Tài liệu: Đioxin độc ở liều lượng nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Câu hỏi này thật khó! Trước hết các ý kiến vẫn khác nhau ngay cả về liều lượng tối thiểu.
Đioxin độc ở liều lượng nào?

Nội dung

Đioxin độc ở liều lượng nào?

Câu hỏi này thật khó! Trước hết các ý kiến vẫn khác nhau ngay cả về liều lượng tối thiểu. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ (EPA) thì cứ có đioxin là có nguy hiểm! Ngược lại, theo Tổ chức Y tế Thế giới (OMS/ WHO) và nhiều nhà nghiên cứu thì có một ngưỡng tác dụng. Như vậy phải xác định một liều lượng hằng ngày có thể chấp nhận, nghĩa là lượng trung bình có thể nhận và tích tụ mà không sợ cả đời. Khó khăn chính là ở đó.

Đầu tiên, hơi mang tính kỹ thuật nhưng lại rất quan trọng đánh giá độc tính là ở chỗ các loại đioxin không có tác dụng như nhau. Được nghiên cứu kỹ nhất là đioxin ở Seveso, phân tử được dùng làm chất đối chứng để nghiên cứu hoạt tính của 16 phân tử khác theo quy ước. Người ta gọi đó là chuyển đổi thành đương lượng độc dẫn tới một đơn vị hơi thô thiển là TEQ (Toxieity Equivalentl Quantity - đương lượng độc). Cách làm này có ưu điểm là thu được một số liệu duy nhất đối với một hỗn hợp đioxin nào đó, thực tế hơn để đề cập đến vấn đề lưu lượng, nhưng lại có nhược điểm là mất một phần thông tin và cũng có thể đánh giá sai độc tính của hỗn hợp.

Nhưng nói đến độc tính là nói đến ảnh hưởng có hại. Liệu chúng có ảnh hưởng gì đến con người? Trên thực tế người ta không biết rõ vì các nghiên cứu dịch tễ thường mâu thuẫn nhau. Ví dụ, trong trường hợp Seveso tác động gây ung thư đến cư dân chưa được nhất trí và tổng hợp mới đây nhất về vấn đề này đã đi đến kết luận rằng không có bằng chứng về các hậu quả dài hạn. Một vướng mắc khác là tất cả các phân tích này đều được thực hiện ở những người đã bị tiếp xúc nhiều, nếu suy ra từ đó hậu quả nhiễm độc ít hơn thì vẫn mơ hồ. Chính những thí nghiệm ở động vật cung cấp nhiều dữ liệu hơn, nhưng nếu suy ra cho người thì vẫn phải thận trọng.

Vậy rốt cuộc là gì? Để đơn giản hóa, người ta đã xét đến hai mức nguy cơ. Nguy cơ nhiều nhất là tiếp xúc ngẫu nhiên với liều lượng cao, nghĩa là mức microgam (phần triệu gam)/kg khối lượng cơ thể mỗi ngày, chủ yếu gây ra bệnh mụn clo. Sau đó tới các tiếp xúc mãn tính với liều lượng thấp hơn nhiều và chịu ảnh hường dài hạn hơn. Thí nghiệm cho thấy sau vài tháng hấp thụ liều lượng hàng ngày trên 10 ng (nanogam) (10 phần tỷ gam) TEQ/kg, động vật gặm nhấm đã phát triền nhiều loại ung thư. Ở người chỉ có một số ít trường hợp ung thư được công bố sau nhiều năm tiếp xúc trong môi trường nghề nghiệp. Nhưng khi kết hợp các kết quả này, năm 1997, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã xếp 2, 3, 7, 8-TCDD vào loại gây ung thư. Theo một số chuyên gia thì đáng lo hơn là những rối loạn của các hệ như miễn dịch, thần kinh, nội tiết và khả năng sinh đẻ đã được khảo sát ở khỉ với liều lượng 0,1 ng TEQ/kg/ngày. Nhưng ở người tiếp xúc ở mức này thì chỉ gây ra các rối loạn thần kinh và nội tiết có thể đảo ngược.

Đi từ những kết quả này và chia chúng cho một hệ số an toàn, Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định một liều lượng hằng ngày có thể chấp nhận là từ 1 đến 4 pg (picogam) (1 picogam bằng một phần triệu của phần triệu gam hay 10-12 g) TEQ/kg, tức một giá trị gần bằng mức tiếp xúc trung bình của cư dân ở các nước công nghiệp, mà hiện nay 1-3 pg TEQ/kg/ngày.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1877-02-633462858466562500/Dioxin/Dioxin-doc-o-lieu-luong-nao.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận