Tài liệu: Hạt hồi sinh bằng cách nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Các cơ chế ngủ, thức và nảy mầm là phức tạp và khác nhau theo loài. Hiện nay không có một cách giải thích phổ biến nào cho các hiện tượng cơ bản này trong đời sống thực vật.
Hạt hồi sinh bằng cách nào?

Nội dung

Hạt hồi sinh bằng cách nào?

Các cơ chế ngủ, thức và nảy mầm là phức tạp và khác nhau theo loài. Hiện nay không có một cách giải thích phổ biến nào cho các hiện tượng cơ bản này trong đời sống thực vật. Người ta đang giai mã nhân tố quyết định di truyền dựa vào phân tích các dạng đột biến phát triển phôi, trạng thái ngủ và nảy mầm. Sự nảy mầm được xác định chóp rễ thò ra khỏi vỏ hạt. Nó được phát động theo một trình tự các bước xác định. Trạng thái ngủ diễn ra khi một giai đoạn nào đó có trước sự sinh trưởng của rễ mầm bị ngăn chặn.

Việc nảy mầm chịu sự kiểm soát của hiện tượng cân bằng giữa hai loại hocmon có tác dụng đối lập nhau, bản thân các hocmon này cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố đánh thức, như cái lạnh chẳng hạn. Axit apxixic (Abscisic acid) là hocmon tham gia vào sự chín của hạt, duy trì trạng thái ngủ và kìm hãm sự nảy mầm: Axit giberelic (gibberellic acid) kích thích nảy mầm, tham gia tổng hợp các enzym phân giải vách và các chất dự trữ của hạt. Có trường hợp vỏ hạt ngủ và thức dậy khi tính toàn vẹn của vỏ bị tổn thương do cọ xát, phân hủy, loại bỏ các chất ức chế, bị dịch vị của dạ dày động vật làm tróc v.v… Có thường hợp phôi ngủ (do có mạt axit apxixic) và không thức dậy, dù khi vỏ đã bị tách ra, như ở anh đào dại. Khi sự nảy mầm được phát động, thân mầm lớn lên nhờ chất dự trữ của hạt. Rễ mầm cắm vào đất còn chồi mầm vươn ra ngoài ánh sáng. Lá non có thể bắt đầu quang hợp. Cây đạt được tính tự chủ từ đó.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1880-02-633462923349062500/Hat/Hat-hoi-sinh-bang-cach-nao.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận