Tài liệu: ''Gạo trắng” là gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Sau khi thu hoạch, hạt còn phủ vỏ silic gọi là trấu. Hạt thóc này không ăn được.
''Gạo trắng” là gì?

Nội dung

''Gạo trắng” là gì?

Sau khi thu hoạch, hạt còn phủ vỏ silic gọi là trấu. Hạt thóc này không ăn được. Nó được xay, giã mới trở thành gạo hoàn toàn, có thể ăn được nhưng phải nấu chín rất lâu. Nó còn được gọi là gạo “hàng” vì vẫn được chuyên chở bằng đường biển theo truyền thống dưới dạng này. Gạo còn có cám với màu đặc trưng. Mầm gạo và cám cũng mất trong khi gia công làm trắng. Hạt gạo lúc này chỉ còn là phôi nhũ, trắng, nên có tên là gạo "trắng'' hoặc đôi khi  được gọi là gạo ''gia công''. Sau tất cả các công việc này, hạt thóc đã mất đi khoảng một phần ba trọng lượng ban đầu.

Theo truyền thống, việc xay giã được làm thủ công bằng cối xay hoặc bằng chày và cối. Ở châu Á, như nước ta, nông dân miền núi còn dùng chày giã gạo bằng sức nước. Hiện nay, các nhà máy xay cơ giới hóa tất cả các công việc này và không tránh khỏi làm vỡ một số hạt; tỷ  lệ hạt vỡ (tấm) quyết định chất lượng gạo: gạo chất lượng cao chỉ có dưới 20% tấm. Gạo tấm được bán chủ yếu ở châu Phi và những nước nghèo ở châu Á.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1894-02-633463688656562500/Lua-gao/Gao-trang-la-gi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận