Tài liệu: Định luật thứ ba của Newton

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Định luật này mô tả trường hợp hai vật tham gia tương tác với nhau
Định luật thứ ba của Newton

Nội dung

ĐỊNH LUẬT THỨ BA CỦA NEWTON

 

Định luật này mô tả trường hợp hai vật tham gia tương tác với nhau và lực đồng thời phát sinh ở cả hai vật tương tác nhau, có môđun bằng nhau, có phương nằm trên đường nối tâm hai vật và có chiều ngược nhau:

           

Trong đó F12 là lực mà vật thứ nhất tác động lên vật thứ hai, còn  là lực mà vật thứ hai tác động lên vật thứ nhất.

Định luật thứ ba của Newton cũng có tên là định luật về tác dụng phản tác dụng. ''Nếu ai đó ấn ngón tay lên hòn đá - Newton viết - thì cũng bị hòn đá ấn ngược lại. Con ngựa kéo một tảng đá được buộc bằng sợi dây thừng, thì con ngựa, qua dây thừng ấy, cũng bị hòn đá kéo lại bằng một lực như thế về phía hòn đá''.

Newton lý luận về sự bằng nhau của tác dụng và phản tác dụng: ''Đối với các lực hút sự thể được diễn giải như sau: giữa hai vật hút nhau hãy tưởng tượng có một vật chướng ngại nào đó cản trở sự tiến lại gần nhau của chúng. Giả sử một trong hai vật A B, vật A bị B hút mạnh hơn là B bị A hút thì vật chướng ngại nằm giữa A B sẽ chịu áp lực từ phía A mạnh hơn là áp lực từ phía B. Áp lực vượt trội sẽ làm cho cả hệ (vật A, vật B và vật chướng ngại) mất cân bằng và bị chuyển động tăng tốc về phía vật B rồi đi ra vô cực. Kết quả ấy thật phi lý và mâu thuẫn với định luật I, nói rằng toàn bộ hệ phải đứng yên hay chuyển động thẳng đều. Kết luận lôgic là hai vật tương tác hút nhau phải tạo ra hai áp lực cân bằng nhau lên vật cản giữa chúng, tức là chúng cũng hút nhau với lực cân bằng như vậy''.

Định luật III Newton là đúng trong bất cứ hệ quy chiếu nào, quán tính hay phi quán tính. Cần nhấn mạnh rằng định luật này không nói về bất kỳ một loại lực nào, mà là về các lực tương tác (tác động lẫn nhau) giữa hai vật. Không nên lầm lẫn lực tương tác với loại lực ''tự phát'' của vật - như lực quán tính của vật - do hệ quy chiếu phi quán tính gây ra. Lực đó không thể phù hợp với định luật này. 

Từ ngày ra đời tác phẩm kinh điển ''Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên'' của Newton, đã hơn 300 năm trôi qua. Nhiều định luật mới của Thiên nhiên đã được khám phá, trong đó có lý thuyết động lực học, thuyết tương đối tổng quát khiến cho bức tranh Vũ Trụ có những nội dung mới... Nhưng Albert Einstein đã đánh giá: ''Đừng ai nghĩ rằng công trình sáng tạo kì vĩ của Newton có thể bị lật đổ bởi lý thuyết tương đối hay học thuyết nào khác. Những tư tưởng minh xác và bao quát của Newton luôn còn mãi giá trị của mình như một nền tảng của các khái niệm vật lý hiện đại''. Một người từng chống đối Newton rất kịch liệt như Ernst Mach cũng phải thùa nhận: ''các định luật Newton cho phép xem xét mọi trường hợp khả dĩ của thực tiễn cơ học mà không cần phải viện dẫn thêm một nguyên lý mới nào. Nếu có khó khăn phát sinh thì đó chỉ là khó khăn mang tính chất toán học hay hình thức, chứ chưa bao giờ mang tính nguyên tắc cả!''.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1156-02-633397897250156250/Dong-luc-hoc-Newton/Dinh-luat-thu-ba-cua-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận