Ngày 27-9-1966
Sáng thứ hai hôm nay lớp mình bước vào đợt sinh hoạt chính trị đầu khóa với chú đề "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Mình vinh dự được mời lên diễn đàn tâm sự những cảm nghĩ về giá trị của độc lập - tự do mà mình được thụ hưởng.
Mình không xa lạ gì chuyện nói trước đám đông vì từ năm học lớp 6, mìinh đã thường xuyên được mời đi giao lưu với học sinh cả trăm trường về quá trình vượt khó vươn lên. Song chưa ở đâu và chưa lúc nào mình thấy run và xúc động như lần này. Trước cả chục thầy cô mái tóc bạc phơ và hơn 80 tân sinh viên lớp El, tự dưng sự bình tĩnh mọi khi chợt biến đâu mất, chỉ còn lại trong mình sự hồi hộp, bối rối với nhịp tim đập nhanh khác thường.
Sau lời giới thiệu đầy cảm động của lớp trưởng, mình được lớp phó Lê Quang Trang tháp tùng lên bục trong tràng pháo tay đồng loạt của cả lớp.
Mình đứng lặng giũa bục, không sao nói nên lời. Nước mắt tự dưng ứa ra chảy thành dòng, không cách nào kìm nén được. Một bàn tay ai đó nhẹ nhàng từ phía sau đưa mùi xoa thấm nước mắt cho mình. Quay lại nhìn, mình kịp nhận ra đó là người bạn gái Bùi Hạnh Nhu. Niềm xúc động như càng tăng thêm. Ngừng ngạt mãi, mình mới cất nên lời:
- Kính thưa các thầy cô kính mến! Thưa các bạn thân yêu!
Năm lên 4, sau một cơn sốt quái ác, em đã vĩnh viễn không còn song hành cùng sự hoạt động của đôi tay. Từ đây em giống như chú chim non đang tập bay bị gãy cánh. Thế là sự tủi thân, mau nước mắt dường như lúc nào cũng thường trực trong em. Biết bao lần em đã khóc khi phải chôn chân đứng lặng nhìn các bạn tung tăng chơi nhới đủ trò... Em đã khóc khi bất lực không qua nổi chiếc cầu khi có tay vịn bắc qua dòng mương nhỏ trước ngõ để sang chơi nhà thằng bạn láng giềng... Em dã khóc khi bố mẹ mải việc, chưa kịp gãi cho em một chỗ ngứa, cởi cho em chiếc quần khi muốn đi tè vội...
Em đã khóc khi thấy các bạn tung tăng đến lớp vỡ lòng còn mình thì phải ru rú ở nhà với chú mèo Mướp và con Vàng nhỏ... Em đã khóc khi những đêm đông buốt giá trong chiếc ổ còn thơm mùi rơm mới, bố âu yếm ôm em vào lòng, sờ sờ, vuốt vuốt đôi cánh tay khẳng khiu của em mà rỉ rón: "Bây giờ bố mẹ còn bố me nuôi... Sau này bố mẹ khuất núi rồi... đôi tay thế này... liệu con sẽ làm gì để sống?".
Vâng, quả thật nếu không có Đảng, Bác; không có Cách mạng Tháng Tám, không có độc lập tự do, không có những mái trường thân yêu, không có những tấm lòng cao cả của biết bao thầy cô, bè bạn thì có lẽ cuộc đời em mãi mãi... sẽ... chỉ là... nước mắt... và... nước mắt...
Cả hội trường lặng phác. Nước mắt mình lại trào ra thành dòng. Lần này người bước lên lau mặt cho mình là thầy chủ nhiệm Bùi Ngọc Trác. Vừa nâng ly nước lên miệng cho mình nhấp, thầy vừa nói nhỏ vào tai: "Em nói tốt lắm. Rất trúng chủ đề! Mọi người đều cảám động. Em cứ bình tĩnh nói tiếp như thế nhé!".
Được thầy chủ nhiệm động viên, sau giây phút lấy lại bình tĩnh, mình tiếp tục dòng tâm sự, nhưng có gắng thế nào mình vẫn không sao vượt qua được nỗi nghẹn ngào, xúc động:
- Thưa các thầy cô, thưa các bạn! Em biết những năm tháng khi đất nước còn chìm trong bóng đêm nô lệ bố mẹ em cũng như biết bao người không hề biết tuổi thơ là gì... Mới 8 tuổi, bố đã mồ côi cha, phải lăn lộn trong đói khát, cực nhục, đi ở đợ, chăn trâu, bế em cho 12 chủ. Không biết gì đến trường học. Không biết đến một chữ cắn đôi... Còn em trong hoàn cảnh đôi tay như thế, mọi chuyện phải nhờ đến đôi chân, vậy mà chẳng những vẫn được đi học, được biết đọc, biết viết; được học qua cấp 1, cấp 2 rồi cấp 3... Nay lại vinh dự trở thành sinh viên giữa giảng đường Đại học Tổng hợp Hà Nội danh tiếng này...
Không chỉ có thế, trong những năm tháng miệt mài học tập
10 năm qua được gia đình chăm sóc, thầy cô yêu thương, bạn bè hỗ trợ em đã phấn đấu trở thành học sinh giỏi miền Bắc môn toán năm lớp 7, hai lần được Bác Hồ thưởng Huy hiệu... Em hiểu những gì mình đạt được vừa qua, chỉ là bước mở đầu. Một chặng đường mới với bao thử thách mới, hy vọng mới; tất cả đang chờ em phía trước...
Khi cất bước xa nhà, nỗi lo lớn nhất của gia đình là không biết giữa chốn rừng sâu núi thẳm, bạn bè lại không một ai quen biết với điều kiện sức khỏe như vậy... liệu rồi em sẽ sống và sinh hoạt ra sao?...
Tất cả những băn khoăn đó em không ngờ dã nhanh chóng dược giải tỏa... Em đã may mắn gặp được biết bao người thầy người bạn, người dân có tấm lòng vàng; dù mới lần đầu gặp mặt đã dành cho em sự đùm bọc, yêu thương, cảm thông, giúp đỡ không khác gì ruột thịt. Em thật cảm động mới ngày đầu tiên đặt chân lên mảnh đất sơ tán này, thầy phó hiệu trưởng Diệp Tư đã dành cho em cuộc gặp gỡ vô vàn thân tình, ấm áp cùng sự quan tâm động viên thiết thực kịp thời thật khó tưởng tượng ngay chính tại nơi ở và làm việc trong ngôi nhà sơ tán đơn sơ của thầy...
Về với khoa Ngữ văn, về với mảnh đất sơ tán Tràng Dương trong những ngày "vạn sự khởi đầu nan'1 này, nếu không có tấm lòng những người bạn, người dân như anh Đãng, anh Sỹ, bạn Dương Côn, Quang Trang, Thành Nghị, Nguyễn Bính, Hạnh Nhu, Kim Cúc..., gia đình bác Dần, em làm sao có được những ngày bình an, vui vẻ, thuận lợi, tốt lành vừa qua...
Em hiểu sâu sắc rằng có độc lập tự do, có chế độ ưu việt, có những mái trường, những người thầy người bạn như vậy, một đứa trẻ tật nguyền như em mới có hôm nay. Em hứa cố gắng vượt mọi khó khăn, vươn lên giành kết quả, xứng đáng với những gì em được thụ hưởng nơi giảng đường giữa mảnh đất sơ tán đầy gtan khổ thiếu thốn nhưng cũng xiết bao thơ mộng tự hào này...
Mời các bạn đón đọc chương tiếp theo!