Tài liệu: Sản xuất có đáp ứng nhu cầu không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hiện nay là có, nhưng nó tăng chậm hơn so với nhu cầu. Mỗi năm người ta sản xuất 600 triệu tấn thóc,
Sản xuất có đáp ứng nhu cầu không?

Nội dung

Sản xuất có đáp ứng nhu cầu không?

Hiện nay là có, nhưng nó tăng chậm hơn so với nhu cầu. Mỗi năm người ta sản xuất 600 triệu tấn thóc, tức 400 triệu tấn gạo trắng trên 150 triệu hecta, chiếm 15% diện tích nông nghiệp của thế giới. Như vậy, lúa gạo được trồng nhiều nhất sau lúa mì và ngô. Châu á cung cấp tới 90%, như Trung Quốc (30-31%), Ấn Độ (21-23%), Indonesia (8-9%). Đây cũng là vùng tiêu thụ chính. Ba tỷ người châu Á mỗi năm tiêu thụ 100 kg gạo/người, chiếm một nửa khẩu phần calo của họ (70% ở Bangladesh). Người dân châu Phi và Mỹ la tinh ăn từ 35-65 kg gạo, tức một phần ba khẩu phần calo, còn người phương Tây ăn dưới 10 kg/người/năm.

Năm 1960, Viện Lúa Quốc tế (LRRI) được thành lập ở Los Banos, Philippines. Được các tổ chức quốc tế tài trợ, viện này đã nghĩ ra các giống lúa cải tiến có tiềm năng năng suất cao, thân ngắn và phát triển nhanh, là cơ sở của cuộc ''cách mạng xanh'' thời đó. Gần như đồng thời, các nước châu Á, trừ Trung Quốc, đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật (tưới tiêu, nhập thuốc bảo vệ thực vật), kinh tế (trợ cấp mua giống, sản phẩm và máy móc, bảo hộ thị trường gạo) và chính sách (cải cách ruộng đất, hỗ trợ nghiên cứu) để đảm bảo thu nhập đủ cho nông dân. Sản lượng đã tăng gấp đôi trong 30 năm và châu Á đã tự túc được lương thực trong những năm 1980, mặc dù dân số tăng. Thành công rực rỡ này cũng có mặt trái: việc tăng sản lượng đã có giới hạn từ cuối những năm 1980 và môi trường bị thoái hóa. Trên thực tế, những giống của cuộc cách mạng xanh đòi hỏi nhiều phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật. Các lớp nước ngầm bị ô nhiễm, một số đất trở nên cằn cỗi và sâu hại kháng thuốc xuất hiện Tại một số vùng trồng lúa, nông dân bị mắc bệnh phổi và da vì thuốc trừ sâu bệnh.

Trong những năm 1970, Trung Quốc đã đưa vào các giống lúa lai có năng suất cao hơn 10-20% so với những giống tốt nhất. Hiện nay lúa lai được trồng đại trà ở nước này và lan sang phần còn lại của thế giới Châu Phi và một phần Mỹ la tinh vẫn chưa đạt được các tiến bộ này và những cố gắng nhập các giống có năng suất cao phần lớn bị thất bại vì kém thích nghi. Từ hai thập kỷ nay, việc nghiên cứu đã hướng vào cách tạo ra những giống ít đòi hỏi phân bón và nông dược, kháng hơn với các vật hại, và nhất là vào cách cải tiến các hệ canh tác tổng hợp.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1894-02-633463690728437500/Lua-gao/San-xuat-co-dap-ung-nhu-cau-khong...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận