Tài liệu: Âm thanh truyền như thế nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nếu ta che nguồn bằng một bức tường có đục một lỗ, thì người nghe vẫn nghe được dù không ở trong hàng của khe hở và nguồn.
Âm thanh truyền như thế nào?

Nội dung

Âm thanh truyền như thế nào?

 

Nếu ta che nguồn bằng một bức tường có đục một lỗ, thì người nghe vẫn nghe được dù không ở trong hàng của khe hở và nguồn. Trên thực tế, sóng lan truyền từ lỗ như thể lỗ này là một nguồn mới: âm bị ''nhiễu xạ'' trong một hình nón, cũng giống như ánh sáng hoặc bất kỳ sóng nào khác. Khi thu nhỏ lỗ bằng kích thước của một phân tử thì lỗ này là điểm xuất phát của một nguồn âm mới. Vì vậy, Christian Huyghens đã mô tả tính chất nhiễu xạ của sóng âm bằng cách tưởng tượng là chứng có thể phân tích thành một loạt ''sóng nhỏ'' tụ lại với nhau để tạo thành sóng ép. Bằng cách này, ông đã giải thích được sóng tránh được chướng ngại vật nhờ sự nhiễu xạ như thế nào. Tần số càng cao, thì các sóng nhỏ càng nhiều và hình nón từ đó càng hẹp. Ngược lại, lỗ càng bé, thì ảnh hưởng của các mép so với ảnh hưởng của diện tích lỗ càng lớn, và do đó nhiễu xạ càng rộng. Vì vậy các tần số trầm phát tán nhiều hơn các tần số cao.

Nếu chính nguồn âm di chuyển thì tần số của các sóng sẽ thay đổi: tiếng xe đua nghe có vẻ cao hơn khi xe đến gần và trầm hơn khi xe rời xa. Hiện tượng này hiện nay đã được biết rõ, nhưng nó đã được mô tả từ năm 1842 trong các phương trình và cấu trúc hình học của nhà toán học Áo Johann Christian Doppler: cũng giống như sóng lừng thường vỗ vào mạn tàu khi tàu lượt chạm vào nó, sóng âm của xe đến tai ta theo nhịp nhanh hơn khi xe đến gần chúng ta. Nhờ hiệu ứng này, âm cũng được dùng để đo các tốc độ khó tiếp cận bằng các phép đo khoảng cách và thời gian cổ điển, chẳng hạn tốc độ di chuyển của máu trong hệ mạch của cơ thể người.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1865-02-633461812352187500/Am-thanh/Am-thanh-truyen-nhu-the-nao.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận