Vì sao kẹo cao su cũ dính vào đế giày?
Kẹo cao su mềm trong mồm, trong khi vị nó nhạt dần đi và cứng lại nhanh khi vứt ra ngoài. Vì sao vậy? Vì nó gồm có các chất dễ tan (đường, hương thơm) để tan dần trong nước bọt và một loại gôm. Gôm này là một chất liệu polyme có các tính chất được điều chỉnh cẩn thận để người ta vừa có thể dễ nhai (tất phải có tính biến dạng tốt) vừa trổ tài thổi bong bóng (tất phải có tính chống chịu của chất liệu với những biến dạng lớn). Thường đó là vinyl polyaxetat. Nó mềm trong mồm nhờ nhiệt độ và nước bọt: chuyển động nhiệt và sự có mặt của các phân tử nước góp phần vào độ linh hoạt của các đại phân tử và từ đó là độ biến dạng của gôm. Khi đã ở ngoài thì kẹo cao su hoàn toàn khác. Nó bị lạnh đi và nước ở chu vi bay hơi: kẹo tạo thành một lớp vỏ cứng giữ lại độ ẩm ở giữa. Chính vì thế lúc đêm khuya nó trở nên tinh quái: nó tỏ ra cứng, sờ vào không dính, nhưng coi chừng cho ai giẫm chân lên nó! Đế giày làm vỡ vỏ những lại tiếp xúc tốt với phần giữa kẹo cao su còn mềm, nghiến nát nó thành một màng mỏng, thế là dính! Khi người không thận trọng nhấc giày lên mới thấy rõ có nhiều sợi con, thường gây ấn tượng. Trên thực tế những sợi này không dai lắm và không hề góp phần vào lực kết dính, nhưng chúng là dấu vết của những biến dạng rất không đồng nhất (chẽ ngón hoặc sinh hốc) xảy ra vào lúc bắt đầu chia tách.