Trường Tương Tư Chương 9. Đầu mày và đáy lòng, không có đường lảng tránh

Chương 9. Đầu mày và đáy lòng, không có đường lảng tránh
Đầu mày và đáy lòng, không có đường lảng tránh

(Tên chương 9 nguyên văn Hán Việt là: Mi gian tâm thượng, vô kế tương hồi tị, một câu thơ trong bài Ngự nhai hành của Phạm Trọng Yêm. Phạm Trọng Yêm, (989 – 1052), tự Hy Văn, thụy Văn Chánh, là một nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự, nhà giáo dục thời Bắc Tống. Ông là người huyện Ngô, Tô Châu (nay thuộc Tô Châu, Giang Tô.)

Khi nắng chiều ngả về tây, có cung nhân đến mời Tiểu Lục, nói Tuấn Đế muốn gặp hắn.

Nhìn thấy chân Tiểu Lục bị thương, cung nhân lệnh người hầu nâng kiệu đến, Thập Thất đặt Tiểu Lục lên kiệu.

Người hầu nâng Tiểu Lục, Thập Thất đi theo bên cạnh, rảo bước trong khoảng một nén nhang, đến Triều Huy Điện nơi Tuấn Đế xử lý chuyện triều chính hằng ngày. Mấy người hầu hạ kiệu ngoài cửa điện, cung nhân tiến lên bẩm tấu.

Đến khi nghe được bên trong lệnh cho họ vào, Thập Thất ôm lấy Tiểu Lục, người hầu bên cạnh cửa điện ngăn cản Thập Thất, giọng nói của Chuyên Húc truyền đến, “Cho hắn đi vào.”

Thập Thất ôm Tiểu Lục đi thẳng vào, trong điện sâu thẩm yên tĩnh, phía trước đặt một chiếc giường trầm hương nhỏ, một bạch y nam tử ngồi trên đó, dung mạo không tính là già, khoảng chừng ba mươi tuổi, nhưng trên đầu đã điểm không ít tóc bạc, tang thương khôn kể. (Vì là Thần tộc nên có thể giữ dung mạo trẻ.)

Nguồn: truyen8.mobi/t104908-truong-tuong-tu-chuong-9-dau-may-va-day-long-khong-co-duong-lang-tranh.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận