, khi hai người đang miệt mài làm viêc bỗng một cơn lũ quét đột ngột tràn tới. Quá bất ngơ, cả hai không kịp trở tay nên bị dòng lũ cuốn trôi.

Từ đấy, dân làng không nhìn thấy hai anh em đâu nữa, chỉ thấy giữa suối nổi lên một dải cồn. Mỗi lần qua suối, họ không còn phải trút quần buộc lên cổ như xưa. Khi biết rõ mọi chuyện, ai cũng thầm cám ơn nghĩa cử cao cả của hai chàng trai sinh đôi. Cái tên Suối Đôi cũng ra đời từ đó...

-  Ôi, câu chuyện hay quá. Không phải dân ở đây, sao anh biết giỏi vậy? - Mình trầm trồ thắc mắc.

-  Có gì đâu em. Mình là dân học văn nên những gì liên quan đến văn hóa mình phải tìm hiểu ngay chứ! Dân ở đây thật thà, chất phác ắám. Ai hỏi gì, nếu biết, họ sẽ kể hết. Đã gán mình với nghiệp văn chương cùng với đọc nhiều cứ phải đi nhiều, hỏi nhiều mới biết nhiều, tích lũy được nhiều vốn sống để học và viết Ký ạ!

Đi được một quãng khá dài, anh Đãng chỉ tay về dãy núi phía tay trái:

-   Dãy núi Tràng Dương đó em. Căn lán lớn có mái nứa vàng vàng, chênh vênh núp dưới bóng đa nơi chân núi kia chính là lớp học của anh em mình đấy! Đây là phòng học do lớp anh dựng khi bắt đầu sơ tán lên đây từ đầu thu năm ngoái. Năm nay đón các em tới, bọn anh nhường lớp em học buổi sáng còn lớp anh học buổi chiều.

-  Ồ, thế thì may mắn cho E1 chúng em quá! - Mình tiếp luôn lời anh. - Vậy còn chỗ ở thì sao anh?

-  Cơ bản ở trọ trong các nhà dân dưới làng em ạ! Cũng có vài anh thích độc lập, t rủ nhau vào rừng lấy nguyên liệu về dựng nhà ở ngay chân núi. Cũng hợp lý thôi! Bởi bọn anh cũng chỉ hết năm học này là ra trường rồi, còn lớp em chắc phải gắn bó ở đây lâu lâu nữa. Nghe nói lớp em có chủ trương dựng lán ở tập thể. Ngay trong học kỳ này phằn đấu 90% không phải ở nhà dân. Mới hội về đây có vài ngày mà xem chừng đội ngũ cán bộ lớp em hăng hái, quyết tâm lắm! Nhất là ông Lưu Quốc Sỹ lớp trưởng, trông đã thấy bừng bừng khí huyết, tự tin, cả quyết như đại nguyên soái!

- Trời, mới đó sao anh biết nhanh, biết rõ về lớp em vậy?

-   Lớp anh nhận đỡ đầu lớp em mà! Khi các em chưa tới, lớp anh đã được loan báo nhiều thông tin rồi. Chính bọn anh đã đón và dẫn tất cả bạn em vè từng nhà dân để ở mà bọn anh đã liên hệ trước. Vì vậy anh mới biết có em về đây nên xin đi đón ngay và bây giờ đưa em về ở chung với anh trong nhà bác Dàn cuối xóm kia cùng hai bạn lớp em là Bính và Nghị - Vừa nói anh Đãng vừa chỉ tay về phía ngôi nhà nằm bên con suối nhỏ, mái nứa đã nhuộm xám nâu màu thời gian mưa nắng, phía sau lưa thưa một khóm tre trong bóng chiều chạng vạng.

Vừa đặt chân lên thanh goi nhỏ bắc qua con máng ngỏ nhà bác Dần, anh Đãng kêu lớn:

-  Nào Bính đâu, Nghị đâu ra đón bạn Ký này!

Đã có sự chuẩn bị nên vừa nghe gọi, Bính và Nghị đon đả chạy ra ngay, vồn vã cười nói tự nhiên với mình cứ như quen nhau từ lâu. Người cầm đồ, người ôm hông mình cùng đi vào sân. Vợ chồng bác Dần cùng hai đứa con đã chờ sắn đón vào nhà. Chiếc đèn dầu ba dây giữa nhà được thắp lên.

Sau khi nhanh chóng dẫn cả nhóm vào gian chái nhà - nơi dành riêng cho cánh sinh viên, bác Dần vừa kéo mình ngồi xuống chiếc giường tre ở góc phòng vừa nói:

-  Ký sẽ nằm chung với anh Đãng ở chiếc giường này, còn chỗ kê hai tấm phản gỗ kia phản Bính và Nghị. Hai anh khỏe chịu khó nằm đó. Có đau mình một tí cũng gắng chịu vậy.

Rồi bác quay sang bảo anh Đãng:

-  Anh Đãng tranh thủ đưa Ký ra giếng rửa mặt mũi, chân lay đi! Nếu tiện thì giúp Ký tắm luôn cho thoải mái rồi vào ăn với gia đình bữa cơm dưa muối.

-   Dạ thưa bác chiều nay bạn Ký vẫn có cơm nhà bếp ạ. Cháu và Bính đã lấy về còn để kia chờ đấy ạ!

Tiếng Nghị vừa dứt, bác Dần liền đưa ý kiến:

-  Thôi vậy cũng được. Các anh cứ mang ra đây ta cùng ăn chung. Hôm nay có món măng chua nấu cá mời các anh. Coi như bữa cơm thân thiện vui vẻ đón anh Ký vậy.

Cơm xong, mọi người ngồi quây quần tren hai chiếc chiếu lớn trải trên nền đất gian nhà giữa cùng vui chuyện. Cu Thực vội mang ra quyển Tập đọc lớp 3, mở bài Em Ký đi học, xán đến bên mình, chỉ tay vào bức minh họa về một cậu bé đang hí hoáy dùng chân viết, láu táu hỏi:

-  Đây có phải anh không?

Bính, Nghị cùng anh Đãng xúm lại xem. Anh Đãng đáp dõng dạc:

-  Đúng rồi! Anh Ký đó! Nào cu Thực đọc to bài này cho cả nhà nghe với!

Cu Thực bỗng nhiên thấy ngài ngại, định bỏ trốn vào buồng. Hai bác động viên mãi, cu cậu mới mạnh dạn quay lại ngồi đọc bài. Tuy đôi chỗ còn ngắc ngứ song cậu vẫn gắng đọc trọn vẹn. Được cả nhà vỗ tay động viên, đọc xong cậu quay nhìn mọi người, thắc mắc:

-  Sao anh Ký lớn vậy mà người ta lại gọi là em nhỉ?

Bính liền lên tiếng:

-  Cu Thực phải hiểu rằng bây giờ anh Ký đã thành sinh viên ở tuổi gần 20. Song khi mới đi học, dùng chân tập viết lúc đó anh mới lên 7. Vì vậy khi sách kể về chuyện anh Ký ngày đó đi học người ta phải gọi là em chư sao là anh được.

Nghị cũng chen vào:

-  Cũng như hiện nay và mãi mãi sau này thiếu nhi Việt Nam ai cũng gọi Kim Đồng là anh chứ có ai gọi là bác hay ông Kim Đồng đâu? Nếu tính tuổi, hiện nay Kim Đồng đã ở tuổi 40, tương đương tuổi bố Thực rồi đấy!

Cu Thực cười gật gật ra vẻ bằng lòng.

Bác Dần gái vừa cười vừa nói:

-  Anh Ký biết không, mấy hôm nay được tin đón anh về nhà mình, cu cậu phấn khởi lắm. Thỉnh thoảng lại lấy sách ra xem đi xem lại bài viết về anh. Rồi cậu còn hỏi bố mẹ đủ chuyện: anh Ký ăn cơm thế nào, viết thế nào, cả đi vệ sinh thế nào nữa... Chúng tôi cũng chẳng biết trả lời thế nào, chỉ ừ à cho qua chuyện. Hôm nay gặp được anh, biết anh dùng chân ăn cơm thế nào, cu cậu mừng lắm.

Anh Đãng nhanh nhảu nêu ngay yêu cầu:

-  Thôi bây giờ cu Thực cứ mang sách ra đây anh Ký viết cho xem. Có chiếc áo nào đứt cúc cũng mang ra đây anh Ký đơm luôn để biết anh dùng chân cầm kim khâu vá ra sao.

Được kích đúng vào óc tò mò đang hưng phấn, cu Thực nhanh chóng chạy đi tìm giấy bút, còn chiếc áo nào đứt cúc thì tìm mãi vẫn chẳng có chiếc nào. Sau khi viết xong dòng chữ vào trang đầu một cuốn vở “Chúc cu Thực mỗi ngày mỗi ngoan, giỏi hơn nữa", mình thấy cuốn vở hơi xộc xệch vì đường chỉ quá lỏng lẻo, liền nói luôn:

- Thôi thế này nhé, Thực đi lấy kim chỉ, anh sẽ đóng lại cho em cuốn vở này cho chắc.

Bác Dần gái liền chạy vào buông lấy cây kim, cuộn chỉ. Cả nhà cùng chờ xem mình dùng chân xâu kim thế nào. Cu Thực háo hức chen vào ngồi sát bên.

Bao nhiêu năm qua, mình đều tự đóng và bọc cẩn thận sách vở nên rất quen với việc này. Sau mấy thao tác thuần thục, đôi chân mình đã nhẹ nhàng xâu được chỉ qua lỗ kim một cách ngon lành giữa tiếng vỗ tay bất ngờ của cả nhà. Mình đóng xong cuốn vở, cu Thực vội cầm lấy giơ lên lắc lắc, thấy vở không xộc xệch như trước nữa, cậu nói như reo:

-   Anh Ký đóng vở bằng chân mà chắc chắn hơn cả bố Thực. Tuyệt quá! Tuyệt quá!

Thấy các cạnh quyển vở nham nhở, lồi lõm, mình liền nảy ý định dùng dao xén cho bằng bặn. Mọi người ngạc nhiên:

-  Anh dùng dao được ư?

-  Vâng, Ký vẫn dùng dao để rọc giấy làm thủ công bình thường mà! Bác Dần cứ đưa Ký con dao nho nhỏ thôi.

Để thực hiện thao tác xén được dễ dàng mình liền nhờ cu Thực tìm hộ viên đá để mài dao cho thật sắc. Xong xuôi, mình dùng các ngón chân trái đặt thước nén chặt từng cạnh vở, chân phải cầm dao bắt đầu xén. Chẳng mấy chốc, cuốn vở đã được bác Dần cầm lên dùng tay vuốt vuốt ba cạnh, cạnh nào cũng nhẵn thín, đều tăm tắp. Bác liền lắc đầu, công bố với mọi người:

-  Thế này thì đúng là chịu anh Ký rồi. Trước đây nghe người ta nói anh Ký dùng chân làm mọi việc, tôi không tin.

Nay thì đúng là mục sở thị 100%. Không ai còn nghi ngờ nữa nhé. Anh làm bằng chân mà hơn hẳn chúng toi làm bằng tay.

Rồi bác vỗ vỗ vào vai mình:

-  Nể anh quá đấy!

Cu Thực cầm cuốn vờ lên ngắm nghía, thấy ưng thuận quá liền có ý đưa nốt mấy cuốn còn lại để mình đóng lại và xén cho đẹp. Bác Dần hiểu ý, liên xua tay:

-  Thôi! Thôi! Muộn rồi. Để anh Ký nghỉ kéo mệt. Anh còn ở với nhà mình lâu dài mà. Có gì mai kia anh làm cho. Con phải biết chiều nay anh cùng anh Đãng đi bộ mấy cây số từ Vãn Yên về đây. Sức anh lại yếu. Con đừng bắt tội anh nữa.

Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!

Nguồn: truyen8.mobi/t43525-toi-hoc-dai-hoc-chuong-5.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận