Tài liệu: Đioxin đã gây tử vong chưa?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trực tiếp thì không. Nhưng về lâu dài vẫn phải xem xét.
Đioxin đã gây tử vong chưa?

Nội dung

Đioxin đã gây tử vong chưa?

Trực tiếp thì không. Nhưng về lâu dài vẫn phải xem xét. Trong những năm 1950, khi công nghiệp phát triển mạnh, người ta đã phát hiện ra ảnh hưởng độc hại của đioxin trong một nhà máy sản xuất thuốc trừ cỏ ở Mỹ. Sau một sự cố, công nhân bị bệnh mụn clo, một loại bệnh ngoài da do biểu bì tiếp xúc với đioxin. Trong phần lớn trường hợp, mụn lặn đi sau khi được chữa trị vài tháng. Khi ấy các nghiên cứu mới chỉ bắt đầu và được giới hạn ở các tiếp xúc nghề nghiệp. Gián tiếp hơn là chiến dịch dùng chất da cam (tức đioxin) làm rụng là trong chiến tranh ở Việt Nam trước tháng 4 năm 1975 và tai nạn ở Seveso, Italia, năm 1976, đã làm thay đổi tình hình. Hai sự kiện này đã đặt ''đioxin'' vào hàng hoá chất nguy hiểm và cho mọi người thấy độc tính của nó. Vậy điều gì đã xảy ra? Ở Seveso, vào ngày nghỉ cuối tuần 10 tháng 7 năm 1976 đã xảy ra một vụ nổ trong một nhà máy sản xuất trichlorophenol, chất trung gian để tổng hợp một loại thuốc diệt cỏ mà hiện nay không còn được thương mại hóa nữa. Trong vài phút, khoảng 0,5-3kg đioxin bốc hơi vào khí quyển, tương đương với lượng khí thải đioxin trong 4-5 năm ở Pháp. Đám mây độc tản ra trên một dải rộng vài kilomet vuông, nơi có 2.000 người sinh sống. Nếu hàng trăm súc vật bị chết ngay từ những ngày đâu tiên, thì con người tỏ ra ít nhạy cảm hơn nhiều: 200 trường hợp bị bệnh mụn clo là hậu quả tệ hại nhất, và vì không có ai chết ngay trong một thời gian ngắn nên không thể quy cho tai nạn này. Khi lùi lại thời gian, thì các hậu quả tỏ ra ít nghiêm trọng hơn điều người ta đã sợ lúc ấy, nhưng tiếng xấu của loại đioxin độc hại nhất là 2, 3, 7, 8 - TCDD (tetrachlorodibenzo-p-dioxine), được gọi là của Seveso, đã gieo vào quần chúng ngay từ đó. Nó lại là trung tâm của vấn đề chất màu da cam vì gây ô nhiễm từ trên cao hai phần mỗi triệu trong số 40.000 tấn chất làm rụng lá do không quân Mỹ rải ra ở miền Nam Việt Nam (hàm lượng rất lớn, gấp 10 vạn lần so với lượng có trong đất). Đây là một trong những trong hợp nhiễm đioxin nặng nhất, một thảm họa sinh thái thật sự! Hậu quả đốí với con người cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí: sự suy giảm rõ rệt của hệ miễn dịch, số trẻ sơ sinh bị chết tăng lên, các di dạng bẩm sinh và xu hướng tăng số bệnh ung thư ở lính chiến của cả hai phía và người dân trong vùng có trục tiếp gắn liền với đioxin không? Vấn đề này vẫn đang đặt ra cùng với các nghiên cứu dịch tễ đang được tiến hành, kể cả vụ kiện chống lại bên có trách nhiệm ở Mỹ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1877-02-633462856307968750/Dioxin/Dioxin-da-gay-tu-vong-chua.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận