Đuôi sáng của sao chổi phát ra từ đâu?
Sao chổi là những thiên thể trái ngược nhau, vừa là đại diện bé nhất vừa là lớn nhất của nhóm mặt trời. Trên thực tế, nếu chúng đã từng làm người ta khiếp sợ trong quá khứ chính là vì chúng có dáng vẻ khổng lồ trong số các mặt khác. Năm 1996, Hyakutake đã trải rộng khoảng 60 độ, tức gần một phần ba bầu trời. Năm sau, Hale-Bopp, một trong những sao chổi lớn nhất chưa từng thấy, đã trải dài trên hơn 100 triệu kilomet, tức là bằng khoảng cách từ Mặt trời tới Sao kim! Còn ngôi sao chổi không lồ năm 1843 dài hơn 300 triệu kilomet, đo được gần 180 độ trên bầu trời, phát ra ánh sáng mờ ảo ma quái từ chân trời này sang chân trời kia...
Khi nằm sâu trong không gian thì sao chổi là những nhân nước đá và bụi đơn giản, nhưng chúng sẽ biến thái nếu tiến gần đến Mặt trời và bắt đầu tan ra. Trong khoảng không giữa các hành tinh, nước đá và băng cacbon chuyển trực tiếp từ pha rắn sang pha khí: chúng tự thăng hoa. Khi sao chổi có nhiệt độ bề mặt vượt quá -700C, là điều xảy ra ở cách Mặt trời khoảng 500 triệu kilomet, thì các chùm hơi làm bục vỏ băng và duỗi ra trong không gian, bao quanh nó một vầng hào quang khí quyển nhẹ, được gọi là đuôi hoặc coma. Sau đó áp lực của các hạt từ gió mặt trời lên sao chổi ''thổi'' vào cái đuôi này để dần dần tạo thành một cái đuôi plasma dài, hẹp và thẳng, theo hướng ngược lại với Mặt trời. Như vậy, trái với điều ta có thể nghĩ, cái đuôi này có thể đi trước hoặc theo sau nhân trên quỹ đạo của nó. Một cái đuôi thứ hai thường được phát triển bên cạnh đuôi đầu tiên. Nó lớn hơn và bị cong, được tạo nên từ bụi.